"QUYỀN LỰC THỨ 5"
Quốc Ấn Mai - Quyền cơ bản của người tiêu dùng là phản đối và tẩy chay một sản phẩm kém chất lượng, một dịch vụ vô văn hóa. Từng rất rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam lên tiếng phản đối một loại hàng hóa tiêu dùng (ví dụ lụa Khải silk) và một dịch vụ tiêu dùng (ví dụ bay VietJet). Nhưng tẩy chay lại là kỹ năng rất kém của người tiêu dùng. Nguyên nhân chính: Ham rẻ. Họ không thay đổi tư duy khi không tìm hiểu thêm các phương thức "khác ham rẻ".
Tấm ảnh chế này thể hiện được bản chất VietJet?
Phương thức 1: Không dùng sản phẩm hay dịch vụ kém chất lượng. Tôi không uống nước ngọt mấy năm nay thấy có sao đâu.
Phương thức 2: Kiếm "đứa khác". Bạn nào từng xài cả 3 mạng di động chính hiện nay sẽ rõ nhất. Giờ tôi xài 2/3 mạng sau 1 thời gian xác định mạng điện thoại nào bẩn bựa nhất về tính cước. Và dĩ nhiên, không ngại bỏ số xài lâu năm. Về sau mà Bộ 4T cho đổi nhà mạng không cần đổi số thì chuyện tôi chuyển mạng điện thoại 3 lần/tháng là bình thường. Làm việc này phải mất thời gian và tốn kém.
Phương thức 3: Một số sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng bắt buộc phải dùng (độc quyền như điện, nước, xăng...) thì dùng rất hạn chế qua một số hình thức trung gian như tìm hiểu các phương thức tiết kiệm nước với mặt hàng nước, dùng điện mặt trời và đèn led với mặt hàng điện lưới, đi xe đạp hay bus đối với mặt hàng xăng. Làm việc này phải chấp nhận tốn kém lẫn mất thời gian hơn phương án 2.
Như đã nói, người tiêu dùng Việt ham rẻ dù ai cũng biết thành ngữ "của rẻ là của ôi". Nhưng cafe study VietJet đang được viral nhận định kiểu "đố tẩy chay được" thì nhầm to. Tôi nói nhầm to đối với những người cố tình lẫn vô tình viral cho VietJet theo style "đố tẩy chay được"!
Trừ trường hợp nhà có tang ma hay công việc khác khẩn cấp để có gì bay nấy, còn lại khỏi đố! Được hết!
Năm 2017 tôi bay khá nhiều chuyến, đa phần là VietJet nhưng tóm lại có cả VNA và JetStar. Có cả vé mời lẫn vé tiền túi. Vé tiền túi nhiều hơn vé mời. Vậy tôi nên làm sao để thực hiện lời hứa tẩy chay VietJet?
-Với vé mời, tôi có thể yêu cầu đơn vị mời không sử dụng dịch vụ của VietJet bắt đầu từ bây giờ. Giả sử vé VietJet là phương thức bắt buộc để đơn vị mời thanh toán định mức thì tôi sẽ tự bỏ tiền túi để bù vào tiền vé ấy qua hình thức chọn 1 khách sạn (cũng được mời) với giá phòng rẻ hơn. Suy cho cùng là chỗ ngả lưng thôi mà! Còn với các đơn vị đã dám đặt khách sạn từ 3 sao trở lên thì chuyện vé mời hãng nào họ không lăn tăn đâu.
-Với vé tiền túi, tôi sẽ cố sắp xếp công việc khoa học và hiệu quả hơn để đặt vé từ sớm để được rẻ hơn (dù có thể vé ấy vẫn mắc hơn VietJet). Nếu bạn đi có những chuyến bay hạng sang giá vẫn siêu rẻ nếu đặt vé từ sớm thì bạn hiểu điều này ngay. Và một điều tích cực khác trong việc giữ nguyên tắc sống của mình (tẩy chay VietJet) là tôi sẽ đặt mục tiêu kiếm tiền tốt hơn để đi máy bay hạng sang mà không lăn tăn gì về giá.
Có một người anh của tôi đã tẩy chay U23 nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng. Anh ấy không xem bóng đá hơn 15 năm từ thời điểm U23 Việt Nam bán độ tại SEA GAMES 2005. Cho đến khi U23 hiện tại "chinh phục" được anh thì anh chỉ nói cần cảm ơn các ông bầu tư nhân. Anh ấy nói quá trúng!
Quay trở lại, nếu VietJet thực sự xin lỗi thì có lẽ tôi đã không gọi bức thư xin lỗi của họ là trơ trẽn. Màn đổ lỗi cho các cô bikini tự ý đi ra bị bóc trần khi người mẫu LTH phát biểu trên báo chí là theo yêu cầu của VietJet. Điều đó càng làm tôi quyết tâm hơn chia tay thương hiệu này vì hiểu rất rõ rằng văn hóa doanh nghiệp không tự dưng xây dựng vài ngày là có. Thành công của U23 hôm nay cũng vậy với gần 1 thập kỷ rèn quân.
Nhìn rộng ra, không có thương hiệu nào mà người tiêu dùng không thể tẩy chay, kể cả thương hiệu chính trị dân túy được truyền thông ca ngợi. Người tiêu dùng- đối tượng được coi là "quyền lực thứ 5" chỉ thực sự "có quyền lực" khi họ dám "trả giá" để đặt được mục đích là xài hàng thật, xài dịch vụ tốt của doanh nghiệp có văn hóa.
Nhìn rộng ra hơn nữa, muốn nhà nước xem xét giá xăng dầu hay thuế phí các loại hay điều hành đất nước cũng vậy!
Nhìn rộng ra hơn nữa.... Cũng thế!
Chú thích ảnh: Tấm ảnh chế này thể hiện được bản chất VietJet?
Phương thức 2: Kiếm "đứa khác". Bạn nào từng xài cả 3 mạng di động chính hiện nay sẽ rõ nhất. Giờ tôi xài 2/3 mạng sau 1 thời gian xác định mạng điện thoại nào bẩn bựa nhất về tính cước. Và dĩ nhiên, không ngại bỏ số xài lâu năm. Về sau mà Bộ 4T cho đổi nhà mạng không cần đổi số thì chuyện tôi chuyển mạng điện thoại 3 lần/tháng là bình thường. Làm việc này phải mất thời gian và tốn kém.
Phương thức 3: Một số sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng bắt buộc phải dùng (độc quyền như điện, nước, xăng...) thì dùng rất hạn chế qua một số hình thức trung gian như tìm hiểu các phương thức tiết kiệm nước với mặt hàng nước, dùng điện mặt trời và đèn led với mặt hàng điện lưới, đi xe đạp hay bus đối với mặt hàng xăng. Làm việc này phải chấp nhận tốn kém lẫn mất thời gian hơn phương án 2.
Như đã nói, người tiêu dùng Việt ham rẻ dù ai cũng biết thành ngữ "của rẻ là của ôi". Nhưng cafe study VietJet đang được viral nhận định kiểu "đố tẩy chay được" thì nhầm to. Tôi nói nhầm to đối với những người cố tình lẫn vô tình viral cho VietJet theo style "đố tẩy chay được"!
Trừ trường hợp nhà có tang ma hay công việc khác khẩn cấp để có gì bay nấy, còn lại khỏi đố! Được hết!
Năm 2017 tôi bay khá nhiều chuyến, đa phần là VietJet nhưng tóm lại có cả VNA và JetStar. Có cả vé mời lẫn vé tiền túi. Vé tiền túi nhiều hơn vé mời. Vậy tôi nên làm sao để thực hiện lời hứa tẩy chay VietJet?
-Với vé mời, tôi có thể yêu cầu đơn vị mời không sử dụng dịch vụ của VietJet bắt đầu từ bây giờ. Giả sử vé VietJet là phương thức bắt buộc để đơn vị mời thanh toán định mức thì tôi sẽ tự bỏ tiền túi để bù vào tiền vé ấy qua hình thức chọn 1 khách sạn (cũng được mời) với giá phòng rẻ hơn. Suy cho cùng là chỗ ngả lưng thôi mà! Còn với các đơn vị đã dám đặt khách sạn từ 3 sao trở lên thì chuyện vé mời hãng nào họ không lăn tăn đâu.
-Với vé tiền túi, tôi sẽ cố sắp xếp công việc khoa học và hiệu quả hơn để đặt vé từ sớm để được rẻ hơn (dù có thể vé ấy vẫn mắc hơn VietJet). Nếu bạn đi có những chuyến bay hạng sang giá vẫn siêu rẻ nếu đặt vé từ sớm thì bạn hiểu điều này ngay. Và một điều tích cực khác trong việc giữ nguyên tắc sống của mình (tẩy chay VietJet) là tôi sẽ đặt mục tiêu kiếm tiền tốt hơn để đi máy bay hạng sang mà không lăn tăn gì về giá.
Có một người anh của tôi đã tẩy chay U23 nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng. Anh ấy không xem bóng đá hơn 15 năm từ thời điểm U23 Việt Nam bán độ tại SEA GAMES 2005. Cho đến khi U23 hiện tại "chinh phục" được anh thì anh chỉ nói cần cảm ơn các ông bầu tư nhân. Anh ấy nói quá trúng!
Quay trở lại, nếu VietJet thực sự xin lỗi thì có lẽ tôi đã không gọi bức thư xin lỗi của họ là trơ trẽn. Màn đổ lỗi cho các cô bikini tự ý đi ra bị bóc trần khi người mẫu LTH phát biểu trên báo chí là theo yêu cầu của VietJet. Điều đó càng làm tôi quyết tâm hơn chia tay thương hiệu này vì hiểu rất rõ rằng văn hóa doanh nghiệp không tự dưng xây dựng vài ngày là có. Thành công của U23 hôm nay cũng vậy với gần 1 thập kỷ rèn quân.
Nhìn rộng ra, không có thương hiệu nào mà người tiêu dùng không thể tẩy chay, kể cả thương hiệu chính trị dân túy được truyền thông ca ngợi. Người tiêu dùng- đối tượng được coi là "quyền lực thứ 5" chỉ thực sự "có quyền lực" khi họ dám "trả giá" để đặt được mục đích là xài hàng thật, xài dịch vụ tốt của doanh nghiệp có văn hóa.
Nhìn rộng ra hơn nữa, muốn nhà nước xem xét giá xăng dầu hay thuế phí các loại hay điều hành đất nước cũng vậy!
Nhìn rộng ra hơn nữa.... Cũng thế!
Chú thích ảnh: Tấm ảnh chế này thể hiện được bản chất VietJet?
Tẩy chay cộng sản đầu tiên đã!
Trả lờiXóa