Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Nước cờ chiến lược Vũ ‘Nhôm’ và Hội nghị TW 7

Nước cờ chiến lược Vũ ‘Nhôm’ và Hội nghị trung ương 7
Đúng vào thời gian này, một vị trí rất cao cấp là Trần Đại Quang - Chủ tịch nước - lại… đi chữa bệnh ở Nhật Bản. Mặc dù vẫn không có thông tin chính thức nào từ hệ thống tuyên giáo đảng hay từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương, nhiều dư luận vẫn cho rằng ông Quang đã sang Nhật chữa bệnh từ đầu tháng Tư năm 2018. Vào năm ngoái, ông Trần Đại Quang cũng đã có một lần “biến mất”. Ở vào lần thứ hai “biến mất” của ông Trần Đại Quang, lại đang xuất hiện những dư luận và đồn đoán về tình trạng sức khỏe “khó hồi phục” của ông, và về những gương mặt nào có thể đảm nhiệm chức vụ chủ tịch nước nếu ông Quang “nghỉ giữa chừng”.

Phan Văn Anh Vũ. (Photo: VnExpress)
Vụ khởi tố và tống giam một sỹ quan tình báo cấp tướng của Tổng cục V Bộ Công an vào ngày 17/4/2018 rất có thể chỉ là bước khởi đầu, hoặc là “giai đoạn 1” của một trận công kích đến những cấp cao hơn nữa của Tổng cục Tình báo này trong thời gian tới.

Vào những ngày này, dư luận đang sôi sục với dự đoán sẽ có ít nhất 2 thứ trưởng Bộ Công an phải bị liên đới trách nhiệm, thậm chí cả trách nhiệm hình sự, ở “giai đoạn 2” của “đại án kinh tế - chính trị Vũ “Nhôm””.

“Binh chủng hợp thành”

Có lẽ “rút kinh nghiệm sâu sắc” từ vụ Trịnh Xuân Thanh mà có vẻ chẳng phăng ra được đầu mối nào đã giúp Thanh đào tẩu ra nước ngoài ngay trước mũi “ngành công an Việt Nam giỏi nhất thế giới”, Tổng bí thư Trọng đã chỉ đạo chiến dịch bắt và khai thác Vũ “Nhôm” - Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ một cách “làm việc gì ra việc đó” - như một lời khen dân dã của ông Trọng dành cho cơ quan Ủy ban Kiểm tra đảng trung ương.

Song một cơ quan khác mà ông Trọng không công khai khen ngợi nhưng lại có vẻ chiếm lĩnh vai trò rất lớn trong chiến dịch bắt và khai thác Vũ “Nhôm”: Tổng cục 2, tức Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng.

Mặc dù từ lâu nay đã được xem là “thanh kiếm và lá chắn của đảng”, nhưng từ khoảng giữa năm 2016 đến nay, Bộ Công an dường như đã phải nhường lại hình ảnh “thanh kiếm” cho những đồng nghiệp bên quân đội.

Sau khi Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ bị bắt và dẫn độ từ cửa khẩu Singapore - Malaysia về Việt Nam vào đầu tháng Giêng năm 2018, dư luận và báo chí sôi trào. Nhưng trong suốt một thời gian sau đó, mọi tin tức về vấn đề “chính trị nội bộ” của Vũ “Nhôm” đã bặt tăm, có chăng chỉ là vài ba thông tin về Vũ “Nhôm” dính líu sâu với nhiều nhà công sản và dự án bất động sản ở Đà Nẵng, với Ngân hàng Đông Á ở Sài Gòn, và bị cáo buộc tội danh “trốn thuế” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”…

Trước tết nguyên đán 2018 và lồng trong bầu không khi xử đại án Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thanh, những tưởng vụ Vũ “Nhôm” đã có thông tin mới và đã xảy ra bắt bớ những quan chức liên quan đến Vũ ‘Nhôm” ngay trước tết. Nhưng tất cả vẫn lắng bặt.

Sau tết nguyên đán 2018, “vụ án” đầu tiên và thuộc loại “đại án” hóa ra lại là vụ việc mà nhiều người tưởng như đã chìm lắng hoặc chìm xuồng: “Mobifone mua AVG”, với phạm vi liên đới trách nhiệm thuộc về nhiều bộ ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng chính phủ. Trong khi đó, vụ Vũ “Nhôm” vẫn không thấy tăm hơi gì. Thậm chí liên quan đến đại án Trần Phương Bình ở Ngân hàng Đông Á, người ta còn đặt dấu hỏi vì sao cho tới thời điểm đó vẫn chưa khởi tố Vũ “Nhôm” trong vụ án này, dù hành vi chiếm đoạt tài sản của Vũ “Nhôm” tại ngân hàng Đông Á là đã rõ.

Còn giờ đây, đã rõ là Nguyễn Phú Trọng, và ít nhất một người tham mưu giấu mặt đầy sâu hiểm bên cạnh ông Trọng, đã tính toán một nước cờ vừa chiến thuật vừa mang tính chiến lược để “không cho chúng nó thoát”.

Việc Bộ Công an khởi tố, tống giam và câu lưu 7 quan chức vào ngày 17/4/2018, trong đó có những cái tên cộm cán như Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ Công an đã nghỉ hưu, Trần Văn Minh - cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006-2011), Văn Hữu Chiến - cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011-2014)… cho thấy trong quan niệm và chủ trương của ông Trọng, vụ Vũ “Nhôm” chính là một đại án, không chỉ đại án về kinh tế mà còn về an ninh quốc gia.

Về mặt tốc độ, khác biệt phần nào với vụ bắt và xử án cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng, nước đi của ông Trọng trong vụ Vũ “Nhôm” không quá thần tốc mà có thể bứt qua những công đoạn của tố tụng hình sự, mà có thể mang đặc thù “không cần nhanh nhưng phải chắc”. Các bị can bị khởi tố không phải chỉ cùng một cơ quan mà nhiều hơn hai cơ quan. Nhưng ấn tượng nhất là ngọn roi của ông Trọng đã quất thẳng vào lưng cánh tình báo công an.

Một chiến dịch mang sắc tố “binh chủng hợp thành” - như một thuật ngữ của ngành quân sự Việt Nam.

Có đảo lộn “tứ trụ” tại Hội nghị 7?

Chưa biết với tính chất xen cài cả kinh tế và an ninh như trên, vụ án Vũ “Nhôm” mà chắc chắn sẽ đưa ra xét xử có được chia thành hai phiên tòa - một xử những tội danh về kinh tế như “trốn thuế”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn…” hay “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”; và một sẽ được xét xử riêng với tội danh “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, hay hai phần này sẽ được gộp chung làm một.

Nhưng vụ bắt tướng tình báo Phan Hữu Tuấn - sếp của Thượng tá Phan Văn Anh Vũ - xảy ra trong bối cảnh ông Trọng đang cầm chịch để thông qua và triển khai Đề án 106 của Đảng ủy công an Trung ương về “cải tổ” ngành công an.

Về tính quy trình, khác nhiều với vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ bắt và khai thác Vũ “Nhôm” đang có nét giống với “quy trình Đinh La Thăng”: sau khi bị loại khỏi Bộ Chính trị vào tháng Năm năm 2017, Đinh La Thăng được bố trí về Ban Kinh tế trung ương và tưởng như đã “hạ cánh an toàn”. Nhưng từ tháng Tám năm 2017 trở đi, một chiến dịch bắt quan chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã được xúc tiến nhanh chóng. Chẳng bao lâu sau, vào tháng Mười Hai năm 2017, Đinh La Thăng chính thức chịu chung số phận với những quan chức dầu khí đã phải tra tay vào còng.

Vũ “Nhôm” không chỉ là tâm điểm kinh tế, tập trung nhiều mối quan hệ làm ăn phi pháp với các quan chức khác, mà còn là một tâm điểm chính trị. Khởi nguồn từ Vũ “Nhôm” và khai thác tối đa nhân vật này, dường như ông Trọng đang thành công trong chiến dịch ‘truy ngược” lên các quan chức cấp cao hơn, kể cả cấp ủy viên bộ chính trị. Trong khi ở vụ Trịnh Xuân Thanh, cho đến giờ vẫn chẳng thấy ông Trọng nói năng hay tự hào báo cáo về kết quả “đã phát hiện thế lực tổ chức cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài”.

Vụ bắt tướng tình báo Phan Hữu Tuấn cũng xảy ra trước Hội nghị trung ương 7 của đảng cầm quyền - một hội nghị rất có thể sẽ đặc trưng và đặc tả về nhân sự, hoặc là sự đổi thay về nhân sự rất cao cấp.

Đúng vào thời gian này, một vị trí rất cao cấp là Trần Đại Quang - Chủ tịch nước - lại… đi chữa bệnh ở Nhật Bản.


Mặc dù vẫn không có thông tin chính thức nào từ hệ thống tuyên giáo đảng hay từ Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương, nhiều dư luận vẫn cho rằng ông Quang đã sang Nhật chữa bệnh từ đầu tháng Tư năm 2018.

Vào năm ngoái, ông Trần Đại Quang cũng đã có một lần “biến mất” khiến không chỉ dư luận trong nước xôn xao mà cả báo chí quốc tế cũng phải đặt dấu hỏi.

Cuối tháng Bảy năm 2017, trùng với sự kiện “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” theo cách gọi của Nhà nước Đức, hoặc “Trịnh Xuân Thah tự nguyện về nước đầu thú” theo lối tuyên giáo của Bộ Công an, ông Trần Đại Quang đã “biến mất” đến gần một tháng, và chỉ xuất hiện trở lại vào cuối tháng Tám năm 2017 với gương mặt phờ phạc.

Trong thời gian Trần Đại Quang vắng mặt tại Phủ chủ tịch, một blogger nắm nhiều tin tức nội bộ thậm chí còn đòi hỏi ông Quang cần ‘bàn giao quyền lực” cho người khác. Một dấu ấn khác là khác hẳn với hai vụ tau khỏe mà có chi mô” của Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh vào cuối năm 2014 và vụ “tướng chữa bệnh” Phùng Quang Thanh vào giữa năm 2015, trong vụ Trần Đại Quang đi chữa bệnh ở Nhật bản vào năm 2017 đã hoàn toàn không có xác nhận hay lời động viên an ủi nào của Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương.

Ở vào lần thứ hai “biến mất” của ông Trần Đại Quang, lại đang xuất hiện những dư luận và đồn đoán về tình trạng sức khỏe “khó hồi phục” của ông, và về những gương mặt nào có thể đảm nhiệm chức vụ chủ tịch nước nếu ông Quang “nghỉ giữa chừng”.

Trong khi đó, chủ trương “nhất thể hóa” của đảng cầm quyền vẫn tiếp tục triển khai và triển khai ngày càng nhanh, bắt đầu từ Quảng Ninh - “cái nôi cách mạng” của trưởng ban tổ chức hiện thời là Phạm Minh Chính - đang lan đến một số tỉnh thành khác. Ở nhiều nơi, hai chức danh bí thư và chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận huyện đã được nhập làm một, thậm chí còn đặt cả vấn đề nhập “3 thành 1”, tức cả chức chủ tịch hội đồng nhân dân.

Cũng trong bối cảnh đó, thông tin sốt nóng về việc Quốc hội Trung Quốc đã gần như tuyệt đối thông qua Hiến pháp không giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước của Tập Cận Bình hẳn đã có tác động như một sự gợi ý đến chính trường Việt Nam, hé ra khả năng “chủ tịch nước kiêm tổng bí thư” trong tương lai không quá xa.

Phạm Chí Dũng
Blog VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét