Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Vì sao Việt Nam không bố trí tên lửa ở Trường Sa?

Vì sao Việt Nam không bố trí tên lửa ở Trường Sa?
(Soha.vn) - Tại sao Việt Nam không bố trí ngay ở Trường Sa các hệ thống tên lửa phòng không hoặc tên lửa chống hạm để nâng cao sức mạnh bảo vệ biển đảo?

Đảo Trường Sa Lớn
Hiện nay, trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã có sự hiện diện của nhiều binh chủng kỹ thuật hạng nặng như tăng thiết giáp, pháo binh, radar. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin nào cho thấy có sự hiện diện của binh chủng tên lửa.

Tại sao Việt Nam không bố trí các dàn tên lửa chống hạm hay phòng không trên một số đảo để đảm bảo hỏa lực mạnh, tức thời trong mọi tình huống? Chúng ta hãy thử phân tích để tìm hiểu câu trả lời của vấn đề này.

Nhiều lợi ích...

Từ lâu, giới phân tích quân sự đã chỉ ra rằng sức mạnh phòng không trên Biển Đông của Việt Nam chưa tương xứng với tình hình Biển Đông hiện nay, đặc biệt là khi Trung Quốc đã đưa vào chạy thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên trên Biển Đông. Phòng không hạm đội vẫn là một lỗ hổng chưa thể bù đắp trong tương lai gần. Hiện nay, nhiệm vụ phòng không vẫn được giao cho lực lượng không quân đảm nhận.

Do vậy, trong tình huống đối phương sử dụng một lượng lớn máy bay xuất kích nhằm đe dọa các tàu chiến và căn cứ đóng quân, nếu như trên quần đảo Trường Sa có sẵn các tổ hợp tên lửa phòng không thì hiệu quả đối phó sẽ cao hơn nhiều. Khi đó, ngoài việc ngăn chặn các cuộc oanh kích lên đảo, các tổ hợp này có thể tạo ra một ô phòng không bảo vệ các tàu chiến.




Nếu được bố trí các tổ hợp tên lửa bờ đối hải thì sức mạnh phòng thủ của các đảo trên Trường Sa sẽ được tăng cường rất nhiều

Cũng tương tự như vậy, nếu trên các đảo này được bố trí các tổ hợp tên lửa bờ đối hải thì khi đó sức mạnh chống tiếp cận, chống đổ bộ lên đảo sẽ được tăng cường một cách đáng kể. Nếu đối phương có ý định dùng tàu chiến phong tỏa hay đánh chiếm đảo sẽ gặp phải những tổn thất to lớn.

...nhưng không ít bất cập

Trước hết phải thấy rằng tổ hợp tên lửa phòng không là một hệ thống khá phức tạp và nhiều thành phần. Do vậy việc bố trí, bảo vệ, ngụy trang cho toàn bộ trận địa và tổ hợp gặp nhiều khó khăn, chưa kể tới việc vận hành một tổ hợp phòng không cần khá nhiều người, nhiều bộ phận.

Các tổ hợp phòng không khá phức tạp và cồng kềnh, khó bố trí ở các đảo

Đối với các tổ hợp tên lửa bờ, kết cấu của tổ hợp có phần nhỏ gọn hơn, số lượng người cũng ít hơn. Nếu Việt Nam có ý định triển khai trên các đảo không phải là không thực hiện được, có thể bố trí theo kiểu sàn nâng đảm bảo việc ngụy trang, che chắn khi cần thiết.

Tuy nhiên việc triển khai sẽ gặp một số bất lợi sau:

Thứ nhất là việc kiểm tra, bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn. Khó có thể bố trí cả trạm kỹ thuật ở đây, vì vậy có thể cần phải có những trạm sữa chữa lưu động hoặc chuyển về căn cứ trên đất liền khi có hỏng hóc. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo đến đất liền khá xa và điều kiện thời tiết Biển Đông nhiều tháng trong năm không thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ này.

Thứ hai là tính cơ động không cao, có thể bị đối phương đánh phủ đầu trước hoặc vu hồi khi đã bộc lộ vị trí. Nhằm đối phó với các loại vũ khí công nghệ cao hiện nay, một phương pháp phổ biến là bí mật di chuyển luân phiên các tổ hợp tên lửa giữa các vị trí khi chưa chiến đấu và bắn rồi di chuyển ngay sang vị trí ẩn nấp. Nếu không di chuyển, chỉ cần vị trí bố trí bị lộ từ trước hay bộc lộ sau khi chiến đấu, đối phương ngay lập tức sẽ sử dụng các loại vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao tập kích vào vị trí bố trí các tổ hợp tên lửa này.

Ví dụ với tổ hợp tên lửa S-125 của Nam Tư trong cuộc chiến với Mỹ năm 1999, trong thời gian không quá 1-1,5 phút sau khi bắn, đơn vị phòng không đã phải thu hồi khí tài và lên đường đến khu vực tập kết. Khu vực tập kết thường có các địa vật tự nhiên hoặc nhân tạo có thể dùng để nguỵ trang như (các khe trũng, các hăng-ga...). Việc luân chuyển, thay đổi các trận địa cũng được tiến hành thường xuyên, các tiểu đoàn tên lửa S-125 tiến hành thay đổi trận địa 5 ngày/lần. Những biện pháp này không thể thực hiện trên các đảo do không thể bố trí nhiều trận địa hay đường cơ động trên đảo cũng như thiếu các vật che khuất.

Với những bất lợi như trên, rõ ràng việc bố trí các tổ hợp tên lửa bờ đối hải trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa cần phải tính toán một cách kỹ lưỡng.

Và cách giải quyết của Việt Nam

Đứng trước những vấn đề nan giải trên, để thực hiện nhiệm vụ phòng không và chống phong tỏa, đánh chiếm đảo trên Biển Đông, Việt Nam đã chọn phương án như sau:

Nhiệm vụ phòng không do lực lượng Không quân đảm nhiệm với các máy bay chiếm ưu thế trên không Su-27/30 cùng các tên lửa không đối không hiện đại tầm từ gần tới xa như R-27, R-73, R-77.

Với nhiệm vụ chống phong tỏa, đánh chiếm đảo, Việt Nam sử dụng các tàu mang tên lửa. Trong số này, đáng kể nhất là các tàu Gepard 3.9 mang 8 tên lửa Kh-35E, Molniya mang 16 tên lửa Kh-35E. Với tầm bắn 130 km cùng với công nghệ tiên tiến của Kh-35E, các tàu này sẽ đóng vai trò những “chiếc ô bảo vệ di động” với bán kính lên đến 130 km. Ngoài ra, còn có các lớp tàu cũ hơn bố trí tên lửa P-21, P-22, P-15. Tương lai gần, Hải quân Việt Nam sẽ có thêm các tàu ngầm lớp Kilo 636 với tổ hợp Club, tàu hộ tống SIGMA trang bị tên lửa Exocet với tầm bắn 180 km.

Việc sử dụng các tàu này đảm bảo tính cơ động đồng thời bảo đảm thực hiện được đầy đủ quy trình bảo dưỡng các trang thiết bị trong tổ hợp tên lửa. Một số tàu sẽ đảm nhận trực trên biển còn một số tàu sẽ thay phiên về bảo dưỡng tại các căn cứ Hải quân.



Các chiến hạm mang tên lửa đóng vai trò là những chiếc ô bảo vệ di động đầy sức mạnh

Vấn đề nảy sinh là phòng không cho các con tàu. Mặc dù lực lượng không quân Việt Nam được đánh giá cao nhờ các yếu tố kinh nghiệm dày dạn, trang bị hiện đại cùng lợi thế về địa lý nhưng nếu điều kiện kinh tế cho phép, Việt Nam nên trang bị các tổ hợp phòng không trên chiến hạm. Khi đó, các tàu chiến Việt Nam sẽ được nâng cao hơn nữa sức mạnh để giữ chủ quyền vùng trời, vùng biển và hải đảo trên Biển Đông.

http://soha.vn/quan-su/vi-sao-viet-nam-khong-bo-tri-ten-lua-o-truong-sa-2013122401511528.htm

13 bình luận
  • nguyentrongtoan1988@gmail.com
    vote
    0
    andrew · 1 giờ trước · TP HCM
    bố trí hệ thống RBS-17 của Thụy Điển cho đường biển còn đường không Panstir S1 là xong
  • hoangtucuabe08@yahoo.com
    vote
    0
    thanhmoi · 3 giờ trước
    rất khó bố trí tên lửa trên đảo nhưng điều này là rất cần thiết và có số lượng lớn, vì khi địch đổ bộ thì thường kèm theo máy bay,tàu chiến,tàu đổ bộ, khi mb ta xuất kích thì sẽ đánh nhau với mb địch, còn tàu chiến sẽ đổ bộ mà lực lượng trên đảo khá mỏng nên khó cầm cự lâu,khi đó ở trên đảo rồi ta ko thể phóng tên lửa vào đảo vì còn quân ta,mà tàu chiến ra chi viện thì cũng gặp trở ngại bởi tàu địch sẽ đối đầu,ở đây số lượng quyết định gần như tất cả,
  • ktlplus@yahoo.com.vn
    vote
    0
    Đỗ Minh Tân · 3 giờ trước qua điện thoại · Hưng Yên
    Vn là bán đảo là một cái tàu sân bay nên chỉ cần có tên lửa tầm bắn 500 đến 600 phóng đi từ những chiến đấu cơ cất cánh trong đất liền như vậy là có thể thay thế các tên lửa trên đảo
  • son.ohido@gmail.com
    vote
    0
    Ohido · 4 giờ trước · Hà Nội
    Bố trí tên lửa ở đào bé tí như thế khác gì lạy ông tôi ở bụi này. Bố trí ven biển rình rập theo kiểu bầy sói giặc đến cho một đòn chí mạng xong rút ngay hay hơn nhiều. Địa hình Việt Nam chỉ sợ không có tên lửa vươn tới Trường sa thôi, có thì rất nhiều kẻ thù sẽ khiếp sợ. Không cần bố trí ở Trường sa cũng khiến chúng đi không có ngày về. hihi 
  • doibonchen@gmail.com
    vote
    0
    Phạm Ngọc · 4 giờ trước
    bí mật bố trí Club-K liệu có khả thi? gọn nhẹ, cơ động cao
  • caominhducmail@gmail.com
    vote
    0
    Minh Đức · 4 giờ trước · TP HCM
    Bài viết phân tích đúng! Trước khi tấn công, TQ bao giờ cũng phóng tên lửa phủ đầu ồ ạt vào đảo... 
    Các đảo quá nhỏ, chẳng có chỗ nào để cắm các dàn tên lửa chống hạm, phòng ko cả! 
    Nếu cắm các dàn đó ở đây thì coi như thí chốt cho địch chứ ko có lợi ích gì trong thực tế chiến tranh... 
    Đúng là tối ưu nhất vẫn là trang bị trên các tàu chiến và máy bay có tính cơ động cao để tránh được sự tấn công và bảo vệ 1 khu vực biển đảo rất rộng lớn và phức tạp... kể cả Kilo dưới nước! 
    Trên đảo chỉ trang bị súng và tên lửa vác vai chống thủy quân lục chiến của địch, thiết giáp và tàu đổ bộ loại nhỏ, trực thăng chiến đấu, máy bay tầm gần... 
    Nhưng VN có mua tên lửa EXTRA của Israel, nhỏ gọn, dễ bảo quản và có tầm bắn cũng tới 150km... 
    Và trang bị thêm tên lửa phòng ko tầm trung cho các tàu chiến...
  • cubinhbong@gmail.com
    vote
    0
    lính đặc công · 5 giờ trước qua điện thoại · Hà Nội
    Đánh trên biển đâu dễ như trên đất liền . Ta cần có nhiều tàu chiến lớn thường xuyên thay phiên túc trực , còn đặt tên lửa trên đảo là điều khó thực hiện ,
  • congndl@gmail.com
    vote
    0
    DungNguyen · 6 giờ trước · Hải Phòng
    Hiện tại mình cần 1 tới 2 tàu phòng không với khoảng 32 hoặc 64 (300F hoặc 400F) ống phóng mỗi tàu. sử dụng máy bay chỉ nên là sự hỗ trợ vì giá đắt hơn tên lửa rất nhiều
    • vominhnhatsge@gmail.com
      vote
      0
      bietlamgiday · 2 giờ trước · TP HCM
      @DungNguyen: sao ko so giá con tàu mang được đống đó với máy bay. 
      Mua chiếc tàu đủ mang vài chục ống phóng tên lửa tầm xa chắc thừa tiền sắm vài chục chiếc su35 
  • Terran1992
    vote
    0
    ngọc sơn lâm · 6 giờ trước · TP HCM
    nhừng ít nhất là phải có súng phòng không 23mm trở lên
  • nhn_ch@yahoo.com.vn
    Roop Isp · 7 giờ trước · Phú Yên
    hỏi Bộ QP ấy
  • Upanisads
    Quang Quác · 7 giờ trước · Hà Nội
    Làm gì thì làm, không nên chọc giận lão TQ khi chưa cần thiết. Vẫn biết đó là máu thịt quốc gia, nhưng cũng không nên tự bôi mỡ cho TQ cắn. Để tên lửa ở nhà thì nó chẳng nói gì được, nhưng mang ra đảo là nó lu loa lên ngay, không có lợi cho ta
    • Masterof2011
      vote
      0
      Weekend · 2 giờ trước
      @Quang Quác: Bạn nói chí phải 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét