Phân biệt vùng miền
Tạ Phong Tần - April 24, 2018 - Lúc nhỏ, trong nhà tôi có cái máy hát xài pin Con Ó và cả một thùng giấy bự chàm vàm đựng rất nhiều dĩa nhựa. Mỗi lần cha tôi để dĩa vô máy, gác cây kim lên mặt dĩa, bấm nút là cây kim chạy vòng tròn, máy phát ra tiếng hát. Dĩa có cái lớn như cái dĩa bàn, cái nhỏ cỡ một gang tay người lớn. Tôi thích mấy cái dĩa lớn bởi cái bìa giấy bên ngoài in hình nghệ sĩ mặc đồ cải lương Hồ Quảng xanh đỏ tím vàng nhìn mướt con mắt, mà cái dĩa bên trong cũng màu xanh, đỏ, vàng, cam… đẹp nữa.
Đĩa hát nhựa 45 vòng trước 1975. nguồn: youtube.com
Dĩa nhỏ bìa in hình đơn sơ (tất nhiên là theo ý một đứa nhỏ 5-6 tuổi như tôi), không đẹp bằng bìa dĩa lớn, cái dĩa bên trong cũng xấu nữa, phần lớn màu đen thôi hà, cái lỗ tròn chính giữa thì lại bự cỡ chai đựng muối tiêu, thiệt không nghĩ ra cách gì dùng nó chế ra đồ chơi được hết. Tôi khoái dĩa lớn ở chỗ cái lỗ tròn chính giữa của nó nhỏ bằng chiếc đũa, lâu lâu cha tôi lựa bỏ ra vài ba cái, nói là nó bị trầy mặt nên vấp, hát không được. Tôi lấy số dĩa hư đó xỏ cây tre vô để quay nó chạy lòng vòng, nếu có đủ bốn cái thì chế ra cái xe có bốn bánh, cột dây kéo lôi chạy đi chơi.Mỗi lần mẹ tôi lấy máy hát ra cho nó hát, tôi đều vội vàng bưng ra một đống dĩa lớn kêu mẹ tôi để vô hát. Mẹ tôi thì ít khi chịu hát dĩa lớn, toàn để dĩa nhỏ nghe nhạc không hà. Nghe riết rồi tôi thuộc lòng rất nhiều bài tân nhạc từ lúc nào không biết, cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ làu làu.
Người sống ở miền Nam cỡ tuổi tôi trở lên đều biết tiếng danh ca Phương Dung lừng lẫy một thời trên sân khấu Sài Gòn với mỹ danh khán giả tặng cho bà là “Nhạn Trắng Gò Công”. Ðến bây giờ, bài Khúc Hát Ân Tình do bà thể hiện vẫn là “khuôn vàng thước ngọc” cho lớp ca sĩ mới. Nhưng điều đặc biệt tôi muốn nhấn mạnh là bài hát do nữ danh ca chánh gốc Nam kỳ hát nội dung kể về chàng trai xứ Bắc chạy trốn cộng sản vô Nam, được người dân miền Nam ân cần chào đón, yêu thương:
“Người từ là từ phương Bắc/ đã qua dòng sông/ sông dài tìm đến phương này/ một nhà thân ái./ Ơi tình Bắc duyên Nam là duyên/ tình chung muôn đời ta đắp xây./ Gặp nàng, nàng là thôn nữ/ mắt duyên cười say môi hồng/ tình thắm đôi lòng/ mộng vàng chung bóng. Ơi!/Mạch đất dâng hương là hương/ Cần lao chung đời/ vai sánh vai.
…Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi/ Ngô khoai hai mùa/ ngát một niềm vui/ chung vui/ Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi/ Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười/ Quê hương thôi đau/ sầu ngăn sông núi cách chia/ Ta đem yêu thương về cho phương Bắc…” (Nhạc: Xuân Tiên, Lời: Song Hương)
Nhậu. nguồn: yan news
Thời đó, tất cả những ai vượt dòng sông Bến Hải chạy vô Nam đều được đùm bọc chở che, không có chuyện phân biệt vùng miền Nam kỳ hay Bắc kỳ. Ðời sống người dân sung túc, êm đềm, hạnh phúc thật là giản dị, nên thơ.
Không ít chuyện tình Nam- Bắc kiểu “Tát nước đêm trăng” ở thôn quê lẫn dễ thương, nhí nhảnh kiểu si mê “Cô Bắc kỳ nho nhỏ” của chàng trai Sài Gòn:
“Này cô em bắc kỳ nho nhỏ/ Này cô em tóc demi garcon/ Chiều hôm nay xuống đường đón gió/ Cô có tình cờ/ nhìn thấy anh không?/ Này cô em Bắc kỳ nho nhỏ/ Này cô em có nụ cười ngây thơ/ Thành khi không quãng đường im gió/ Không gió lấy gì lang thang/ Cô có thương thầm anh không?…” (Nhạc: Phạm Duy, Thơ: Nguyễn Tất Nhiên).
Chú Bùi Trọng Nghĩa (Cựu quân nhân TQLC/K18-BBTÐ) hiện đang sống tại Little Sài Gòn (quận Cam, Nam Cali) viết kể lại:
“ ‘Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất’. Tôi đã học cái văn hóa đó ở nhà trường. Ở nhà, trong hoàn cảnh nghèo, mẹ tôi thường nhắc nhở anh em chúng tôi phải luôn giữ cái chất “Bần tiện bất năng di” ấy. Ðó là cái nhân cách căn bản được giáo huấn ở học đường miền Nam Việt Nam, ở cái đất nước mà con người hiền hòa, chân chất, đơn thuần, vô tư không ôm hận thù, không biết cướp bóc, lừa bịp, đểu cáng, v.v… . Ðó chính là cái đất nước ở phía sau vĩ tuyến 17 kia.” và “Quả thật (mẹ tôi), Bắc Kỳ 9 nút đã thua Bắc kỳ 2 nút!”.
Tôi nhớ thời đó quê tôi nhà nào cũng có cái Radio “ấp chiến lược” vỏ nhựa màu xanh hoặc trắng, có in hình cờ VNCH và cờ Mỹ, cùng với hai bàn tay đàn ông mạnh mẽ nâu sạm bắt lấy nhau. Thiếc tấm lợp nhà, sắt chữ T làm sườn nhà, nhà nào cũng có. Cha mẹ tôi nói những thứ đó của Tổng thống Ngô Ðình Diệm phát không cho dân xài. Trong nhà tôi sách vở trắng tinh có in màu và tranh vẽ đẹp thì chất tùm lum trong tủ. Sách đó tôi đi học được phát không, mẹ tôi làm cô giáo Tiểu học đem sách các lớp trên, sách của các dì tôi học ở trường tư thục trên Tiểu học (tôi nhớ là tương đương lớp Bảy, lớp Tám bây giờ) về cho tôi đọc luôn, nên tôi vừa biết đọc chạy chữ là đọc tá lả, cả sách dạy làm mộc, trồng cây, ghép mắt, chiết cành, thuộc da, nấu xà bông cục… đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ cách làm dù chưa lần nào tự mình thực hiện những điều đã đọc đó.
Hỡi ôi! Cái không khí thanh bình, tràn đầy yêu thương Bắc – Nam đó bỗng chốc tan biến mất kể từ ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Xã hội miền Nam trở thành đen tối, tràn đầy thù hận, phân biệt vùng miền Bắc kỳ, Nam kỳ. Rồi Bắc kỳ cũng phân chia thành Bắc kỳ 9 nút và Bắc kỳ 2 nút, chửi bới lẫn nhau loạn xạ, sẵn sàng đào ông bới cha lên để chửi, đánh nhau luôn nếu có cơ hội nữa.
Thời đó, tất cả những ai vượt dòng sông Bến Hải chạy vô Nam đều được đùm bọc chở che, không có chuyện phân biệt vùng miền Nam kỳ hay Bắc kỳ. Ðời sống người dân sung túc, êm đềm, hạnh phúc thật là giản dị, nên thơ.
Không ít chuyện tình Nam- Bắc kiểu “Tát nước đêm trăng” ở thôn quê lẫn dễ thương, nhí nhảnh kiểu si mê “Cô Bắc kỳ nho nhỏ” của chàng trai Sài Gòn:
“Này cô em bắc kỳ nho nhỏ/ Này cô em tóc demi garcon/ Chiều hôm nay xuống đường đón gió/ Cô có tình cờ/ nhìn thấy anh không?/ Này cô em Bắc kỳ nho nhỏ/ Này cô em có nụ cười ngây thơ/ Thành khi không quãng đường im gió/ Không gió lấy gì lang thang/ Cô có thương thầm anh không?…” (Nhạc: Phạm Duy, Thơ: Nguyễn Tất Nhiên).
Chú Bùi Trọng Nghĩa (Cựu quân nhân TQLC/K18-BBTÐ) hiện đang sống tại Little Sài Gòn (quận Cam, Nam Cali) viết kể lại:
“ ‘Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất’. Tôi đã học cái văn hóa đó ở nhà trường. Ở nhà, trong hoàn cảnh nghèo, mẹ tôi thường nhắc nhở anh em chúng tôi phải luôn giữ cái chất “Bần tiện bất năng di” ấy. Ðó là cái nhân cách căn bản được giáo huấn ở học đường miền Nam Việt Nam, ở cái đất nước mà con người hiền hòa, chân chất, đơn thuần, vô tư không ôm hận thù, không biết cướp bóc, lừa bịp, đểu cáng, v.v… . Ðó chính là cái đất nước ở phía sau vĩ tuyến 17 kia.” và “Quả thật (mẹ tôi), Bắc Kỳ 9 nút đã thua Bắc kỳ 2 nút!”.
Tôi nhớ thời đó quê tôi nhà nào cũng có cái Radio “ấp chiến lược” vỏ nhựa màu xanh hoặc trắng, có in hình cờ VNCH và cờ Mỹ, cùng với hai bàn tay đàn ông mạnh mẽ nâu sạm bắt lấy nhau. Thiếc tấm lợp nhà, sắt chữ T làm sườn nhà, nhà nào cũng có. Cha mẹ tôi nói những thứ đó của Tổng thống Ngô Ðình Diệm phát không cho dân xài. Trong nhà tôi sách vở trắng tinh có in màu và tranh vẽ đẹp thì chất tùm lum trong tủ. Sách đó tôi đi học được phát không, mẹ tôi làm cô giáo Tiểu học đem sách các lớp trên, sách của các dì tôi học ở trường tư thục trên Tiểu học (tôi nhớ là tương đương lớp Bảy, lớp Tám bây giờ) về cho tôi đọc luôn, nên tôi vừa biết đọc chạy chữ là đọc tá lả, cả sách dạy làm mộc, trồng cây, ghép mắt, chiết cành, thuộc da, nấu xà bông cục… đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ cách làm dù chưa lần nào tự mình thực hiện những điều đã đọc đó.
Hỡi ôi! Cái không khí thanh bình, tràn đầy yêu thương Bắc – Nam đó bỗng chốc tan biến mất kể từ ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Xã hội miền Nam trở thành đen tối, tràn đầy thù hận, phân biệt vùng miền Bắc kỳ, Nam kỳ. Rồi Bắc kỳ cũng phân chia thành Bắc kỳ 9 nút và Bắc kỳ 2 nút, chửi bới lẫn nhau loạn xạ, sẵn sàng đào ông bới cha lên để chửi, đánh nhau luôn nếu có cơ hội nữa.
Ô nhiễm khói bụi. Ảnh: gia khiêm
Ai mà không tức tối khi nhà mình đang ở, tiền vàng của mình, ruộng đất của mình, hãng xưởng của mình, trường trại của mình bỏ vốn đầu tư… bỗng dưng phải bị “hiến” cho “chính quyền cách mạng”, nếu không chịu thì vô tù, bị thủ tiêu mất xác lúc nào không biết. Ðang no cơm ấm áo, đời sống tiện nghi đầy đủ bỗng dưng bị những kẻ “nói tiếng lạ” tràn vô cứ mở mồm ra là xưng “bố”, xưng “ông” và “chúng mày” với mình.
Ai mà không tức tối khi nhà mình đang ở, tiền vàng của mình, ruộng đất của mình, hãng xưởng của mình, trường trại của mình bỏ vốn đầu tư… bỗng dưng phải bị “hiến” cho “chính quyền cách mạng”, nếu không chịu thì vô tù, bị thủ tiêu mất xác lúc nào không biết. Ðang no cơm ấm áo, đời sống tiện nghi đầy đủ bỗng dưng bị những kẻ “nói tiếng lạ” tràn vô cứ mở mồm ra là xưng “bố”, xưng “ông” và “chúng mày” với mình.
Trong các cơ quan nhà nước thì đi đâu cũng gặp những giọng nói xoe xóe, không biết sử dụng máy móc, dụng cụ nhưng lại là “sếp” chỉ huy mình. Viết chữ trật lất chính tả, viết câu cú quê mùa thô kệch nhưng lại dạy mình viết văn. Rồi hở ra món gì mất món nấy, nó xin mình được một thì lại kỳ kèo xin thêm đến hai, ba. Rất nhiều thói hư tật xấu, tham lam, ích kỷ, bần tiện, ăn dơ, ở dơ, bè cánh, phe phái, nịnh trên nạt dưới… rất xa lạ với người miền Nam. Làm cho người miền Nam, nhứt là vùng nông thôn miền Tây Nam bộ, mỗi lần nghe ai nói giọng Bắc là cảm thấy bị “dị ứng” liền.
Tôi sợ nhứt là mỗi lần bịnh phải vô bệnh viện. Má ơi, bịnh gì cũng cho uống độc mấy thứ là Xuyên Tâm Liên (lá cây xay nhuyễn giập viên), Tetracycline viên nén, chích Penicyline của Liên Xô. Uống riết rồi mấy chị em tôi đứa nào cũng hai hàm răng đổi màu đen thủi đen thui, nó đen thâm từ trong đen ra, muốn trắng chỉ có cách duy nhất là nhổ bỏ răng cũ trồng răng mới.
Bác sĩ, y tá ngoài giờ thăm khám cho bịnh nhân là hì hục mài kim chích như mài dao. Kim chích thuốc xong rửa xà bông cho sạch, bỏ vô nồi nấu sôi để diệt trùng, lúc nào chích thuốc vớt ra vẩy vẩy cho ráo nước rồi gắn vô ống chích mà chích. Mỗi lần chích bác sĩ lấy tay nhận nhận, nhắm nhắm vô mông rồi lụi một phát nghe xực một tiếng cây kim mới đâm lút vô mông người bịnh được. Ai xui xẻo gặp ngay bác sĩ làm biếng mài kim thì đâm kim vô nó xừng xực cù nhầy, lại rút kim ra, lấy tay nhận nhận kiếm chỗ khác làm cái xực tiếp. Bây giờ nhớ lại cảnh đó thiệt là rùng mình rợn tóc gáy luôn. Cho nên thời đó, nhờ “ơn đảng, ơn bác”, mười người vô bệnh viện chích thuốc thì có đến năm người bị áp-xe cả hai bên mông đít.
Tôi sợ nhứt là mỗi lần bịnh phải vô bệnh viện. Má ơi, bịnh gì cũng cho uống độc mấy thứ là Xuyên Tâm Liên (lá cây xay nhuyễn giập viên), Tetracycline viên nén, chích Penicyline của Liên Xô. Uống riết rồi mấy chị em tôi đứa nào cũng hai hàm răng đổi màu đen thủi đen thui, nó đen thâm từ trong đen ra, muốn trắng chỉ có cách duy nhất là nhổ bỏ răng cũ trồng răng mới.
Bác sĩ, y tá ngoài giờ thăm khám cho bịnh nhân là hì hục mài kim chích như mài dao. Kim chích thuốc xong rửa xà bông cho sạch, bỏ vô nồi nấu sôi để diệt trùng, lúc nào chích thuốc vớt ra vẩy vẩy cho ráo nước rồi gắn vô ống chích mà chích. Mỗi lần chích bác sĩ lấy tay nhận nhận, nhắm nhắm vô mông rồi lụi một phát nghe xực một tiếng cây kim mới đâm lút vô mông người bịnh được. Ai xui xẻo gặp ngay bác sĩ làm biếng mài kim thì đâm kim vô nó xừng xực cù nhầy, lại rút kim ra, lấy tay nhận nhận kiếm chỗ khác làm cái xực tiếp. Bây giờ nhớ lại cảnh đó thiệt là rùng mình rợn tóc gáy luôn. Cho nên thời đó, nhờ “ơn đảng, ơn bác”, mười người vô bệnh viện chích thuốc thì có đến năm người bị áp-xe cả hai bên mông đít.
Bệnh gì cũng chích ảnh: thái lũy
Càng lớn, tôi càng thấy phải cám ơn chương trình giáo dục VNCH mà tôi đã may mắn được đọc, như chú Bùi Trọng Nghĩa đã nói: “‘Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất’. Tôi đã học cái văn hóa đó ở nhà trường.” Hơn thế nữa, khi gia đình tôi trở thành xơ xác nhờ “giải phóng miền Nam”, tôi biết tự mình làm nhiều việc mà không phải tốn tiền mướn người khác làm cũng đều nhờ vào kiến thức tôi đã đọc từ chương trình giáo dục đó.
Bây giờ, trò thì bán dâm, thầy thì môi giới, trò gạ tình đổi điểm, thầy gạ điểm đổi tình, thầy cô giáo bạo hành học sinh bằng nhiều cách, nào là im lặng suốt ba tháng không giảng bài, bắt uống nước giặt giẻ lau bảng, đánh đập. Phụ huynh thì cũng chẳng kém cạnh, cũng phạt quỳ, cũng đánh lại thầy cô giáo. Rồi học sinh cũng đánh, cũng dùng dao đâm lại thầy cô giáo trọng thương, thầy khinh trò, trò khinh thầy, v.v…
Chưa có quốc gia nào tiêu thụ nhiều rượu bia như Việt Nam, chưa có quốc gia nào giao thông loạn xạ đi đứng kiểu “tổ kiến” như Việt Nam, chưa có quốc gia nào độc chất và ô nhiễm môi trường lan tràn như Việt Nam, chưa có quốc gia nào nhỏ mà tham nhũng “tầm cỡ đại bàng” như Việt Nam, chưa có quốc gia nào xuất khẩu cu li và gái điếm nhiều như Việt Nam, chưa có quốc gia nào mà nghe tin lãnh đạo hay công an (police) chết (hay vào tù) thì dân mừng rỡ như Việt Nam, chưa có quốc gia nào mà lãnh đạo hèn và dốt như Việt Nam, v.v… Người miền Nam “cũ” tiếc nuối thời hoàng kim mà chửi “Tại bọn Bắc kỳ 2 nút”. “Bọn Bắc kỳ 2 nút” cũng đâu chịu kém cạnh, cũng “chúng ông”, “chúng mày”, “địt bố”, “địt mẹ”, “bố tao ngày xưa vô giải phóng sao không bắn chết mẹ hết lũ phản động chúng mày đi”.
Một xã hội loạn từ trên xuống dưới, cổ nhân gọi là “nhà dột từ nóc”, văn hóa suy đồi, xã hội suy đồi, tất cả đều suy đồi đến mức thảm hại, nguyên nhân sâu xa đều do cộng sản Việt Nam mà ra cả.
Một xã hội loạn từ trên xuống dưới, cổ nhân gọi là “nhà dột từ nóc”, văn hóa suy đồi, xã hội suy đồi, tất cả đều suy đồi đến mức thảm hại, nguyên nhân sâu xa đều do cộng sản Việt Nam mà ra cả.
http://baotreonline.com/phan-biet-vung-mien/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét