VAY ODA, CON ĐƯỜNG CỦA CHÍNH QUYỀN BẤT TÀI
Đỗ Ngà - Từ bao năm nay vẫn toàn là vay ODA để đầu tư, mà nguy hiểm nhất là vay Trung Cộng. Những ràng buộc trúng thầu đã làm Việt Nam nhận quả đắng. Công nghệ cũ tuồn vào Việt Nam, làm Việt Nam thành một đống rác, những công trình kém chất lượng giá thành cao vv... làm nát đất nước. Điều đó nói lên chính quyền CS là một chính quyền bất lực.
PGS.TS Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Bộ KH&ĐT (1997-2001)
Chuộng ODA là một loại nhà nước bất lực. Nói thẳng, ODA là nguồn tiền các nước giàu bắn đi để làm viên đạn dọn đường cho các tập đoàn kinh tế nước họ nhảy vào để chiếm lĩnh thị trường nước nhận Viện trợ, và kiếm lời trên sự độc quyền dự án. Khi đó, họ độc quyền trục lợi thì nó còn kinh khủng hơn nhiều lần so với việc vay sòng phẳng và làm ăn đàng hoàng.
Tôi có một gia tài cha ông để lại gồm một đồn điền cao su trị giá trăm tỷ còn gần năm nữa vào mùa thu hoạch đầu tiên. Dự định mỗi mùa thu hoạch kiếm 30 tỷ mỗi năm. Hiện giờ đang đói vốn, số tiền dự định cho công tác chăm sóc và đầu tư thiết bị thu hoạch là 20 tỷ.
Có 2 nhà cho vay, một là ngân hàng chào gói cho vay 20 tỷ với lãi suất 7%/năm với kỳ hạn 12 tháng, người vay toàn quyền sử dụng vốn vay, tự chăm sóc, và thu hoạch. Sau 12 tháng đợt thu hoạch đầu tiên kết thúc thì trả nợ ngân hàng cả vốn lẫn lãi là 21 tỷ 400 triệu. Gói thứ 2 là khoản vay ODA với lãi suất 0% với kỳ hạn 5 năm, nhưng kèm theo điều kiện là phía cho vay sẽ thay tôi chăm sóc và thu hoạch, việc đầu tư thiết bị máy móc phục vụ thu hoạch họ cũng làm thay tôi, và họ cũng độc quyền bao tiêu sản phẩm với giá ấn định.
Chọn lựa thứ nhất, nếu tôi vay ngân hàng với lãi suất thị trường, sau đó tôi tự chăm sóc, tự thu hoạch và tự do lục tìm nhà tiêu thụ nào chào giá tốt nhất. Cuối cùng, mùa thu hoạch đầu tiên tôi lời 30 tỷ, trả ngân hàng 21 tỷ 400 triệu, còn lãi ròng là 8 tỷ 600 triệu. Với thiết bị sẵn có, 4 năm tiếp theo tôi lời 30 tỷ mỗi năm. Cuối cùng sau 5 năm tôi kiếm được 128 tỷ 600 triệu. Vườn cao su hoàn toàn do tôi làm chủ.
Chọn lựa thứ 2, nếu tôi vay nguồn vốn ODA thì tôi phải giao đồn điền cho chủ nợ làm, sau đó họ hạch toán cho tôi xem. Tôi thì rảnh rang ăn chơi. Sản lượng không mất nhưng giá độc quyền bao mua thấp, công chăm sóc của họ cực cao, thiết bị họ nhập về cũng quá đắt đỏ nên sau khi để họ thu hoạch trừ khấu hao và chi phí đầu tư của họ tôi còn lời được 5 tỷ. Vậy trong 5 năm, tôi lời 25 tỷ, trả nợ ODA hết 20 tỷ, còn lại 5 tỷ không đủ mua lại thiết bị của chủ nợ, thế là họ đề xuất vay thêm gói ODA tiếp.
Nếu tôi biết sử dụng đồng tiền, biết cách đầu tư hiệu quả, vừa khai thác vừa tôn tạo những tài nguyên cha ông để lại. Thì chắc chắn tôi sẽ chọn gói vay thông thường với lãi suất thị trường để tôi làm chủ mảnh đất mình, và làm giàu ngay trên lãnh địa của mình. Còn nếu tôi là thằng bất tài, chỉ biết ăn chơi phá phách thì tôi chọn gói "vay ưu đãi ODA" để trao cơ hội làm giàu trên lãnh địa của mình cho người ta.
Thực ra vốn ODA rót vào chính phủ Việt Nam với lãi suất thấp làm mồi nhử. Nhưng sự ràng buộc mới là cái chủ nợ nhắm đến. Khi độc quyền trúng thầu thì số tiền vay ODA đó sẽ trở vào tay doanh nghiệp chủ nợ và trở về quốc gia cho vay. Còn lại núi nợ Việt Nam phải trả đủ.
Dự án ODA có giá thành đắt gấp đôi, gấp 3 so với dự án cùng dạng tại nước chủ nợ. Nếu quản lý dòng tiền tốt, chính quyền trong sạch thì cùng số tiền vay như thế, Việt Nam có thể xây 2 hay 3 công trình giống vậy, và đồng thời tạo việc làm cho doanh nghiệp trong nước thực hiện để họ góp phần vào phát triển kinh tế. Như vậy khoản vay ODA đã tước mất cơ hội của doanh nghiệp trong nước trao vào tay doanh nghiệp nước ngoài. Thế là đất nước mất hẳn nội lực.
Việc Nguyễn Xuân Phúc gạ gẫm Osane Dione, giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, để tìm khoản vay ODA tiếp thì hết thuốc chữa.
Tôi có một gia tài cha ông để lại gồm một đồn điền cao su trị giá trăm tỷ còn gần năm nữa vào mùa thu hoạch đầu tiên. Dự định mỗi mùa thu hoạch kiếm 30 tỷ mỗi năm. Hiện giờ đang đói vốn, số tiền dự định cho công tác chăm sóc và đầu tư thiết bị thu hoạch là 20 tỷ.
Có 2 nhà cho vay, một là ngân hàng chào gói cho vay 20 tỷ với lãi suất 7%/năm với kỳ hạn 12 tháng, người vay toàn quyền sử dụng vốn vay, tự chăm sóc, và thu hoạch. Sau 12 tháng đợt thu hoạch đầu tiên kết thúc thì trả nợ ngân hàng cả vốn lẫn lãi là 21 tỷ 400 triệu. Gói thứ 2 là khoản vay ODA với lãi suất 0% với kỳ hạn 5 năm, nhưng kèm theo điều kiện là phía cho vay sẽ thay tôi chăm sóc và thu hoạch, việc đầu tư thiết bị máy móc phục vụ thu hoạch họ cũng làm thay tôi, và họ cũng độc quyền bao tiêu sản phẩm với giá ấn định.
Chọn lựa thứ nhất, nếu tôi vay ngân hàng với lãi suất thị trường, sau đó tôi tự chăm sóc, tự thu hoạch và tự do lục tìm nhà tiêu thụ nào chào giá tốt nhất. Cuối cùng, mùa thu hoạch đầu tiên tôi lời 30 tỷ, trả ngân hàng 21 tỷ 400 triệu, còn lãi ròng là 8 tỷ 600 triệu. Với thiết bị sẵn có, 4 năm tiếp theo tôi lời 30 tỷ mỗi năm. Cuối cùng sau 5 năm tôi kiếm được 128 tỷ 600 triệu. Vườn cao su hoàn toàn do tôi làm chủ.
Chọn lựa thứ 2, nếu tôi vay nguồn vốn ODA thì tôi phải giao đồn điền cho chủ nợ làm, sau đó họ hạch toán cho tôi xem. Tôi thì rảnh rang ăn chơi. Sản lượng không mất nhưng giá độc quyền bao mua thấp, công chăm sóc của họ cực cao, thiết bị họ nhập về cũng quá đắt đỏ nên sau khi để họ thu hoạch trừ khấu hao và chi phí đầu tư của họ tôi còn lời được 5 tỷ. Vậy trong 5 năm, tôi lời 25 tỷ, trả nợ ODA hết 20 tỷ, còn lại 5 tỷ không đủ mua lại thiết bị của chủ nợ, thế là họ đề xuất vay thêm gói ODA tiếp.
Nếu tôi biết sử dụng đồng tiền, biết cách đầu tư hiệu quả, vừa khai thác vừa tôn tạo những tài nguyên cha ông để lại. Thì chắc chắn tôi sẽ chọn gói vay thông thường với lãi suất thị trường để tôi làm chủ mảnh đất mình, và làm giàu ngay trên lãnh địa của mình. Còn nếu tôi là thằng bất tài, chỉ biết ăn chơi phá phách thì tôi chọn gói "vay ưu đãi ODA" để trao cơ hội làm giàu trên lãnh địa của mình cho người ta.
Thực ra vốn ODA rót vào chính phủ Việt Nam với lãi suất thấp làm mồi nhử. Nhưng sự ràng buộc mới là cái chủ nợ nhắm đến. Khi độc quyền trúng thầu thì số tiền vay ODA đó sẽ trở vào tay doanh nghiệp chủ nợ và trở về quốc gia cho vay. Còn lại núi nợ Việt Nam phải trả đủ.
Dự án ODA có giá thành đắt gấp đôi, gấp 3 so với dự án cùng dạng tại nước chủ nợ. Nếu quản lý dòng tiền tốt, chính quyền trong sạch thì cùng số tiền vay như thế, Việt Nam có thể xây 2 hay 3 công trình giống vậy, và đồng thời tạo việc làm cho doanh nghiệp trong nước thực hiện để họ góp phần vào phát triển kinh tế. Như vậy khoản vay ODA đã tước mất cơ hội của doanh nghiệp trong nước trao vào tay doanh nghiệp nước ngoài. Thế là đất nước mất hẳn nội lực.
Việc Nguyễn Xuân Phúc gạ gẫm Osane Dione, giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, để tìm khoản vay ODA tiếp thì hết thuốc chữa.
Từ bao năm nay vẫn toàn là vay ODA để đầu tư, mà nguy hiểm nhất là vay Trung Cộng. Những ràng buộc trúng thầu đã làm Việt Nam nhận quả đắng. Công nghệ cũ tuồn vào Việt Nam, làm Việt Nam thành một đống rác, những công trình kém chất lượng giá thành cao vv... làm nát đất nước.
Điều đó nói lên chính quyền CS là một chính quyền bất lực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét