Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Người dân ở VN giảm chi tiêu Tết vì khó khăn kinh tế

"Mình mong ý thức của người dân Việt Nam sẽ tiến bộ hơn. Nếu nhận thức về mọi thứ vẫn chỉ như hiện tại thì xã hội Việt Nam vẫn chỉ có như thế mà thôi". Mình mới đi Sài Gòn ra, thấy cung cách phát triển cổ lỗ sĩ y như Hà Nội, rất thất vọng.
Người dân ở VN giảm chi tiêu Tết giữa những khó khăn kinh tế
Người dân trong nước đón mừng Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 năm nay với sự dè dặt về vật chất lẫn tinh thần giữa những khó khăn kinh tế gia tăng, đời sống đắt đỏ, lạm phát cao, và chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu rộng. Đó là chia sẻ của một số cư dân tại ba miền đất nước trong cuộc trao đổi với chúng tôi ngay ngày mùng một Tết.

Từ miền Nam:
Anh Duy, một cư dân trẻ ở Sài Gòn: So với mọi năm, người dân có vẻ ăn Tết ít lại, không quan tâm lắm, một phần vì kinh tế và thứ hai là cũng vì thay đổi suy nghĩ về ngày Tết. Xưa người ta mua hoa trái nhiều, nhưng năm nay ít lại.

VOA: Mùi vị Tết có đến với từng nhà, từng người, từng góc phố con hẻm?

Duy ở Sài Gòn: Cái đó chắc chắn có người được, có người không. Xã hội còn nhiều người sống khổ mà. Bây giờ sự chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng lớn. Có người sẵn sàng bỏ ra mấy chục triệu để sắm một cây mai, trong khi có nhiều người buôn bán từng chậu hoa mà cũng không ai mua.

VOA: Anh nói không khí Tết mọi người tiết kiệm vì đời sống kinh tế khó khăn, nhưng qua hình ảnh và báo chí hình ảnh của Sài Gòn càng ngày càng hào nhoáng?
Xã hội còn nhiều người sống khổ mà. Bây giờ sự chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng lớn. Có người sẵn sàng bỏ ra mấy chục triệu để sắm một cây mai, trong khi có nhiều người buôn bán từng chậu hoa mà cũng không ai mua. Duy, cư dân ở Sài Gòn.
Duy ở Sài Gòn: Mình thấy cuộc sống thực tế của người dân, chứ những hình ảnh đó chỉ là một phần nhỏ thôi.

VOA: Anh nói ‘phần nhỏ’, nhưng ngày càng xuất hiện khá nhiều những cái ‘cao cấp’ như khu thương mại cao cấp, khu vui chơi cao cấp, rồi đến các khu chung cư cao cấp?

Duy ở Sài Gòn: Đó là vấn đề do chênh lệch giàu nghèo, những người nghèo càng ngày càng nghèo thêm, còn những người giàu càng ngày càng giàu hơn.

VOA: Anh thấy cái vẻ hào nhoáng, những cái ‘cao cấp’ ở Sài Gòn chiếm tỷ lệ ra sao?

Duy ở Sài Gòn: Nó có vẻ hơi bị giả tạo. Sống ở đây lâu năm mình đã thấy được bản chất của chế độ này. Người ta dùng những hình ảnh vậy đó cho người dân cảm thấy cuộc sống ngày càng đi lên, nhưng thật sự bên trong đó là những tiềm ẩn. Đời sống người dân đi xuống nhiều lắm. Mình thấy báo chí của họ có bao giờ Tết nhất đưa lên những hình ảnh tiêu cực đâu, họ phải đưa lên những hình ảnh gì nó đẹp đẽ.

VOA: Là một cư dân Sài Gòn, anh có cầu ước gì cho năm mới?

Duy ở Sài Gòn: Chúc cho mọi người sang năm mới có cuộc sống ổn định để tới ngày Tết thì cũng có điều kiện về quê thăm gia đình.

Tới Nam Trung Bộ

Từ một vùng quê nghèo ở Tuy Hòa (Phú Yên), chị Tuyết, một công nhân làm việc trong ngành sản xuất mía đường, nói về không khí ăn Tết năm nay tại địa phương.
Năm nay, tất cả mọi sản phẩm nông nghiệp giá thành bán ra đều rất thấp, người nông dân lỗ. Cho nên, không khí Tết rất là buồn. Sức mua sắm cũng ít hơn mọi năm. Những cán bộ cao cấp giàu hơn, có tiền hơn thì họ đón Tết vui vẻ. Những người dân lao động, nông dân, công nhân như chị thì lương bổng cũng không đủ tiêu Tết, khó khăn hơn mọi năm, nên cũng buồn.Chị Tuyết ở Phú Yên.
Tuyết ở Phú Yên: Mọi năm kinh tế cũng khá hơn. Chị sống ở vùng quê. Quê chị trồng lúa, trồng mì, trồng mía là chủ yếu. Ngoài ra, còn có chăn nuôi gà, vịt, heo. Năm nay, tất cả mọi sản phẩm nông nghiệp giá thành bán ra đều rất thấp, người nông dân lỗ. Cho nên, không khí Tết rất là buồn. Sức mua sắm cũng ít hơn mọi năm. Những cán bộ cao cấp giàu hơn, có tiền hơn thì họ đón Tết vui vẻ. Những người dân lao động, nông dân, công nhân như chị thì lương bổng cũng không đủ tiêu Tết, khó khăn hơn mọi năm, nên cũng buồn.

VOA: Thực phẩm và hàng hóa tiêu thụ Tết thế nào?

Tuyết ở Phú Yên: Giờ hàng hóa giả có, nhái có, hết hạn sử dụng có, không có được sự bảo đảm.

VOA: Những người lao động bình dân như chị có mong ước gì trong năm mới?

Tuyết ở Phú Yên: Cầu mong sang năm kinh tế bình ổn, những sản phẩm nông dân làm ra được giá bán cao hơn để nông dân yên tâm sản xuất, rồi công nhân cũng có việc làm theo, như công nhân nhà máy đường như chị, nông dân bán sản phẩm có lãi họ mới trồng. Họ bán không lãi họ phá hết cho nên công nhân cũng rất lo sợ bị mất việc làm theo nông dân.

Ở phía Bắc

Hỏi thăm tình hình đón Tết ở khu vực thủ đô, chúng tôi có dịp trò chuyện với anh Thạch Vũ, một người dân Hà Nội.

Thạch Vũ từ Hà Nội: Không khí Tết năm nay ở Hà Nội cũng chả khác gì mọi năm đâu chị. Hàng hóa có phần đặc sắc hơn mọi năm, nhưng xét về túi tiền của mỗi người thì người Hà Nội bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt chi tiêu và giảm mua bán. Họ cố duy trì cho xong một cái Tết thôi. Một phần cũng vì kinh tế năm nay khó khăn. Một phần nữa, những người đi làm nhà nước hay làm cho doanh nghiệp trông chờ cuối năm được những khoản tiền Tết, nhưng năm nay những khoản đó cũng giảm đi rất nhiều.

VOA: Về sự an tâm, an toàn ba ngày Tết, người dân Hà Nội có lo lắng gì không?

Thạch Vũ từ Hà Nội: Câu chuyện muôn thuở của 3 ngày Tết này là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là vấn đề thực sự nhức nhối. Chẳng hạn, thịt lợn bây giờ thì sợ lợn tăng trọng, rau thì sợ nhiều thuốc trừ sâu. Bánh chưng nhà tự gói cũng sợ vì đỗ không đảm bảo, gạo nếp không đảm bảo. Cái gì cũng sợ. Đi nhà nọ nhà kia, người ta mời bánh kẹo, không ăn thì thất lễ với người ta. Còn ăn thì sợ vì không biết nguồn gốc xuất xứ từ đâu. Có rất nhiều cửa hàng bày bán bánh kẹo công khai mà không có nhãn mác gì.

VOA: Bà con sợ hàng nội không đủ chất lượng hay sợ hàng ngoại bị giả?

Thạch Vũ từ Hà Nội: Sợ nhất bao giờ cũng là sợ hàng Made in China. Cái sợ thứ hai là sợ hàng giả, nhưng hàng giả đa phần cũng chỉ bắt nguồn từ Trung Quốc thôi.

VOA: Còn về an ninh an toàn xã hội?
Câu chuyện muôn thuở của 3 ngày Tết là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó là vấn đề thực sự nhức nhối. Chẳng hạn, thịt lợn bây giờ thì sợ lợn tăng trọng, rau thì sợ nhiều thuốc trừ sâu. Bánh chưng nhà tự gói cũng sợ vì đỗ không đảm bảo, gạo nếp không đảm bảo. Cái gì cũng sợ. Đi nhà nọ nhà kia, người ta mời bánh kẹo, không ăn thì thất lễ với người ta. Còn ăn thì sợ vì không biết nguồn gốc xuất xứ từ đâu. Thạch Vũ từ Hà Nội.
Thạch Vũ từ Hà Nội: So với các dịp như 30/4, 1/5 hay 2/9 thì ở Hà Nội có phần vắng vẻ hơn vì người ngoài tỉnh họ về quê ăn Tết. Cho nên, đường phố Hà Nội có vẻ vắng lặng, nhưng chính vì vắng lặng sẽ có những hình thức như đua xe các thứ, cũng không đảm bảo. Về tệ nạn xã hội dịp Tết, chủ yếu tại các khu vực đền chùa, các di tích lịch sử, bà con đi lễ Tết đầu năm thường hay xảy ra tệ xin đều hay móc túi. Ngoài ra, một tệ nạn không thể tránh là đánh bạc.

VOA: Đầu năm dĩ nhiên ai cũng có nhiều nguyện ước cho bản thân. Nhưng cho xã hội Việt Nam trong năm mới, anh mong ước được trông thấy điều gì?

Thạch Vũ từ Hà Nội: Trong năm vừa qua, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam có rất nhiều biến động. Bản thân Vũ cũng đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các biến động ấy. Xin nhờ quý đài cho Vũ gửi một lời chúc, trước hết là cho những người hiện đang bị bắt bớ giam cầm, một cái Tết an lành. (............)

VOA: Anh mong người dân Việt Nam có được điều gì hay hơn, tốt hơn trong năm mới?

Thạch Vũ từ Hà Nội: Mình mong ý thức của người dân Việt Nam sẽ tiến bộ hơn. Nếu không, nhận thức về mọi thứ vẫn chỉ như hiện tại và xã hội Việt Nam vẫn chỉ có như thế mà thôi. Đó là điều mà Vũ, bạn bè Vũ, và rất nhiều người đang trăn trở hiện nay.

Dự báo năm mới 2015

Chính phủ Hà Nội nói Việt Nam đã trải qua năm 2014 với một số thành tựu như tăng trưởng GDP vượt mục tiêu, cao nhất 3 năm và lạm phát thấp.

Theo dự kiến kinh tế Việt Nam năm 2015 sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng còn nhiều thách thức trông thấy.  

Báo nhà nước dẫn phúc trình của ngân hàng HSBC nói 2015 có thể được đánh giá là một năm khó khăn cho Việt Nam dù tăng trưởng kinh tế có thể tăng dần, đạt mức 6,1%.

Trà Mi
(VOA)
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-dan-vietnam-giam-chi-tieu-tet-giua-nhung-kho-khan-kinh-te/2650303.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét