Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Khủng: Nicolas Sarkozy được đề nghị trả hơn 250.000 USD cho 1h làm việc


Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang cân nhắc đề nghị làm việc của ngân hàng Morgan Stanley với mức thù lao 200.000 bảng (252.000 USD) cho một giờ.
Hoài Linh (Theo DailyMail)
Nếu nhận lời, ông Sarkozy sẽ tiếp bước người bạn cũ, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair tiến vào con đường lợi nhuận kếch xù. Ông Blair đã kiếm được hàng triệu USD từ vai trò cố vấn cho ngân hàng đầu tư JP Morgan.
Tuy nhiên, các nhà chỉ trích ở Pháp đã bày tỏ sự phẫn nộ với chính trị gia một thời đắc cử chức vụ cao khi sử dụng danh tiếng để làm giàu cho bản thân. Kể từ khi rời khỏi ghế Thủ tướng vào năm 2007, ông Blair đã mua được ít nhất 6 ngôi nhà, đi lại khắp thế giới bằng máy bay riêng và có thu nhập là ít nhất 20 triệu bảng một năm. Trong số này, 2,5 triệu bảng có được khi ông làm cố vấn cho ngân hàng đầu tư của Mỹ là JP Morgan.
Theo tuần báo điều tra của Pháp Le Canard Enchaine, Morgan Stanley đề nghị ông Sarkozy làm việc cho mình với mức lương 1/4 triệu euro cho một giờ làm. Theo đó, ông Sarkozy sẽ có một bài phát biểu trong 45 phút và làm dáng để chụp ảnh trong 15 phút.

NHỮNG PHƯƠNG THUỐC NÂNG CAO THỂ LỰC


NHỮNG PHƯƠNG THUỐC NÂNG CAO THỂ LỰC

Đi bộ một tiếng mỗi ngày, mở cửa sổ nhà ít nhất nửa tiếng và bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày..., đó là những phương thuốc cực rẻ mà lại rất hữu ích giúp nâng cao thể lực cho bạn.


                         Đi bộ một tiếng mỗi ngày.

THẾ HỆ BỘ TRƯỞNG ĐANG " LẬT KÈO " DÂN ?

Cả nước đang tập trung thực hiện 

hai nhiệm vụ chiến lược: thi đẹp và thi hát!

Ngày mới nhậm chức, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã làm nức lòng người dân về những lời nói quyết liệt gần như tuyên chiến với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Mình hâm mộ ổng đến mức viết một bài trên blog này ca ngợi hết lời, đại ý, chỉ cần hành động như ổng nói thì ổng đã có sau lưng hàng triệu triệu người VN ủng hộ.
Hôm nay mở blog ra, ngần ngại mãi, không biết có nên xóa entry đó đi không. Không xóa, mọi người đọc lại chắc mình xấu hổ lắm; xóa thì hóa ra mình là thằng...lật kèo ông Huệ? Thôi thì để vậy đi. Lý do để lại có vẻ hơi AQ khi tự ngụy biện, đâu phải mình mình đâu, báo chí ta cũng ca ngợi rào rào; thậm chí có tờ báo còn cất công về làng ổng làm phóng sự về tuổi thơ của anh Huệ, âm hưởng như thể ổng là cứu tinh của chúng ta!
Nhưng Vương gia đã...lật kèo với người tiêu dùng. Mới đây nhất, ổng còn cam kết từ nay đến cuối năm giá xăng dầu không tăng. Nói xong thì trong vòng 20 ngày, giá xăng tăng 2 lần. Hôm nay trả lời trên TT, ổng vẫn thản nhiên khẳng định, ổng hành động đúng! 
Không chỉ tôi lật kèo ông Huệ (từ ca ngợi sang phàn nàn), ông Huệ lật kèo người tiêu dùng mà báo chí cũng...lật kèo bạn đọc.

Cấm, phạt

Đào Tuấn
Tăng quyền xử phạt cho CSGT, nâng mức xử phạt và hạn chế phương tiện cá nhân. Đây cũng là 3 nội dung cơ bản trong một Nghị định xử phạt vi phạm hành chính riêng, và một “Đề án” mang tính đặc thù đối với Thủ đô và TP. Hồ Chí Minh. Rất dễ dàng để có thể nhìn thấy HN và TP HCM là những TP ùn tắc nhất Việt Nam và những “nghị định”, “đề án” đặc thù, quanh đi quẩn lại vẫn chỉ xoay quanh thứ tư duy cũ rích “Cấm nhiều hơn, phạt cao hơn”.
Còn nhớ trong phiên giải trình tại Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về thực trạng vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ sáng 24-4, sau khi Bộ trưởng Đinh La Thăng “nhấn mạnh” tới việc nâng trần mức phạt tối đa, đồng thời cho phép thanh tra viên, công an được tăng thẩm quyền xử phạt, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội QH Nguyễn Văn Tiên đã có câu phản biện “để đời”: “Đất nước đã nghèo nhưng các cơ quan quản lý lại đề nghị toàn biện pháp xử phạt nhiều tiền là không hợp lý”. Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển thì thẳng thắn: “Điều các đồng chí nói rất ít đến là tăng trách nhiệm của các cán bộ làm công tác công vụ”.

Nhìn lại 3 ngôi sao sáng của “thế hệ Bộ trưởng mới”


Với những phát ngôn mạnh bạo cùng hành động quyết liệt, không né tránh, ngay từ khi mới nhậm chức, Vương Đình Huệ, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình nổi lên như những ngôi sao sáng, khiến dư luận kỳ vọng nhiều về “một luồng gió mới”, một nhiệm kỳ chính phủ mới trẻ trung, năng động, nhiều khác biệt. Đến BBC cũng kỳ vọng khi gọi những “hiện tượng” Vương Đình Huệ, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình là “một thế hệ Bộ trưởng mới”. Một năm qua, 3 ngôi sao sáng của “thế hệ Bộ trưởng mới” bây giờ ra sao?

Trương Duy Nhất
  
1. Vương Đình Huệ
          “Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước… Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân… doanh nghiệp đừng có dọa cơ quan quản lý nhà nước, nếu cần tôi sẽ lập doanh nghiệp khác…”
          Tuyên bố nức lòng được ông Vương Đình Huệ tung ra ngay khi vừa ngồi ghế Bộ trưởng Tài chính.

Bài học về lòng dân của nhà Hồ



Dân là gốc của nước. Giữ nước trước hết là giữ dân, được lòng dân. Bài học xương máu ấy không bao giờ cũ trong bất cứ thời nào, chế độ nào.Hiểm họa từ phương Bắc Từ lâu, nhà Minh đã nuôi âm mưu xâm lược nước ta
Trong lịch sử hàng nghìn năm hiếm có triều đại nào xây thành quách kiên cố vững chãi như thành Tây Đô của nhà Hồ.


Từ lâu, nhà Minh đã nuôi âm mưu xâm lược nước ta, tuy nhiên khi nhà Hồ thành lập thì tình hình nhà Minh cũng rối loạn nên âm mưu đó không thực hiện được. Mãi đến năm 1403, khi Minh Thái Tông diệt xong Huệ đế và lên ngôi thì âm mưu xâm lược nước ta mới được đẩy mạnh.
Vua Minh đã cử nhiều đoàn sứ thần sang Đại Ngu (quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ) để thăm dò và liên lạc với một số quan lại cũ của nhà Trần có tư tưởng chống nhà Hồ để chuẩn bị làm nội ứng.
Thâm hiểm hơn, nhà Minh còn cho người vượt biển sang Chăm-pa, xúi giục Vua Chăm-pa đem quân đánh vào nam Đại Ngu để quấy rối, tạo thuận lợi cho việc nhà Minh đem quân từ phương Bắc đánh xuống.

Du khách và doanh nhân Việt Nam 'tẩy chay' Trung Quốc



Mai Vân.Trong thời gian trước đây, Trung Quốc là một trong những điểm đến được ưa chuộng của người Việt Nam. Thế nhưng sau một loạt những hành vi gây hấn càng lúc càng gay gắt của Bắc Kinh tại Biển Đông, gây nên một tình trạng căng thẳng, lượng người Việt Nam qua Trung Quốc đã giảm hẳn, kể cả đối với các du khách thuần túy lẫn những du khách – doanh nhân, muốn kết hợp du lịch với việc thăm dò cơ hội làm ăn trên một thị trường được cho là rất hấp dẫn.
Theo ghi nhận của báo chí trong nước, riêng trong ba tháng hè năm nay, lượng du khách Việt Nam đăng ký tour đi Trung Quốc đã giảm đáng kể. Thống kê về số khách Việt Nam đi du lịch tại Trung Quốc không được tiết lộ, nhưng theo tờ báo mạng trong nước Vnexpress ngày 31/07/2012, số lượng du khách Việt Nam đi Trung Quốc trong hai tháng 6 và 7 vừa qua đã giảm từ 20% đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng một nhận xét với Vnexpress, báo An ninh Thủ đô xuất bản tại Hà Nội ngày 15 tháng 07 cũng thẩm định : « Nhiều công ty lữ hành đang chứng kiến sự sụt giảm của lượng khách Việt Nam đặt tour tới Trung Quốc ».
Điểm đáng nói là hiện tượng sụt giảm này chủ yếu liên quan đến các tuyến tại lục địa Trung Quốc, trong lúc các tour đến các « đặc khu » của Trung Quốc như Hồng Kông hay Macao vẫn như cũ, thậm chí còn tăng.

Sự thất bại của Harvard



Theo betabeat.com
Kelly Faircloth

ĐH Harvard luôn ở vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng. Nhưng ngày nay, ngôi trường danh giá nhất thế giới này đang dần bị mất khách khi các sinh viên kỹ thuật đổ xô về những trung tâm học thuật như Viện Công nghệ Massachussets (MIT), ĐH Stanford…

Mất khách

Vào một ngày tháng 11, những sinh viên chăm chỉ của ĐH Harvard ào ra con đường trước Thư viện Lamont. Đám sinh viên tay giơ cao các loại điện thoại thông minh và máy quay, mắt hướng về phía Mark Zuckerberg – một cựu sinh viên của trường. Họ đã bất ngờ khi biết rằng, giống như Bill Gates, người sáng lập Facebook đã dừng việc học tại Harvard ngay trước khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp.

Sáu tháng sau, một ngày trước khi Facebook tiến hành đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), Harvard đã không đòi một phần nào trong khoản tiền lời 16 tỷ đô từ đợt IPO của Facebook vì Zuckerberg và những người đồng sáng lập Facebook đã xây dựng trang web này khi còn đang học, làm việc trong ký túc xá và sử dụng mạng máy tính của Harvard. 

Tiền lưu hành trước năm 1975


Tiền lưu hành trước năm 1975




VRNs (30.08.2012) – Sài Gòn – Các đồng tiền ở Việt Nam càng ngày mất giá, chẳng cần các con số thống kê của các chuyên gia đưa ra để so sánh nữa, chỉ cần xem giá xăng, giá thực phẩm và giá hàng tiêu dùng cứ tăng là biết rồi.
VRNs xin giới thiệu một bộ sưu tầm hình các đồng tiền Việt Nam được sử dụng trước 1975, đang được truyền nhau xem trên internet, để xem như một kỷ niệm. Và biết đâu từ kỷ niệm này, chúng ta có thể tìm một giải pháp gì tốt hơn cho Việt Nam trong lúc này.
 
a
a
a
a

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

(4) Tin đồn đang phá hoại nền kinh tế

(4) Tin đồn đang phá hoại nền kinh tế: 


Tôn Tử. Ảnh: Internet
Trong cuộc chiến vùng Vịnh (1990-1991), do làm chủ hoàn toàn thông tin trên chiến trường nên Hoa Kỳ đã khuất phục được Iraq một cách chớp nhoáng.
Khi đó, Trung Quốc nhận ra vai trò to lớn của mặt trận không tiếng súng nên đã đầu tư khá nhiều tiền của cho mục đích này. Chiến lược của họ khá đơn giản, chỉ cần thành thạo 36 kế sách của Tôn Tử binh pháp, có thể đối đầu với Hoa Kỳ hùng mạnh.
Báo cáo Quốc hội Mỹ năm 2007 đã nói rõ, nhiều cuộc tấn công qua mạng vào Bộ Quốc phòng, chính phủ, các bộ, các ngành…có dấu vết từ Trung Quốc.
Thay vì dùng vũ lực chiếm Đài Loan, các nhà chiến lược quân đội Trung Quốc định dùng thông tin gây nhiễu trên mạng máy tính của đảo quốc này. Trong lúc đó, mạng của quân đội tìm cách trì hoãn mọi lệnh trợ giúp từ Hoa Kỳ để Đài Loan hiểu rằng, cần đầu hàng trước khi Mỹ tới. Chiến thắng không cần súng đạn.

(3) Tin đồn đang phá hoại nền kinh tế:

(3) Tin đồn đang phá hoại nền kinh tế:

Các VIP tài chính bác bỏ tin đồn ‘siêu xẹt’ ra sao?


Dính tin đồn bị bắt, quản thúc, hay bị cơ quan điều tra triệu tập, Chủ tịch Masan, Techcombank chọn lên báo để bác bỏ. Riêng CEO chứng khoán Bản Việt có cách "đính chính" rất đặc biệt.
Đưa con đi du học khoảng vài ngày, Chủ tịch Tập đoàn Masan - ôngNguyễn Đăng Quang dính tin đồn "đã bị bắt". Tin đồn lan nhanh và mạnh đến mức không ít VIP trong giới doanh nhân cũng bán tin, bán nghi về độ xác thực bởi không thấy ông Quang xuất hiện trong thời gian đó. Chỉ đến khi ông Quang lên tiếng chính thức là đang ở Mỹ, rồi về Việt Nam và xuất hiện trong một sự kiện của Masan vào chiều 27/8 thì mọi chuyện mới kết thúc.
Các VIP tài chính bác bỏ tin đồn ‘siêu xẹt’ ra sao?
Chủ tịch Masan xuất hiện trong lễ kỷ niệm công ty để bác bỏ tin đồn. Ảnh: Thành Luân

(2) Tin đồn đang phá hoại nền kinh tế

(2) Tin đồn đang phá hoại nền kinh tế:


Ai tạo ra những tin đồn ‘siêu xẹt’?


Tin đồn “siêu xẹt” với các VIP của Sacombank, Masan, Techcombank, Eximbank... không chỉ bắt nguồn từ một vài blog, mà còn khơi mào bởi những người thích “tỏ ra nguy hiểm”.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Bảo – Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt nói, nhiều tin đồn thất thiệt về lãnh đạo ngân hàng được lan truyền nhanh trên mạng do một vài trang blog. “Nhiều người hiếu kỳ vào đây đọc, rồi lại bàn tán trên mạng xã hội làm cho tin đồn lan truyền càng nhanh. Chưa hết, người nọ truyền qua người kia thì thông tin cứ bị méo thêm một chút và tạo ra một thứ lãng xẹt nhưng lại có khắp mọi nơi”, ông Bảo nói.
Chưa hết, chuyên gia này phân tích, lẽ ra người ta sẽ không tin những thứ “siêu xẹt” như vậy, nhất là từ blog nhưng vì có một số sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên hoặc người có tin đồn đi công tác hoặc không có ở Việt Nam nên không thể giải thích và những tin đồn thất thiệt có cơ hội lan rộng.
Ai tạo ra những tin đồn ‘siêu xẹt’?
Chủ tịch Masan gãi đầu khi cứ liên tục bị hỏi về tin đồn "đã bị bắt". Ảnh:Thành Luân

(1) Tin đồn đang phá hoại nền kinh tế

(1) Tin đồn đang phá hoại nền kinh tế:


Tin đồn ‘siêu xẹt’ hủy hoại kinh tế Việt Nam ra sao?


Tin đồn Chủ tịch Masan bị bắt, Phó chủ tịch Sacombank bị quản thúc... không chỉ tác động tới cá nhân mà còn ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán và nền kinh tế.
Nhận xét về tác động của những tin đồn thất thiệt đang lan tràn trên thị trường tài chính, ông Quách Mạnh Hào – Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán MB nói: “Mình không tin nhưng nếu hàng trăm người khác tin vào điều đó thì hậu quả vẫn xảy ra”.
Ông Hào phân tích, thị trường chứng khoán chịu tác động của cả những thông tin đúng và bịa đặt. Khi mình không tin nhưng hàng trăm người khác cho là đúng và lo sợ nên bán tháo cổ phiếu làm giá tuột dốc thì hậu quả là thực tế. “Đây cũng là lý do một số công ty chứng khoán đưa cổ phiếu MSN, EIB. STB ra khỏi danh sách margin (sử dụng để vay tiền mua thêm chứng khoán). Dù tin đồn là thất thiệt nhưng nó vẫn làm giá cổ phiếu giảm mạnh thì các công ty phải phòng thủ bằng cách không cho margin chứng khoán đó nữa”, ông Hào nói.
Trước đó, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan (MSN), ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch Eximbank (EIB) và ông Trầm Bê - Phó chủ tịch Sacombank đều dính tin đồn như bị bắt, quản thúc hay cơ quan điều tra triệu tập.
Tin đồn ‘siêu xẹt’ hủy hoại kinh tế Việt Nam ra sao?
Nhà đầu tư thiệt hại nặng khi bán cổ phiếu vì tin đồn thất thiệt. Ảnh: báo Tuổi trẻ

“Trung Quốc có những điểm yếu rất căn bản”


GS. Nguyễn Minh Thuyết: 

“Trung Quốc có những điểm yếu rất căn bản”


“Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Việc đưa hai quần đảo này vào sách giáo khoa là chuyện đương nhiên, nhưng cần tránh tình cảm nhất thời, tạm bợ, hoặc tư duy cực đoan” – GS Nguyễn Minh Thuyết.
Dù đang tất bật chuẩn bị cho chuyến bay vào TP Hồ Chí Minh, nhưng GS Nguyễn Minh Thuyết – Đại biểu Quốc hội khoá XI, XII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vẫn dành thời gian trò chuyện với báo điện tử Infonet về vấn đề đưa Hoàng Sa – Trường Sa vào sách giáo khoa (SGK).
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm đưa Hoàng Sa – Trường Sa vào SGK, đặc biệt môn Lịch sử. Xin hỏi ý kiến của GS về vấn đề này?
Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Việc đưa vào SGK phổ thông là hết sức bình thường. SGK Tiếng Việt tiểu học hiện hành có một số tác phẩm và trích đoạn tác phẩm liên quan đến Trường Sa như các bài thơ "Chú ở bên Bác Hồ" của Dương Huy, “Gửi chú ở Trường Sa” của Nguyễn Xuân Hạnh, hay một đoạn văn của Hà Đình Cẩn có tên “Cá heo ở Trường Sa”. Những môn khác như Địa lý, Toán học cũng có hình ảnh hai quần đảo này.

Không để doanh nghiệp định giá xăng dầu


TT - Giá xăng tăng liên tiếp bốn lần chỉ trong vòng một tháng qua, rồi tình trạng quá nhiều cửa hàng xăng dầu găm hàng khiến người dân không khỏi bức xúc.
Các chuyên gia cho rằng tình trạng trên xảy ra là do điều hành quá kém.

Người dân xếp hàng đổ xăng trước giờ xăng tăng giá tại một cây xăng ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM chiều 28-8 - Ảnh: Thuận Thắng
Ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nhận định gốc gác của vấn đề do cơ chế điều hành giá xăng dầu sai với cơ chế quản lý giá trong nền kinh tế thị trường. Ông Long nói:
- Nhà nước đã để cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tự định giá trong khi thị trường này đang tồn tại kinh doanh độc quyền. Cần xóa bỏ ngay cơ chế này, tức là Nhà nước vẫn phải định giá xăng dầu.
Luật quản lý giá quy định rất rõ đối với những sản phẩm còn độc quyền nhà nước phải quản lý giá. Có hai chủ thể quyết định giá là nhà nước và thị trường. Thị trường quyết định khi sản phẩm đó có sự cạnh tranh thật sự, còn trong hoàn cảnh sản phẩm đó chưa có cạnh tranh thật sự, còn độc quyền buộc nhà nước phải định giá. Cả thế giới đều như vậy. Tại sao thị trường xăng dầu còn độc quyền mà lại để cho doanh nghiệp tự định giá. Đây là sai hoàn toàn.

Mừng quá: Chúng ta đang sống ở xứ thiên đường

Mừng quá: Chúng ta đang sống ở xứ thiên đường


Khủng hoảng tài chính toàn cầu


Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa - RFA, 2012-08-29
Bốn năm trước, sau Đại hội Toàn quốc của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà, vụ sụp đổ của tập đoàn đầu tư Lehman Brothers đã đảo lộn tình hình kinh tế và chính trị của nước Mỹ.

AFP photo
Ảnh minh họa khủng hoảng kinh tế

Thật ra, thế giới đã trôi vào một chu kỳ khủng hoảng tài chính khởi sự từ một năm trước đó mà ít ai thấy. Năm năm sau, là ngày nay, Diễn đàn Kinh tế trở lại nguyên ủy của vấn đề qua phần trao đổi của Việt Long với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Tình hình chưa khả quan
Việt Long: Thưa ông, đúng bốn năm trước, Hoa Kỳ có tranh cử tổng thống như năm nay. Lần trước, Đại hội của đảng Dân Chủ vừa kết thúc vào cuối Tháng Tám và của đảng Cộng Hoà vào đầu Tháng Chín thì khủng hoảng tài chính bùng nổ ngày 15 Tháng Chín từ vụ sụp đổ của tập đoàn đầu tư Lehman Brothers cùng nhiều tổ hợp tài chính khác. Vụ khủng hoảng xảy ra giữa một nạn suy trầm sản xuất manh nha từ Tháng 12 năm 2007 và gây chấn động kinh tế từ Hoa Kỳ qua Âu Châu rồi lan rộng khắp nơi. Ngày nay, tình hình vẫn chưa khả quan và khối Euro trong Liên hiệp Âu châu còn bị nguy cơ tan rã như nhiều nhà nghiên cứu quốc tế đã cảnh báo. Vì vậy, kỳ này, chúng ta sẽ trở lại hồ sơ đó, ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa ông, qua phần tóm lược vừa rồi, ta thấy ra một chuỗi thời điểm trước sau. Khởi đầu là nạn suy trầm kinh tế Hoa Kỳ vào cuối năm 2007, đến hiện tượng về sau người ta gọi là "Tổng suy trầm Toàn cầu" trong hai năm 2008-2009. Ở giữa là vụ Lehman Brothers cùng tập đoàn bảo hiểm AIG và nhiều cơ sở khác phá sản vào Tháng Chín năm 2008.

10 thống đốc ngân hàng trung ương kém nhất năm 2012

A, đây rồi, có thế chứ. Bác Bình đây rồi:

10 thống đốc ngân hàng trung ương kém nhất năm 2012
30-8-2012 (VF) – Tạp chí Global Finance dựa trên kết quả kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quản lý lãi suất của các ngân hàng trung ương đã đưa ra danh sách 10 thống đốc NHTW có màn trình diễn tồi nhất năm 2012 (BI, 27-8).
Nguyen Van Binh, Vietnam
 Xếp hạng 2012: C / Xếp hạng 2011: N/A (không)

10 thống đốc ngân hàng trung ương tốt nhất năm 2012

Không thấy tên bác Bình nhà mình. Bác Bình được bầu là nhân vật của năm 2011 của VN mà lại không có trong danh sách này thì kể cũng lạ. Chắc TTXVN bỏ sót ?
 

Thống đốc Ngân hàng trung ương Malaysia Zeti Akhtar Aziz. (Nguồn: Reuters)

Tạp chí Tài chính Toàn cầu vừa công bố bảng xếp hạng các Thống đốc Ngân hàng Trung ương năm 2012, theo đó thống đốc Ngân hàng trung ương Malaysia (Bank Negara Malaysia) Zeti Akhtar Aziz lần thứ 3 liên tiếp có mặt trong danh sách những người đứng đầu.
Bà Zeti cũng đã giành được vị trí này năm 2011 và 2010.
Tiến sỹ Zeti là một trong sáu người đứng đầu các ngân hàng trung ương giành điểm "A" trong Thẻ Báo cáo Ngân hàng Trung ương.
Các thống đốc được xếp hạng "A" khác bao gồm Amando Tetangco Jr của Philippines, Fai-Nan Perng của Đài Loan (Trung Quốc), Glenn Stevens của Australia, Stanley Fischer của Israel và Mark Carney của Canada.

Thu ngân sách Nhà nước nguy cơ thâm hụt trầm trọng

Đọc xem hai ông bạn thân của mình (bác Lý, bác Khanh) đang làm gì.
Bác Khanh là người thừa kế vị trí của bác Lý khi bác Lý sang Học viện


Bộ phận kho quỹ Kho bạc Nhà nước quận Đống Đa 
(Hà Nội) tổ chức thu thuế nhà đất. (Ảnh: Minh Tú/TTXVN)

Thu ngân sách nhà nước đang đứng trước vấn đề thâm hụt trầm trọng, nhiều yếu tố giảm thu ngân sách nhà nước đang xuất hiện làm cho khả năng mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước cả năm trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/8/2012 ước tính đạt 418.500 tỷ đồng, bằng 56,5% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/8/2012 ước tính đạt 534.000 tỷ đồng, bằng 59,1% dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước tính trong thời gian này khoảng 116.000 tỷ đồng.

Rừng mất sạch, kỳ nhông tắc kè không còn, làm thuỷ điện là hiệu quả!

Đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A: May quá, nhờ trước đó đã phá sạch rừng, giết hết động vật nên giờ có thể yên tâm làm thủy điện.


SGTT.VN - Trái ngược với nhiều lo ngại mà các nhà khoa học đã cảnh báo trước đây về việc xây dựng dự án thuỷ điện 6 và 6A, bản đánh giá báo cáo tác động môi trường (DTM) do chủ đầu tư – tập đoàn Đức Long Gia Lai – thuê viện Môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện, cho rằng có thể xây dựng thuỷ điện tại khu vực vườn quốc gia Cát Tiên.
Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, PGS.TS Nguyễn Văn Phước, viện trưởng viện Môi trường và tài nguyên cho rằng: hoàn toàn có thể xây dựng được thuỷ điện 6 và 6A (!). “Nhiệm vụ của chúng tôi là làm rõ những quan ngại trước đây. Các nhà chuyên môn từng đưa ra nhiều quan ngại ảnh hưởng này kia là hoàn toàn đúng, nhưng khi chúng tôi khảo sát và tính toán thì cho thấy ảnh hưởng không đáng kể”, ông Phước khẳng định.
Ông nói như thế nào về những vấn đề chính trước đây còn chưa được làm rõ và gây ra nhiều tranh cãi, như về việc mất rừng?
UNESCO đã công nhận khu dự trử sinh quyển Đồng Nai. Đây là khu dự trữ sinh quyển được được phát triển rộng từ khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên.
Làm bất cứ dự án nào cũng gây ảnh hưởng môi trường, vấn đề là mất gì được gì. Điều tra của chúng tôi cho thấy, hiện trạng rừng bây giờ mất sạch rồi.

Những 'Xác chết biết đi'

 Những 'Xác chết biết đi'

'Xác chết biết đi' đe dọa kinh tế Trung Quốc

Đồng euro chỉ còn là xác chết biết đi

 Ngân hàng 'thây ma biết đi'
 
Trung Quốc buộc ngân hàng cấp vốn cho các công ty thua lỗ để tránh phá sản sẽ phải đánh đổi bằng suy thoái trong tương lai, cựu chuyên gia Morgan Stanley - Andy Xie cảnh báo.
Để kìm hãm đà suy giảm, chính quyền địa phương Trung Quốc đã gây sức ép lên các tổ chức tín dụng tiếp tục cấp vốn cho nhiều công ty bất chấp lợi nhuận cao hay thấp. Chính việc này đã tạo ra các công ty theo kiểu "xác chết biết đi" (zombie), vì dù đã bên bờ vực phá sản nhưng vẫn được chính phủ duy trì hoạt động.

Bất động sản là một trong hai lĩnh vực có nhiều công ty 'zombie' nhất Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Bất động sản là một trong hai lĩnh vực có nhiều công ty 'zombie' nhất Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Trả lời phỏng vấn của CNBC, Andy Xie - cựu chuyên gia kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Morgan Stanley, cho biết: "Các ngân hàng Trung Quốc không thể rút tiền ra khỏi những công ty sắp sụp đổ như vậy. Mà ở đây lại có rất nhiều doanh nghiệp sắp biến thành xác chết biết đi mất rồi".
Xu hướng này ngày càng trở nên trầm trọng khi suy giảm kinh tế đang ảnh hưởng đến hàng loạt ngành công nghiệp. Mùa công bố báo cáo tài chính năm nay được dự báo là tồi tệ nhất lịch sử khi nhiều công ty lớn, từ nhà băng đến hàng không, đều giảm lợi nhuận tới hàng chục phần trăm.

NĂM 2013 TRUNG QUỐC SẼ XẢY RA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ



 29.8.2012
Người dịch:  Băng Tâm
[Trang mạng Tiếng nói nước Đức bằng tiếng Trung (ycwb.com)]    Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế?  Gần đây, bản báo cáo “Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế” của nhà kinh tế học Lý Tả Quân ở Trung tâm phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc trình bày tại cuộc họp báo cáo nội bộ đã bị lộ. Báo cáo cho rằng Trung Quốc hiện nay đang trong thế căng thẳng chờ chực bùng nổ, năm 2013 sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế, đồng thời dẫn đến các vấn đề xã hội.
Mới đây,  trang Phượng Hoàng ifeng.com Hongkong có đăng nội dung  bản báo cáo “Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế” của nhà kinh tế học Lý Tả Quân trình bày trong một cuộc họp nội bộ. Theo tìm hiểu của trang Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle), bản báo cáo lần này chắc là một bản báo cáo họp nội bộ của Lý Tả Quân theo lời mời của hội bạn hữu trường Trường Sa ở Trường đại học Hoa Trung vào ngày 19.7 năm ngoái, sau đó được truyền đi trong phạm vi hẹp, cách đây không lâu đột nhiên được cư dân mạng Trung Quốc phát tán rộng rãi.  

Hoan hô Real: Lại thắng và giành thêm 1 cúp.

Hoan hô Real: Lại thắng và giành thêm 1 cúp.

Real đoạt Siêu Cup Tây Ban Nha

Chật vật ở hiệp hai, nhưng nhờ hiệp đầu bùng nổ, nhà ĐKVĐ La Liga vẫn thắng Barca 2-1 trong trận lượt về, kết quả vừa đủ để họ có danh hiệu đầu tiên cho mùa giải mới.
Qua hai lượt trận, Real và Barca hòa 4-4, nhưng nhờ ghi được hai bàn ở Nou Camp từ lượt đi và theo luật bàn thắng sân khách, Real thắng chung cuộc và đoạt Siêu Cup Tây Ban Nha. Chiến thắng ở Siêu Cup 2012 có lẽ mang tính biểu tượng không kém cách Real đánh bại Barca trong cuộc đua tranh ngôi vô địch mùa vừa qua và đặt dấu chấm hết ba năm thống trị La Liga của đại kình địch ở La Liga. Barca cũng là chủ nhân của Siêu Cup Tây Ban Nha ba năm gần nhất, nhưng bây giờ, họ đã mất danh hiệu ấy vào tay Real.

Sieu-Cup-jpg-1346282420_480x0.jpg
Chiến thắng ở Siêu Cup sẽ giúp Real lấy lại tinh thần cho chặng đường tiếp theo. Ảnh: AFP.

Với cá nhân Mourinho, ông không chỉ có danh hiệu thứ ba kể từ khi dẫn dắt Real (sau Cup Nhà Vua 2011 và La Liga 2012). Đoạt Siêu Cup - danh hiệu mà ông nói thẳng là kém danh giá nhất - còn là cách để Mourinho khẳng định vị trí HLV số một trong làng bóng đá Tây Ban Nha. Sau khi đánh bại Guardiola ở La Liga mùa vừa qua, giờ Mourinho lại thắng tiếp người kế vị ông này dẫn dắt Barca, Tito Vilanova. Siêu Cup Tây Ban Nha 2012 thuộc về Mourinho và Real kết cục hoàn xứng đáng, nếu nhìn vào những gì họ đã thể hiện trong trận lượt về.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Thất kinh... “giải quyết nỗi buồn“ khi du lịch tại Việt Nam


Người đứng, kẻ ngồi “giải quyết” trong lùm cây, vệ đường hay nhăn mặt, bịt mũi khi phải đi qua những khu vệ sinh công cộng tạm bợ, nhếch nhác…là những cảnh dễ thấy khi đi du lịch Việt Nam khiến rất nhiều du khách… “thất kinh”.
WC- “anh” ở đâu?
Có lẽ, không đâu đi du lịch lại vất vả vì cái nhà vệ sinh như ở Việt Nam. Nếu như ở nước ngoài, người ta gọi nhà vệ sinh là nơi để thư giãn vì vừa sạch sẽ, thơm tho, lại có cả tiếng nhạc du dương thì ở Việt Nam, không ít khách nước ngoài tỏ ra “thất kinh” khi nhắc tới nơi vệ sinh công cộng.  
Những nhà vệ sinh kiểu này khiến khách du lịch một đi không trở lại
Những nhà vệ sinh kiểu này khiến khách du lịch một đi không trở lại
Thực tế ở Việt Nam là không ít khu du lịch rõ ràng có nhà vệ sinh nhưng lại không thể sử dụng được, hoặc số lượng quá ít, không đáp ứng nhu cầu của du khách. Đơn cử tại khu du lịch Đồ Sơn, bãi biển trải dài, chia thành nhiều khu nhưng chỉ có vài nhà vệ sinh công cộng ở khu 1 và khu 2,  không thể đáp ứng với số lượng du khách đến đây trong những ngày hè lên đến hàng nghìn người. Không ít du khách buộc phải “dựa” vào các lùm cây mỗi khi cần “giải quyết nỗi buồn”.

Trùng tu di tích: Nhiệt tình + thiếu hiểu biết = phá hoại

Thời sơ tán hay đi ngang qua chùa Trăm gian, thậm chí có lần còn ăn tối và ngủ đêm ở đó. Mấy hôm nay nghe tin chùa đã bị phá, buồn quá. Không hiểu sao ở cái đất nước này người ta lại thích phá như thế.

(TT&VH) - Mấy ngày qua, dư luận cả nước xôn xao trước việc nhà Tổ, gác Khánh - những hạng mục quan trọng của chùa Trăm Gian (Di tích cấp quốc gia thuộc thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ - Hà Nội) - bị phá đi xây mới khi chưa có quyết định chính thức từ cơ quan chức năng.
Từ lâu việc trùng tu di tích vẫn được làm bằng cách… đập đi, xây mới nhưng chưa có biện pháp xử lý nào. Trong khi các di tích vài trăm năm tuổi, những di sản vô giá thì cứ thế mất dần.
Được công nhận là di tích quốc gia đã ngót nửa thế kỷ, di tích chùa Trăm Gian có giá trị đặc biệt về cảnh quan, kiến trúc. Tuy nhiên, đây cũng chính là di tích nhiều lần bị dư luận lên tiếng về việc trùng tu tùy tiện. Từ năm 2010, di tích bắt đầu được làm mới từng phần. Hành lang được làm mới, sơn cột bóng nhẫy véc- ni, các bức phù điêu La Hán ở hai bên hành lang có niên đại vài trăm năm cũng bị phủ sơn công nghiệp xanh, đỏ, tím, vàng như… đồ mã. Rồi bệ tượng cũng bị đổ bê tông, lát gạch hoa, đá hoa bóng loáng, các cột gỗ bệ đỡ bằng đá hình hoa sen chạm khắc rất đẹp cũng bị thay toàn bộ.
Thời điểm đó, Bộ VH,TT&DL cũng đã vào cuộc và xử lý. Tuy nhiên, khi đó, mọi việc đặt vào sự đã rồi nên đành phê bình xong… để đó.


Chùa Trăm Gian bị đập đi làm mới.

BẮT ONG BẦU BÁN CHO TRUNG QUỐC – MỘT TỘI ÁC

Đổ xô tận diệt ong bầu bán sang Trung Quốc

Đào Tiến Thi
.
Vietnamnet ngày 28-8-2012 đưa tin: Khoảng nửa tháng nay, người dân xóm 10 (P. Đại Nài, TP. Hà Tĩnh) rộ lên phong trào săn ong bầu bán cho đầu nậu xuất sang Trung Quốc.
Thực ra thì từ nhiều năm trước, báo chí đã đưa tin dân một số địa phương bắt ong bầu để bán. Nhưng có lẽ chưa bao giờ sự tàn sát quy mô lớn như lần này. Người thu mua không phải là những ông lang ta mua để làm thuốc, mà là các thương lái Trung Quốc. Họ làm gì thì không ai biết. Nhưng chắc chắn là có hại cho ta vô cùng.

 Ong bầu được đóng bao bán sang TQ

Con ong bầu (có nơi gọi là ong mật), một loài ong to, màu xanh đen, bụng bầu. Ong bầu sống đơn lẻ hoặc thành đàn nhỏ, chỉ vài con. Tổ của nó là các ống tre ở đầu các đòn tay của những căn nhà lá thời trước, thậm chí là trong cán cuốc, cán sòng lâu ngày không dùng. Chẻ một đoạn tre khô dỡ ở giàn mướp đã tàn, đôi khi thấy cả bốn, năm con ong bầu. Vì đây là nơi chúng thích làm tổ, vừa tiện lấy mật hoa lại vừa an toàn: có cả một hệ thống tổ thông với nhau và giàn thường ở trên cao, trẻ con khó bắt.

(3) NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH

Bài viết cũ của tôi năm 1999:

BÀN THÊM VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH
III- CHÍNH SÁCH NGẮN HẠN ĐỂ PHỤC HỒI LẠI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ  VIỆT NAM: CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU KIỂU KEYNES.
           
 1) Bối cảnh quốc tế năm 1999-2000 và ảnh hưởng tới việt nam:
            a) Dù giả định r”ng khủng hoảng của các nền kinh tế đ“ng á đã rơi xuống đáy vào mùa hè 1998 và nay đang trong quá trình phục hồi, và Trung quốc sẽ kh“ng phá giá đồng nhân dân tệ hoặc mức phá giá kh“ng cao trong hai năm 1999-2000, thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước đ“ng á sẽ vẫn thấp vì họ phải tiếp tục theo đuổi chính sách kinh tế tiết kiệm nh”m ngăn ngừa cuộc khủng hoảng quay trở lại. Như vậy, cầu nhập khẩu của các nước trong khu vực sẽ kh“ng tăng nhanh.
            Ở châu Âu, do đồng Euro    được đưa vào sử dụng, chi phí giao dịch giữa các nước thuộc hệ thống tiền tệ chung sẽ giảm đi đáng kể nên bu“n bán trong nội bộ khu vực này sẽ tăng lên, tỷ lệ tăng trưởng cầu nhập khẩu từ bên ngoài cũng sẽ giảm đi. Ở châu Mỹ, triển vọng kinh tế kh“ng sáng sủa, có nhiều khả năng kinh tế Mỹ sẽ đi vào giai đoạn tăng trưởng chậm từ mùa thu 1999 và kéo dài suốt năm 2000.
            Trong bối cảnh đó, khả năng tăng trưởng nhanh tổng giá trị xuất khẩu của Việt nam trong hai năm 1999-2000 là thấp.
            b) Phá giá mạnh các đồng tiền đ“ng á hai năm 1997-98 và chênh lệch về nhịp độ tăng trưởng kinh tế giữa Việt nam và các nền kinh tế đ“ng á đã và đang tiếp tục gây sức ép mạnh mẽ lên hoạt động xuất nhập khẩu  của Việt nam, dẫn đến nguy cơ Việt nam có khả năng rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế trầm trọng nếu như chính phủ kh“ng tăng cường các biện pháp hành chính để kiểm soát ngoại thương. Theo các lý thuyết kinh tế vĩ m“, nhất là lý thuyết đường cong J, dù Việt nam có phá giá mạnh đồng tiền của mình trong năm 1999, cũng sẽ rất khó khăn để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế ngay trong hai năm 1999-2000 do chất lượng các hoạt động xuất nhập khẩu và chất lượng hàng xuất khẩu của Việt nam còn rất kém.

(2) NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH

Bài viết cũ của tôi:

BÀN THÊM VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH
                           
II- NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN NAY
Đã có nhiều bài viết liệt kê nguyên nhân của những khó khăn hiện nay của nền kinh tế nước ta, do đó ở đây chúng t“i chỉ đi sâu phân tích những nguyên nhân kinh tế cơ bản nhất, gồm nguyên nhân bên trong và bên ngoài.
1) Mô hình phát triển kh“ng hợp lý là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những khó khăn hiện nay.
Những dẫn chứng dưới đây sẽ cho thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến những khó khăn hiện nay là chúng ta đã phát triển theo mô hình dựa quá nhiều vào vốn đầu tư và kh“ng coi trọng vấn đề hiệu quả, mà nguyên nhân sâu xa của chiều hướng phát triển lệch lạc này là hệ thống các chính sách kinh tế không hợp lý, trước tiên là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
a) Mô hình phát triển dựa quá nhiều vào đầu tư
Đồ thị dưới đây cho thấy những tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao của nước ta trong nửa đầu thập kỷ 90 gắn liền với việc gia tăng mạnh mẽ của tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm nội địa trên GDP. Nếu như trong thời kỳ 1986-1990, tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm nội địa thấp, chỉ lần lượt là là 12,6% và 2,4% thì tỷ lệ tăng trưởng GDP chỉ đạt 4,3%. Ngược lại, trong thời kỳ 1991-1995, tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm lên tới 22,3% và 14,7% thì tỷ lệ tăng trưởng GDP cũng tăng mạnh, tới 8,2%. Trong các năm 1996-98, tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm tiếp tục tăng lên tới 28,7% và 19,6%, nhưng tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm nhẹ xuống còn 7,8%. Sự giảm sút của tỷ lệ tăng trưởng GDP trong những năm gần đây là do cơ chế chính sách càng ngày càng kh“ng theo kịp với tình hình mới và ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ châu á làm cho hiệu quả của vốn đầu tư giảm sút nhanh, dẫn tới tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP tiếp tục tăng lên, nhưng tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm sút. Vì tỷ lệ đầu tư của Việt nam trong những năm gần đây đã xấp xỉ ngang với các nước trong khu vực Đ“ng á và cao hơn hẳn các nước Nam á nên kh“ng thể nói là đầu tư của ta còn thấp làm kinh tế kh“ng tăng trưởng nhanh được.

(1) NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH

Bài viết cũ của tôi năm 1999:

BÀN THÊM VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP CẤP BÁCH
                           
            Từ đầu năm 1998, trên nhiều tạp chí nghiên cứu, đã có những bài viết phân tích tình hình khó khăn hiện nay của nền kinh tế nước ta và khuyến nghị một số giải pháp cấp bách. Cũng với mục đích trên, bài báo này sẽ tập trung vào hai nội dung chính: 1) Xu hướng ngày càng xấu đi của nền kinh tế Việt nam sau đỉnh cao năm 1995 đã rất rõ ràng; nó có nguồn gốc chủ yếu từ những yếu kém trong nội bộ nền kinh tế, và bị mạnh lên do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, và 2) Dù cho các nền kinh tế trong khu vực đang phục hồi nhanh hơn dự kiến, tình hình kinh tế nước ta sẽ còn xấu hơn nữa nếu chính phủ kh“ng có những đối sách kiên quyết hơn. Tuy nhiên, có thể tin r”ng nếu các nền kinh tế châu á tiếp tục phục hồi vững chắc như 6 tháng đầu năm 1999 và việc triển khai những nghị quyết gần đây của chính phủ được tiến hành tốt thì tình hình kinh tế nước ta năm 2000 sẽ sáng sủa hơn năm 1999.
            I- NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN NAY CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA:
            Phân tích những tiến triển trong hơn ba năm gần đây đã chỉ ra một cách rõ ràng r”ng nền kinh tế nước ta đang ở trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Những dấu hiệu chính gồm:
            1) Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm nhanh và tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng lên
            Các số liệu thống kê đã chứng tỏ r”ng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đã kh“ng ngừng giảm sút từ năm 1996 đến nay. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng GDP là 9,5% năm 1995 thì nó chỉ còn 5,8 % năm 1998 và 4,3% trong 6 tháng đầu năm 1999. Có hai điểm đáng chú ý về tỷ lệ tăng trưởng GDP. Thứ nhất, một phần của sự tăng trưởng kể trên đến từ các sản phẩm kh“ng bán được, nhất là các sản phẩm do khu vực doanh nghiệp nhà nước sản xuất ra. Giá trị hàng hoá tồn kho đã và đang tăng lên đến mức đáng lo ngại. Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng thực chất của GDP còn nhỏ hơn con số nêu trên.