Làm việc không nghỉ 'là kém khôn ngoan'
Một phân tích tổng hợp cho thấy giờ làm việc quá lâu làm tăng 40% bệnh mạch vành tim, gần bằng hút thuốc là (50%). Một phân tích khác cho thấy người làm việc quá lâu dễ bị rủi ro đột quỵ, và người làm việc hơn 11 tiếng/ngày thì dễ có nguy cơ bị suy nhược gấp gấp 2,5 lần so với những người làm việc từ 7-8 tiếng. Ở Nhật Bản, điều này đã dẫn đến việc đáng lo ngại là karoshi, tức chết do làm việc quá sức.Theo luật pháp, mọi quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu đều có ít nhất bốn tuần nghỉ lễ có lương, và ở Ý còn có thêm 10 ngày lễ nữa. Khi tôi từ Washington DC chuyển đến Rome, một cảnh tượng đập vào mắt tôi nhiều hơn bất cứ cột cổ hoặc thành đường nào là mọi người không làm gì cả.
Tôi thường thấy các bà già nhoài người ra cửa sổ ngắm nhìn người đi dưới đường, hoặc các gia đình đi dạo tối luôn dừng lại hỏi thăm bạn bè. Ngay cả cuộc sống văn phòng cũng khác. Không có cảnh ăn bánh mì kẹp vội vàng. Đến giờ ăn trưa, các nhà hàng đầy rẫy chuyên gia ăn uống đàng hoàng.
Dĩ nhiên kể từ khi khách du lịch bắt đầu viết các nhận xét ở thế kỷ 17 thì người nước ngoài có ý nghĩ rập khuôn về sự 'lười nhác' của người Ý. Nhưng không hẳn như thế đâu. Chính những người đi xe máy để ăn trưa dềnh dành ở nhà thường quay lại văn phòng làm việc tới tận 8 giờ tối.
Ngay cả như vậy, niềm tin hiển nhiên về sự cân bằng công việc vất vả với cái thú vị không phải làm gì (il dolce far niente) luôn làm tôi ngạc nhiên. Nói cho cùng, không làm gì có vẻ trái ngược với năng suất cao. Và năng suất, dù để sáng tạo, cho việc trí tuệ hay công nghiệp, là việc sử dụng một cách tốt nhất thời gian.
Nhưng khi lấp đầy ngày bằng các công việc làm, nhiều người thấy rằng hoạt động không ngừng nghỉ không phải là cách khôn ngoan để có năng suất. Nó là kẻ thù của năng suất.
Một nghiên cứu cho thấy các doanh nhân ít đi nghỉ phép ở tuổi trung niên thường chết sớm hơn và yếu hơn khi về già.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng không chỉ thành phẩm của ta sau ngày làm việc 14 tiếng sẽ tồi hơn so với khi ta sảng khoái. Mô hình làm việc này cũng làm suy yếu sự sáng tạo và nhận thức. Dần dà nó có thể làm sức khỏe ta yếu đi và thậm chí, trớ trêu thay, như thể ta không còn mục đích sống nữa.
Hãy coi công việc trí tuệ như việc ta nằm sấp đẩy tay, Josh Davis, tác giả cuốn 'Two Awesome Hours', nói. Thí dụ ta muốn đẩy 10.000 cái. Cách 'hiệu quả' nhất là làm xong tất cả mà không nghỉ ngơi. Ta thấy ngay là không thể được. Thay vì thế, nếu ta chia việc này thành vài lần trong nhiều tuần và xen kẽ với các hoạt động khác, thì việc đạt 10.000 cái là khả thi hơn.
"Về khía cạnh này thì bộ não giống hệt một cơ bắp," Davis nói. "Đặt điều kiện sai là phải làm việc liên tục thì ta làm được ít việc đi. Đặt điều kiện đúng thì có lẽ ít có việc gì mà ta không thể làm được."
Làm hoặc chết
Tuy nhiên, nhiều người có khuynh hướng nghĩ bộ não ta không phải như cơ bắp, mà như máy tính, có khả năng làm việc liên tục. Điều này không chỉ không đúng, nó còn thúc đẩy ta làm việc không nghỉ hàng giờ, là việc có hại, nhiều chuyên gia nói.
"Ý tưởng rằng bạn có thể kéo dài sự tập trung sâu sắc và thời gian có năng suất cho đến thời hạn ấn định tùy ý là thực sự sai lầm. Như thế là tự hại mình." nhà nghiên cứu khoa học Andrew Smart, tác giả cuốn Autopilot, nói. "Nếu bạn liên tục tự đặt mình vào thế khó khăn khi mà sinh lý bạn chỉ muốn nghỉ ngơi nhưng bạn lại cứ cố gắng làm tiếp thì bạn sẽ nhận được phản ứng căng thẳng ở mức thấp mà nó là mãn tính, và theo thời gian, trở thành nguy hiểm."
Một phân tích tổng hợp cho thấy giờ làm việc quá lâu làm tăng 40% bệnh mạch vành tim, gần bằng hút thuốc là (50%). Một phân tích khác cho thấy người làm việc quá lâu dễ bị rủi ro đột quỵ, và người làm việc hơn 11 tiếng/ngày thì dễ có nguy cơ bị suy nhược gấp gấp 2,5 lần so với những người làm việc từ 7-8 tiếng.
Ở Nhật Bản, điều này đã dẫn đến việc đáng lo ngại là karoshi, tức chết do làm việc quá sức.
Vấn đề chết do làm việc quá sức lan rộng đến mức những gia đình của nạn nhân nhận được tiền bồi thường của chính phủ khoảng 20.000 đô la mỗi năm.
Nếu bạn đang băn khoăn liệu điều này có nghĩa là bạn nên dùng ngay kỳ nghỉ phép đã để khất quá lâu, thì bạn nên đi nghỉ đi. Một nghiên cứu về các doanh nhân tại Helsinki đã phát hiện ra trong hơn 26 năm, các nhà quản lý và doanh nhân mà ít đi nghỉ phép ở tuổi trung niên thì dễ chết sớm và có sức khỏe yếu ở tuổi già.
Một số người sáng tạo và năng suất nhất thế giới đã thấy hết tầm quan trọng của việc làm việc ít hơn. Họ có một niềm tin mạnh mẽ vào công việc, nhưng cũng dành nhiều cho việc nghỉ ngơi vui chơi.
"Hãy làm một việc cho đến khi xong," nghệ sĩ và nhà văn Henry Miller đã viết trong '11 điều răn khi viết văn' của ông. "Hãy dừng lại vào thời gian ấn định. Hãy là con người, gặp gỡ mọi người, đi chơi các nơi, uống rượu nếu thích."
Ngay cả người cha sáng lập ra Hoa Kỳ, Benjamin Franklin, một mẫu hình về con người siêng năng, cũng dành rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Mỗi ngày ông nghỉ ăn trưa 2 tiếng, tối cũng nghỉ và ngủ cả đêm. Thay vì làm việc không ngừng cho nghề in để kiếm tiền, ông dành rất nhiều thời gian cho các sở thích và cho giao lưu. "Thực tế, chính những sở thích tách ông thoát khỏi nghề chính đã dẫn ông tới rất nhiều điều kỳ diệu làm ông nổi tiếng, như sáng chế lò Franklin và thanh tia sét," Davis viết.
Là triết gia, Bertrand Russell đã viết: "Người Mỹ cần được nghỉ ngơi, nhưng ho không biết điều đó."
Ngay cả trên phạm vi toàn cầu, ta không thấy có tương quan rõ ràng giữa năng suất của một quốc gia và số giờ làm việc bình quân. Ví dụ, với 38,6 giờ làm việc một tuần, nhân viên trung bình của Hoa Kỳ làm việc 4,6 giờ một tuần so với người Na Uy. Nhưng theo GDP, công nhân Na Uy tạo ra 78,70 đô la Mỹ một giờ, Mỹ là 69,60 đô la Mỹ.
Ở Ý, nơi coi nghỉ ngơi là điều thú vị thì thế nào? Với trung bình 35,5 giờ một tuần, Ý có năng xuất tăng hơn 40% mỗi giờ so với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà mọi người làm việc trung bình 47,9 giờ một tuần. Ý thậm chí còn cạnh với Anh, nơi mọi người làm việc 36,5 giờ/tuần.
Tất cả những phút nghỉ uồng cà phê có vẻ như không phải là tồi tệ đâu.
Sóng não
Nhà phát minh và nhà khoa học Benjamin Franklin đã thực hiện các thí nghiệm để khám phá những sự thật chưa biết về bản chất của sét và điện.
Lý do mà ta có ngày tám giờ là vì các công ty thấy rằng cắt giảm giờ của nhân viên có tác động ngược lại điều họ nghĩ khi trước: nó nâng cao năng suất lên.
Trong Cách Mạng Công Nghiệp, ngày làm việc từ 10- 16 giờ là bình thường. Ford là công ty đầu tiên thử nghiệm với một ngày làm việc 8 tiếng, và thấy rằng công nhân có năng suất cao hơn không những tính theo giờ mà tính theo tổng thể. Trong vòng hai năm, tiền lãi đã tăng gấp đôi.
Nếu ngày làm việc 8 giờ tốt hơn 10 giờ, liệu rút thời gian hơn nữa có tốt hơn không? Có thể lắm. Đối với người trên 40 tuổi, nghiên cứu cho thấy tuần làm việc 25 giờ có thể là tối ưu cho sự nhận thức, trong khi Thụy Điển gần đây đã thử nghiệm ngày làm việc 6 giờ, họ nhận thấy rằng nhân viên có sức khoẻ và năng suất tốt hơn.
Điều này có vẻ chứng minh được bằng cách mọi người hành xử trong ngày làm việc.
Một cuộc điều tra gần 2.000 nhân viên văn phòng làm việc toàn thời ở Anh cho thấy rằng mọi người chỉ làm việc hiệu quả trong 2 giờ 53 phút trong số 8 giờ/ngày. Thời gian còn lại là xem truyền thông xã hội, đọc tin tức, trò chuyện với các đồng nghiệp việc không liên quan đến công việc, ăn uống, và thậm chí tìm kiếm công việc mới.
Chúng ta chỉ có thể tập trung trong một khoảng thời gian ngắn hơn nữa nếu phải làm việc hết sức mình. Các nhà nghiên cứu như nhà tâm lý học K Anders Ericsson của trường Đại học Stockholm đã phát hiện ra rằng khi tham gia vào loại 'thực hành phải cân nhắc kỹ'cần phải thực sự nắm vững chuyên môn thì chúng ta cần nhiều lần nghỉ hơn ta nghĩ. Hầu hết mọi người chỉ có thể xử lý liên tục trong một giờ. Và nhiều người ở đỉnh cao, như các nhạc công, nhà văn và vận động viên ưu tú, không bao giờ dành quá 5 giờ liên tục một ngày cho công việc.
Các thông lệ khác mà họ chia sẻ là gì? "Xu hướng ngày càng hay dùng là ngủ để phục hồi," Ericsson viết, một cách để não và cơ thể cùng nghỉ.
Các nghiên cứu khác cũng nhận thấy rằng việc nghỉ một thời gian ngắn trong một công việc đã giúp những người tham gia thử nghiệm duy trì sự tập trung của họ và tiếp tục thực hiện ở mức cao. Việc không nghỉ ngơi làm cho hiệu suất tồi tệ hơn.
Nghỉ ngơi tích cực
Virginia Woolf đã viết: "Bà ấy không muốn di chuyển hay nói chuyện. Bà ấy muốn nghỉ ngơi, muốn ngả người, muốn mơ màng, bà ấy cảm thấy rất mệt mỏi"
Nhưng 'nghỉ ngơi', như một số nhà nghiên cứu chỉ ra, không phải là từ tốt nhất cho những gì chúng ta đang làm nếu ta nghĩ ta đang không làm gì.
Như chúng tôi đã viết trước đây, một phần của bộ não mà nó kích hoạt khi bạn đang 'không làm gì'( được gọi là mạng lưới ở chế độ mặc định , DMN), sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố bộ nhớ và hình dung tương lai. Nó cũng là khu vực của bộ não mà nó kích hoạt khi ta đang quan sát người khác, nghĩ về bản thân, đánh giá về đạo đức hoặc xử lý cảm xúc của người khác.
Nói cách khác, nếu mạng này bị tắt đi, chúng ta có thể phải vật lộn để nhớ, dự đoán hậu quả, nắm bắt tương tác xã hội, hiểu bản thân, hành động có đạo đức hoặc thông cảm với người khác, nghĩa là tất cả những điều làm cho chúng ta không những hoạt động được ở cơ quan mà cả trong đời sống.
"Nó giúp bạn nhận ra tầm quan trọng sâu sắc hơn của tình huống. Nó giúp bạn hiểu ý nghĩa của các sự việc. Khi bạn không hiểu ý nghĩa của các sự việc, bạn chỉ phản ứng và hành động ở thời điểm này, và bạn bị phụ thuộc vào nhiều loại nhận thức, cách cư xử và lòng tin mang tính cảm xúc và chưa đúng," Mary Helen Immordino-Yang, một nhà thần kinh học và nhà nghiên cứu thuộc Viện Não và Sự Sáng Tạo của Đại học Nam California, nói.
Chúng ta cũng sẽ không thể đưa ra những ý tưởng mới hoặc những kết nối. Là nơi sinh ra sự sáng tạo, DMN (mạng lưới ở chế độ mặc định) sẽ kích hoạt khi bạn tạo mối liên hệ giữa các đối tượng tưởng như không có liên quan hoặc nghĩ ra những ý tưởng ban đầu. Đó cũng là nơi ẩn náu những khoảnh khắc mà bạn thốt ra 'à hóa ra là thế', có nghĩa là, giống Archimedes, nếu bạn phát hiện ra một ý tưởng hay lần cuối khi bạn đang tắm hay đang đi chơi thì bạn nên cám ơn cái sinh học trong người bạn.
Có lẽ quan trọng nhất, nếu chúng ta không dành thời gian hướng sự chú ý vào bên trong thì chúng ta sẽ để mất một yếu tố hạnh phúc.
"Rất nhiều lần, chúng ta chỉ làm các việc mà không gắn ý nghĩa cho chúng,"
Immordino-Yang nói. "Khi bạn không có khả năng gắn các hành động của mình vào một sự nghiệp rộng lớn hơn thì theo thời gian chúng là vô mục tiêu, trống rỗng, không kết nối với ý nghĩa lớn hơn của bản thân bạn. Và chúng ta biết rằng không có một mục đích, theo thời gian có liên quan đến việc không có được sức khoẻ tâm lý và sinh lý tối ưu."
Nhưng như bất cứ ai đã cố gắng thiền đều biết, việc không làm gì lại là việc khó. Có bao nhiêu người trong chúng ta, sau 30 giây ngừng hoạt động, gọi điện cho chúng tôi?
Thực tế, điều đó khiến chúng tôi khó chịu đến nỗi chúng tôi muốn tự làm tổn thương mình. Đúng vậy. Trong 11 nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người tham gia thà làm bất cứ điều gì, thậm chí tự chịu cú sốc điện, hơn là không làm gì. Mà không phải họ bị yêu cầu ngồi yên lâu đâu: chỉ từ 6 đến 15 phút.
Tin vui là bạn không phải tuyệt nhiên không làm gì để có được lợi ích. Đúng là sự nghỉ ngơi là quan trọng. Nhưng suy nghĩ tích cực cũng vậy, như nghiền ngẫm để vượt qua một vấn đề hoặc tư duy về một ý tưởng.
Thực tế, bất cứ điều gì đòi hỏi đến sự hình dung các kết quả giả thuyết hoặc các tình huống tưởng tượng, như thảo luận với bạn bè về một vấn đề, hoặc bị sa đà miên man vào một cuốn sách hay, cũng đều có tác dụng tốt, Immordino-Yang nói. Nếu bạn có chủ đích, bạn có thể dùng đến DMN khi xem trật tự xã hội.
"Nếu bạn chỉ nhìn vào một bức ảnh đẹp, nó sẽ ngừng hoạt động. Nhưng nếu bạn tạm dừng và cho phép mình tự kể câu chuyện rộng hơn về lý do tại sao người trong bức ảnh lại trông như vậy, tạo ra câu chuyện về ảnh này, thì bạn có thể sẽ kích hoạt các mạng lưới đó." bà nói.
Cũng không mất nhiều thời gian để hoàn tác các tác động bất lợi của hoạt động không đổi. Khi cả người lớn và trẻ em đi dã ngoại mà không mang theo công cụ thiết bị gì trong 4 ngày, thì hiệu suất của họ đối với một nhiệm vụ xét cả tính sáng tạo và cách giải quyết khó khăn đã được nâng cao 50%. Thậm chí chỉ cần đi bộ dã ngoại một lần cũng cho thấy làm tăng đáng kể tính sáng tạo.
Một phương pháp hiệu quả cao khác để sửa chữa hư hại là thiền định: chỉ cần một tuần thực hành cho những người từ trước không bao giờ thiền định, hoặc một buổi duy nhất cho những người thực hành có kinh nghiệm, có thể cải thiện tính sáng tạo, tâm trạng, trí nhớ và sự tập trung.
Amanda Ruggeri
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét