Thư giãn, cười:
Bây giờ, bàn về nợ xấu như là mốt thời thượng. Tuy chưa định dạng được nợ xấu là pháp nhân nào nhưng ở mọi nơi, mọi lúc, từ quán trà cà phê đến internet, ai ai cũng bàn đến cách giải quyết nợ xấu như một trọng trách quốc gia.
Từ chuyên gia kinh tế đến bà hàng rau, cùng nhất trí ở một điểm chung. Đó là, phải tái cơ cấu doanh nghiệp và thành lập công ty mua bán nợ dưới sự kiểm soát của Nhà nước (ở xứ ta có cái gì ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước). Số vốn cần thiết để vận hành công ty mua bán nợ thì mỗi nơi tính mỗi kiểu. Người bảo phải cần đến 200 ngàn tỷ đồng để mua các tài sản nợ, có người nói chỉ cần 10 ngàn tỷ là đủ, và trung dung có người yêu cầu chỉ cần 50 ngàn tỷ. Mua bán nợ có phải là một khái niệm mới, khái niệm thời thượng khi khủng hoảng kinh tế.
Mua nợ là một nghề cũ như nghề nông, nghĩa là nghề này song hành với nghề nông từ khi nghề nông cần phải có vốn về giống má, vốn vật tư nông nghiệp, thuỷ lợi phí etc. Trong sản xuất nông nghiệp, nghề mua nợ người ta gọi là mua lúa non, người nông dân cần tiền ứng trước để thanh toán tiền vật tư và các loại phí nông nghiệp gọi là bán lúa non. Mua bán lúa non tức là mua bán nợ vậy.
Trong lĩnh vực phi nông nghiệp cũng phổ biến hiện tượng bán lúa non. Đó là các nhà đầu tư xây dựng chung cư thiếu vốn thi công phải bán sỉ cho đầu nậu để lấy tiền mặt với giá chiết khấu 30% tức chỉ còn 70% theo giá gốc(*). Đầu nậu bán "ưu đãi" cho người đăng ký mua với giá gốc và chiết khấu 2% theo thông lệ, lãi kỳ vọng phải nói là như mơ.
Nhưng thị trường không đơn giản như vậy. Đầu nậu ngày hôm qua trở thành con nợ của ngày hôm nay nếu hàng không bán được. Và dưới đây là đơn cử những lô hàng không bán được đã trở thành vấn đề của xã hội hôm nay.
Khu nhà liền kề Nam An Khánh |
Khu nhà biệt thự Nam An Khánh |
Khu biệt thự Vạn Phú |
Khu Lê Trọng Tấn |
Chung cư Kiến Hưng |
Chung cư Tứ Hiệp |
![]() |
Văn phòng dự án không còn tiền để may cờ mới |
Trái với lãnh nợ(**), mua nợ được xem là nghề béo bở vì kỳ vọng mua được hàng với giá rẻ của kẻ khốn cùng.
![]() |
Nguyên lý mua nợ: mua rẻ hôm nay kỳ vọng được giá ngày mai |
Về tình trạng của các doanh nghiệp BĐS, theo Bộ Xây dựng (số liệu thường
quan liêu) có đến 54% số lượng DN BĐS đã phá sản. Còn giới BĐS cập nhật
hơn thì cho rằng đến 90% DN BĐS đã "chết lâm sàng".
Theo số liệu của Sở Xây dựng TP HCM, toàn địa bàn có 20 ngàn DN BĐS đang hoạt động, suy rộng ra cả nước có không ít hơn 30 ngàn DN BĐS đang hoạt động. Tính 90% những DN này chỉ làm môi giới hưởng hoa hồng thì sẽ có 3000 DN bỏ vốn và vay vốn đầu tư BĐS.
Mỗi DN có khoản nợ vay 2-3 lần vốn chủ sở hữu (cá biệt nhiều DN tỷ lệ này là 4-5 lần) nên không thể đồng loạt giải cứu 3000 DN BĐS cùng một lúc được. Tỷ lệ nợ vay lớn hơn vốn của chủ sở hữu nói lên Ngân hàng đã nhiều lần cứu DN để duy trì số lãi khủng của ngân hàng từ việc duy trì số dư nợ khổng lồ trong lĩnh vực BĐS.
Mua tất cả những món nợ này sẽ là nhiệm vụ bất khả hoặc gây ra lạm phát nhiều con số, cái mà chính phủ đã kềm hãm thành công bằng Nghị quyết 11, đưa lạm phát còn 5.35% trong tháng 7 vừa rồi.
Vậy cách "giải cứu" các DN BĐS bị ứ đọng vốn hiệu quả nhất là tiếp tục tăng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu lên một tầm cao mới. Biện pháp này vừa giữ được giá BĐS, tránh đổ vỡ nền kinh tế, vừa tiết kiệm vốn mua nợ, không gây lạm phát tiền tệ.
-----
(*)Giá gốc: giá hợp đồng bán lẻ của dự án. Trong những lúc lên cơn sốt,
mua được giá gốc nghĩa là giá hời. Người mua thứ cấp phải trả thêm khoản
phí chênh lệch gọi là "suất mua", suất này có thể lên tới 3-5 tỷ cho 1
căn nhà.
(**)Lãnh nợ: là một trong 4 điều nên tránh vì cả 4 điều ấy khó đáp ứng được đòi hỏi của tất cả mọi người.
Nguồn tham khảo:
- Ngân hàng vẫn lãi "khủng" 90% lợi nhuận từ cho vay (Thanh niên)
- Có 10.782 khách hàng có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu từ 3 lần trở lên. (buildviet.info)
74 comments:
- Nó đã vay nợ lên nhiều lần hơn cái vốn nó có rồi thì nâng số nợ lên nữa để làm cho nợ chồng nợ và chờ ngày chết à? Anh chã hiểu ý của em là sao?Reply
- Hồi năm ngoái bác hô đóng băng.Nay bác sui in tiền.Hay sửa luật để bán cho nước ngoài?Reply
- Ở Việt Nam mình có cụm từ "Chạy dự án". Hồi trước cháu cũng làm ở tập đoàn chuyên kinh doanh BĐS, nhiều anh em cũng đã hiểu ra; nếu ngừng hoặc không có dự án sẽ chết ngay; nhưng nếu cứ làm thì sẽ chết từ từ (cách đây gần 10 năm rồi). Như vậy, giống như bệnh nhân, không cần thuốc điều trị, cứ tiêm thuốc bổ, thuốc phiện để lên tiên; chừng nào chết thì chết; tớ đếch lo. Hahahaha, giờ là lúc về với ông bà rồi...Reply
- xin hỏi bác lý ,mấy bác cứ nói nợ sấu ,nợ sấu .nhà sản chủng bị xụp đổ vì nợ?Reply
vậy tôi xin hỏi .cứ đặt trường hợp vn hiện tại năm 2012 nhà sản quảng lý người , kinh tế như 1975 thì sao?Chí Phèo của Nam Cao hồi sinh ,vậy như bác , bác phải làm gì? - Vậy năm 2013 thị trường BDS sẽ khởi sắc huh bác?Em có đất nông nghiệp gần bến xe miền Tây mới tại Tân Túc không biết có triển vọng gì không bác Lý?Reply
- Ý bác Lý nói là mọi người nhanh tay gom hàng đi...tôi thấy cũng có lý he he heReply
- hehe... giải pháp của cụ Lý thiệt là hay quá xá, mà hình như chính phủ mẽo giãy chết cũng đang áp dụng giải pháp này: cứ mượn nợ để sài thoải mái thoải mái tới đâu thì tới lo gì. Em thì cứ lo giá đất bị bê thổi lên hoài đến khi em tèo hổng biết kiếm ra nỗi miếng 1m x 2m để chôn không nữa, lo riết mà đầu muốn bạc luôn... hehe...Reply
- Thấy là nợ xấu không đe dọa ai, chỉ có túi tiền của dân ngày càng vơi.Reply
Trung ương giải quyết nợ xấu bằng cách tăng tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu lên một tầm cao mới - như Bianfishco & Tập đoàn Thái hòa chẳng hạn, nó chẳng đe dọa ai cả. - Thật ra theo cháu có giải pháp khác để giải quyết nợ xấu của nước mình. Về mặt Triết học, giải quyết nợ xấu đơn giản biến nó thành nợ tốt. Riêng về bất động sản, nguyên nhân cơ bản là dân Việt mình không có tiền để mua, nên hướng giải quyết rõ ràng là làm sao để dân có tiền để mua. Vậy làm thế nào để dân mình có tiền để mua ? Để trả lời câu hỏi này, kinh tế học là một trong những giải pháp tốt nhất.Reply
Nhà kinh tế học đạt giải Nobel Milton Friedman tóm tắt ý tưởng của ông trong câu nói nổi tiếng sau : không có thứ như là bữa trưa miễn phí . Có thể hiểu như là xã hội luôn tận dụng hết tất cả Tài nguyên ( resource )* được cung cấp cho nó. Ở Việt Nam, tuy nhiên, do kinh tế định hướng chủ nghĩa xã hội nên đầu tư công chiếm Đa số, dẫn đến kết quả Tài nguyên bị lãng phí quá nhiều và nền kinh tế đi dưới mức tiềm năng mà nó có thể đạt được. Hậu quả kinh tế nước ta báo chí nhắc nhiều nhưng mặt tiêu cực của nó lại là hướng giải quyết cho vấn đề hiện nay của chúng ta : Chúng ta có thể có được bữa trưa miễn phí. Bằng cách cho các công ty nhà nước thành các công ty tư nhân, chúng ta có thể khiến các công ty này hoạt động hiệu quả hơn, nghĩa là sản lượng nhiều hơn, tận dụng Tài nguyên hiệu quả hơn, và cạnh tranh hơn. Lẽ dĩ nhiên điều này sẽ khiến mọi người không những giàu có hơn, mà còn có nhiều cơ hội cạnh tranh việc làm công bằng hơn nữa, và điều đặt biệt quan trọng là tăng chỉ số niềm tin. Dĩ nhiên Ngân hàng cũng Cần thoáng hơn cho vay mua nhà nữa.
Dù giải pháp này chỉ là ý kiến cá nhân mình, tôi cũng cho nó là một trong những giải pháp tốt, bởi nó không đòi hỏi gì hơn mà chỉ tận dụng những gì bỏ sót của nên kinh tế nước nhà. Vấn đề đặt ra cho các nhà làm chính sách kinh tế là làm sao để tính được những Tài nguyên không tận dụng hết thành VND, để trả lời câu hỏi bao lâu nhân dân mình có tiền mua.
(*) Tài nguyên (resource) the land, labor, and capital that are used to produce goods and services - Dear bác Lý,Reply
Nếu chỉ là BDS thì giải pháp đơn giản và hiệu quả đã được bầu Đức đưa ra mấy tháng trước là sale off. Có lẽ mấy lãnh đạo không chấp nhận giải pháp nầy.
Hình minh họa « Người thụ đắc cuối cùng » của bác Lý ở bài trước đã nói lên giải pháp tăng tỉ lệ vốn vai là dành cho ai rồi. - Theo số liệu thống kê sơ bộ của hơn 60 Doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn Chứng khoán Hà nội và TP HCM , lượng hàng BĐS tồn kho trị giá 83 804 tỷ , hiện tổng lượng tiền mặt ko đủ để thực hiện chi trả cho các chi phí gồm Lãi vay ,thanh toán cho các Nhà Thầu và các khoản khác ... Trong khi công nợ ko thu hồi được , hàng tồn kho ko bán được , các khoản đầu tư ngắn hạn trái ngành ko thanh lý được , mà theo cách " Giải cứu nhẹ hều " trên , là tiếp tục tăng tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu lên một tầm cao mới , thì hơn 60 Doanh nghiệp trên phải cõng núi nợ lớn hơn , nợ chồng thêm nợ ( và chỉ nuôi béo cho Ngân hàng ), rồi từ 83 ngàn tỷ chả mấy thành 183 , 283 , ... cho đến khi kiệt quệ thật !Reply
- Vũ Cường, Đậu Tương và mọi ngườiReply
Vũ Cường hiểu sai vấn đề nên đề ra cách giải quyết không đúng,
Công chi của ta tuy lớn (30% GDP không kể bội chi) nhưng không phải tất cả cho đầu tư mà là chi cho truyền thống cách mạng, cho lễ lạt, cho hội họp của các ban ngành chiếm tỷ trọng lớn. Chỉ riêng ngân sách cấp cho hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh và các lãnh tụ ăn theo khác hàng năm vài tỷ đô, đã có người thống kê.
Đầu tư công chỉ tính vào những đầu tư mới hoặc đại tu nâng cấp công trình. Còn bảo trì công cộng hàng năm được tính vào chi tiêu.
Đầu tư lớn lại nằm ở khu vực dân cư, đó là tiền tiết kiệm để dành, tiền đầu tư vào BĐS để bán mà không dùng để ở (Đậu Tương đã có lần nói về chuyện này). Số này gọi là "của để" chiếm 50% GDP
Còn lại "của ăn" chỉ có 20%
Hiện nay, kinh tế đình đốn, thất nghiệp tăng nên khoản "của để" trên kia bị siết lại dẫn đến thị trường BĐS chựng lại.
Tớ bắt bệnh kinh tế VN là giảm sút đầu tư nên cần tập trung kích hoạt yếu tố này. Nâng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là một biện pháp hữu hiệu lâu nay, cớ gì đến bây giờ không tiếp tục. - Ngân hàng ồ ạt nới tín dụng với BĐS:Reply
http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/laodong.com.vn/Ngan-hang-o-at-noi-tin-dung-voi-bat-dong-san-Canh-bao-rui-ro/9003771.epi
Đúng là chỉ có 1 lối đi như bác Lý đã chỉ.
Ngồi chờ xem tập tiếp theo vậy! - Tóm lại là phải cho con nợ vay thêm tiền để nó tiếp tục sống mà trả lãi (vì vốn chắc chắn là không trả nổi rồi),nhưng tiền đâu cho vay? in thêm tiền thì lạm phát, vậy thì tăng thuế, kêu gọi nước ngoài đầu tư, tăng giá điện, giá xăng, gas... những mặt hàng độc quyền. Tình hình này em còn ở nhà thuê dài dàiReply
- Bài này mau có cồng nhiều như vậy chứng tỏ vấn đề kinh tế được quan tâm hơn nhiều so với Ô Lem Pích, là nơi mà VN không có cửa để thẩm du.Reply
Thu nhập vẫn như vậy nhưng càng ngày càng thấy tiền chi ra mau hết quá. Hôm nay xăng lại tăng 900 đồng nữa rồi. Huhu, hôm qua chạy Quây Tào gần hết mà chưa kịp đổ để tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy. - Thành kính Phân ưu đạo diễn Lê Hoàng Hoa (Khôi Nguyên) từ trần tại Mỹ.Reply
- Năm nay làm ăn khó thật, mấy ông bạn tớ bên xây dựng sụp hết....!Reply
- Xin bác Lý giải đáp giúp:Reply
- Như bác nói: các NH hay sân sau lách luật bằng cách vay lẫn nhau hay tự mình tay trái vay tay phải để cho các sân sau đầu tư vào bất động sản (là chính). Tiền đó là tiền gởi của dân!
- Do vậy, nợ xấu của các NH chủ yếu là nợ tiền lãi suất của dân gởi nếu BĐS bị đóng băng như hiện nay! Mà các NH không thể giảm lãi suất vì như thế dân sẽ rút tiền ra.
- Tổng hợp lại, cách êm đẹp nhất vẫn là: tăng tín dụng cho các NH, tức là dãn nợ cho các ông chủ. Điều này sẽ dẫn đến lạm phát và sẽ được kiềm chế sao cho % lạm phát sẽ bằng hoặc cao hơn % lãi suất tiền gởi. Lợi đơn, lợi kép cho các sếp!!!
Tôi hiểu như vậy có đúng không? - Liệu lạm phát có như thời 80s không bác? Và đêm trước "Đổi mới 2" này thì sẽ thế nào nhỉ? Thời 80s đói khát nhưng đã được tôi luyện quen rồi, qua cả một thời chiến tranh (điều này đúng với miền Bắc và Trung). Giờ hơi sương sướng, khổ không chịu nổi.Reply
Liệu "Đổi mới 2" này sẽ thế nào đây. - Dear all,
Giảm thâm hụt thương mại là kết quả của các trường hợp:
1. Nhập khẩu giữ nguyên, Xuất khẩu tăng
2. NK, XK cùng tăng, Xuất khẩu tăng nhiều hơn
3. Nhập khẩu giảm, Xuất khẩu giữ nguyên
4. NK, XK cùng giảm, Nhập khẩu giảm nhiều hơn
Kinh tế tăng trưởng là ứng với trường hợp (1), (2)
Kinh tế suy thoái là ứng với trường hợp (3), (4)
VN hiện nay nằm trong trường hợp (4)
- Nợ xấu của các ngân hàng đâu phải chỉ nằm ở lĩnh vực BĐS.
- Có vốn rồi các DN BĐS sẽ làm gì? Thị trường làm sao tiêu thụ hết số sản phẩm giá trên trời mà họ làm ra trong khi đang phải chạy ăn từng bữa?