NGƯỜI TA LỚN HƠN BỞI VÌ ANH QUỲ XUỐNG!
Người ta lớn hơn bởi vì anh quỳ xuống
Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn! (Ma-rat)
FB Thu Thủy Phạm - Nhìn tấm hình bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vừa bắt tay, vừa xoa đầu một cầu thủ trong buổi lễ vinh danh thầy trò HLV Park Hang- seo mà tôi thấy chướng. Qua tấm hình này bộc lộ ra nhiều điều mà chúng ta cần thiết phải bàn luận. Nó cho thấy những lỗ hổng rất lớn về giáo dục bài bản của người Việt Nam ngay từ trong gia đình.Có gì đâu ta cầu khẩn van lơn! (Ma-rat)
Thứ nhất, qua hành động này của bà Chủ tịch Quốc hội, cho thấy những kiến thức sơ đẳng về ngoại giao của bà hoàn toàn non kém. Phép lịch sự tối thiểu khi bắt tay người đối diện với mình là vừa bắt tay, vừa nhìn vào mắt người đối diện để thể hiện sự tôn trọng dành cho nhau.
Thứ hai, đây là buổi lễ vinh danh, thì có nghĩa là người được vinh danh rất đáng được tôn trọng, rất đáng được đề cao. Trong khi bà Chủ tịch Quốc hội vừa bắt tay, vừa xoa đầu thì vô tình đang hạ thấp đối phương - người đứng trên bục vinh quang xuống hàng thấp kém, hạ tiện! Sẽ đẹp hơn, trong khi bắt tay với người chiến thắng - người hùng trở về thì bà Chủ tịch Quốc hội có thể hơi cúi người một chút để thể hiện sự tôn trọng và thể ý muốn xoá bỏ khoảng cách giữa một Chủ tịch Quốc hội với một người dân- một người anh hùng. Như thế vừa tôn trọng đối phương, vừa tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt mọi người.
Thứ ba, hành động xoa đầu thường xảy ra khi trong vòng thân thuộc. Bậc cha chú xoa đầu con cái khi khen ngợi hoặc khi an ủi điều gì. Nếu là người ngoài, mà xoa đầu người khác thì lại là hành động trịch thượng, khinh thường người khác.
Khi bà Chủ tịch Quốc hội vừa bắt tay vừa xoa đầu người đối diện cho thấy tư duy của kẻ cai trị người khác, buộc người khác phải cúi đầu phục tùng mình.
Hình ảnh cầu thủ vừa cúi đầu, vừa bắt tay bà Chủ tịch Quốc hội khiến tôi nhớ đến hình ảnh cô sinh viên đại diện cho Thanh niên Việt Nam ra sân bay đón Tổng thống Obama vào hồi tháng 5 năm 2016! Khi ra bắt tay ngài Tổng thống Mỹ, đáng ra cô phải đứng thẳng người, thể hiện tâm thế bình đẳng thì cô cũng đã cúi người, so vai rụt cổ. Bộc lộ sự tự ti, hèn kém của mình!
Mọi người đều bình đẳng với nhau. Bất kể người đối diện với mình là Tổng thống hay là Chủ tịch Quốc hội! Nên không việc gì ta phải khom lưng, cúi đầu khi bắt tay người đối diện với mình! Để hiểu và ý thức được điều này mỗi một cá nhân cần phải được giáo dục trong gia đình từ khi còn nhỏ và khi đến trường.
Khi xem các bộ phim của Mỹ hay của phương Tây, nếu để ý chúng ta sẽ thấy trẻ em ở họ đã được giáo dục bình đẳng ngay từ khi còn nhỏ. Nên dù là đang nhỏ tuổi nhưng khi nói chuyện với người lớn trẻ em của họ vẫn không cảm thấy nhỏ bé mà vẫn tự tin nói chuyện, tự tin tranh luận, bắt tay một cách bình đẳng.
Nói đến đây, tôi lại nhớ đến hình ảnh một cô giáo Việt Nam Cộng Hòa trong tà áo dài trắng đang đứng trên bục giảng bắt tay với ngài Tổng thống Hoa Kỳ. Ngài Tổng thống Hoa Kỳ hơi cúi người xuống để bắt tay với cô, còn cô thì đứng thẳng, cười tươi nhìn thẳng vào mặt ngài Tổng thống Mỹ mà bắt tay! Điều đó cho thấy, nền giáo dục của VNCH đã dạy cho công dân của mình sự tự tin, bình đẳng ngay cả với một cường quốc lớn! Thoát khỏi tâm lý của một dân tộc tiểu nhược, hèn kém. Khẳng định vị trí của dân tộc mình, quốc gia mình là ngang bằng với các quốc gia trên thế giới!
Một cái bắt tay tưởng như rất bình thường nhưng thực ra rất quan trọng. Trong cuộc sống đời thường thì để khẳng định vị thế của cá nhân với người đối diện, trong ngoại giao thì để khẳng định vị thế của quốc gia mình với tất cả các quốc gia trên thế giới! Một cái bắt tay bình thường nhưng lại cho thấy được bản chất của một chế độ chính trị của quốc gia đó!
Hồi người ta đi học thì chắc ngân mải vô rừng ngậm cu mấy ảnh bộ đội cụ hù
Trả lờiXóaĐúng là chướng mắt thật . Không phải cứ nhỏ con ,nhỏ tuổi hơn là kém nhân cách hơn .Chưa biết ai !
Trả lờiXóaChờ xem: mụ này sẽ làm TBT.
Trả lờiXóaVì đây cũng là kẻ (nhất nhì) dối trá không biết ngượng mồm.