Long Nhượng Tướng Quân
Nguyễn Đức Thành có lần trả lời câu hỏi ai là nhà vua lập quốc, Nguyễn Ánh hay Nguyễn Huệ như sau: Nguyễn Huệ có công san lấp mặt bằng, Nguyễn Ánh lập quốc.Quả thực, đế quốc Đại Nam của Minh Mạng, mọc lên từ nước Việt Nam của Gia Long Nguyễn Ánh. Nước Việt Nam của Nguyễn Ánh được xây trên hoang tàn của ba mươi năm nội chiến. Một hoang tàn đổ nát tận gốc rễ xã hội mà di sản tồi tệ của nó còn tồn tại đến tận ngày nay. Bù lại, 30 năm nội chiến ấy đã thống nhất đất nước cả về địa lý: cao nguyên, đàng trong, đàng ngoài; cả về thể chế chính trị: cho nhà Lê và chúa Trịnh và chúa Nguyễn vào sọt rác. Xóa bài làm lại từ đầu.
Công cuộc san lấp mặt bằng cấp quốc gia của Nguyễn Huệ bắt đầu khi ông 24 tuổi, cùng Nguyễn Lữ cầm quân chinh phạt Gia Định, giết chúa Nguyễn lúc đó là Nguyễn Phúc Thuần. Và kết thúc năm 36 tuổi bằng chiến dịch giờ được gọi là chiến dịch Việt – Thanh, đánh trong vòng 5 ngày sạch bách liên quân nhà Lê (Chiêu Thống) và nhà Thanh (Càn Long – Tôn Sĩ Nghị). Danh tướng Hứa Thế Hanh của Càn Long bị đập phát vỡ tan ở chuỗi phòng ngự Hạ Hồi – Ngọc Hồi. Hậu duệ của ông tướng này là Hứa Thế Hữu sau cũng vâng lời Đặng Tiểu Bình qua Việt Nam đánh nhau thua nhưng về nước vẫn được báo công (cách đây mấy năm báo Hà Nội Mới có bài ca ngợi Hứa Thế Hữu hết lời).
Là thiên tài quân sự, Nguyễn Huệ có nhiều cái để đời sau ngưỡng mộ. Cá nhân tôi thích nhất Nguyễn Huệ ở tài luyện binh và đốc binh. Nguyễn Huệ luyện binh giỏi đến nỗi pháo binh (hạng nhẹ) của Tây Sơn bắn chính xác hơn bộ binh dùng sung trường (lúc đó Tây Sơn đã mua súng trường Châu Âu). Quân chủ lực của Tây Sơn (thân binh) không chỉ bắn pháo, bắn súng trường, bắn hỏa hổ (một loại hỏa tiễn cầm tay bắn tàu trên sông nước rất hiện đại hồi đó, đặc sản của Tây Sơn, sau được chế lại để đánh trên bộ ở cự ly gần hơn), mà còn cực kỳ kỷ luật. Kỷ luật thép. Đã vào trận chỉ có tiến, quay đầu lại là bị xử chém. Bản thân Nguyễn Huệ cũng bắn pháo rất giỏi và luôn cưỡi voi đi ở tuyến đầu. Trong trận Ngọc Hồi, lính Tây Sơn thấy vua cưỡi voi an toàn, nên tấn công nhụt chí (quân Thanh hồi đó rất giỏi địa lôi trong phòng ngự), Nguyễn Huệ bỏ voi xuống dùng ngựa, cổ quấn khăn vàng, bỏ pháo mà dùng song kiếm chém giết quân địch. Giải phóng thủ đô áo bào khét thuốc súng. Tướng lĩnh sau này may ra có Lê Trọng Tấn được một chút như vậy.
Chiến dịch Việt – Thanh còn thể hiện một tài năng tầm cỡ Hannibal của Nguyễn Huệ, vốn đã thể hiện một lần thoáng qua trong chiến dịch Rạch Gầm Xoài Mút đánh liên quân Xiêm, Lào, Khmer và Nguyễn (Ánh): đánh vận động chiến. Ngoài mũi chủ lực đánh thẳng vào tuyến phòng ngự của Hứa Thế Hanh từ Phú Xuyên về đến Thăng Long, thì các mũi vu hồi, đặc biệt là thủy quân, đã làm tan nát trận địa phòng ngự ở đồng bằng sông Hồng của Tôn Sĩ Nghị (bao gồm cả quân đội của Lê Chiêu Thống) chỉ trong mấy ngày Tết.
Chiến dịch Định Tường aka Rạch Gầm Xoài Mút còn thể hiện tài năng của Nguyễn Huệ ở ba lĩnh vực: quân báo, lính thông tin và chiến tranh tâm lý. Nhờ quân báo mà Nguyễn Huệ nắm được hết thông tin quân sự của liên quân Xiêm Nguyễn Khmer và Hạ Lào. Các ngả tiến quân của liên quân này vào Gia Định qua đường sông (vào Gia Định) và đường bộ (nhằm đánh thẳng vào An Khê thủ phủ Tây Sơn rồi kéo xuống Nam Trung Bộ) rồi chiếm toàn bộ Đàng Trong bị Nguyễn Huệ bắt bài.
Thực ra, ở đây cần nhắc đến tư duy kiến quốc của một nhân vật bị lịch sử coi nhẹ là Nguyễn Nhạc. An Khê hồi đó, và cả bây giờ, có vị chí địa lý rất chiến lược, kết nối Hạ Lào, Tây Nguyên, và duyên hải Nam Trung Bộ. Khống chế được An Khê là khống chế được một nửa Đông Dương bằng quân đội. Nguyễn Nhạc luôn có tư duy lập một quốc gia gồm Đàng Trong, Hạ Lào, và vùng đất Cambodia ngày nay (lúc đó đang chịu ảnh hưởng của Xiêm). Sau trận Rạch Gầm, quân Xiêm hãi đến mức bỏ lơi cả vùng Cambodia, nêntự nhiên dân Khmer độc lập được mấy năm sau đó. Nhưng tham vọng của Nguyễn Huệ lớn hơn Nguyễn Nhạc, sinh lục đục, nên Nguyễn Huệ bắc tiến, để lại miền trong cho ông anh, nên Nguyễn Nhạc lỡ cơ hội lập quốc của mình.
Trận Rạch Gầm Xoài Mút và Trận Ngọc Hồi Đống Đa đều đánh đêm. Trong đó trận Rạch Gầm rất phức tạp vì Tây Sơn dùng cả bộ binh và thủy binh để đánh thủy quân Xiêm Nguyễn. Không những thế còn đánh xen kẽ (đánh vào giữa hai đoàn thuyền của Nguyễn và của Xiêm). Thế mà bắn hỏa hổ (hỏa tiễn cầm tay) như điên trong đêm mà địch chết ta không làm sao. Ấy là nhờ lính thông tin của Tây Sơn dùng trống hiệu để liên lạc với nhau, chỉ huy đánh chỗ nọ phối hợp chỗ kia. Cũng vì lý do trống hiệu của Tây Sơn quan trọng như vậy khi quân Tây Sơn chiếm đóng Thăng Long, đã cấm dân không được đánh trống, kể cả lễ hội đến ma chay cũng bị cấm đánh trống.
Trống trận Tây Sơn đã thất truyền. Công thức chế đạn hỏa hổ cũng thất truyền. Nghệ thuật chiến tranh đỉnh cao của Nguyễn Huệ chắc cũng thất truyền. Kể từ đó ta toàn đánh du kích hehehehehe.
Cứ mỗi độ xuân về, người ta lại kỷ niệm chiến thắng Đống Đa, rồi …hết Tết.
Cũng không ai chịu nhớ là đô đốc Đặng Tiến Đông chưa chắc đã tên là Đông mà tên là Giản. Và quan trọng hơn, ông này chưa bao giờ đánh trận Đống Đa. Người đánh Đống Đa tên là Long. Nhưng chưa biết là Long nào (Đặng Văn Long, Lê Văn Long, Nguyễn Tăng Long). Nhưng dù là Long nào, cũng chỉ là một tiểu tướng của thiên tài Nguyễn Huệ.
(Blog 5xu)
Nhà Nguyễn đã làm được gì?
Trả lờiXóaCó người bảo rằng đã thống nhất Bắc Nam. Ðó là quên rằng chính Nhà Tây Sơn đã thống nhất Bắc Nam, rồi Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm trên tay Ðông Ðịnh Vương và Cảnh Thịnh. Sau bao phen bể nổi dâu chìm Nhà Nguyễn còn để lại tiếng Rước voi, cõng rắn.
Trăm năm bia đá thời mòn
Nghìn năm bia miệng mãi còn trơ trơ.
Trong văn hóa phương Tây, đánh nhau là đánh nhau nhưng không có chuyện trả thù kẻ chiến bại một cách tàn nhẫn, nhất là đối với người đã chết, Do đó, khi bắt gặp hành động “dã man” này của vua Gia Long, Stanley Karnow, tác giả tiếng tăm bộ sử VietNam, A History (Penguin Book, 1984) đã viết:
“Ông ta tỏ ra chẳng khoan dung chút nào đối với kẻ thù đã chiến bại, dù đã chết hay còn sống. Binh sĩ của ông đã quật xương cốt của một cặp vợ chồng cầm đầu Tây Sơn đã chết [Nguyễn Huệ], tiểu tiện vào xương cốt đó trước sự chứng kiến của con cái họ và những người này sau đó tay chân bị trói vào 4 con voi và xé nát.” (p.65) (He showed no mercy to his beaten adversaries, dead or alive. His soldiers exhumed the bones of a deceased Tayson leader and his wife and urinated on them before the eyes of their son, whose limbs were then bound to four elephants and ripped apart.)
Sự ngu dốt của nhà Nguyễn đã đưa Việt Nam phải theo chế độ Công Sản ; nghèo đói, dân trí kém, tàn ác.