Cá Hồi Đỏ
Trang Câu Lạc Bộ Kỹ Thuật Việt Kiều đăng tải một bài viết (“Cuộc Di Cư Lớn Nhất Của Cá Hồi Đỏ Trong 100 Năm”) khá thú vị. Xin ghi lại toàn văn: Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây.
Dự kiến, khoảng từ 6-8 triệu con cá hồi đỏ sẽ di cư tới sông Adams thuộc khu vực Shuswap của tỉnh British Columbia trong năm nay và đây được xem là cuộc di cư lớn nhất của cá hồi đỏ kể từ năm 1913.
Cá hồi đỏ là một trong các loại cá sống ở nước mặn và sinh sản ở nước ngọt. Cá hồi đỏ thường đẻ trứng trong vùng nước nông trên sông Adams vào tháng 10 hàng năm. Sau khi phát triển trong vùng nước ngọt khoảng 1 năm, những con cá nhỏ nở ra từ trứng sẽ di cư ra biển và sống ở đó khoảng 3 năm rồi quay trở lại chính nơi chúng được sinh ra.
Loài cá hồi khi di chuyển định hướng bằng mùi. Mỗi con cá nhớ đều nhớ mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển qua đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó một cách hoàn toàn bản năng vì mùi vị thân quen càng gần càng trở nên rõ rệt.
Khi vào lại vùng nước ngọt, cá hồi sẽ không ăn và chuyển sang màu đỏ sáng.
Cá hồi có khả năng bơi ngược sông, vượt qua các dòng nước chảy xiết trong hành trình dài gần 500km từ biển tới sông Adams. Sau khi đã trở về nhà, chúng đẻ trứng rồi cuối cùng kiệt sức và chết. Trứng sau đó nở ra con non và con non lại hành trình ra biển.
Hiện tượng di cư bí ẩn của cá hồi luôn thu hút sự quan tâm của du khách đến với sông Adams. Tại công viên Roderick Haig-Brown cạnh sông Adams - địa điểm quan sát cá hồi đẻ trứng tốt nhất, bầu không khí tại khu vực vốn yên tĩnh này đã trở nên nhộn nhịp giống lễ hội đường phố.
Brian Riddell, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Quỹ cá hồi Thái Bình Dương, gọi cuộc di cư khổng lồ lần này là “điều bất ngờ thú vị” khi số cá hồi đỏ di cư nhiều gấp đôi so với dự đoán trước đó.
Cá hồi Dại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.
Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.
Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu tâm và học hỏi.
Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời “tha phương cầu thực.”
Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng “cảm” đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà – tức sông xưa bến cũ – và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở.
Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới di động. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào…hộp !
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu “đem con bỏ chợ,” để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp, và mang bán.
(Bỏ những đoạn về chính trị)
tuongnangtien's blog
Dự kiến, khoảng từ 6-8 triệu con cá hồi đỏ sẽ di cư tới sông Adams thuộc khu vực Shuswap của tỉnh British Columbia trong năm nay và đây được xem là cuộc di cư lớn nhất của cá hồi đỏ kể từ năm 1913.
Cá hồi đỏ là một trong các loại cá sống ở nước mặn và sinh sản ở nước ngọt. Cá hồi đỏ thường đẻ trứng trong vùng nước nông trên sông Adams vào tháng 10 hàng năm. Sau khi phát triển trong vùng nước ngọt khoảng 1 năm, những con cá nhỏ nở ra từ trứng sẽ di cư ra biển và sống ở đó khoảng 3 năm rồi quay trở lại chính nơi chúng được sinh ra.
Loài cá hồi khi di chuyển định hướng bằng mùi. Mỗi con cá nhớ đều nhớ mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển qua đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó một cách hoàn toàn bản năng vì mùi vị thân quen càng gần càng trở nên rõ rệt.
Khi vào lại vùng nước ngọt, cá hồi sẽ không ăn và chuyển sang màu đỏ sáng.
Cá hồi có khả năng bơi ngược sông, vượt qua các dòng nước chảy xiết trong hành trình dài gần 500km từ biển tới sông Adams. Sau khi đã trở về nhà, chúng đẻ trứng rồi cuối cùng kiệt sức và chết. Trứng sau đó nở ra con non và con non lại hành trình ra biển.
Hiện tượng di cư bí ẩn của cá hồi luôn thu hút sự quan tâm của du khách đến với sông Adams. Tại công viên Roderick Haig-Brown cạnh sông Adams - địa điểm quan sát cá hồi đẻ trứng tốt nhất, bầu không khí tại khu vực vốn yên tĩnh này đã trở nên nhộn nhịp giống lễ hội đường phố.
Brian Riddell, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Quỹ cá hồi Thái Bình Dương, gọi cuộc di cư khổng lồ lần này là “điều bất ngờ thú vị” khi số cá hồi đỏ di cư nhiều gấp đôi so với dự đoán trước đó.
Cá hồi Dại Tây Dương (Atlantic salmon) thì khác. Chúng có thể đi đi về về từ sông ra biển và ngược lại nhiều lần mà không hề do dự hay nao núng, dù khoảng cách phải vượt qua có thể dài đến hàng ngàn dặm, với vô số khó khăn và chướng ngại.
Bản năng về nguồn của cá hồi, tất nhiên, đã được loài người ghi nhận và khai thác từ lâu. Riêng người Nhật, dân tộc đứng thứ nhì về kỹ nghệ cá hồi, vẫn đều đặn sản xuất ra thị trường mỗi năm cỡ một trăm ba mươi ngàn tấn.
Xét về số lượng, mức sản xuất của người Nhật không hơn người Nga bao nhiêu và thua xa người Mỹ. Tuy nhiên, cách thức mà dân Nhật bắt cá hồi mới là điều cần cần phải được lưu tâm và học hỏi.
Họ thiết lập nhà máy đóng hộp cá hồi ngay ở ven sông. Cũng chính nơi đây cá được nuôi nấng, đẻ trứng, thụ tinh để mỗi cặp sẽ cho từ hai đến mười ngàn chú cá hồi con ra đời. Sau đó, chúng sẽ được cho phiêu lưu vào đại dương, để bắt đầu cuộc đời “tha phương cầu thực.”
Tùy theo từng loại, cá hồi sẽ sống ở biển từ sáu tháng đến năm năm. Nhờ vào khả năng “cảm” đuợc từ trường của lòng đất và sự chuyển động của hải lưu, nó sẽ tìm được về chốn cũ. Khi vào gần đến bờ, giác quan đặc biệt của loài cá này giúp chúng nhớ được đúng hương vị quê nhà – tức sông xưa bến cũ – và cứ theo đó mà lần về nguồn cội, đến tận nơi sinh nở.
Người ta đặt sẵn nhiều dụng cụ từ cửa sông để giúp cho cá hồi dễ dàng và mau chóng vào đến nhà máy. Tại đây, họ sẽ tạo ra một loại chướng ngại vật giả khiến chúng phải phóng lên cao và khi rơi xuống thì rớt ngay vào một mạng lưới di động. Màng luới này chuyển động không ngừng, qua nhiều khâu chế biến, để đưa cá từ sông vào…hộp !
Nói tóm lại là người Nhật thả cá hồi con ra biển, theo kiểu “đem con bỏ chợ,” để biển cả nuôi nấng. Rồi khi chúng theo bản năng trở về, họ dụ cho cá vào nhà máy để đóng hộp, và mang bán.
(Bỏ những đoạn về chính trị)
tuongnangtien's blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét