Chênh lệch gần 200 tỷ đồng: Tất Thành Cang sẽ bị khởi tố hình sự?
Vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè giữa Công ty Tân Thuận (vốn 100% của Thành ủy TP.HCM) và Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai tiếp tục có diễn biến bất lợi cho Phó bí thư thường trực thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang – nhân vật được dư luận xem là “đệ ruột” của cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải và đang trực tiếp “nhúng chàm” vụ mua bán này. Tất Thành Cang bị một số dư luận nghi ngờ đã “nhúng chàm” và “ăn chia” trong vụ bán 30 ha đất trên. Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Tất nhiên, con số này muốn đứng vững và “quy án” cần phải có cơ sở qua hoạt động kiểm tra và điều tra.Trong trường hợp tồi tệ nhất, Tất Thành Cang (trái) có thể bị khởi tố điều tra hình sự và sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng (phải) đã từng.
Sau khi Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu “Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ lập tức kiểm tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật và quy định của Thành uỷ về quản lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành uỷ trong việc chuyển nhượng hơn 320.000 m2 ha đất tại Phước Kiển (huyện Nhà Bè)”, làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả và trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan và báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ trước ngày 8/5/2018, Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) đã giật tít “Dự án Khu dân cư Phước Kiển (Nhà Bè) có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.
Theo cách nhìn của VOV, “Chuyển nhượng khu đất có giá trị lớn không thông qua Ban thường vụ thành ủy, không đấu giá quyền sử dụng đất là có dấu hiệu vi phạm pháp luật”.
VOV cũng là một kênh báo đảng chủ chốt đang nhiệt tình cổ vũ công cuộc “chống tham nhũng” của Nguyễn Phú Trọng. Chính đài này là cơ quan truyền thông đã xưng tụng Nguyễn Phú Trọng là “Người đốt lò vĩ đại”.
Trước đó, cơ quan Văn phòng thành ủy TP.HCM đã có báo cáo cho rằng “Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM”.
Cần chú ý cụm từ “tập thể Thường trực và tập thể Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM”.
Thông thường, các văn bản hành chính đảng chỉ ghi ngắn gọn “Thường trực Thành ủy TP.HCM” hoặc “Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM” mà không có từ “tập thể”.
Cũng thông thường, nếu Công ty Tân Tuận tự quyết định việc bán 30 ha đất Nhà Bè cho Quốc Cường Gia Lai, văn bản của Văn phòng thành ủy hoàn toàn có thể nêu “Việc chuyển nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển cho Quốc Cường Gia Lai đã không được báo cáo cho Thường trực Thành ủy TP.HCM”.
Vậy vì sao lại có từ “tập thể” một cách bất thường trong văn bản báo cáo của Văn phòng thành ủy TP.HCM?
Đối nghĩa của “tập thể” là “cá nhân”.
Phải chăng đã có một quan chức lãnh đạo nào đó của Thành ủy TP.HCM “ký lén” phê duyệt cho vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè theo đề nghị của Công ty Tân Thuận mà không thông báo cho các thành viên trong “Thường trực Thành ủy TP.HCM” – bao gồm bí thư và các phó bí thư, cũng không thông báo cho “Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM”?
Hiểu cách khác, đó là một kiểu “ăn mảnh”?
Thái độ có vẻ dứt khoát của Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khi chỉ đạo kiểm tra và xử ý vụ việc mua bán 30 ha đất Nhà Bè cho thấy ông Nhân đã nắm rõ được văn bản của “Thường trực thành ủy” với tên người ký để phê duyệt vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè, và văn bản này là một bằng chứng không thể chối cãi.
Trong khi đó, ngày càng nhiều tờ báo khác của nhà nước đã đồng loạt vào cuộc. Một số tờ báo còn đặt thẳng vấn đề về “lãnh đạo nào của Thành ủy?”. Một vài tờ báo đã bắt đầu nêu tên Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang như “người có liên quan”…
Mới đây, “cây bút tín hiệu” Huy Đức cũng đã ‘gọi tên” Tất Thành Cang như một quan chức phải chịu trách nhiệm về ký tá vụ mua bán 30 ha đất Nhà Bè “có dấu hiệu tham nhũng”.
Tất Thành Cang bị một số dư luận nghi ngờ đã “nhúng chàm” và “ăn chia” trong vụ bán 30 ha đất trên.
Theo tính toán sơ bộ của báo chí, con số thất thoát trong vụ mua bán trên lên đến 2.400 tỷ đồng. Tất nhiên, con số này muốn đứng vững và “quy án” cần phải có cơ sở qua hoạt động kiểm tra và điều tra.
Nhưng ngay trước mắt, đã có một cơ sở để củng cố cho mối nghi ngờ về tình trạng “móc ngoặc” có thể đã xảy ra: theo bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai, bà đã mua khu đất này với giá lên đến hơn 600 tỷ đồng chứ không phải 419 tỷ như thông tin ban đầu (theo hợp đồng của Công ty Tân Thuận).
Như vậy, đã có một giá trị chênh lệch đáng kể gần 200 tỷ đồng giữa hợp đồng và “ngoài đời”. Vì sao có số chênh đó, và số tiền chênh này “chui” vào túi ai?
Khả năng “kịch bản Đinh La Thăng” lặp lại là khá cao. Nếu Phó bí thư thường trực Tất Thành Cang đã ký vượt quyền và ký sai pháp luật đối với vụ “bán bèo” 30 ha đất Nhà Bè, mà khả năng này là cao, ông Cang rất có thể sẽ bị “bay chức” ngay trong tháng Năm năm 2018, sau khi Ủy ban Kiểm tra thành ủy có báo cáo cho Nguyễn Thiện Nhân và Trần Quốc Vượng.
Tròn một năm trước, cũng vào tháng Tư, Ủy viên bộ chính trị Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã bất ngờ “té giếng” khi phải nhận một bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương – về những sai phạm “rất nghiêm trọng” vào thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Với Tất Thành Cang, trong trường hợp tồi tệ nhất, nhân vật này có thể bị khởi tố điều tra hình sự, cho dù hậu quả chưa phải là quá nghiêm trọng. Khi đó, Tất Thành Cang sẽ phải đối mặt với song sắt nhà tù như Đinh La Thăng đã từng.
Thiền Lâm
(Cali Today)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét