Năm Ngọ phỏng vấn Ngựa
PV: Có phải nòi giống ngựa các anh hay sợ đi đường mới ?
Ngựa: Hoàn toàn sai, giống ngựa chúng tôi có thể phi nước đại cả đường mới lẫn đường cũ một cách “ngon lành cành đào”. Còn câu ” Ngựa quen đường cũ” chủ yếu được dùng theo nghĩa bóng để chỉ loài người các anh chứ không phải chúng tôi.
Giáp Ngọ không sợ đường mới !
PV: Thế nghĩa là sao ?
Ngựa: Sao với giăng cái gì ? Đây là loài người muốn nói thường thì ai cũng muốn làm theo những cái đã có sẵn vì sợ sự đổi mới, sợ mệt nhọc, sợ thay đổi thói quen…
PV: Còn sợ gì nữa ?
Ngựa: Còn sợ phải phấn đấu, sợ mất đặc quyền, đặc lợi, mất bổng lộc,….
PV: Đề nghị anh nói rõ hơn?
Ngựa: Thì đấy, khối kẻ biết là mình làm hại cuộc sống, hại dân, hại nước, “cõng rắn cắn gà nhà”,… mà vẫn làm đấy thôi!
PV: Theo anh, nguyên nhân từ đâu ?
Ngựa: Theo tôi, do nhiều yếu tố khách quan như pháp luật của loài người cũng còn nhiều lỗ hổng và thực thi không nghiêm. Hơn nữa, do chủ quan người ta sợ mất quyền, mất chức, mất lợi lộc,… nên dù biết là đường tà mà người ta cứ đi.
PV: Theo anh thì cứu cánh là gì ?
Ngựa: Chỉ cần ”Thẳng như ruột ngựa” thì sẽ giải quyết được mọi vấn đề.
PV: Tức là xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì cần phải minh bạch!
Ngựa: Đúng vậy !
PV: Vâng, lòng tôi cũng muốn được như ruột anh, nhưng… khó thay !
http://hahien.wordpress.com/2014/01/30/nam-ngo-phong-van-ngua/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét