Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Thoát bẫy ý thức hệ để phát triển


Thoát bẫy ý thức hệ 
Tiếp tục cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Cảnh Bình cho rằng các nhà kiến thiết quốc gia như Lý Quang Diệu, Atartuk, Đặng Tiểu Bình, Park Chung Hee đều không bị ý thức hệ chi phối mà chỉ quan tâm tới hiệu quả. Vai trò của một lý thuyết, ý thức hệ hay tư tưởng chủ đạo đóng vai trò như thế nào trong kiến thiết quốc gia? 
Kỳ 1: Lãnh đạo yếu khó cải tổ

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: topasiatours.com 
Các nhà kiến thiết quốc gia như Lý Quang Diệu, Atartuk, Đặng Tiểu Bình, Park Chung Hee đều không cứng nhắc theo ý thức hệ mà họ đủ thực dụng và thông minh để luôn học hỏi cố gắng đạt được kết quả. Điểm chung của họ là bất kỳ điều gì tốt cho đất nước họ đều sẵn sàng làm thay vì bị quy ước bởi một hệ tư tưởng nhất định. Bản chất trong chế độ cai trị của họ có sự tiến hóa.

Ví dụ, Lý Quang Diệu trọng thực dụng, không câu nệ vấn đề ý thức hệ, chỉ quan tâm hành động, hiệu quả, ít bàn lý luận. Đặng Tiểu Bình cũng đề ra thuyết “Mèo trắng mèo đen” dẫn dắt thành công sự nghiệp cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

Tuy nhiên đến khi Ataturk, Lý, Đặng, và Park đã lần lượt nắm quyền 19, 31, 14 và 18 năm, một cách tiếp cận chế độ cai trị mới đã hình thành và phát triển làm nền móng cho các chính phủ sau đó.

Vấn đề hội nhập đóng vai trò quan trọng thế nào trong kiến tạo quốc gia, thưa ông?

Cả bốn vị lãnh đạo đều kết nối đất nước của họ với thị trường quốc tế. Sự ổn định và mở cửa mà cả bốn người đạt được cho phép họ, với những khuyến khích phù hợp, thu hút đầu tư nước ngoài. Tất cả họ đều tận dụng được những lợi thế tương đối, chi phí lao động thấp, đều sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhằm kiếm ngoại hối để mua công nghệ từ nước ngoài và làm giàu cho người dân. Chỉ có Đặng thừa kế một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và, như những người khác, ông này nhanh chóng chấp nhận kinh tế thị trường.

Đặc biệt, để hội nhập cần ngôn ngữ nên cả bốn đất nước đều khuyến khích sinh viên của họ học ngoại ngữ. Singapore tiến xa đến mức biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chuẩn ở trường công. Điều này giúp người Singapore dễ dàng hưởng lợi hơn từ các thể chế giáo dục quốc tế và tham gia vào các thảo luận thương mại, chính trị quốc tế.

Như vậy một nhà kiến thiết quốc gia đóng vai trò như một “người hùng” tạo ra toàn bộ sự hình thành và phát triển của quốc gia phải không?

Không hẳn như vậy, trong cả bốn trường hợp, người lãnh đạo vững mạnh cần phải có một nhóm nhỏ những lãnh đạo cùng chí hướng, có tinh thần cống hiến, hoàn toàn quyết tâm với các mục tiêu và có thể trông đợi sẽ cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn họ phải đối diện khi kiến thiết những thay đổi căn bản trong xã hội. Mặc dù một số người trong nhóm thân cận có tách ra ở một số trường hợp, phần cốt lõi của các đồng minh tin cậy vẫn ở lại.

Trước khi lên nắm quyền, mỗi lãnh đạo trong bốn người này đều có một nhóm thân hữu gắn bó sâu sắc, họ đã gắn kết và phát triển các mục tiêu chung từ đó họ có thể tiến lên nhanh chóng và vững vàng khi phải đối mặt với vô vàn vấn đề sau khi nắm quyền. Họ cũng cần phải gắn kết với một nhóm rộng hơn những chuyên gia uyên bác để giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến kinh tế, khoa học công nghệ, và quan hệ đối ngoại.

Ví dụ, Lý Quang Diệu, thông qua Viện Raffle và và Cao đẳng Raffle, thông qua các cuộc họp với những người Singapore học ở Anh và thông qua công việc luật sư bảo vệ các lãnh đạo công đoàn và những người cánh tả khác, biết được nhiều người tài giỏi vào thời ông ở Singapore có tầm nhìn giống ông. Lý đánh giá cao thành tựu xuất sắc trong học thuật. Singapore đạt được như ngày nay không thể nhờ một mình Lý Quang Diệu mà là thành quả một tập hợp lãnh đạo rất tinh hoa.

Theo ông, đặc điểm chung nhất giữa các nhà kiến thiết quốc gia này là gì?

Tôi muốn nhắc lại quan điểm rằng họ đều rất thực dụng và không câu nệ lý luận xa rời thực tế.

Cả bốn lãnh đạo đều cảm nhận được sự cấp thiết phải định hình lại đất nước của họ và ít quan tâm hoặc kiên nhẫn vào những cuộc thảo luận học thuật không liên quan trực tiếp đến các vấn đề thực tế họ đang phải đối mặt.

Tất cả đều nhận ra rằng họ cần những quan chức tài năng và cần hỗ trợ những trường, trường đại học, và viện nghiên cứu chất lượng cao, tuy nhiên họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề liên quan đến công nghệ, kinh tế, và quản lý hơn là triết học, tôn giáo và văn học, cũng như các lĩnh vực khác trong các ngành khoa học xã hội nhân văn.

Họ đều vô thần và tin vào khoa học và Phong trào Khai sáng. Ataturk đặc biệt chỉ trích các hoạt động tôn giáo truyền thống đã ngăn cản các nỗ lực hiện đại hóa tư tưởng của ông. Mặc dù những người khác ít công khai chỉ trí tôn giáo hơn, họ thường có cùng quan điểm về vấn đề này.

Xin cảm ơn ông.
Minh Tiến thực hiện
http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/272798/thoat-bay-y-thuc-he.html

Mustafa Kemal Atatürk (phát âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: [musˈtafa ceˈmal ataˈtyɾk]; (1881 – 10 tháng 11 năm 1938) là một sĩ quan quân đội, nhà cách mạng, và là quốc phụ cũng như vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Atatürk được biết đến với tài nghệ thống soái siêu việt trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất[1]. Sau khi Đế quốc Ottoman thất bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông đã lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. Cuộc kháng chiến này đã thành công và dẫn đến kết quả là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời. Sau chiến tranh Atatürk đã tiến hành một công cuộc cải cách chính trị, kinh tế và văn hóa nhằm biến cựu Đế quốc Ottoman thành một nhà nước hiện đại và thế tục. Những nguyên tắc của cuộc Cải cách Atatürk, mà từ đó đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ra đời, được biết đến với cái tên Chủ nghĩa Kemal.
Tên khai sinh của ông là Mustafa (có nghĩa là "người được lựa chọn"), sau đó mang thêm tên thứ hai Kemal ("hoàn hảo"). Cho tới khi từ chức dưới thời Đế chế Ottoman, ông được biết đến dưới tên gọi Kemal Pasha (một chức vụ cao cấp trong hệ thống chính trị, thường được trao cho Tướng quân và quan Tổng đốc, tương được với danh hiệu Lord của người Anh). Trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ, ông mang thêm danh hiệu Gazi. Cho tới ngày 24 tháng 11 năm 1934Hội đồng Quốc gia Thỗ Nhĩ Kỳ quyết định trao tặng tên Atatürk có nghĩa là "Cha già dân tộc Thổ", vì những cống hiến lớn lao vì tổ quốc và nhân dân của ông.
Ngày 29 tháng 10 năm 1923, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập. Mustafa Kemal đưa Fevzi ÇakmakKazım Özalp và İsmet İnönü vào những vị trí quan trọng trong nội các mới. Họ sẽ giúp ông thực hiện các cuộc cải cách mà gần như bất khả thi trong những năm trước 1923.
Trong những năm đầu của nước cộng hòa này, họ phải đối đầu với thù trong giặc ngoài: chế độ cũ muốn trở lại. Mustafa Kemal nhìn ra hậu quả của chủ nghĩa phát xít nên loại bỏ. Ông cố sức ngăn cản sự truyền bá của chế độ chuyên chế như các nước đế quốc ÝĐức.
Cuộc cải cách Atatürk bị đánh giá là quá gấp rút: Những phong tục tập quán có hàng ngàn năm lịch sử gần như thay đổi hoàn toàn. Đặc biệt là những cải cách tôn giáo của ông gặp nhiều phản đối, và tạo nên một mối bất đồng đáng kể giữa xã hội vàchính trị tồn tại cho đến ngày nay.
Giữa năm 1937, sức khỏe của Ataturk suy giảm, và có dấu hiệu của bệnh xơ gan. Trong bản di chúc viết ngày 5 tháng 9 năm1938, ông hiến toàn bộ tài sản của mình cho Đảng Nhân dân Cộng hòa.

Tang lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Mustafa Kemal Ataturk qua đời tại Istanbul vào lúc 09:05 tối ngày 10 tháng 11 năm 1938, hưởng thọ 57. Hơn 17 quốc gia viếng tang bằng người đại diện và đội nghi lễ. Hài cốt ông được đưa vào Bảo tàng Dân tộc học ở Ankara vào tháng 11 năm 1953, đám diễu hành gồm toàn bộ các thành viên nội các kéo dài hơn 2 dặm, cùng hơn 21 triệu dân khắp cả nước.
Khẩu hiệu nổi tiếng nhất của Atatürk là "hòa bình tại gia, hòa bình trên toàn thế giới", thể hiện cho tư tưởng và quan điểm của ông về tính nhất quán giữa chính sách đối nội và đối ngoại. Đây không chỉ là quyết định ngẫu nhiên, nó xuất phát từ nhu cầu cấp bách của một nhà nước non trẻ mà tính ổn định lâu dài của nó phụ thuộc nhiều vào quan hệ quốc tế.[3]
Ông thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với kẻ thù cũ Hy Lạp bằng việc mời thủ tướng Hy Lạp là Eleftherios Venizelos đến thăm thủ đô Ankara năm 1923, và Venizelos thậm chí còn đề cử Ataturk cho giải Nobel Hòa bình năm 1934. Tướng Douglas McArthur của Mỹ nhiều lần bày tỏ lòng ngưỡng mộ và "vinh dự là một người bạn trung thành của Ataturk".
Tên tuổi và chân dung của Ataturk có thể nghe và thấy khắp Thổ Nhĩ Kỳ: ở công trình công cộng, trường học, sách giáo khoa và tiền tệ. Hàng năm, vào chính xác thời điểm ông qua đời ngày 10 tháng 11 gần như tất cả mọi người Thổ sẽ dừng lại dành một phút tưởng niệm cho Ataturk. Tượng tưởng niệm ông được xây dựng khắp hầu hết các thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ và trên thế giới: đài kỷ niệm Ataturk ở New Zealand và Úc, quảng trường Ataturk ở Roma v.v.
Năm 1981UNESCO công bố năm Ataturk, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét