Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Tết và GDP

Tết và GDP
Mới đây, tôi vô tình thấy đoạn chia sẻ trên Facebook của một thầy giáo dạy môn Quản trị Kinh doanh thời đại học. Thầy hỏi rằng nếu không có Tết Âm lịch, GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm bao nhiêu % mỗi năm? Câu hỏi khiến tôi giật mình suy ngẫm.
Huyền TrangThạc sĩ ngành quan hệ quốc tế
Thầy phân tích rằng nghỉ Tết không chỉ có chín ngày liền không đi làm, mà kéo theo đó là hai - ba tuần trước Tết không cơ quan nào tập trung làm việc, bởi còn lo quà cáp biếu xén, lễ lạt các nơi. Công việc được đề nghị để sau Tết giải quyết. Sau Tết là một tuần thăm hỏi, liên hoan chúc tụng, đi lễ cầu may tứ phương... ít nhất phải kéo hết Rằm tháng Giêng. Tổng thời gian không làm việc mất khoảng hai tuần và làm không đến nơi đến chốn mất thêm hai tuần nữa. Tính nhanh bốn trên 52 tuần cũng ra khoảng gần 8% thời gian sản xuất kinh doanh một năm. Thầy cho rằng thiệt hại GDP tính sơ sơ rơi vào khoảng 5%.

Ai cũng biết Tết là nét đẹp văn hóa Việt từ nghìn đời, là dịp người đi xa tìm về đoàn tụ gia đình, bao vất vả nhọc nhằn cả năm được dẹp sang một bên để chào đón một năm mới may mắn và ấm áp. Tết là dịp thờ cúng ông bà, tổ tiên, gợi nhắc những giá trị gia đình thiêng liêng và văn hóa uống nước nhớ nguồn. Tết cũng là dịp con trẻ háo hức khoanh chân trông nồi bánh chưng, xúng xính mặc quần áo đẹp chờ lì xì năm mới.

Tuy nhiên, Tết Việt thời công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ dừng lại ở đó. Tết giờ là dịp người người nhà nhà vắt óc từ việc tìm ý tưởng mua quà biếu sếp to, sếp nhỏ, đối tác, cơ quan quản lý, tới việc cân nhắc phong bì nặng nhẹ bao nhiêu cho hợp lý. Tết giờ cũng là dịp các phụ huynh đau đầu vun vén chi tiêu dành một khoản mua quà biếu thầy cô giáo của con, để yên tâm là các cháu sẽ được thầy cô quan tâm bằng bạn bằng bè. Rồi tiếp đến là tiền quà biếu nhà nội, nhà ngoại, tiền mừng tuổi cho các cháu, tiền sắm sửa quần áo mới, tiền cúng lễ chùa, thôi thì đủ các thứ tiền.

Mà mua sắm dịp Tết thì lại chẳng rẻ rúng gì. Cái gì cũng tăng giá, cũng đắt đỏ, âu cũng tại ở một chữ “Tết”. Trong thời buổi kinh tế khó khăn này, tôi biết Tết là gánh nặng cho biết bao hộ gia đình nghèo.

Đối với một nền kinh tế phụ thuộc lớn vào hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như Việt Nam, việc nghỉ Tết dài ngày và lệch thời gian với Tết Tây là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế. Nhìn nhận được vấn đề, Tổng thống Nga Putin đã hủy bỏ kỳ nghỉ dịp năm mới vừa qua của các Bộ trưởng Chính phủ Nga để tập trung khắc phục khủng hoảng kinh tế. Nhiều quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đều đã điều chỉnh kỳ nghỉ Tết Âm lịch cho phù hợp với nhịp kinh tế của thế giới. Trong khi đó, dường như Tết Việt của ta lại mỗi năm một kéo dài hơn, bất kể tình trạng suy thoái kinh tế những năm gần đây.

Mới đây Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đã có ý kiến cho rằng nghỉ Tết 9 ngày sẽ gây thiệt hại 2% của GDP. Song tôi nghĩ con số thật sự còn cao hơn rất nhiều. Bởi ngoài những thiệt hại đong đếm được bằng số ngày ngừng sản xuất kinh doanh của nền kinh tế, những thiệt hại vô hình từ việc mất và suy giảm năng lực sản xuất xung quanh kỳ nghỉ Tết là rất lớn. Chưa kể tới nhiều vấn nạn xã hội khác như tắc đường, tai nạn giao thông, trộm cắp, an toàn thực phẩm, chặt chém nơi chùa chiền và điểm du lịch đông đúc. Tất cả những chi phí vô hình này, liệu có ai tính ra được mức thiệt hại bao nhiêu % trong GDP?

Tôi đọc đâu đó có ý kiến ủng hộ bỏ Tết ta, hay gộp nghỉ lễ Tết ta vào Tết tây cho phù hợp với hội nhập và toàn cầu hóa. Cá nhân tôi cho rằng sẽ là một thiệt thòi cho văn hóa Việt nếu xóa bỏ đi Tết ta, bởi công nghiệp hóa không có nghĩa là quên việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa xã hội, và toàn cầu hóa không phải chỉ để tiếp thu tinh hoa của bạn bè quốc tế, mà còn để mang những nét đẹp dân tộc đáng tự hào giới thiệu tới cộng đồng thế giới. Song, để thực sự có một cái Tết đầm ấm và giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình, phải chăng nên giảm bớt số ngày nghỉ, khuyến khích tổ chức Tết đơn giản, đồng thời quán triệt tình trạng quà biếu và lễ lạt quanh dịp Tết?

Giờ có lẽ tôi và nhiều bạn đọc đã có thể trả lời được câu hỏi của thầy tôi: Bạn thích Tết hay GDP?

Huyền Trang
http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/tet-va-gdp-3147137.html

Ý kiến bạn đọc ()
Tôi nghĩ rằng vấn đề GDP cao hay thấp không liên quan lắm đến Tết. Mà bản thân người ta hay biếu xén vào dịp Tết để chạy chức chạy quyền, cũng chỉ là hệ quả của một đất nước chưa trải qua quá trình Công nghiệp hóa, nền kinh tế chưa phải là nền kinh tế thị trường đúng nghĩa nên chưa chuyên nghiệp. Đất nước nào cũng vậy, cũng đều có lễ hội này nọ, thậm chí các nước phương Tây họ còn nghỉ nhiều hơn (tất nhiên ngoại trừ Mỹ - tham công tiếc việc). Nhưng khi làm việc họ mang lại hiệu suất rất cao, vì cung cách làm việc chuyên nghiệp nên GDP mang lại cũng tương xứng. Như khảo sát vừa rồi, năng xuất của Việt Nam thấp nhất khu vực nên GDP của Việt Nam thấp là dễ hiểu. Và ví dụ điển hình khác như Singapore cũng ăn 2 Tết, Hàn quốc thậm chí ăn 3 Tết là Chuseok, Tết dương, Tết âm nhưng GDP vẫn rất cao. Hơn nữa hàng hóa tiêu dùng dịp tết tiêu thụ khá mạnh, cũng góp phần thúc đẩy sản xuất. ==> vấn đề cốt lõi của GDP là năng lực sản xuất công nghiệp. Chúng ta càng sản xuất được nhiều hàng hóa giá trị cao thì GDP sẽ càng cao. 
Bài viết mới có 1 khía cạnh, còn thiếu rất nhiều yếu tố. Tôi chỉ lấy một ví dụ hết sức đơn giản : Bây giờ toàn bộ các công nhân ở xa nhà bắt lao động hết năm này qua năm khác, không có số ngày nghỉ đủ để về thăm nhà thăm người thân. Vậy xem người ta còn lao động được nữa không, và nếu có làm được thì năng suất lúc ấy sẽ thế nào.? Con người cần phải có thời gian tái tạo sức lao động chứ không như cái máy cứ ấn nút là chạy đúng công suất được. 
Tết không có lỗi gì, tết là dịp để sum họp, đoàn viên. Còn vấn đề quà biếu nếu của cá nhân thì không có vấn đề gì nhưng nếu lợi dụng tết mà lấy của tập thể để biếu xén thì mới thiệt hại cho đất nước. Còn trước và sau tết làm việc không năng suất là do ý thức người lao động và cách quản lí của lãnh đạo. Tết cũng góp phần thúc đẩy kinh tế: hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn, ngành du lịch dịp tết là những ngày vàng. Gộp tết ta với tết tây chỉ có người .... hâm. 
 
Theo tôi Tết trung thu nên nghỉ 9 ngày,Tết dương lịch 9 ngày,Tết ta 9 ngày,Tết của thiếu nhi thêm 9 ngày nữa là vừa đủ.Đừng nghỉ nhiều quá.
 
Tôi đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Mỗi năm họ có ba kì nghỉ là tết dương lịch khoảng 10 ngày, cuối tháng 4 đầu tháng 5 khoảng 9 ngày, tháng 8 nghỉ khoảng 8 ngày.
Vậy những ngày không được nghỉ thì hiệu quả làm việc của người Nhật như thế nào so với hiệu quả làm việc của người Việt ? Và người Nhật làm việc trung bình bao nhiêu giờ trong 1 ngày ?
@Khách Quan: Kết luận: Tết 9 ngày không có lỗi, quan trọng là sau đó tăng tốc thôi
 
Hai vấn đề khác nhau. Khi chúng ta đối diện với thứ gì khó thì lại suy nghĩ khác thay vì cải thiện cái tết sao cho tốt hơn. Bản thân tôi làm việc vất vả cả năm nên cần thời giam nghỉ đủ để tái tạo sức lao động. Đối với người đi làm xa cần thời gian di chuyển về quê, thăm viếng,... 
tambvme - 08:31 23/2
Tôi nghĩ tết không tái tạo sức lao động như bạn, thường tết làm cho sức khỏe giảm đi rất nhiều, ăn uống không điều độ, rượu bia vô độ, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn.
@Khánh Hòa: Đồng ý với bạn. Tết bây giờ chỉ thấy mệt chứ lấy đâu ra được nghỉ ngơi
Ngô Văn Thao - 17 giờ trước
 
Chúng ta hết đổ lổi nghèo do chiến tranh rồi nữa thế kĩ đi qua vẫn nghèo rồi chúng ta lại đổ lổi do thiên tai nay lại tới tết... còn gì để đổ lỗi nữa không
nghĩa - 12:21 23/2
 
Thực ra tết là cơ hội để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng. Chỉ có doanh nghiệp nội không tận dụng được thôi.
sơn - 08:33 23/2
Đúng vậy, khi có Tết thì người người đều tập trung sản xuất kinh doanh phục vụ Tết Nhu cầu trong những ngày Tết tăng lên rõ rệt so với ngày thường từ thực phẩm, hoa quả cho đến ăn mặc, làm đẹp, đi lại của người dân. Để phục vụ cho dịp tết thì từ tháng 8-10 âm lịch, các doanh nghiệp làm bánh mứt đã bắt đầu sản xuất hàng hóa để phục vụ Tết kéo theo các nhà cung cấp đầu vào cho ngành này như nguyên liệu, bao bì, in ấn có việc để làm. Ngành đồ uống như rượu bia, nước ngọt, nước giải khát cũng phát triển không ngừng nhờ vào dịp Tết Tương tự như thế là ngành may mặc cũng phải sản xuất vải vóc, quần áo, giày dép... Còn các bác nông dân cũng phải tiến hành trồng trọt, chăm sóc hoa kiểng, trái cây, thịt heo gà vịt, trứng, hải sản... để phục vụ dịp Tết. Cũng nhờ vào dịp Tết, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có được nhiều đơn hàng vận chuyển khách và hàng hóa lưu thông trong nước. Những nhu cầu về ăn mặc, đi lại, giao tiếp trong dịp Tết đã góp phần kích cầu và mang lại thu nhập cho người dân cũng như các doanh nghiệp là rất lớn. Hảy tưởng tượng nếu không có Tết thì nền kinh tế sẽ ra sao? Đời sống văn hóa sẽ ra sao? Thời gian làm việc nhiều hơn sẽ làm tăng GDP không? mà GDP tăng lên nhưng không có người tiêu thụ, hàng hóa ế ẩm không bán được thì sao? Người thất nghiệp sẽ tăng lên chăng? 
Triển - 8 giờ trước
@Triển: mình đồng ý với bạn!
Thien Dong Art - 4 giờ trước
 
Là dân đen như tôi thì GDP cao tôi được lợi gì, và thấp thì tôi mất gì?
GDP cao anh sẽ có phúc lợi nhiều hơn. Vật giá rẻ hơn. Con cái học trường tốt hơn. Bảo hiểm y tế tốt hơn. Đường xá cầu cống tốt hơn. Thế hệ con cháu anh bớt khổ.

GDP thấp. Cả đất nước không ngóc đầu lên nổi.
drtienbao - 10 giờ trước
Chịu bác rồi, GDP cao bác hỏi bác được gì không.
NONAME - 5 giờ trước
 
Chỉ người kinh doanh giàu có, cán bộ chức quyền mới suy nghĩ biếu xén quà cáp thôi. Chúng tôi dân nghèo quàn quật quanh nắm, mong tết nghỉ ngơi thăm hỏi gia đình họ hàng bà con. Đừng đánh đồng hết với dân nghèo chúng tôi.
 
Nếu đem Tết và GDP so sánh với nhau cũng có phần khá khập khiễng, nếu chỉ tính riêng trong những tháng tróc tết , hàng hoá sản xuất cho tết theo tôi cũng đã chiếm một con số không nhỏ, lợi ích kinh tế cũng không phải là nhỏ. ...  
LQTien - 11:05 23/2
 
Khuyến khích tổ chức Tết đơn giản, đồng thời quán triệt tình trạng quà biếu và lễ lạt quanh dịp Tết !
Quang - 06:31 23/2
Về quy định tổ chức Tết đơn giản đều có đủ Nghị định, thông tư rồi mà.
Đối với cá nhân tôi Tết đúng nghĩa là một kỳ nghỉ
Hà Nội - 16:02 23/2
Lời của bạn như một khẩu hiệu, mà khẩu hiệu kiểu này chúng ta quá nhiều rồi.
vietphong020582 - 18 giờ trước
 
Tết nghỉ 9 ngày kích cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ du lịch. Chưa có thống kê nên không thể khẳng định nghỉ tết thì GDP giảm khoảng hơn 2%.
MinhSG - 13:27 23/2
 
GDP k liên quan gi den dan den lao dong que toi, thich tet hon
Anh cứ nghỉ thoải mái đi vì anh đi làm thì cũng chẳng làm cho GDP tăng tẹo nào!
Ngũ Kiên - 18 giờ trước
 
Cần đưa ra giải pháp chứ không cần than trách, phê phán thêm nữa
Người ta đưa ra giải pháp rồi đấy thôi. Mà nên bỏ cái tư tưởng bắt người đưa ra vấn đề phải đồng thời đưa ra giải pháp đi. Như thế thì còn ai muốn đóng góp ý kiến nữa.
 
Khi ta sống ta mới hiểu được giá trị cuộc sống. GDP là gì nhỉ?
 
Tết mới chính là dịp để thúc đẩy mạnh chỉ số tiêu dùng, góp phần đáng kể trong việc tăng GDP! Tại sao ư? Đơn giản thôi, lượng hàng hoá tiêu thụ dịp tết thuộc loại cao nhất trong năm, không có tết thì làm gì các ngành sản xuất, du lịch, vận tải tăng doanh thu được... Thử xem lại chi tiêu của các gia đình mạnh nhất vào thời điểm nào trong năm? 
 
Tôi lại có suy nghĩ khác, tết là dịp để người ta tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra, tất cả các công ty sản xuất ra hàng hóa, nông sản đều mong chờ tết để tiêu thụ, ngành vận tải, du lịch và các ngành dịch vụ khác cũng thu được rất nhiều trong dịp tết...
tphcm - 11:31 23/2
 
Nhiều bạn đưa ra lý do các nước khác cũng nghỉ lễ dài để biện minh cho kỳ nghỉ lễ dài của chúng ta. Nhưng một nửa sự thật thì không phải sự thật vì khi làm việc người ta làm việc với một tinh thần chăm chỉ và chuyên ...  
Vậy việc chúng ta cần làm là chuyên nghiệp hoá lên hay giảm ngày nghỉ đi!

Nói như Minh Tuấn thì để giảm béo phì thì ta giảm ăn triệt để chứ ko nên tăng vận động phải không?
Và bạn nghĩ xem tăng vận động thì giảm cân sẽ khoẻ mạnh hơn hay là triệt để giảm ăn...
Comet Small - 15 giờ trước
@Comet Small: Bao giờ làm việc được như người ta thì có nghỉ lễ dài hơn tôi cũng ủng hộ bạn Comet Small ạ, vấn đề là bao giờ làm được hẵng hay.
 
Bỏ tết âm lịch, ăn tết dương lịch. Nên học Nhật Bản họ đã bỏ tết âm từ thời hoàng đế Minh Trị. Có làm xấu đi hình ảnh và truyền thống tốt đẹp của người Nhật không?
Nhatsinh - 07:59 23/2
He qua la cong viec qua cang thang, ap luc, co nhieu nguoi tram cam, tham chi tu tu
Sen - 12:28 23/2
Năng suất làm việc ko cao thì kéo dài thời gian làm việc cũng ko hiệu quả gì.
 
Thế nghỉ tết người dân không móc túi ra để mua sắm ưh, việc mua sắm ảnh hưởng như thế nào? Chắc cả nhà đều biết cả, theo tôi phải được nghỉ tết nhiều hơn nữa, bởi tôi đã tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, nghĩa là phải móc cả tiền tiết kiệm trước tết để ...
 
Thời kính tệ khủng hoảng hoảng người ta đưa ra chính sách kích cầu, nghĩa là giảm thuế, cho dân vay để mú sắm, ... Tết cũng là một dịp kích cầu.
 
Một xã hội phát triển thì thời gian nghỉ ngơi của người lao động phải nhiều. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không, không, không bao giờ chấp nhận "làm một, nghỉ hai". Vậy nên phải hài hoà. Ở VN một năm người LĐ đc nghỉ bao ngày? Đã nhiều chưa? Người sử dụng LĐ vẫn đâu thấy người LĐ đc nghỉ nhiều đâu, đang chấp nhận đc mà!... Do đó đừng so đo, tính toán quá nhiều! 
 
Tôi không duy ý chí mà cho rằng Việt Nam bỏ Tết Nguyên Đán thì sẽ khá lên, hoặc khá hơn là không bỏ Tết Nguyên Đán, bằng Nhật Bổn được. Lý do là Nhật Bổn đã là nước công nghiệp phát triển từ rất lâu rồi, ý chí, tâm ...  
nhatdung - 10:46 23/2
 
Gốc của vấn đề không nằm ở việc nghỉ tết Tây hay tết Ta. Cho dù có bỏ hay gộp tết Ta và tết Tây thì cũng vẫn có một mùa nghỉ lễ. Do đó các vấn đề tác giả nêu ra vẫn theo guồng như cũ chỉ khác biệt về thời điểm mà thôi.
 
nghỉ tết là truyền thống văn hoá tốt đẹp của việt nam? gần tết nhu cầu mua sắm gia tăng, kích thích tiêu dùng, nghĩ tết dài ngày người dân sài tiền nhiều hơn , tiêu dùng nhiều hơn, giúp phát triển hơn chứ ? kinh tế thị trường mà, có tiêu sài thì mới có sản xuất chứ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét