Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Những dê cụ “ăn dày” nhất làng báo là ai?

Những dê cụ “ăn dày” nhất làng báo là ai?
Tiếng Dân tổng hợp - Lời dẫn của Tiếng Dân: Rất nhiều vụ bê bối về quấy rối tình dục đã và đang diễn ra nhiều năm qua trong làng báo nói riêng và nơi công sở nói chung. Mặc dù những vụ lạm dụng này đã để lại nhiều vết thương cho các nạn nhân và những người thân của họ, nhưng hầu như chưa có thủ phạm nào bị bắt hay bị khởi tố. Sự kiện nhà báo Đặng Anh Tuấn, bút danh Anh Thoa, Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ, được cho là thủ phạm hiếp dâm nữ cộng tác tác viên tờ báo này, có lẽ đây là lần đầu tiên công an vào cuộc điều tra. Nhân sự kiện này, cư dân mạng tiếp tục lên tiếng về các vụ sách nhiễu tình dục diễn ra trong báo giới. 

Xin được giới thiệu các bài viết sau đây của các nhà báo, luật gia và những người trong cuộc, để quý độc giả có thêm thông tin về quấy rối tình dục trong làng báo và nơi công sở ở Việt Nam nghiêm trọng như thế nào. Vì lý do tế nhị, nên người viết không ghi rõ họ tên thủ phạm, mà chỉ viết tắt như: N.T.T. Trưởng văn phòng báo TN ở Thành phố ĐN, hay B.T.V. là Giám đốc Thư viện Pháp luật…
***
FB Đoàn Quý Lâm

22-4-2018

“Lạm dụng tình dục là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục”. (Wikipedia)

Một số người bên báo “Tê Tê” bảo tôi ganh tị với danh tiếng của họ nên chủ đích tấn công mỗi tòa soạn này. Có ý kiến lại nói làng báo đầy kiểu lạm dụng tình dục như thế, sao không nói hết.

Tôi cũng phán đoán là tình trạng này là nhiều. Cũng đã xuất hiện phản hồi của các nữ PV, CTV từng bị quấy rối. Tuy nhiên, là một người làm báo, tôi hiểu là cần ưu tiên viết trước những điều mắt thấy tai nghe.

Trở lại câu hỏi ở phần tiêu đề. Sẽ chẳng ai đi thống kê chuyện này đâu, nhưng có thể phỏng đoán được phần nào từ thực tế.

Nếu phải điểm mặt đầu tiên về những kẻ lạm quyền nhũng tình theo như định nghĩa của Wikipedia, không thể không nói tới nhân vật Ngờ Thờ Thờ, Trưởng văn phòng báo Thờ Nờ ở Thành phố đáng sống Đờ Nờ. Nói đến đây, tôi tin hầu hết sinh viên, cựu sinh viên Khoa Báo chí ở ĐH Khoa học Huế có thể xác nhận giùm tôi điều này.

Là sếp lâu năm của Văn phòng đại diện một tờ báo lớn ngang ngửa “Tê Tê”, đồng thời đi giảng dạy báo chí ở Huế, ông ta đã lập một quy trình hoàn hảo cho các bẫy tình của mình.

Những miếng mồi như cơ hội thực tập, cơ hội đăng bài, cơ hội được làm một phóng viên báo lớn trong tương lai… quá là hấp dẫn với những nữ sinh khu vực miền Trung (vốn rất khát khao công việc sau khi ra trường).

Ông ta xưng “thầy” ở trên giảng đường và đổi ngôi xưng “anh” khi tiếp cận các nữ sinh trong tầm ngắm ở các cuộc ăn nhậu, gặp gỡ bên ngoài.

Như là sự đổi chác, nữ sinh được “thầy” rủ đi KS trước khi có khả năng được chọn về văn phòng thực tập. Còn nếu em nào chưa cắn câu, khi đã về đó rồi thì cũng khó thoát khỏi nguy cơ bị lạm dụng.

Tôi có nghe câu chuyện của một cựu nữ sinh báo chí Huế. Em tin lời hứa của thầy nhà báo Ngờ Thờ Thờ và đã dâng hiến, nhưng thỏa mãn xong rồi thầy đá em ra, nuốt lời luôn. (Có lẽ một phần vì nhan sắc em không được tốt nên chỉ dừng ở vai trò “của lạ”).

Bao nhiêu em nữ sinh báo chí khác bị Ngờ Thờ Thờ gạ gẫm qua hàng chục thế hệ sinh viên? Thật khó để nói lên. Nhưng chỉ cần tham khảo qua một khóa, một lớp thôi, đã có thể hình dung mức độ của ông nhà báo lão làng này.

Trong số những cựu sinh viên báo chí khoa học Huế giờ đã là nhà báo khắp mọi miền, có người nói gặp Ngờ Thờ Thờ chỉ sẽ gọi bằng THẰNG chứ không thể gọi bằng THẦY. Tôi hiểu nỗi bức xúc của các bạn, vì các nam sinh chúng tôi cũng một thời bịt khẩu trang lao vào sân trường nện cái thằng thầy khốn nạn chuyên ép nữ sinh ngủ để không đánh rớt bộ môn thể dục mà ông ta giảng dạy.

Thực tình là tôi không lên án những người hám sắc. “Đàn ông không dê là đàn ông pê đê”. Nhưng, như đã nói, tôi cực ghét những kẻ dùng quyền lực để ép người khác phục vụ. Làm đàn ông, chỉ nên chinh phục phụ nữ bằng tài năng, lòng cao thượng, sự hấp dẫn của bản thân.

Ps: Các bạn nữ, đã từng là nạn nhân hay có nguy cơ thành nạn nhân, hãy share các câu chuyện, bài viết liên quan chủ đề lạm dụng tình dụng về tường nhà mình. Nó có thể là vũ khí ngầm giúp bạn chống lại ý định tấn công tình dục của các ông sếp.
____

FB Hoàng Đức

Về Quấy Rối Tình Dục

22-4-2018

Nếu câu chuyện này có đúng đi nữa thì các dâm-tặc công sở như Bùi Tiên Sinh đây và các đồng-dâm toàn quốc xin đừng quá lo lắng, rất hại đến thận. Đơn giản là vì luật pháp, dư luận và truyền thống nước nhà đang ở phía các đồng dâm.

Còn chưa tin? Thì đây:

• Luật Việt Nam chả có chỗ nào bảo sàm sỡ, hôn hít là quấy rối tình dục (QRTD) cả. Không có định nghĩa về QRTD thì đừng có mà vu khống Bùi Tiên Sinh nhá. Chỉ cần đừng đi quá xa như hấp-diêm để lúc mặc áo Juve bọn bạn tù nó không búng tr*m giải trí là OK nhé.

• Theo Bộ Luật Lao Động (BLLD), QRTD thì cũng chỉ là ‘tại nơi làm việc’ mà hẹp lại là trụ sở/chi nhánh của doanh nghiệp. Bùi Tiên Sinh thả dê lông nhông ở tư thất cơ mà? Liên quan gì nhở?

• Nếu chả may bị tố ầm ĩ là QRTD thì quyền duy nhất của nạn nhân theo Bộ Luật Lao Động là nộp đơn … xin nghỉ việc. Cho chết, vừa bị nhục nhã, vừa mất nguồn sống nên đành cố mà chịu đựng. Đấy, doanh nghiệp của Bùi cứ yên tâm kiếm tiền vì đến phạt vi phạm hành chính cho hành vi QRTD còn chả rõ ràng nữa là.

• Luật cũng KHÔNG buộc doanh nghiệp có nghĩa vụ phòng chống QRTD và có trách nhiệm khi hành vi QRTD diễn ra (ví dụ lồng ghép quy định về chống QRTD vào nội quy lao động, etc). Thực tế chỉ một số bọn khoai Tây, bọn khách sạn tự nguyện hoặc bọn may xuất khẩu bị nhãn hàng ép thì mới phải đưa vào thôi. Doanh nghiệp Việt Nam dại gì mà đưa vào để tự mình bóp tr*m mình à?

• Nếu có bị QRTD thì bọn gái (hoặc cả zai:-)) cũng chả biết phải làm gì, bắt đầu từ đâu vì BLLD đâu có quy định xử lý riêng và cũng đâu bắt doanh nghiệp phải xây dựng quy trình xử lý đâu?

• Trong 11 nhóm nội dung lớn được đưa vào BLLD sửa đổi thì không rõ nhóm quy định về chống bất bình đẳng giới và QRTD có bị gạt ra vào phút cuối hay không? Còn nhiều thứ nhức nhối “dư luận” hơn như tiền lương, thời gian, bảo hiểm, bla, bla, nên Bùi và các đồng dâm công sở cứ yên tâm tiếp tục thả dê trong thời gian tới nhé.

• Xa hơn nữa, dư luận và truyền thống An Nam nhìn chung cũng ở bên Bùi. Chả phải các cụ vẫn bảo ‘làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu’ sao? 87% phụ nữ có thể bị QRTD nhưng số vụ việc bị tố cáo đếm trên đầu ngón tay. Trong lĩnh vực lao động thì còn chưa xử vụ nào luôn. (Nghe đồn) Bùi Tiên Sinh thiếu nước chỉ mặc sịp đi làm từ gần 10 năm nay mà có sao đâu chả phải là minh chứng sống động lắm sao?

NGHIÊM TÚC: QRTD là bất cứ hành vi có tính chất tình dục của một người nhằm vào một người khác mà người đó không mong muốn và có thể khiến cho người đó cảm thấy bị xúc phạm hoặc tổn thương. Hình thái của QRTD rất đa dạng như hành động, (nhìn chằm chằm vào một bộ phận cơ thể, hẹn hò liên tục dù bị từ chối, tấn công tình dục), lời nói (đùa cợt tục tĩu, bình luận về bộ phận cơ thể,) hành vi phi lời nói (phô bày các hình ảnh khiêu dâm).

Mặc dù BLLD (2012) chính thức quy định nội dung này như một hành vi mà người sử dụng lao động bị nghiêm cấm và BLDTBXH, VCCI và Tổng LDLD Việt Nam đã nỗ lực ban hành một bộ quy tắc ứng xử về QRTD (2015) nhưng về cơ bản là không có bất cứ tiến bộ nào trong việc phòng chống QRTD tại nơi làm việc – lý do thì ở trên đã nói.

Còn về Bùi Tiên Sinh, nếu mọi chuyện là đúng thì chỉ một từ: Súc Sinh!
____

FB Lâm Tuấn Minh
Thể xác và sự im lặng

23-1-2018

Tôi hơi rùng mình khi đọc những nội dung được gửi gắm bằng Confession của một trong những trường đào tạo về Luật nổi tiếng nhất hiện nay – Ulaw Confessions. Nội dung kể về người được cho là giám đốc của Thư viện pháp luật – thuộc công ty cổ phần LawSoft – ông BÙI TƯỜNG VŨ (BTV).

Hơn ai hết, chính tôi và các đồng nghiệp hiểu rằng, người làm nghề Luật nên là người hiểu và tuân thủ luật nhất. Nói đúng hơn, nếu chính bản thân không thể làm gương cho người khác thì tư cách nào để đi ra mà tư vấn, giảng dạy, bảo vệ cho người khác.

Thân thể của phụ nữ luôn cần được tôn trọng – hiểu ở mức độ cơ bản nhất. Tìm cách ép buộc để thỏa mãn bằng lời nói, bằng sự đụng chạm, sờ mó, mò mẫm, cấu véo, cắn xé…một cơ thể phụ nữ dù là góc độ thể xác hay bằng ngôn từ thô tục đều ghê tởm như nhau. Dĩ nhiên, tôi không nói đến vấn đề tình yêu đôi lứa ở đây.

Tôi đọc lướt qua một số thông tin khảo sát, 87% phụ nữ Việt Nam bị quấy rối tình dục. Đau đớn thay. Nó có nghĩa là, cứ đâu đó trong 10 người phụ nữ quanh chúng ta, sẽ có 08 người bị xâm phạm, quấy rối tình dục.Họ có thể bị gạ tình lấy điểm, được đề nghị đổi Báo cáo thực tập lấy thân xác, bị sàm sỡ để sếp vui lòng.v.v.

Tất nhiên, số liệu chỉ là tham khảo, nhưng cũng tất nhiên, đâu phải ai cũng nói ra.

Mà – “HỌ” hoàn toàn có thể là chị gái, là em gái, là học trò, thậm chí là con gái của tôi sau này.

🔇CHÚNG TA IM LẶNG

1. Sự im lặng của những người không liên quan – ôi hơi đâu lo chuyện bao đồng, thân ai người ấy giữ?

2. Sự lặng im từ phản ứng xã hội – ôi chuyện này có gì đâu, còn phải lo chính trị, tù kinh tế, biết rồi khổ lắm nói mãi? Luật Việt Nam ấy à, mấy cái này còn lâu mới làm gì được.

3. Sự lặng im từ chính người trong cuộc. Đồng lương, cả nể hay sợ hãi?

Tôi hiểu những khó khăn của những người trẻ lắm, nghề này không dễ để tồn tại, đồng tiền kiếm được chật vật mồ hôi, quan hệ thì cũng kính trên – nhường dưới.

NHƯNG ĐÁNH ĐỔI TỰ TRỌNG, DANH DỰ, THỂ XÁC ĐỂ LẤY ĐỒNG BẠC, LẤY SỰ AN TOÀN CHO GHẾ NGỒI THÌ CỨ THẲNG THẮN RA – LÀ ĐÁNH MẤT MÌNH!

Thay vì làm việc hết mình, hết sức cho đời ở cái tuổi đẹp nhất thì lại dành một phần hoặc toàn bộ thanh xuân con gái để sợ hãi, im lặng và đánh đổi bằng thân thể mình? Gồng mình lên tươi cười để mặc những ngón tay thô bạo sục sạo trong cơ thể cha mẹ trao cho, ngày tháng ấy sẽ về đâu?

Tự hỏi nếu một người làm nghề luật im lặng đối với cả những điều trái luật, những điều xấu xa nhất trước mắt (với cả bản thân?) thì lấy tư cách và ý chí nào để hành nghề?

Chúng ta có thể viết rất nhiều về mơ ước cải cách thế giới này, về mô hình và kế hoạch kinh doanh tỷ đô trong dịch vụ pháp lý nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không thể – hoặc không dám- tự lên tiếng bảo vệ mình và những người mình yêu thương.

Những cái like, comment, bài share vẫn đâu đấy sự mập mờ, vòng quanh. Những bài viết tương tự vẫn lâu lâu trồi lên rồi lại thụt xuống từ bao nhiêu năm tới giờ. Và không có gì xảy ra, mọi thứ cứ chìm nghỉm một cách lạ thường.

Tôi tự hỏi điều gì đã cản trở chúng ta được nói ra, được chỉ thẳng, chí ít rằng:

“Ông – Anh đang xâm phạm, quấy rối tình dục tôi đấy!”
“Ông – Anh sẽ phải trả giá nếu dám làm gì tôi!”

Hay chính sự im lặng, hờ hững của chúng ta đang bao che cho những điều ghê tởm đó?

***

Điều đáng sợ không phải là nội dung của hành vi ghê tởm được mô tả, điều đáng sợ là hành vi ấy được diễn ra TỰ NHIÊN – NGANG NHIÊN – THẢN NHIÊN. Ba cái “Nhiên” ấy làm tôi thảng thốt.

Có phải khi cái ác diễn ra đều đặn, được dễ dàng TIẾP NHẬN – CHẤP NHẬN – THỪA NHẬN thì nó sẽ trở thành điều bình thường, điều có 3 “Nhiên” trong xã hội này?

Rồi mẹ mình, em mình, chị mình, bạn mình, con mình và thậm chí là bản thân mình sẽ thế nào nếu một ngày trở thành nạn nhân? Tại sao mọi người trong cuộc vẫn “ngoan ngoãn im lặng và tử tế đến đáng ngạc nhiên”, thậm chí mang ra cười cợt, đùa giỡn trước những câu chuyện đáng ghê tởm như vậy?

Đau lòng và sửng sốt.

🔇IM LẶNG LÀ BẮT TAY VỚI TỘI ÁC

Tôi không dám mạnh miệng nói rằng những thông tin này là tuyệt đối chính xác. Tính chất nghề nghiệp buộc tôi phải cực kỳ cân nhắc khi đưa những hình ảnh và thông tin này lên – sẽ mang tính minh họa cho vấn đề tôi sẽ đề cập. Nếu ai đó có thông tin xác thực khác, xin hãy nói cho tôi biết để điều chỉnh.

Nhưng nếu những điều này là sự thật thì im lặng chính là bắt tay với tội ác. Chúng ta có quyền im lặng, nhưng không phải cho trường hợp này. Còn hàng triệu sự quấy rối ngoài kia mà? Tại sao phải im lặng cho qua?

Sợ cái gì mà không nói?

Chủ đề này đã quá cũ, chỉ có nạn nhân mỗi ngày là mới.

Hãy nói ra những điều cần nói, kể cả comment nói rằng: TÔI CŨNG LÀ NẠN NHÂN! – ME TOO

Chia sẻ những điều này đến mọi người và chung tay để phụ nữ thật sự có được sự tôn trọng mà vốn dĩ họ phải có từ rất lâu rồi.

Sài Gòn, 24.01.2018.

P/S: Tôi cũng không có ý định trù dập thương hiệu Việt, đạp đổ chén cơm của nhiều người. Việc xảy ra những vấn đề này không phải do 1 cá nhân mà là tổng hòa của tất cả các bên trong câu chuyện.

Thực tế nghiệt ngã có thể đưa ra câu đối đáp rằng: Ai chịu được thì làm, ai không chịu thì bỏ, không ai ép mình cả. Nhưng thấy sai thì tôi lên tiếng như một sự cố gắng bé nhỏ nhất vì xã hội.

Vậy nên tôi viết ra những dòng này.

——-

Vì tính chất nhạy cảm, tôi cũng không tìm được quá nhiều thông tin, nhưng các phản hồi về tính xác thực có thể tham khảo tại link và các comment liên quan cũng như những bạn nhân viên đã/đang làm việc.

Vấn đề bằng chứng của 1 vụ việc cụ thể cũng không phải cái tôi hướng tới, vì nó chỉ đang là cái ngọn của 1 cái cây trong 1 cái rừng sẽ sớm mục ruỗng cần chặt bỏ mà thôi.

https://www.facebook.com/UlawConfessions/posts/1661155020598157
https://www.facebook.com/UlawConfessions/posts/1474985205881807
https://www.facebook.com/UlawConfessions/posts/1477991525581175

– Câu chuyện của cựu SV Kinh tế Luật – K07502 – Khóa 2008: http://s4.zetaboards.com/K07502/topic/8321655/1/

– Thông tin hiếm hoi về Mr. BTV: https://www.anphabe.com/profile/v.bi.tng | https://baomoi.com/da-trang-cung-nen-chuyen/c/3055146.epi
____

Mời đọc lại: Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ hiếp dâm Cộng tác viên? (TD). Ngọc Bảo Châu: Câu chuyện Tuổi Trẻ: Từ thánh đường đến lầu xanh! — Bảo Uyên: Chuyện làng báo chí “cách mạng”Văn hóa nuôi dưỡng quấy rối tình dục — Mạnh Kim: Mặt trái của làng báo — Nguyễn Đình Bổn: Sự tuột dốc của một tờ báo lớn mà nhỏ — Bá Tân: Tệ hơn cả dâm dục — Mai Quốc ấn: Nạn nhân (TD).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét