Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Luận về TÌNH YÊU

Luận về TÌNH YÊU

Tình làm quen qua mạng (Internet) được gọi là lưới tình
Yêu đến lần thứ tư được gọi là tình tứ.
Yêu đến lần thứ bảy gọi là thất tình.
Yêu một lúc nhiều người gọi là trữ tình (để dành xài dài dài).
Được chấp nhận yêu gọi là dzô! tình.
Yêu và kết hôn với người nước ngoài gọi là ngoại tình.
Yêu và kết hôn với người trong nước gọi là nội tình.
Tiền để đưa người yêu đi chơi gọi là bạc tình.
Trong tình yêu luôn luôn chi li xét nét tiết kiệm gọi là tính tình.
Tình đã đi vào quá khứ gọi là cố tình.
Tình ngoài hôn thú gọi là tình phụ.
Đang yêu mà người yêu chết gọi là tình tang.
Hai bà vợ cùng dùng chung một ông chồng gọi là chung tình.
Đau ốm thất thểu vì yêu gọi là tình cảm.
Yêu từ thời đi học gọi là tình trường
Đang yêu mà bị hối, làm lẹ cho xong gọi là tình dục.
Yêu quá độ phải đi vào bệnh viện gọi là tình thương.
Yêu thương con người gọi là tình nhân.
Tự nhiên được người ta yêu gọi là tình tự.
Tự động yêu người ta gọi là động tình.
Yêu vợ người khác bị đánh tím mặt gọi là thâm tình.

Ảnh Tuyệt Đẹp

 Ảnh Tuyệt Đẹp

Cách nhận biết tiền thật giả

Cách nhận biết tiền thật giả

(VietQ.vn) - Thực tế cho thấy, dù được làm giả tinh vi ở mức độ nào thì tiền giả vẫn luôn có những đặc điểm khác với tiền thật như: không có các đặc điểm bảo an (hoặc nếu có làm giả thì cũng chỉ mang tính chất mô phỏng, không thể giống thật); màu sắc có thể nhạt hơn, đậm hơn hoặc thiếu màu; hình ảnh, họa tiết không sắc nét, tinh tế như tiền thật...
Ngân hàng Nhà nước cho biết, các loại tiền giả polymer hiện nay, người tiêu dùng đều có thể kiểm tra, nhận biết bằng tay và mắt một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chủ quan không kiểm tra khi nhận tiền trong giao dịch, mua bán hàng ngày, thì vẫn có khả năng nhận phải tiền giả.

Để phòng ngừa rủi ro, người tiêu dùng cần có thói quen quan sát cẩn thận đồng tiền khi giao dịch và biết cách kiểm tra các yếu tố bảo an trên đồng tiền theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, trong đó lưu ý một số bước kiểm tra cơ bản sau:

1. Đưa tờ tiền lên trước nguồn sáng để kiểm tra hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và dây an toàn (dây bảo hiểm). Ở tiền thật sẽ nhìn thấy trên cả 2 mặt tờ tiền: hình bóng chìm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền giấy, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo; dây an toàn có các chữ và số rõ ràng, sắc nét và sáng hơn màu nền xung quanh.

HỒN HÀ NỘI TRONG PHỐ CỔ HỘI AN


HỒN HÀ NỘI TRONG PHỐ CỔ HỘI AN


 
Phố cổ Hà Nội xưa rất giống phố cổ Hội An hôm nay

 Một lần, nhân dịp tôi ra Hà Nội có công việc, Nhà văn Đào Thắng dẫn tôi đến gặp Nhà báo Đào Quang Thép. Nhà báo Đào Quang Thép có đặt tôi viết một bài về Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 1000 Thăng Long. Tôi nhận lời, nhưng thực sự phân vân, vì đây là đề tài khó, đã có nhiều người viết rất thành công, còn tôi chỉ là anh viết văn, viết báo bình thường, viết như thế nào để nói được nét đẹp của người Hà Nội là một việc không dễ. May cho tôi, ở Hội An, tôi có một kỷ niệm về một gia đình gốc Hà Nội. Tôi viết "nguyên vẹn"  những cảm xúc của mình khi gặp gia đình này. Bài tản văn  " Hồn Hà Nội trong phố cổ Hội An"  tôi  đưa cho nhà báo Đào Quang Thép. Thật mừng, bài tản văn đã được in trọn vẹn, không sửa một chữ trong tạp chí Người Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và sau này có đăng lại trong báo Xây Dựng số tết 2011.
         Bài tản văn " Hồn Hà Nội trong phố cổ Hội An"  tôi cũng đưa vào chuyên mục " viết về Hội An" của trankytrung.com, nhiều bạn đã đọc. Nay khi đọc nhiều tin trên các báo, báo động lối sống của người Hà Nội xuống cấp, tôi rất buồn nhưng không biết do nguyên nhân vì đâu? Rõ ràng không thể ai phủ nhận, với quá khứ không xa, phong cách sống của người Hà Nội là tuyệt vời, sáng vô cùng, văn hóa vô cùng...
        Tôi muốn mọi người đọc lại bài tản văn này, cùng tôi hoài niệm nhớ và thương người Hà Nội, biết ơn một nét đẹp văn hóa đã từng là biểu tượng của Văn hóa Việt Nam.

TỈNH THANH HÓA VÀ “QUẢ ĐẮNG” ĐÀN TẾ NAM GIAO NHÀ HỒ

[Nhịp Cầu Thế Giới Online]
(NCTG) Năm 2004, đàn tế Nam Giao nhà Hồ đã được các nhà khoa học phát lộ và khai quật tại núi Đốn Sơn (thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), cách thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam. Việc phát hiện đàn tế Nam Giao đã bổ sung thêm những tư liệu lịch sử về triều đại nhà Hồ. Tuy nhiên, với tỉnh Thanh Hóa, đây còn là nơi để lại dư âm “quả đắng” với người Trung Quốc…


Đàn tế Nam Giao nhà Hồ mới được phục dựng gần đây


Bất thường trong việc thuê địa điểm đặt nhà xưởng

Tháng 6-2002, một doanh nhân nước ngoài là Mã Tiên Vĩnh (người tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) đã bất ngờ sang Việt Nam, chủ động tìm đến UBND tỉnh Thanh Hóa để đặt vấn đề đầu tư mở xưởng dệt may tại huyện Vĩnh Lộc.


Cũng như bao địa phương khác trong tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Lộc là một huyện thuần nông với hơn 80% dân số là nông dân, điều kiện kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, với huyện, việc một doanh nghiệp nước ngoài đặt vấn đề xin phép đầu tư vào địa phương chẳng khác gì đang nắng hạn lại gặp được mưa rào. Một cơ hội đến quá bất ngờ. Thậm chí, lãnh đạo huyện khi đó còn nghĩ xa hơn đến việc một ngày không xa, “đây sẽ là một trong những “đòn bẩy” để thúc đẩy kinh tế - xã hội cho địa phương”.

4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ

4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ

Blog Của Đào Duy Chữ Ngày Thứ Bẩy 11/8/2012
1. Quy tắc đầu tiên: “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp”
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, gặp gỡ đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại. Vì vậy, hãy tôn trọng và coi trọng những người mà chúng ta gặp gỡ!


2. Quy tắc thứ hai: “Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra”
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.

100 công việc cần hoàn thành khi bạn còn sống


100 дел, которые нужно успеть сделать, пока вы живы

Nguồnnewsland.ru
Kichbu posted on 11.08.2012
 
Новость на Newsland: 100 дел, которые нужно успеть сделать, пока вы живы

Tất cả chúng ta đều thích xây dựng các kế hoạch. Nhưng trong trường hợp tốt nhất - chỉ cần một phần ba trong số đó chúng ta thực hiện được,  Woman.delfi.ua viết. Và nên thực hiện điều gì một cách bắt buộc để vào một ngày đẹp trời chúng ta có thể trung thực mà nói rằng cuộc sống của chúng ta thành công?

1. Viết lịch sử cuộc đời mình

2. Xây dựng một hang động tuyết

3. Bơi cùng cá heo

4. Lặn biển

5. Đặt hàng nghệ sĩ vẻ chân dung của mình

Ăn chay kiểu Lào


TTO -  Với một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, truyền thống ăn chay khá phổ biến ở Lào. Những năm gần đây ăn chay không chỉ dành riêng cho người Lào, nó đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực vô cùng đặc sắc và thú vị cho du khách.
Đặc biệt là ở cố đô Luong Prabang, du khách có thể thưởng thức món chay một cách dễ dàng ở khắp mọi nơi. Không chỉ bởi món ăn ngon, thanh đạm mà vẫn đậm đà, tốt cho sức khỏe, giá tiền lại rẻ, kiểu ăn chay theo phong cách Lào còn khá độc đáo và khiến ai cũng phải thử một lần. 

Ẩm thực đa dạng của Lào - Ảnh: Huỳnh Thu Dung
Với mức giá khá rẻ, 7.000 - 10.000 kip/đĩa/lần lấy thức ăn, tương đương 20.000 - 30.000 đồng, du khách có thể lựa món tùy ý nhưng chỉ được lấy đầy trong một đĩa. Có nơi linh động hơn, có nhiều loại đĩa lớn hoặc nhỏ để du khách chọn lựa, phục vụ khách Á và khách Âu khác nhau.
Dọc con phố cổ Sisavangvong ở Luong Prabang, cứ vài bước chân du khách sẽ thấy một quán bán món chay. Món chay ở đây bán theo kiểu buffet với hàng chục món ăn để chọn, nhưng du khách mua theo đĩa và chỉ được lấy một lần cho một lần trả tiền.
Món ăn chay ở Luong Prabang thật sự rất ngon và hấp dẫn. Ở bất cứ hàng bán chay nào, dù chỉ là một sạp hàng ở chợ, bạn cũng thấy ít nhất là trên 30 đến 50 món ăn, tất nhiên là chỉ chế biến từ rau củ quả, nhưng hương vị rất đậm đà.
Đặc biệt là màu sắc các món ăn thì vô cùng đẹp mắt. Đậu que, đậu đũa, cà tím, bông cải, cải xanh, bí đỏ, đậu hũ đủ các kiểu luộc, xào, tẩm bột chiên. Các món mì và hủ tiếu thì rất nhiều kiểu, xào hoặc trộn gỏi. Đậu hũ cũng được chế biến rất phong phú. Khách ăn có thể chọn cơm trắng hoặc mì xào để ăn cho no.

Cánh đồng chum ma quái ở Lào


Trên cánh đồng dọc theo rìa phía bắc của dãy núi Trường Sơn là nơi tập trung hàng nghìn chiếc chum đá kì lạ trong mọi tư thế khác nhau.


Cánh đồng chum ở Xieng khuang(Lào) có niên đại từ 1.500-2.000 năm trước.
Hàng nghìn chiếc chum bằng đá kì lạ cao đến một vài mét, nặng từ 600 kg đến một tấn nằm đơn lẻ hay quy tụ thành từng nhóm ngổn ngang trên nền đất khô cằn rộng khoảng 25 hecta, thuộc cao nguyên Xieng khuang, ở cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn. Đây là một khu di tích lịch sử nổi tiếng tại Lào.
Tất cả những chiếc chum nơi đây đều được làm từ đá, chủ yếu là đá granite. Một số chum được làm từ đá sa thạch có chứa thạch anh fenspat và mica, bên trên mỗi chiếc chum được chạm khắc theo hình dáng con người, con vật và một số biểu tượng tinh xảo khác. Người ta tìm thấy các tảng đá bằng gần những chiếc chum, có lẽ là nắp đậy chum, nhưng vì lí do nào đó mà chúng bị loại bỏ hay dùng vào những mục đích khác. Hiện tại chỉ có một chiếc chum duy nhất có nắp. Và thật sự, người ta không biết về nền văn minh được chạm khắc trên mỗi chiếc chum đá đến từ thời kì nào.

Người Trung Quốc ngủ

Học tập anh bạn vàng:


Nguồn: g0-underground.livejournal.com
Kichbu posted on 11.08.2012

 Как спят китайцы

Không còn những kỳ tích phát triển


Dani Rodrik
Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
CAMBRIDGE – Một năm trước, các nhà phân tích kinh tế còn đang quay cuồng với những dự đoán lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Ngược lại với Hoa Kỳ và Châu Âu, nơi mà tăng trưởng – nếu có – chỉ là èo uột, các thị trường mới nổi dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển mạnh mẽ của một thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và do đó trở thành động cơ chính của nền kinh tế toàn cầu.
Ví dụ, các nhà kinh tế tại Citigroup mạnh dạn kết luận rằng chưa bao giờ có những điều kiện thuận lợi để đạt được tốc độ phát triển rộng rãi và bền vững trên toàn cầu như hiện nay, và dự kiến sản lượng toàn cầu sẽ tăng nhanh cho tới năm 2050, dẫn dắt bởi các quốc gia đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi. Công ty kế toán và tư vấn PwC dự đoán rằng GDP theo đầu người ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nigeria sẽ tăng hơn 4,5% [mỗi năm] vào giữa thế kỷ này. Công ty tư vấn McKinsey & Company chúc phúc cho Châu Phi, một nơi từ lâu vẫn đồng nghĩa với sự thất bại kinh tế, gọi đây là mảnh đất của ”những con sư tử thức giấc”.

Bao giờ chúng ta có nền kinh tế thị trường?

Bao giờ chúng ta có nền kinh tế thị trường?
 
Thái Bình
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới từ năm 2007. Nền kinh tế của chúng ta vận hành theo cơ chế thị trường từ cuối những năm tám mươi cuối thế kỷ trước. Nhưng đến nay hầu hết các nước tư bản vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng Việt Nam chưa được hưởng những ưu việt có lợi người tiêu dùng của kinh tế thị trường; người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm, có quyền trả giá, có quyền được cung cấp sản phẩm dịch vụ theo thoả thuận, chứ không theo kiểu cửa quyền áp đặt như giá xăng dầu, giá điện… hiện nay. Tại sao vậy? Tại cái đuôi định hướng hay tại điều hành nền kinh tế của ta?
Thực ra cái đuôi định hướng chỉ là khẩu hiệu, còn bản chất vấn đề là cách thức điều hành của ta. Điều hành nền kinh tế thị trường của tư bản đã có mấy trăm năm, ta có thể hoàn toàn học tập được để áp dụng điều hành nền kinh tế của ta. Thực tế lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng, muốn điều hành nền kinh tế thị trường thành công chúng ta phải tôn trọng những quy luật khách quan vốn có của kinh tế thị trường. Nhưng thực tế chúng ta không áp dụng những quy luật khách quan mà điều hành nền kinh tế theo ý chí chủ quan, thậm chí can thiệp thô bạo vào kinh tế thị trường, làm biến dạng và méo mó nền kinh tế, hậu quả điều hành nền kinh tế theo ý chí chủ quan đã gây bao hệ luỵ.

Hun Sen & câu chuyện ý thức nguyên thủ


hunsen1 Ta luôn đòi hỏi và kêu gào quá nhiều ở ý thức công dân, nhưng đã khi nào giật mình hỏi ngược ở ý thức lãnh tụ?
Hôm thứ năm 9/8/2012, Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen vừa có một bài diễn thuyết kỷ lục suốt 5 giờ 20 phút trước Hạ viện và được truyền hình trực tiếp cho toàn dân nghe. Phát ngôn viên chính phủ Khieu Kanharith nói: đây là bài diễn văn dài nhất của ông Hun Sen trong 27 năm làm Thủ tướng. Nội dung gần như duy nhất chỉ nói về những khúc mắc trong phân định ranh giới với Việt Nam. Ông nói liên tục và không hề bị ngắt quãng với một chất giọng hào sảng hiếm thấy ở một vị Thủ tướng đã qua tuổi 61.
          Nói đúng, đây là bản điều trần sau hàng loạt những tấn công cáo buộc từ các đảng phái đối lập nhằm vào chính phủ của Thủ tướng Hun Sen trong việc nhượng bộ để mất đất cho Việt Nam. Nhưng Hun Sen đã biến bản điều trần thành một tuyên ngôn hào hùng của người đứng đầu chính phủ trước dân chúng.
          Không bàn kỹ đến nội dung, không biết liệu có làm vừa lòng Hạ viện và dân chúng, nhưng rõ ràng đã cho thấy một thái độ dứt khoát từ ý thức trách nhiệm người đứng đầu chính phủ- công khai, không tránh né, cho dù nhạy cảm đến đâu.

Về quê Chí Phèo ăn chuối ngự


Đến quê hương của Chí Phèo – Thị Nở và cũng là quê của nhà văn Nam Cao không phải để… ăn tô cháo hành năm xưa mà nên thưởng thức hương vị đặc trưng, quyến rũ của một sản vật nổi danh – chuối ngự.
TIN BÀI KHÁC:
Khác với những loại chuối thông thường, chuối ngự quả nhỏ hơn nhưng khi chín có màu vàng óng, vỏ mỏng, thịt vàng, ăn thơm, có vị ngọt thanh đạm, ăn nhiều không cảm thấy ngán. Loại chuối này thích hợp làm quà biếu và cúng kiếng vì có màu sắc và hình dáng đẹp. Truyền thuyết xưa kể rằng: vào thời Trần, hàng năm vua Trần cùng các văn võ bá quan, cờ xí rợp trời xuôi thuyền từ Thăng Long về phủ Thiên Trường yết kiến Thái Thượng Hoàng. Một lần đến ngã ba Tuần Vường, đoàn thuyền dừng lại. Dân các làng đổ ra mừng đón. Mọi người ai cũng mang của ngon, vật lạ tiến vua. 


Giống chuối này từng dùng để dâng vua chúa (chuối tiến vua) trong các triều đại phong kiến xưa ở làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

AI LÀM “VĂN HÓA XUỐNG CẤP”, “ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI SUY ĐỒI”?

   Nguyễn Trọng Bình
   1. “Hà Nội ư? Có riêng gì Hà Nội...?” 
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất của người dân nhìn chung được nâng lên so với thời kỳ “chưa mở cửa” thế nhưng ở chiều ngược lại đời sống văn hóa tinh thần lại “đi xuống” đến mức “báo động đỏ”. Đây là nhận định chung của khá nhiều người trong đó có những “chuyên gia văn hóa”, những người đang giữ trọng trách “sản xuất” và “tuyên truyền” văn hóa của đất nước đến mọi tầng lớp nhân dân trong khoảng vài năm trở lại đây. Nhiều người còn thẳng thắn lên án và “định danh” những biểu hiện “lệch lạc” trong lối sống, lối sinh hoạt của một bộ phận không nhỏ người dân (nhất là lớp trẻ) hiện nay là: “suy đồi về đạo đức” hay “xuống cấp về văn hóa” nói chung. Và đỉnh điểm cho thực trạng đau lòng này, có lẽ là vấn đề đang được dư luận cả nước quan tâm và mổ xẻ tạo thành một diễn đàn trao đổi sôi nổi trên báo điện tử Vietnamnet mấy ngày gần đây: vì sao có một bộ phận không nhỏ người Hà Nội – những người đang sống ngay tại thủ đô “nghìn năm văn hiến” của cả nước lại có những biểu hiện “suy đồi về đạo đức”, “xuống cấp về văn hóa” đến mức “không thể tin dù đó là sự thật”? Thế thì nguyên nhân nào đưa đến thảm cảnh này? Và những ai phải chịu trách nhiệm chính?  
2. Bi kịch do lịch sử để lại?
Trước hết cần khẳng định, vấn đề “suy đồi về đạo đức” hay “xuống cấp về văn hóa” của một bộ phận người dân hiện nay không chỉ ở riêng thủ đô Hà Nội mà là ở khắp nơi trên đất nước. Có nhiều nguyên nhân đã được các “chuyên gia văn hóa” đưa ra, tuy vậy với góc nhìn cá nhân cũng xin mạo muội góp vào một ý kiến chia sẻ dưới đây.

Thủ tướng Hun Sen tuyên bố Campuchia bị mất đất vào tay Việt Nam

Vừa mới nói vui thì nay đã đọc được tin buồn. Hôm kia lên Hội VILACAED chụp lại bức ảnh anh em lãnh đạo Hội chụp chung với Thủ tướng Hun Sen, định khi nào nối được máy ảnh với máy tính thì sẽ đưa lên mạng, giờ nghe anh Hun Sen nói trong bài dưới đây, chắc không đưa lên nữa.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm thứ Năm tuyên bố trước quốc hội rằng Campuchia đã mất đất vào tay Việt Nam, nhưng điều đó không xảy ra trong 27 năm ông nắm quyền lãnh đạo.

Theo các hãng thông tấn quốc tế, trong bài diễn văn dài 5 giờ đồng hồ được truyền hình truyền thanh trực tiếp trên cả nước, ông Hun Sen nói rằng “Campuchia không có quyền đòi lại từ Việt Nam phần đất Khmer Krom, đảo Trol và các đảo khác vì tấm bản đồ Campuchia lưu trữ ở Liên hiệp quốc.’ Ông cho biết Cựu Hoàng Norodom Sihanouk đã nộp bản đồ đó cho Liên hiệp quốc vào năm 1964.

Thủ tướng Hun Sen đã giải thích vấn đề biên giới với Việt Nam theo yêu cầu của Đảng Sam Rainsy, là đảng đối lập chính từng nhiều lần tố cáo ông Hun Sen nhượng đất cho Việt Nam.

Nhà lãnh đạo Campuchia cũng lên tiếng bênh vực cho ông Sihanouk và nói rằng không có ai yêu nước hơn nhà vua này. Ông nói thêm rằng Campuchia đã làm hết sức mình để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, nhưng vấn đề biên giới của Campuchia rất phức tạp vì những cuộc chiến tranh triền miên trong quá khứ.

CUỐI TUẦN NGẮM MÔNG ĐỂ XẢ XÌ TRES THẾ SỰ

Bác Đào có bộ ảnh mông đẹp, hôm nay tôi rất vui, không stress vì vừa được cùng cậu em người Lào đi tập thể dục trong công viên và hướng dẫn cu cậu tập "Suối nguồn tươi trẻ" thành công. Nhưng cũng xin bộ ảnh này của bác để lưu, mỗi khi căng thẳng, chán đời thì có cái đem ra giải tỏa. Cám ơn bác Phạm Viết Đào và tác giả Phan Mỹ Dung.

CUỐI TUẦN NGẮM MÔNG ĐỂ XẢ XÌ TRES THẾ SỰ

Tác Giả: Phan Mỹ Dung

Các bộ phận dễ kích động và hấp dẫn người khác phái nhất trên cơ thể người phụ nữ là đôi mông...
Thân thể của người phụ nữ là một hệ thống mời gọi dục tính được Tạo Hóa cố tình làm ra để hấp dẫn người đàn ông đặng đôi bên làm tròn vai trò sinh sản và truyền chủng.


Ðôi mông Thần Vệ Nữ trong tranh của Velásquez. (Hình: jssgallery.org)

BÀN VỀ ĐỘNG TÁC ĂN TRONG TIẾNG VIỆT

BÀN VỀ ĐỘNG TÁC ĂN TRONG TIẾNG VIỆT

          * G.S. Bút Xuân TRẦN ÐÌNH NGỌC

Ăn  là động tác của người hay động vật đưa  một số thức ăn thích hợp  vào cơ thể  để nuôi các tế bào, duy trì sự sống. Ăn thường đi đôi với uống, danh từ kép: ăn uống, vì uống cũng là hình thức đưa chất lỏng vào để nuôi cơ thể. Y khoa khuyên ta nên ăn uống điều độ, chừng mực để giữ gìn sức khoẻ. Ăn uống vệ sinh, bớt được bệnh tật.
Thường người ta chia ra ba bữa trong ngày: ăn sáng hay còn gọi là ăn điểm tâm, ăn trưa và ăn tối; cũng gọi bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch (Nguyễn công Trứ).
Ta nói: bữa cơm, bữa tiệc, bữa tiệc cưới, bữa ăn chay, bữa ăn đoàn kết, bữa ăn sinh nhật cu Tèo… (có dính líu đến ăn) trong khi buổi chỉ dùng cho buổi ra mắt, buổi đàm luận, buổi hội thoại, buổi họp bạn, buổi thuyết giảng, buổi trình diễn, buổi trình chiếu phim, buổi mai (mơi), buổi chiều, buổi tối, buổi hoàng hôn, buổi bình minh…
“Ăn bữa giỗ, lỗ buổi cày. Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng”: ngoài nghĩa đen, cả hai câu ý nói kết quả công việc không xứng với sự vất vả.   
Câu tập nói đầu tiên từ một đứa trẻ ngoài hai từ: mẹ, bố, má, ba, thầy, u (bu)…thuờng là cơm, ăn cơm. Khi trẻ lớn lên, thường cha mẹ có: ăn đầy tháng, ăn đầy năm, ăn thôi nôi, ăn sinh nhật. Ăn đây là ăn mừng đứa trẻ đã lớn, tổ chức bữa ăn cho gia đình và bạn bè.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Chụp lại một số ảnh lịch sử tại Hội VILACAED

Chụp lại một số ảnh lịch sử tại Hội VILACAED

Hôm nay lên Trung ương Hội gặp gỡ Đoàn cán bộ Hội mới từ Lào về, nhân tiện chụp một số ảnh chụp tại Lào và Campuchia lưu tại Văn phòng Hội. Tiếc là không có dây nối để chuyển từ thẻ nhớ sang máy tính nên lưu bài này nhưng ảnh sẽ được đăng khi tôi trở về Genève.


Nhiều tin vui liên quan đến Lào



Nhiều tin vui liên quan đến Lào
xem lại vài ảnh chụp tại Lào còn lưu lại
Đợt về VN nghỉ lần này mình nhận được nhiều tin vui liên quan đến bạn Lào quá. Đầu tiên là Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED) do mình cùng Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, Thứ trưởng Lại Quang Thực và 2 anh Vụ trưởng nữa sáng lập vẫn hoạt động rất mạnh và uy tín ngày càng tăng trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn. 
Khi mình về nước, hầu như toàn bộ cán bộ Trung ương Hội đã sang Lào tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và 35 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị Việt Nam - Lào, chỉ còn lại duy nhất đồng chí Chánh văn phòng ở lại trực Hội.

Biệt thự kiến trúc Pháp ở thủ đô Vientiane - Lào

Hoạt động của Hội VILACAED tại Nghệ An


Đoàn Đạp xe môi trường hữu nghị Việt-Lào dâng hương Tượng đài Bác Hồ
Sáng  ngày 3/8 năm 2012, Đoàn tình nguyện viên đạp xe môi trường Việt Lào bắt đầu rời thị xã Cửa Lò di chuyển sang đất nước Lào. 


 
 Trước giờ xuất phát

Hoạt động của Hội VILACAED tại Vientiane


Sáng 6/8/2012 Đoàn Thanh niên Trung ương Lào và Đoàn Đạp xe Việt Nam do VILACAED phối hợp với VACNE đã tổ chức diễu hành quanh thành phố Viêng Chăn với thông điệp hãy chung tay bảo vệ môi trường.

Chuẩn bị xuất phát
Bắt đầu xuất phát từ Đại học Quốc gia Lào

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Cuộc sống khốn khổ của cộng đồng người Việt trên Biển Hồ

(Petrotimes) - Đoàn công tác của 35 cán bộ Công đoàn Dầu khí Việt Nam và các Công đoàn cơ sở vừa có chuyến đi thực tế để lại nhiều xúc động tại Vương quốc Cam-pu-chia.
Đoàn đã tới thắp hương tại Đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh; đã được chia sẻ những năm tháng chiến đấu gian khổ, sự hy sinh anh dũng của hơn 25.000 quân tình nguyện Việt Nam; thấm thía tình nghĩa sâu đậm của hai đất nước Việt - Cam qua lời kể của những cán bộ Công đoàn Dầu khí Việt Nam từng là cựu chiến binh tại chiến trường K và qua những tàn tích, đổi thay của nước bạn từ sau khi chế độ diệt chủng Pol Pot tàn khốc bị tiêu diệt.


Đặc biệt, đoàn công tác không khỏi bàng hoàng khi nghe những lời xin ăn thống thiết bằng tiếng Việt và cuộc sống khốn khổ của cộng đồng người Việt, nhất là những em bé tại khu vực Biển Hồ. Cảm giác đau xót lặng người bao trùm cả đoàn như có một khúc ruột của đồng bào Việt Nam đang vật lộn với cuộc sống rất nghiệt ngã nơi đất khách quê người. Trái ngược hoàn toàn với niềm tự hào trước đó của đoàn về nhiều Việt kiều tại Siem Reap và Phnom Penh khá thành đạt, chỉ cách đó không xa, cuộc sống của người Việt trên Biển Hồ dường như lâm vào cảnh khốn cùng.

Phụ nữ Việt Nam thực sự


Bài nghị luận của anh I-van Tùng, cháu họ của Y Moan, chắt của I-van-hô
Mới vài tháng trước, một hot gơn đã ra tuyên ngôn không độc lập, quyết sống ngoan và dựa vào người khác, nhận được sự ủng hộ của nhiều người cùng ý tưởng rằng phụ nữ thì phải “ngoan”. Cũng trong vài năm trở lại đây, thi thoảng báo chí lại đăng bài về những cờ-líp, tin tức xoay quanh việc các em nữ sinh bé bỏng, đáng iu của chúng ta đàn áp, đánh đấm, bắt các em xinh tươi không kém phải quỳ xuống xin lỗi, khóc lóc, đá vào mặt vào bụng, v.v. vô cùng tàn ác. 

Trước hiện tượng đó, các nhà báo, nhà giáo và đặc biệt là những người-tự-nghĩ-mình-là-nhà-gì-đấy, còn gọi là “công dân mạng”, đồng loạt lên tiếng phản đối. Họ chửi bới, lên án, đòi có những sự trừng phạt thích đáng đối với những em nữ sinh đáng yêu từng ấy. Họ kêu gọi là mất hết thuần phong mỹ tục, cho rằng phụ nữ Việt Nam phải thùy mị nết na, hiền lành dịu dàng. Người viết bài xin đặt ra câu hỏi, những cái thứ thùy mị nết na đấy lấy ở đâu ra?

 Hoàng Thuỳ Linh thể hiện khả năng cầm súng

Tôi xin khẳng định rằng, nói về phụ nữ Việt Nam mà áp những cái chuẩn mực thùy mị nết na, hiền lành dịu dàng là sự sỉ nhục lớn với văn hóa Việt Nam. Từ thưở mở cõi, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra trăm trứng, nở trăm con, sau vì không hợp nhau, hai vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn, năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Con cả theo mẹ, xưng làm Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Như vậy từ những ngày đầu mở cõi, Âu Cơ đã chiếm phần hơn trong việc chia tài sản. Từ đó trở đi dân gian, tục ngữ của chúng ta cũng có biết bao nhiêu câu ca ngợi vai trò của người phụ nữ: “lệnh ông không bằng cồng bà”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

Thái giám và bí mật phòng the của vua chúa Việt Nam

ABS: “Trong suốt thời gian vua ân ái, mọi tiếng động lúc to lúc nhỏ vang ra trong phòng, thái giám phải ghi chép lại tỉ mỉ bằng cách nghe ngóng, đếm thời gian “mây mưa” của vua với mỹ nữ, nhất là phải ghi rõ tên tuổi người đươc vua yêu, ngày giờ ngự dâm để báo cho Quốc sử quán ghi vào sổ để theo dõi những chuyện về sau.” Đọc mà thấy … thèm rỏ rãi! Nhưng không phải “thèm” được như vua (chết chắc!) mà thèm cho sử học nước nhà được một chút xíu nhiệm vụ tương tự, chí ít là phục vụ ngay cho cuộc chỉnh đốn hiện nay của đảng, đỡ phải ngồi cãi cọ, kiếm tìm coi lũ sâu mọt ở đâu.


Thái giám là người thân cận nhất và biết rõ nhất đời tư của vua; có nhiệm vụ ghi chép lại tỉ mỉ chuyện “ngự dâm” của hoàng đế với mỹ nữ...
Ở phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, trong các triều đại phong kiến, thái giám là những người giúp việc không thể thiếu trong cung cấm.
Theo sử cũ, vào giai đoạn đầu triều Nguyễn, mỗi triều đại thường có khoảng 200 thái giám, bao gồm cả giám sinh (những người bẩm sinh không có bộ phận sinh dục) và giám lặt (những người tự nguyện hiến thân vào cung). Trạng Quỳnh đã có một câu đối nghịch ngợm rất nổi tiếng khi trêu chọc một vị thái giám: “Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị thấy cũng muốn... thị không có ấy” (thị nghĩa là thái giám).

Những nấm mồ thái giám bị lãng quên theo thời gian.
Những nấm mồ thái giám bị lãng quên theo thời gian.
Trong số các viên thái giám, triều đình cũng có phân biệt. Có nhóm được hầu hạ nhà vua, truyền đạt giấy tờ, có mặt trong các buổi chầu, có người làm vệ sĩ hoặc thành các tướng tả hữu. Nhóm khác chuyên việc hầu hạ hoàng hậu, phi tần. Có nhóm chuyên theo dõi việc ăn ngủ của vua. Lại có cả những người được đấm bóp, cầm tay, xoa phấn cho các bà hoàng... Vì lẽ thế mới nói, từ thân phận thấp hèn, đại đa số thái giám lúc khởi đầu đều chỉ là những người đẹp trai, khỏe mạnh, có nhiều tài vặt: hát xướng, làm trò, đá cầu... nhưng có vị trí trọng yếu trong hoàng cung, thái giám dần dần trở nên có quyền uy, không chỉ trong cung mà cả nơi triều nội.

Nhục thay một Thủ đô nghìn năm văn hiến

Nhục thay một Thủ đô nghìn năm văn hiến



Sếp tôi thắc mắc và không đồng ý thanh toán vì hóa đơn quá vô lý. Vậy là mấy anh chàng trong quán ngay lập tức lột mác phục vụ, biến hình thành xã hội đen khi cầm chai bia và nắm đầu sếp tôi quát: "Mày có trả không? Mày không trả thì ăn cả chai này nhé!"
>Từ chối karaoke ôm vẫn bị 'chém' hơn 3 triệu đồng
Tôi cũng từng gặp trường hợp "karaoke xã hội đen" như bạn Kiên đã chia sẻ trên nhưng trường hợp của tôi còn kinh hoàng hơn nhiều lần:
Lần đó, tôi dẫn sếp người Nhật đi uống bia và karaoke ở một quán tại Hà Nội. Sếp tôi không nói được tiếng Việt nên chỉ có tôi hát một bài và mỗi người uống một chai bia.
Thú thật là lúc đó chúng tôi có ngồi với hai cô gái và sau khi tôi hát xong bài hát thì thấy không khí cũng không vui vẻ gì nên kêu tính tiền định ra về.
Thật ngạc nhiên là hóa đơn cho 2 chai bia, và khoảng thời gian chưa tới 10 phút để hát 1 bài hát và nói chuyện với hai cô gái, là gần 3 triệu đồng.