Bất bình đẳng và dịch chuyển xã hội ở Việt Nam
25/04/2018 - Thu Quỳnh - Không tạo thành những “làn sóng” dễ nhận biết nhưng những dịch chuyển xã hội ở Việt Nam trong 10 năm qua đã có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, cơ hội thay đổi địa vị xã hội của nhiều nhóm dân cư, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số.Một gia đình người Hmông đang đi bộ giữa những ngôi nhà bị phá hủy sau trận lũ quét tại Mù Cang Chải, Yên Bái, hôm 4 tháng 8 năm 2017. Ảnh: AFP.
Đầu năm 2018, tôi có dịp về Kiên Thành, một xã miền núi của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Khi còn chưa kịp vui mừng về việc xã cũng có cây chè hoa vàng cổ thụ, một loại dược liệu quý có mức giá gần chục triệu một kg hoa khô và được mệnh danh là “cây thoát nghèo” của người dân Ba Chẽ, Quảng Ninh thì tôi đã thấy một tốp bốn người đàn ông Hmông từ Đồng Song, thôn xa xôi nhất của xã vác những gốc chè hoa vàng với bộ rễ nguyên vẹn dài cồng kềnh mang bán cho thương lái.
Lồng - một trong bốn người Hmông cho biết, “đào một gốc chè như vậy mất vài ngày, trèo đèo lội suối vào tầm khầm (rừng sâu), dùng thuổng đào thật khéo, thật nhẹ để tránh đứt từng sợi rễ, rồi còn phải trốn tránh kiểm lâm” mới bán được từ 5 đến 10 triệu tùy gốc to hay bé. Những người Hmông đó, đều sinh trong khoảng 1980 – 1985, người chưa học hết cấp 2, người thậm chí không biết mặt chữ, ở nơi từng hứng chịu những cơn lũ ống kinh hoàng nhất trong lịch sử, cuốn đi tất cả ruộng vườn, nhà cửa của những người dân tộc thiểu số vốn chỉ có gia sản rất ít ỏi, hầu như không có cơ hội tìm nghề nào khác ngoài việc tận diệt những cây dược liệu hoặc gỗ quý cuối cùng ở tận tầm khầm, làm nương trên những mảnh đồi ngày càng cằn cỗi, sạt lở, hoặc làm thuê ngắn ngày cho người Kinh. Với nền tảng học vấn thấp, hầu như không có gì hơn ngoài sức lao động, họ sao có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, có cơ hội thay đổi cuộc sống ngoài việc đào đẽo rừng đầu nguồn!
Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu và khảo sát về dịch chuyển xã hội - thước đo sự bình đẳng về cơ hội, phản ánh các khả năng thay đổi địa vị xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân, với mong muốn lý giải thật cặn kẽ vấn đề. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chỉ đề cập đến vấn đề phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội một cách định tính mà chưa có được đánh giá định lượng, đo lường một cách chính xác, từ đó đưa ra các khuyến nghị cụ thể.1
Đây là lý do khiến 10 năm qua Oxfam Việt Nam thực hiện nghiên cứu “Dịch chuyển xã hội và bình đẳng cơ hội tại Việt Nam: Xu hướng và các Yếu tố tác động”. Đây là nghiên cứu toàn diện đầu tiên về dịch chuyển xã hội tại Việt Nam, khắc họa sự thay đổi vị trí/vị thế xã hội của các nhóm dân cư đồng thời chỉ ra các yếu tố thúc đẩy và cản trở sự dịch chuyển xã hội. Bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc quốc gia của Oxfam cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng một khung kỹ thuật theo dõi bất bình đẳng tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, trong đó có chủ đề về dịch chuyển xã hội. Chúng tôi đã tích lũy được nhiều bằng chứng bao gồm nghiên cứu về dịch chuyển xã hội, giám sát đói nghèo và phân tích chính sách giảm nghèo để cung cấp thông tin cho khung theo dõi bất bình đẳng, là cơ sở trong việc thiết kế chương trình và vận động chính sách cũng như thiết lập quan hệ đối tác với các bên có cùng mối quan tâm”.
Những nhóm nào đang tụt lại?
Nghiên cứu này đã tập trung phân tích dịch chuyển xã hội thông qua dịch chuyển thu nhập, ngành nghề và kỹ năng ở nhóm thanh niên bắt đầu tham gia thị trường lao động (16 - 30 tuổi), trong đó tập trung vào so sánh cơ hội cuộc sống và nghề nghiệp của thanh niên thuộc các nhóm yếu thế như nghèo/cận nghèo, dân tộc thiểu số và di cư với thanh niên thuộc các nhóm trung bình và khá giả hơn. Để có được cái nhìn đa chiều, không chỉ dừng lại ở so sánh giữa những người thuộc các nhóm dân cư, có địa vị xã hội khác nhau, nghiên cứu còn đo lường dịch chuyển xã hội theo thời gian sống của một cá nhân (“dịch chuyển xã hội trong thế hệ”) hoặc của chính họ so với chính cha mẹ của họ (“dịch chuyển xã hội liên thế hệ”).
Kết quả cho thấy có hai vấn đề nổi lên: Dịch chuyển thu nhập trong một thế hệ ở Việt Nam đã chậm lại trong hơn một thập kỷ nay. Ví dụ trong giai đoạn 2004 – 2008, 45% hộ thuộc nhóm nghèo nhất của năm 2004 đã vươn lên các nhóm cao hơn sau 4 năm nhưng trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 37%; dịch chuyển thu nhập trong thế hệ không đồng đều giữa các nhóm dân cư, chênh lệch về dịch chuyển thu nhập rõ nhất giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số. Trong khi 49% hộ người Kinh thuộc nhóm nghèo nhất vào năm 2010 đã vượt lên các nhóm có thu nhập cao hơn vào năm 2014 thì chỉ có 19% hộ người dân tộc thiểu số làm được điều tương tự. Điều đó cho thấy, hầu hết người nghèo hoặc cận nghèo dân tộc thiểu số ít có khả năng thay đổi địa vị xã hội của họ.
Bảng 1: Dịch chuyển liên thế hệ ra khỏi khu vực nông nghiệp, năm 2004 và 2014 (%). Nguồn: Nguyễn Việt Cường (2016). Ước tính từ số liệu VHLSS 2004-2014.
Những chênh lệch về thu nhập, mức sống, địa vị/vị thế xã hội của những nhóm dân cư thành thị - nông thôn, miền xuôi – miền núi còn thể hiện một cách rõ nét. Đó là khả năng chuyển đổi nghề của thế hệ con, cháu so với bố mẹ và ông bà (dịch chuyển ngành nghề liên thế hệ) ở từng nhóm xã hội cũng có nhiều khác biệt. Mặc dù tỉ lệ chuyển đổi nghề nghiệp này trên cả nước đang tăng như trong giai đoạn 2010 - 2014, có 42% người lao động có cha mẹ đang làm nông nghiệp đã chuyển sang làm việc phi nông nghiệp, tăng 10% so với giai đoạn 2004-2008 nhưng rất ít người dân tộc thiểu số có thể chuyển đổi nghề nghiệp so với cha mẹ của họ (tỉ lệ tương ứng chỉ dao động ở mức 9 – 10% trong cả hai giai đoạn) - xem Bảng 1. Các tác giả nghiên cứu cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do cơ cấu kinh tế còn đơn điệu khi chỉ phát triển được các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tại các địa bàn nông thôn, miền núi.
Tương tự, dịch chuyển thu nhập liên thế hệ ở nông thôn, miền núi đang chậm chạp hơn nhiều so với thành thị và miền xuôi. Đo lường dịch chuyển này bằng cách tính toán hệ số co giãn thu nhập liên thế hệ, nhóm tác giả nhận thấy trên cả nước, hệ số này là 0,36 - nghĩa là nếu thu nhập của cha mẹ tăng 1% thì thu nhập của con cái sẽ tăng 0,36%. Khi hệ số co giãn cao hơn, khả năng dịch chuyển thu nhập liên thế hệ thấp hơn. Trong khi hệ số co giãn liên thế hệ của khu vực đô thị là 0,23 thì của khu vực nông thôn là 0,38; của nhóm dân tộc Kinh và Hoa là 0,30 thì ở các nhóm dân tộc thiểu số là 0,47. Từ kết quả khảo sát thực địa ở ba tỉnh, nhóm nghiên cứu còn cảnh báo: “Nếu chỉ dựa vào nông nghiệp, không có những đột phá về dịch chuyển nghề nghiệp, kỹ năng trong thời gian tới, thu nhập của thanh niên sẽ khó vượt trội so với đời cha mẹ, bởi vì diện tích đất sản xuất bình quân đầu người đang ngày càng thu hẹp”.
Bảng 2: Tỷ lệ người đang đi học tiểu học, THCS, THPT, sau THPT của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất. Nguồn: Nhóm tác giả báo cáo.
Đánh giá kết quả này của nhóm nghiên cứu, bà Lương Minh Ngọc, viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường (iSEE) cho rằng, tình trạng trên sẽ còn đáng báo động hơn nữa nếu có các nghiên cứu sâu hơn về tình trạng nợ ở người dân tộc thiểu số. Bởi chỉ riêng một khảo sát của viện iSEE thực hiện ở một số vùng dân tộc thiểu số đã cho thấy người dân tộc thiểu số đa phần đang vướng vào nợ nần (thống kê ở Tây Nguyên cho thấy hầu hết các hộ dân tộc thiểu số ở đây nợ khoảng 50 triệu/ năm) và không có khả năng trả nợ (hầu hết đều phải trả non nông sản hết năm này qua năm khác).
Những yếu tố thúc đẩy dịch chuyển xã hội
Những dịch chuyển xã hội chậm chạp này có thể đeo đẳng theo mỗi người đến hết cuộc đời? Những người sống trong những nhóm xã hội ít có cơ hội có thể thay đổi “vận mệnh” của mình?
Oxfam Việt Nam đã đưa ra những gợi ý về các yếu tố thúc đẩy dịch chuyển xã hội và giảm bất bình đẳng bằng chính nghiên cứu của mình. Trong các gợi ý của họ, yếu tố quan trọng nhất là học vấn. Bởi vì, hộ gia đình mà chủ hộ có học vấn cao hơn có xác suất dịch chuyển lên về thu nhập cao hơn và có xác suất dịch chuyển xuống về thu nhập thấp hơn. Cụ thể, 23% hộ gia đình có chủ hộ tốt nghiệp giáo dục sau THPT đã chuyển dịch từ nhóm 40% thu nhập thấp nhất lên các nhóm thu nhập cao hơn trong giai đoạn 2010-2014. Trong khi với hộ gia đình có chủ hộ tốt nghiệp tiểu học, tỷ lệ này chỉ là 8%. Đồng thời, trình độ học vấn liên quan mật thiết với khả năng tiếp cận việc làm, nhóm nghiên cứu chỉ ra, “cứ tăng thêm mỗi năm đi học sẽ có xác suất tăng thêm bình quân khoảng 5% tiền lương, tiền công”.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục thấp ở một số vùng đang là yếu tố cản trở lớn cho người dân dịch chuyển nghề nghiệp, tiếp cận được các công việc đòi hỏi có kỹ năng và nhìn chung ảnh hưởng bất lợi đến dịch chuyển xã hội của người nghèo. Vẫn còn khoảng cách lớn về tiếp cận giáo dục ở các bậc học THPT và cao đẳng, đại học (CĐ-ĐH) giữa người nghèo với người khá giả, giữa người Kinh và với người dân tộc thiểu số. Tỉ lệ người dân tộc thiểu số có bậc học cao nhất tốt nghiệp CĐ-ĐH năm 2004 và 2014 lần lượt là 0,9% và 3,1% trong khi đó tỉ lệ này của người Kinh (và Hoa) lần lượt là 5,1% (2004) và 11% (2014).
Bên cạnh giáo dục, việc triển khai chính sách nông nghiệp chưa đem lại hiệu quả cũng là một rào cản với dịch chuyển nghề nghiệp và thu nhập của người dân. Theo phản ánh của nhiều hộ gia đình, những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất dường như chưa kết nối được với nhu cầu nâng cao thu nhập của nhóm dân cư có đời sống kém đi hoặc đang có nguy cơ bị kém đi. Những mô hình khuyến nông được cho là đang tạo cơ hội tiếp cận nhiều hơn cho nhóm khá giả hơn là nhóm nghèo.
Ngoài ra, định kiến xã hội đối với người dân tộc thiểu số cũng trở thành một rào cản khiến họ khó vươn lên tìm kiếm cơ hội chuyển đổi. Một hệ lụy được ghi nhận khá rõ ở các địa bàn khảo sát là: hạn chế về sự tham gia và tiếng nói trong các hoạt động tại địa phương ảnh hưởng bất lợi đến sự tiếp cận của người thiểu số với các dịch vụ xã hội và các chương trình, dự án nâng cao nghề nghiệp, thu nhập.
“Trước những rào cản đó, chúng tôi tin tưởng rằng quá trình thúc đẩy dịch chuyển xã hội chỉ có thể đạt được khi các nhà hoạch định chính sách quan tâm mạnh mẽ hơn đến vai trò của giáo dục, chất lượng giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, cơ chế hỗ trợ lao động xa nhà, thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số”, bà Babeth Ngọc Hân Lefur khuyến nghị.
—-
Chú thích:
1 Trước đó, một số nghiên cứu về dịch chuyển xã hội đã được tiến hành (bởi: Tương Lai, 1995; Bùi Thế Cường, 2010; Đỗ Thiên Kính, 2003, 2012, 2014; Trịnh Duy Luân, 2004), tuy nhiên chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội.
Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu và khảo sát về dịch chuyển xã hội - thước đo sự bình đẳng về cơ hội, phản ánh các khả năng thay đổi địa vị xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân, với mong muốn lý giải thật cặn kẽ vấn đề. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chỉ đề cập đến vấn đề phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội một cách định tính mà chưa có được đánh giá định lượng, đo lường một cách chính xác, từ đó đưa ra các khuyến nghị cụ thể.1
Đây là lý do khiến 10 năm qua Oxfam Việt Nam thực hiện nghiên cứu “Dịch chuyển xã hội và bình đẳng cơ hội tại Việt Nam: Xu hướng và các Yếu tố tác động”. Đây là nghiên cứu toàn diện đầu tiên về dịch chuyển xã hội tại Việt Nam, khắc họa sự thay đổi vị trí/vị thế xã hội của các nhóm dân cư đồng thời chỉ ra các yếu tố thúc đẩy và cản trở sự dịch chuyển xã hội. Bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc quốc gia của Oxfam cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng một khung kỹ thuật theo dõi bất bình đẳng tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, trong đó có chủ đề về dịch chuyển xã hội. Chúng tôi đã tích lũy được nhiều bằng chứng bao gồm nghiên cứu về dịch chuyển xã hội, giám sát đói nghèo và phân tích chính sách giảm nghèo để cung cấp thông tin cho khung theo dõi bất bình đẳng, là cơ sở trong việc thiết kế chương trình và vận động chính sách cũng như thiết lập quan hệ đối tác với các bên có cùng mối quan tâm”.
Những nhóm nào đang tụt lại?
Nghiên cứu này đã tập trung phân tích dịch chuyển xã hội thông qua dịch chuyển thu nhập, ngành nghề và kỹ năng ở nhóm thanh niên bắt đầu tham gia thị trường lao động (16 - 30 tuổi), trong đó tập trung vào so sánh cơ hội cuộc sống và nghề nghiệp của thanh niên thuộc các nhóm yếu thế như nghèo/cận nghèo, dân tộc thiểu số và di cư với thanh niên thuộc các nhóm trung bình và khá giả hơn. Để có được cái nhìn đa chiều, không chỉ dừng lại ở so sánh giữa những người thuộc các nhóm dân cư, có địa vị xã hội khác nhau, nghiên cứu còn đo lường dịch chuyển xã hội theo thời gian sống của một cá nhân (“dịch chuyển xã hội trong thế hệ”) hoặc của chính họ so với chính cha mẹ của họ (“dịch chuyển xã hội liên thế hệ”).
Kết quả cho thấy có hai vấn đề nổi lên: Dịch chuyển thu nhập trong một thế hệ ở Việt Nam đã chậm lại trong hơn một thập kỷ nay. Ví dụ trong giai đoạn 2004 – 2008, 45% hộ thuộc nhóm nghèo nhất của năm 2004 đã vươn lên các nhóm cao hơn sau 4 năm nhưng trong giai đoạn 2010 – 2014, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 37%; dịch chuyển thu nhập trong thế hệ không đồng đều giữa các nhóm dân cư, chênh lệch về dịch chuyển thu nhập rõ nhất giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số. Trong khi 49% hộ người Kinh thuộc nhóm nghèo nhất vào năm 2010 đã vượt lên các nhóm có thu nhập cao hơn vào năm 2014 thì chỉ có 19% hộ người dân tộc thiểu số làm được điều tương tự. Điều đó cho thấy, hầu hết người nghèo hoặc cận nghèo dân tộc thiểu số ít có khả năng thay đổi địa vị xã hội của họ.
Bảng 1: Dịch chuyển liên thế hệ ra khỏi khu vực nông nghiệp, năm 2004 và 2014 (%). Nguồn: Nguyễn Việt Cường (2016). Ước tính từ số liệu VHLSS 2004-2014.
Những chênh lệch về thu nhập, mức sống, địa vị/vị thế xã hội của những nhóm dân cư thành thị - nông thôn, miền xuôi – miền núi còn thể hiện một cách rõ nét. Đó là khả năng chuyển đổi nghề của thế hệ con, cháu so với bố mẹ và ông bà (dịch chuyển ngành nghề liên thế hệ) ở từng nhóm xã hội cũng có nhiều khác biệt. Mặc dù tỉ lệ chuyển đổi nghề nghiệp này trên cả nước đang tăng như trong giai đoạn 2010 - 2014, có 42% người lao động có cha mẹ đang làm nông nghiệp đã chuyển sang làm việc phi nông nghiệp, tăng 10% so với giai đoạn 2004-2008 nhưng rất ít người dân tộc thiểu số có thể chuyển đổi nghề nghiệp so với cha mẹ của họ (tỉ lệ tương ứng chỉ dao động ở mức 9 – 10% trong cả hai giai đoạn) - xem Bảng 1. Các tác giả nghiên cứu cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này là do cơ cấu kinh tế còn đơn điệu khi chỉ phát triển được các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tại các địa bàn nông thôn, miền núi.
Tương tự, dịch chuyển thu nhập liên thế hệ ở nông thôn, miền núi đang chậm chạp hơn nhiều so với thành thị và miền xuôi. Đo lường dịch chuyển này bằng cách tính toán hệ số co giãn thu nhập liên thế hệ, nhóm tác giả nhận thấy trên cả nước, hệ số này là 0,36 - nghĩa là nếu thu nhập của cha mẹ tăng 1% thì thu nhập của con cái sẽ tăng 0,36%. Khi hệ số co giãn cao hơn, khả năng dịch chuyển thu nhập liên thế hệ thấp hơn. Trong khi hệ số co giãn liên thế hệ của khu vực đô thị là 0,23 thì của khu vực nông thôn là 0,38; của nhóm dân tộc Kinh và Hoa là 0,30 thì ở các nhóm dân tộc thiểu số là 0,47. Từ kết quả khảo sát thực địa ở ba tỉnh, nhóm nghiên cứu còn cảnh báo: “Nếu chỉ dựa vào nông nghiệp, không có những đột phá về dịch chuyển nghề nghiệp, kỹ năng trong thời gian tới, thu nhập của thanh niên sẽ khó vượt trội so với đời cha mẹ, bởi vì diện tích đất sản xuất bình quân đầu người đang ngày càng thu hẹp”.
Bảng 2: Tỷ lệ người đang đi học tiểu học, THCS, THPT, sau THPT của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất. Nguồn: Nhóm tác giả báo cáo.
Đánh giá kết quả này của nhóm nghiên cứu, bà Lương Minh Ngọc, viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường (iSEE) cho rằng, tình trạng trên sẽ còn đáng báo động hơn nữa nếu có các nghiên cứu sâu hơn về tình trạng nợ ở người dân tộc thiểu số. Bởi chỉ riêng một khảo sát của viện iSEE thực hiện ở một số vùng dân tộc thiểu số đã cho thấy người dân tộc thiểu số đa phần đang vướng vào nợ nần (thống kê ở Tây Nguyên cho thấy hầu hết các hộ dân tộc thiểu số ở đây nợ khoảng 50 triệu/ năm) và không có khả năng trả nợ (hầu hết đều phải trả non nông sản hết năm này qua năm khác).
Những yếu tố thúc đẩy dịch chuyển xã hội
Những dịch chuyển xã hội chậm chạp này có thể đeo đẳng theo mỗi người đến hết cuộc đời? Những người sống trong những nhóm xã hội ít có cơ hội có thể thay đổi “vận mệnh” của mình?
Oxfam Việt Nam đã đưa ra những gợi ý về các yếu tố thúc đẩy dịch chuyển xã hội và giảm bất bình đẳng bằng chính nghiên cứu của mình. Trong các gợi ý của họ, yếu tố quan trọng nhất là học vấn. Bởi vì, hộ gia đình mà chủ hộ có học vấn cao hơn có xác suất dịch chuyển lên về thu nhập cao hơn và có xác suất dịch chuyển xuống về thu nhập thấp hơn. Cụ thể, 23% hộ gia đình có chủ hộ tốt nghiệp giáo dục sau THPT đã chuyển dịch từ nhóm 40% thu nhập thấp nhất lên các nhóm thu nhập cao hơn trong giai đoạn 2010-2014. Trong khi với hộ gia đình có chủ hộ tốt nghiệp tiểu học, tỷ lệ này chỉ là 8%. Đồng thời, trình độ học vấn liên quan mật thiết với khả năng tiếp cận việc làm, nhóm nghiên cứu chỉ ra, “cứ tăng thêm mỗi năm đi học sẽ có xác suất tăng thêm bình quân khoảng 5% tiền lương, tiền công”.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục thấp ở một số vùng đang là yếu tố cản trở lớn cho người dân dịch chuyển nghề nghiệp, tiếp cận được các công việc đòi hỏi có kỹ năng và nhìn chung ảnh hưởng bất lợi đến dịch chuyển xã hội của người nghèo. Vẫn còn khoảng cách lớn về tiếp cận giáo dục ở các bậc học THPT và cao đẳng, đại học (CĐ-ĐH) giữa người nghèo với người khá giả, giữa người Kinh và với người dân tộc thiểu số. Tỉ lệ người dân tộc thiểu số có bậc học cao nhất tốt nghiệp CĐ-ĐH năm 2004 và 2014 lần lượt là 0,9% và 3,1% trong khi đó tỉ lệ này của người Kinh (và Hoa) lần lượt là 5,1% (2004) và 11% (2014).
Bên cạnh giáo dục, việc triển khai chính sách nông nghiệp chưa đem lại hiệu quả cũng là một rào cản với dịch chuyển nghề nghiệp và thu nhập của người dân. Theo phản ánh của nhiều hộ gia đình, những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất dường như chưa kết nối được với nhu cầu nâng cao thu nhập của nhóm dân cư có đời sống kém đi hoặc đang có nguy cơ bị kém đi. Những mô hình khuyến nông được cho là đang tạo cơ hội tiếp cận nhiều hơn cho nhóm khá giả hơn là nhóm nghèo.
Ngoài ra, định kiến xã hội đối với người dân tộc thiểu số cũng trở thành một rào cản khiến họ khó vươn lên tìm kiếm cơ hội chuyển đổi. Một hệ lụy được ghi nhận khá rõ ở các địa bàn khảo sát là: hạn chế về sự tham gia và tiếng nói trong các hoạt động tại địa phương ảnh hưởng bất lợi đến sự tiếp cận của người thiểu số với các dịch vụ xã hội và các chương trình, dự án nâng cao nghề nghiệp, thu nhập.
“Trước những rào cản đó, chúng tôi tin tưởng rằng quá trình thúc đẩy dịch chuyển xã hội chỉ có thể đạt được khi các nhà hoạch định chính sách quan tâm mạnh mẽ hơn đến vai trò của giáo dục, chất lượng giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nghề, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, cơ chế hỗ trợ lao động xa nhà, thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số”, bà Babeth Ngọc Hân Lefur khuyến nghị.
—-
Chú thích:
1 Trước đó, một số nghiên cứu về dịch chuyển xã hội đã được tiến hành (bởi: Tương Lai, 1995; Bùi Thế Cường, 2010; Đỗ Thiên Kính, 2003, 2012, 2014; Trịnh Duy Luân, 2004), tuy nhiên chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội.
http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Bat-binh-dang-va-dich-chuyen-xa-hoi-o-Viet-Nam-12343
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét