Công nghiệp hỗ trợ trong nghiên cứu lợi thế so sánh của một quốc gia
Công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Thuật ngữ này được dùng trong nghiên cứu về lợi thế so sánh của một quốc gia (Porter, 1990); là khái niệm mang tính học thuật, là một trong bốn yếu tố cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên lợi thế so sánh trong Mô hình viên kim cương. Mô hình có thể được áp dụng cho mọi ngành kinh tế, mọi quốc gia/lãnh thổ. Thuật ngữ được định nghĩa là sự tồn tại hoặc thiếu vắng các ngành công nghiệp cung cấp và các ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế ở trong nước (Porter, 1990)
Giới thiệu
- “Công
nghiệp hỗ trợ” (SI) mới được biết đến ở Việt Nam từ năm 2001 (trong Sáng
kiến chung Việt Nam – Nhật Bản)
- Chưa
có định nghĩa cụ thể, chỉ có ít nhà hoạch định chính sách hiểu rõ về SI
- Quy
hoạch tổng thể về phát triển SI tại Việt Nam vẫn cần được hoàn thiện thêm
- Bài
viết này nhằm chuẩn bị những thông tin cần thiết cho mục đích trên: (i) sự
cần thiết phải phát triển SI tại Việt Nam, (ii) định nghĩa SI phù hợp với
Việt Nam, và (iii) bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước.
Nội dung
- Sự
cần thiết phải phát triển SI tại Việt Nam
- Khái
niệm về SI
- Các
khái niệm liên quan
- Phạm
vi của SI
- Định
nghĩa về SI
- Phát
triển SI: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
- Một
số gợi ý chính sách đối với Bộ Công nghiệp (MOI)
Nỗ lực của chính phủ Nhật
Bản
- Sáng
kiến Miyazawa mới
- Chương
trình xúc tiến khu vực tư nhân (Cải thiện môi trường tài chính và kinh
doanh)
- Sáng
kiến chung Việt Nam – Nhật Bản
- Cải
thiện môi trường đầu tư
- Thu
hút FDI
- Hàng
hoá trung gian có sẵn trong nước
- Công
nghiệp hóa
- Hình
thành cơ sở công nghiệp vững mạnh cho tương lai
1. Sự cần thiết phải phát
triển SI tại VN
Sự cần thiết phải phát
triển SI tại VN
- Cơ
sở lý thuyết
2. Khái niệm về Công nghiệp hỗ
trợ
- Là
thuật ngữ mơ hồ, không có định nghĩa cụ thể
- Có
thể là thuật ngữ mang nghĩa rộng, cũng có thể mang nghĩa cụ thể, tùy thuộc
vào mục đích người sử dụng. Có thể là thuật ngữ mang tính học thuật, cũng
có thể mang tính thực hành
- Thuật
ngữ đang được sử dụng hiện nay tại châu Á bắt nguồn từ Nhật Bản vào khoảng
giữa những năm 80.
- Khái
niệm của thuậtt ngữ này thay đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi mục
đích của chính sách
Khái niệm về SI (METI)
- METI dùng thuật ngữ này lần
đầu tiên trong Sách trắng về Hợp tác quốc tế (1985)
- Không đưa ra
định nghĩa cụ thể, nhưng có thể hiểu là
- SMEs góp phần
tăng cường cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước châu Á trong trung và
dài hạn
- SMEs sản xuất
phụ tùng và linh kiện
- Nhằm hỗ trợ
công nghiệp hóa và thúc đẩy SMEs ở ASEAN4 (Indonesia, Malaysia,
Philippines, Thailand)
- Thuật ngữ nói
đến SMEs sản xuất linh phụ kiện
Khái niệm về SI (METI)
- METI chính thức đưa ra định
nghĩa về SI trong Chương trình Hành động Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ
châu Á (1993)
- Ngành công
nghiệp sản xuất những vật dụng cần thiết, như nguyên liệu thô, phụ
tùng và hàng hóa tư bản… cho công nghiệp lắp ráp (gồm ô tô,
điện, điện tử)
- Nhằm giải quyết
những bất cập tại ASEAN4 (e.g. cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, thiếu nhân công
lành nghề), thâm hụt thương mại, và xúc tiến hợp tác công nghiệp
- Bao gồm các
ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian và hàng hóa tư bản cho các
ngành công nghiệp lắp ráp
Khái niệm về SI (METI)
Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp Hải ngoại Nhật Bản,
JOEA(1994) Khái niệm về SI (METI)
- Tại sao thuật ngữ này lại
xuất hiệnở Nhật Bản vào giữa những năm 80 và tập trung vào các nước châu
Á?
- Hiệp định Plaza (1985) đồng yên tăng giá doanh nghiệp chuyển
hoạt động sản xuất sang các nước có nguồn lao động rẻ hơn. Tuy nhiên,
doanh nghiệp phải nhập khẩu linh phụ kiện từ Nhầt Bản vì ngành công
nghiệp này chưa phát triển tại các nước đang phát triển, đặc biệt là
ASEAN4
Do vây, thuật ngữ này được
dùng để chỉ tình trạng thiếu công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện tại các
nước này
- Kế hoạch Phát
triển Công nghiệp Châu Á mới (1987):
Nỗ lực của METI nhằm thúc đẩy hợp tác công nghiệp với các nước châu Á
Chương trình Hành động
Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Châu Á (1993)
Nguồn: Sách trắng về Kinh tế và Thương mại Quốc
tế (1987) Thay đổi trong Khái niệm về SI
Giải quyết những bất cập, thâm hụt thương mại, và thúc
đẩy hợp tác
Công nghiệp hóa ở các nước Châu Á
Mục đích / Công nghiệp lăp ráp / Không quy
định / Người sử dụng
Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa trung gian và tư
bản
SMEs sản xuất phụ tùng, linh kiện
Phạm vi / Không quy định / SMEs / Quy
mô DN
3. Các
khái niệm liên quan
- Công
nghiệp hỗ trợ và liên quan
- Thầu
phụ
- Công
nghiệp phụ thuộc
- Công
nghiệp phụ tùng, linh kiện
- Nhà
cung cấp
3.1. Công nghiệp hỗ trợ và
liên quan
- Thuật
ngữ này được dùng trong nghiên cứu về lợi thế so sánh của một quốc
gia (Porter, 1990)
- Là
khái niệm mang tính học thuật, là một trong bốn yếu tố cơ bản có quan hệ
chặt chẽ với nhau tạo nên lợi thế so sánh trong Mô hình viên kim
cương
- Mô hình có thể được áp dụng cho mọi ngành kinh
tế, mọi quốc gia/lãnh thổ
- Thuật
ngữ được định nghĩa là sự tồn tại hoặc thiếu vắng các ngành công nghiệp
cung cấp và các ngành công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế
ở trong nước (Porter, 1990: 71)
công nghiệp cung cấp: tạo ra lợi thế cho công nghiệp hạ nguồn vì sản
xuất đầu vào được sử dụng rộng rãi và quan trọng đối với quá trình đổi mới và
quốc tế hoá
Công nghiệp hỗ trợ và liên
quan
- Chiến
lược, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh:
Thực trạng về sự hình thành, tổ chức và quản lý của công ty, và đặc thù
của đối thủ cạnh tranh
trong nước
- Điều
kiện về cầu: Đặc thù của cầu trong nước đối vowis sản phẩm, dịch vụ của
một ngành công nghiệp
- Công
nghiệp hỗ trợ và liên quan: Sự tồn tại hoặc thiếu vắng các ngành công
nghiệp cung cấp và các ngành công nghiệp có liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế ở trong nước
- Điều
kiện yếu tố: Các yếu tố then chốt (lao động lành nghề, vốn, và cơ sở hạ
tâng) cần có để cạnh tranh
trong một ngành công nghiệp
- Vai
trò của Chính phủ: Chính sách đưa ra mà không tính đến sự ảnh hưởng của nó
đến hệ thống các yếu tố một cách toàn diện thì sẽ làm suy yếu thay vì củng
cố hệ thống này.
3.2. Thầu phụ
- UNIDO
định nghĩa thầu phụ là một thoả thuận giữa hai bên – nhà thầu chính và
nhà thầu phụ. Nhà thầu chính giao cho một hoặc một vài công ty sản xuất
phụ tùng, linh kiện hoặc hàng lắp ráp chưa hoàn chỉnh và/hoặc cung cấp các
dịch vụ công nghiệp cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng
(UNIDO, 1985)
- Nhấn
mạnh đến cam kết và mối quan hệ lâu dài
- Không
bao gồm các giao dịch trong hệ thống hay giao dịch không mang tính dài hạn
- Gây
áp lực, hạn chế khả năng thương lượng, và mang lại ít lợi nhuận hơn xu
hướng chuyển thành hoặc quan hệ chặt chẽ hơn (đối tác) hoặc lỏng hơn (nhà
cung cấp tự do)
3.3. Công nghiệp phụ
thuộc
- Được
Ấn Độ sử dụng như là thuật ngữ chính sách
- Được
định nghĩa là một hoạt động kinh doanh công nghiệp tham gia hoặc dự
định tham gia vào việc chế tạo hoặc sản xuất phụ tùng, linh kiện, hàng lắp
ráp chưa hoàn chỉnh, công cụ hoặc hàng hoá trung gian, hoặc cung cấp dịch
vụ... cho một hoặc hơn một hoạt động kinh doanh công nghiệp khác (Luật
công nghiệp, 1951)
- Là
một nhóm trong công nghiệp quy mô nhỏ
- Do
vây, không có chính sách, chiến lược riêng cho việc phát triển ngành công
nghiệp này
3.4. Công nghiệp phụ tùng,
linh kiện
- Là
khái niệm hẹp, không có định nghĩa cụ thể
- Được
hiểu là ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện
- Được
dùng chủ yếu trong ngành công nghiệp lắp ráp: xe máy, ô tô, điện - điện tử
- Có
thể xem như là một phần trong thuật ngữ SI
3.5. Nhà cung cấp
- Không
có định nghĩa cụ thể, có thể hiểu là người bán các hàng hoá, dịch vụ cho
một ngành công nghiệp nhất định
- Được
dùng rộng rãi ở Malaysia, Nam Á, để chỉ các SMEs trong nước hoạt động như
là thầu phụ của các doanh nghiệp lớn (thường là các doanh nghiệp nước ngoài)
- Hàm
ý từng cá nhân doanh nghiệp hơn là toàn bộ ngành công nghiệp
4. Phạm vi của SI
- Những
đặc điểm chính của SI
- Thuật
ngữ chính sách/chiến lược chủ yếu được dùng bởi các nhà hoạch định chính
sách
- Phạm
vi của SI phụ thuộc vào mục đích của chính sách, và sẽ quyết định những
ngành công nghiệp có trong định nghĩa về SI
- Sản
phẩm của SI có thể được dùng trong nước hoặc xuất khẩu
- Những
đặc điểm khác
- Quy
mô doanh nghiệp, quốc gia, cấu trúc kinh doanh
- Đòi
hỏi nhiều vốn, giao hàng nhanh, hay thay đổi, cồng kềnh, có tính riêng
biệt
Phạm vi của SI
Mục
đích của chính sách quyết định phạm vi của SI
- Phạm vi chính: những ngành
công nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện và công cụ để sản xuất các phụ
tùng, linh kiện này
- Phạm vi rộng 1: những ngành
công nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện, công cụ để sản xuất các phụ
tùng, linh kiện này và các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân
phối và bảo hiểm
- Phạm vi rộng 2: những ngành
công nghiệp cung cấp toàn bộ hàng hoá đầu vào gồm phụ tùng, linh kiện,
công cụ, máy móc và nguyên liệu
5. Định
nghĩa về SI
- Định
nghĩa:
“Công nghiệp hỗ trợ” là một thuật ngữ định hướng chính sách, chỉ một nhóm
các hoạt động công nghiệp cung cấp đầu vào trung gian, gồm phụ tùng, linh
kiện và công cụ để sản xuất các phụ tùng, linh kiện đó cho các ngành công
nghiệp lắp ráp, chế biến.
* Ghi
chú: Quy mô doanh nghiệp và quốc gia không được nhắc đến trong định nghĩa.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạch định chính sách, SMEs và doanh nghiệp trong
nước sẽ là đối tượng để xem xét.
6. Phát triển SI
- Nội
địa hoá
- Thúc
đẩy FDI vào SI
- Xúc
tiến liên kết giữa SMEs với doanh nghiệp lớn, giữa nhà cung cấp trong nước
với doanh nghiệp nước ngoài
- Tham
gia vào các mạng lưới sản xuất
- Bài
học rút ra từ những kinh nghiệm trên
6.1. Nội địa hoá
- Thành
phần nội địa hoá có thể tính theo phần trăm hoặc theo sản phẩm
- Đài
loan
áp dụng Quy định về thành phần nội địa từ 1962, yêu cầu theo phần trăm và
đã thành công trong việc thu hút chuyển giao công nghệ và FDI vào ngành
công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện
- Hàn
Quốc
chỉ
định các phụ tùng, linh kiện phải được nội địa hoá trong hai Chương trình
Nội địa hoá 5 năm (87-91, 92-96) và đã thành công trong công nghiệp ô tô
nhưng không thành công trong công nghiệp điện, điện tử
- Tuy
nhiên, nội địa hoá không thể áp dụng được nữa do vi phạm quy định của WTO
(TRIMs Agreement)
6.2. Thúc đẩy FDI vào
SI
- Để
phát triển SI, Hàn Quốc và Đài Loan áp dụng chính sách “bảo vệ ngành công
nghiệp non trẻ”, các nước ASEAN tiên tiến áp dụng chính sách “thúc đẩy FDI
có lựa chọn”
- Các
nước ASEAN tiên tiến đã tận dụng được tối đa cơ hội di chuyển hàng loạt cơ
sở sản xuất từ Nhật Bản trong những năm 80 và 90
- Thực
thi các biện pháp khuyến khích thuế, và khu phi mậu dịch thông qua chiến
lược định hướng xuất khẩu
- Một
số nhà cung cấp trong nước của các nước ASEAN tiên tiến đã đạt được khả
năng cạnh tranh quốc tế nhờ
có quan hệ hợp tác với các công ty đa quốc gia (MNCs)
6.3. Liên
kết
- Nhật
Bản, Hàn Quốc và Đài Loan xúc tiến liên kết giữa các nhà thầu phụ, chủ yếu
là SMEs, và các công ty lớn
- Thái
Lan và Malaysia đã cố gắng kết nối các nhà cung cấp trong nước với các
doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là doanh nghiệp Nhật Bản)
- Các
tổ chức của UN cũng hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc xúc tiến
liên kết công nghiệp
Liên kết
- Chính
sách của Nhật Bản được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời với những thay đổi
của môi trường kinh doanh, tạo điều kiện và cân bằng lợi ích giữa SMEs
doanh nghiệp lớn, chủ yếu quan tâm đến SMEs.
- Luật
về Quan hệ hợp tác của SMEs với các đối tác khác năm 1949
- Luật
về Phòng chống việc thanh toán chậm các hợp đồng thầu phụ và các vấn đề
liên quan năm 1956
- Chính
sách của Hàn Quốc là những quyết định từ trên xuống, chỉ định một số công
ty lớn đóng vai trò chính
- Luật
xúc tiến SMEs thầu phụ năm 1975
- Chiến
lược Phát triển Nguyên liệu và Linh phụ kiện năm 2005
- Chính
phủ Đài Loan không can thiệp sâu vào quyết định của các công ty lớn trong
việc lựa chọn thầu phụ, nhưng hỗ trợ về tài chính
- Hệ
thống Hạt nhân-Vệ tinh năm 1984
Liên kết
- Thái
Lan và Malaysia xây dựng các chương trình hộ trợ sự kết hợp, liên kết giữa
các nhà cung cấp trong nước và doanh nghiệp lớn (BUILD & NSDC ở Thái
Lan và VDP ở Malaysia) nhưng không đạt được kết quả như mong muốn
- Lý
do chủ yếu khiến các chương trình không thành công:
(i) Doanh
nghiệp không biết đến chương trình của Chính phủ
(ii)
Thiếu sự tham gia của các cơ quan liên quan
(iii)
Không tương thích giữa chính sách của chính phủ với nhu cầu của doanh nghiệp
(iv)
Thiếu nhiệt huyết từ phía doanh nghiệp
- Rút
kinh nghiệm từ những chương trình trên, Thái Lan đã hợp tác với JICA xây
dựng Quy hoạch tổng thể ề phát triển SI, và Malaysia xây dựng một chương
trình mới là Chương trình Liên kết công nghiệp
Liên kết
- UNIDO đã thành lập
các Trung tâm trao đổi thầu phụ và đối tác (SPXs) trên toàn thế giới từ
1985 nhằm hỗ trợ và thúc đẩy SMEs, chủ yếu ở các nước đang phát triển
- Mục
đích chính của SPX là tăng cường xây dựng các mối liên kết thông
qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp, chuyến thăm cơ sở, hội chợ...
- Các
ngành công nghiệp chủ yếu tham gia trong các SPX gồm cơ khí, (81%), nhựa
– cao su (64%), điện - điện tử (47%), và dịch vụ công nghiệp (33%)
- Các
trung tâm tập trung chủ yếu ở Châu Mỹ Latin và Trung Quốc
- UNCTAD giới thiệu các
biện pháp nhằm xúc tiến liên kết trong Báo cáo Đầu tư Thế giới 2001
- Giới
thiệu các biện pháp cụ thể của chính phủ nhằm tạo ra các liên kết chặt
chẽ, cũng như các chính sách nhằm củng cố liên kết
- Hướng
dẫn cách xây dựng chương trình xúc tiến liên kết
6.4. Tham gia vào mạng lưới
sản xuất
- Xu
hướng Chuỗi Cung cấp Toàn cầu và chuyên môn hoá đòi hỏi các nước phải tham
gia vào mạng lưới sản xuất khu vực hoặc toàn cầu (v.d. Đài Loan chuyên môn
hoá về chất bán dẫn, Thái Lan về phụ tùng ô tô, và Malaysia về hàng điện
tử)
- Điều
kiện: cơ sở công nghiệp và nguồn nhân lực đủ mạnh
- Cơ
sở công nghiệp (công nghệ cơ bản): rèn, khuôn, đúc, mạ, xử lý nhiệt, sơn,
dập và nhựa...
- Nguồn
nhân lực: công nhân và quản đốc lành nghề
- Chương
trình Công ty Dạy nghề ở Hồng Không nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác giữa
trường học và công nghiệp trong R&D
- Trung
tâm Phát triển Kỹ năng Penang ở Malaysia nhằm tăng nguồn cung lao động
lành nghề cho các doanh nghiệp sản xuất ở Penang, đặc biệt cho MNCs
- Hệ
thống Meister, monozukuri & hito-zukuri ở Nhật Bản
6.5. Bài học
- Yêu
cầu thành phần nội địa hoá không áp dụng được nữa
- Xây
dựng môi trường đầu tư hấp dẫn hơn để thúc đẩy FDI vào SI
- Hầu
hết các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện là SMEs, do đó chính phủ nên quan
tâm hơn đến việc phát triển SMEs
- Chuỗi
cung cấp toàn cầu đang là xu hướng hiện nay của MNCs, do vậy, chính phủ
cần xúc tiến mạnh liên kết công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong nước
với MNCs (thông qua học tập kinh nghiệm từ các nước khác, hợp tác với các
tổ chức quốc tế)
Bài học
- Thành
công trong thúc đẩy liên kết
- Phản
ứng nhanh của chính phủ đối với những thay đổi của môi trường kinh doanh
(Japan)
- Doanh
nghiệp đi đầu đủ lớn mạnh (Hàn Quốc)
- Doanh
nghiệp hạt nhân đủ mạnh và nhiệt huyết của doanh nghiệp (Đài Loan)
- Hỗ
trợ về tài chính và công nghệ của chính phủ
- Chưa
thành công trong thúc đẩy liên kết
- Thiếu
phối hợp giữa các bộ (Thái Lan)
- Thiếu
nhận thức về chính sách của chính phủ (Thái Lan)
- Không
tương thích giữa chính sách của chính phủ với nhu cầu của doanh nghiệp
(Thái Lan)
- Phân
biệt loại hình doanh nghiệp (Malaysia)
- Thiếu
nhiệt huyết của doanh nghiệp (Malaysia)
7. Một số gợi ý đối với
MOI
- Phát
triển công nghiệp dài hạn
- Xuất
bản Sách trắng về công nghiệp hàng năm
- Cơ
sở dữ liệu công nghiệp, hệ thống thống kê công nghiệp
- Song
song tiến hành Xây dựng xã hội công nghiệp và xã hội tri thức
- Hoàn
thiện Quy hoạch tổng thể phát triển SI
- Định
nghĩa phù hợp về SI
- Phối
hợp với các bộ và giới doanh nghiệp trong quá trình xây dựng quy hoạch
- Biện
pháp thúc đẩy phát triển SI:
- Phát
triển nguồn nhân lực công nghiệp: công nhân và quản đốc lành nghề (phối
hợp với Bộ GDĐT, doanh nghiệp, trường dạy nghề, tổ chức nước ngoài)
- Thúc
đẩy phát triển SMEs
- Xúc
tiến liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI và MNCs
Thuý Nguyễn
VDF-Tokyo 22/08/2006 thuy@grips.ac.jp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét