Nợ xấu đang được báo chí nâng tầm quan trọng lên như một cao trào. Số liệu về nợ xấu ngày hôm nay khác với số liệu ngày hôm qua và cũng số liệu đó sẽ trở nên lạc hậu vào ngày mai.
Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là một con số đẹp, bình quân 8.6% mỗi tháng và nợ xấu hiện nay chiếm 8.6% tổng dư nợ.
Nợ xấu là cái gì mà đem lại mối bận tâm cho toàn bộ hệ thống chính trị?
Với một người nội trợ, nợ xấu có ảnh hưởng bằng lạm phát hay không?
Nợ là nghĩa vụ phải trả gắn liền với một khoản vay. Một giáo sư Kinh tế học của Việt Nam đã từng nói đại ý Một doanh nghiệp không có nợ thì không phải là một doanh nghiệp. Quy trình vay là Vay - Kinh doanh - Trả nợ vay. Quy trình này không thực hiện được đến cuối cùng thì được gọi là nợ xấu.
Muốn vay ngân hàng một khoản tiền, doanh nghiệp phải thế chấp cho ngân hàng một tài sản có giá trị lớn hơn món tiền vay đó. Thông thường ngân hàng cho vay số tiền tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế chấp này do ngân hàng định giá với sự đồng ý của người đi vay, thông thường bằng 70% giá trị thực tế giao dịch trên thị trường.
Theo khế ước vay, khi đáo hạn mà không trả cả vốn lẫn lãi thì người vay phải chịu bị phạt quá hạn, quá thời hạn ghi trong khế ước mà người vay không trả thì ngân hàng có quyền tịch biên tài sản thế chấp, phát mãi để thu hồi vốn, quyết toán công nợ với người vay. Rõ ràng là ngân hàng hoàn toàn nắm đằng chuôi, nợ xấu không phải là vấn đề của ngân hàng mà là vấn đề của người đi vay.
Đối với người gửi tiền, ký thác cho ngân hàng một số tiền để hưởng một khoản tiền lãi định kỳ mà vẫn giữ được giá trị món tiền gốc. Vậy kỳ vọngcủa người gửi tiền là tiền lãi chứ không phải tiền gốc. Và lợi ích của người gửi tiền gắn liền với lợi ích của ngân hàng. Ngân hàng bảo toàn được vốn đồng nghĩa với tiền của người gửi được bảo toàn. Thực tiễn, những người gửi tiền bình chân như vại, ung dung hưởng lãi tiền gửi mà không e sợ nguy cơ nhận tiền bồi thường của bảo hiểm tiền gửi. Cho đến nay chưa thấy có dấu hiệu người gửi rút tiền hàng loạt.
Một chủ thể khác là Nhà nước, Nhà nước xem Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không phải là doanh nghiệp quốc doanh mà là DN Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV). Theo đó, nợ của DNNN do DN đó chịu trách nhiệm, không phải là nợ công. Việc nợ xấu cao hay thấp không ảnh hưởng gì đến sự điều hành của chính phủ hay nói cách khác Chính phủ không có can dự trong việc nợ nần của DNNN.
Về phần doanh nghiệp, các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt không phải vì nợ xấu mà vì chịu tác động đồng thời hai yếu tố vừa chi phí cao vừa sức mua giảm. Lạm phát làm sức mua của dân chúng giảm sút và lãi suất của ngân hàng cao dẫn đến tăng chi phí sản xuất.
Phải chăng, nợ xấu là yếu tố nhập khẩu từ bên ngoài làm cho giới truyền thông hốt hoảng.
http://xacbacxangbang.blogspot.com/2012/07/huong-giai-quyet-no-xau.html
Kỳ tới: Nợ xấu (nếu có) thì giải quyết thế nào
![]() |
Loại tài sản thế chấp phổ biến nhất |
![]() |
Giá nhà tại VN |
![]() |
Người thụ đắc cuối cùng |
Nguồn tham khảo:
- Mỗi tháng, nợ xấu tăng 8,6% (VEF)
- Nợ xấu của hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202,000 tỷ đồng, chiếm 8.6% tổng dư nợ (vietstock)
- Nợ của DNNN không phải là nợ công (TBKTSG)
68 comments:
- Nợ xấu đối thế giới là chuyện rất bình thường vì đây chính là phần rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu tương ứng với lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho người đi vay. Nếu ngân hàng làm không tốt thì sẽ theo quy luật đào thải của thị trường thôi. Còn ở VN, nợ xấu xuất hiện chủ yếu là từ cái đuôi "định hướng XHCN" mà biểu hiện rõ ràng của nhất là từ anh em nhà Vina - banana. Cho nên phải làm cho to lên để mọi người cùng gánh chịu chứ. Hôm trước bác Nguyễn Đình Cung đã có 1 câu rất hay: Lãi ăn, lỗ dân chịu đấyReply
- Dear Spirit !Reply
Nợ xấu không đơn giản như Bác nghĩ đâu, nếu tính theo cách tính của thế giới thì nợ xấu của Việt Nam không dưới con số 25 % như Ông Kiến Thành đã nói đâu Bác !
Nói thật là em vẫn chưa hiểu hết tất cả mọi ý từ bài viết của Bác Lý ! Không biết có phải câu trả lời cho câu hỏi " Nợ xấu đe dọa ai ? " chính là đe dọa đến sự tồn vong của chế độ !
Cheers ! - Dear all,Reply
Nợ xấu theo tiêu chuẩn VN là nợ tới hạn mà không có tiền trả cho ngân hàng. Về phía ngân hàng họ cho vay căn cứ vào tài sản thế chấp chứ không căn cứ vào khả năng trả được nợ của khách hàng. Do đó mà khế ước vay sòng phẳng một cách lạnh lùng.
Nhưng những điều đó lại không tạo ra nợ xấu vì khoản vay tối đa chỉ bằng 1/2 giá trị tài sản thế chấp.
Trên thực tế chưa thấy hiện tượng xiết nợ vì người vay tiền thực sự sẽ cắt lỗ để giữ lại tài sản thế chấp chứ ít chịu để yên cho NH xiết nợ phát mãi.
Theo luật, chủ ngân hàng không được rút tiền của khách gửi để đầu tư. Họ lách luật bằng cách vay lẫn nhau giữa các ngân hàng khác chủ hoặc vay lẫn nhau giữa các ngân hàng của cùng một ông chủ. Những ngân hàng "sáp nhập" thực chất là của cùng một ông chủ.
Trên đây là nội dung của vấn đề nợ xấu mà người ta không muốn nói ra. - Loại nhà 0 chuột 500k một tháng thì thiếu.Loại vài triệu trở lên thì thừa.Loại nhà như ảnh trên chỉ dùng để bán.Reply
- Nợ xấu ở các nước tư bản giãy chết đe dọa ngân hàng. NH có thể bị phá sản, các cổ đông và người gửi tiền mất tiền.Reply
Nợ xấu ở chế độ XHCN tươi đẹp của ta không đe dọa NH, vì đã được NN XHCN bảo kê (không để NH nào phá sản). Các DNNN vay tiền NH nếu gặp khó khăn sẽ được khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu vốn, nâng thời hạn tính khấu hao lên 75-100 năm... NH cũng không phát mãi tài sản của DNNN nào đến hạn mà không trả được gốc+/lãi. DNTN thì tùy, nợ xấu kia cũng có ba bảy đường, như Bianfishco hay Hoàng Anh GL thì theo thời gian xấu sẽ thành tốt. - Bác Lý,Reply
Có điều gì ở Việt Nam không phải báo cáo Thủ Tường?
Tôi thấy cái gì cũng báo cáo Thủ Tướng. - Dear Bác Quê Hương !Reply
Em thấy ở Việt Nam hiện nay chỉ có chuyện mấy bác ở Bộ văn hóa thể thao và du lịch ngồi với nhau để tính chuyện phạt bao nhiều tiền mấy cô người mẫu, ca sĩ ăn mặc thiếu vải, hở hang là không báo cáo với Thủ Tướng !
Bao giờ Việt Nam có chuyện Thủ Tướng đứng ra cho ý kiến về chuyện đó mới hay Bác ạ ! - Khế ước chặt chẽ như vậy thì nên gọi là good debit hay beautiful debit chứ sao Bác lại gọi là ugly.Reply
- Dear Bác Lý !Reply
Cháu nghĩ bản chất của việc mấy bác ở TW làm ầm ĩ việc nợ xấu ngân hàng để " hợp lý hóa " việc thành lập một công ty nợ xấu với số tiền lên đến 100 000 tỷ VNĐ để cứu thanh khoản hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay !
Còn chuyện các anh ấy không huy động được vàng thì cháu không nghĩ là như vậy ! Trong ngắn hạn thì các anh ấy chưa nghĩ ra được biện pháp " vẹn cả đôi đường " nhưng trong dài hạn thì chưa chắc Bác ạ ! Thời kỳ trước các anh ấy còn dám mang cả máy dò kim loại đi tìm vàng trong dân thì các anh ấy cũng chẳng tha đâu Bác ! - Ở VN mà áp dụng chuẩn quốc tế thì sẽ chẳng mấy doanh nghiệp có có đủ đ/k vay ngân hàng.Reply
Doanh nghiệp phải cố duy trì sx nếu dừng lại sẽ vỡ nợ ngay và nếu may mắn mấy khoản mua đất sẽ gỡ nợ cho doanh nghiệp.Nhưng đất thường chung vốn với quan chức cho nên NH đánh chó phải ngó mặt chủ.Việc in tiền sẽ được sự nhất trí cao của TW. - Hehehe, xén lông cừu thôi bà con. Tới tháng hết 6/2012 vừa rồi thì xong đợt 1 xén lông cừu rồi đó. Từ đây đến giữa 2013 thì là kền kền chia thịt thối. Xong thì đến nhiệm kỳ sau sẽ có nhiều vấn đề nếu không có cách mệnh xã hội kiểu vô sản.Reply
Cheers, - Dear bác Lý, nợ xấu, ngoài do vay chéo giữa các ông lớn còn có "công lao" của DNNN, vay tiền của NHTM NN, đầu tư ngoài ngành, mua sắm tài sản, giờ không trả được nợ có thách các NH cũng chẳng dám phát mãi tài sản. Như Vina shin/lines vay tiền mua tàu, xây cảng... giờ bán đi chỉ thu hồi được vài chục % vốn đầu tư ban đầu... Có cả DNTN lỡ dùng đòn bẩy quá dài cũng không trả nổi lãi+/gốc cho NH đúng hạn.Reply
- Bác Đỗ Mười công đầu đấy.Em nghe mấy cụ kể lại đại ý là:B10 vào SG mời các nhà TS lớn đến KS dự tiệc và tâm tình.Ở Nga thì họ đưa các ngài đi Sibira,bên Tàu họ cho các ngài"nhảy dù".Chúng tôi khác và để các ngài tự quyết....Reply
- Bửu Châu,Reply
Dĩ nhiên là ý của tớ không thể đầy đủ được, cần sự hoàn thiện từ các thành viên khác.
Ấn kiều buôn bán tơ lụa hầu như ở toàn bộ đường Tự do (nay là Đồng khởi). Năm 75 cách mạng vào tuyên bố tha mạng cho bỏn và khuyến mãi tự do ra đi không bị kiểm soát.
Phi cơ riêng ... đụng chạm đồng hương à nha. - Mr Bửu Châu . Việc gì phải đến tất sẽ đến . Kết quả của chiến dịch đó dù có được gọi là " tội hay là thành tích " thì cũng được , bởi ta phải nhìn nhận từ nhiều góc độ triết lý khác nhau mới đánh giá đúng . Hiểu theo tư duy của nhà Phật như vậy là có tội . Theo tư duy trấn áp cách mạng thì đó là thành tích , là Thành quả của cách mạng , đập tan xích xiềng và nô lệ , giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi ách bóc lột của giai cấp tư sản .Reply
- Spam 1 tí... Hồi nhỏ nghe ông bác ngâm nga riết thành thuộc tới giờ ...Reply
Nam Kì Khởi Nghĩa tiêu Công Lý.
Sài gòn Đồng Khởi mất Tự Do ... - Bửu Châu,Reply
Tớ chỉ phản ánh hiện thực khách quan, không thêm bớt.
Về nội dung của bài viết này,
Ngân hàng dùng tiền gửi của khách hàng để đầu tư BĐS đến khi cạn kiệt thanh khoản thì phải tăng lãi suất để hút tiền gửi.
Lãi suất cao không ai dám đầu tư nữa dẫn đến kinh tế suy thoái, hàng ế số công việc làm giảm, giá giảm.
Ngân hàng đã trói chính họ, họ mắc kẹt trong lãi suất cao của họ.
Thừa cơ, giới ngân hàng kêu gọi nhà nước bỏ tiền cứu kinh tế bằng cách cứu lấy cái gọi là "nợ xấu".
Theo tớ, những món nợ này không xấu, vì nó chỉ là những khoản vay chéo lâu nay giữa các ngân hàng. Lãi hàng năm của mỗi ngân hàng bình quân 3 ngàn tỷ đồng mỗi năm. - Mr Xichlo . Mr Bửu Châu . Sau 1975 trên vỉa hè Sài gòn , dân nghiền cafe hay đọc cho nhau nghe một số câu vui vui như " Cho anh phát súng tim anh nát " ( vỏ gói thuốc CAPSTAN ) , " Sao anh làm em muốn "( vỏ gói thuốc Salem ) v.v ... và câu " Nam kỳ khởi nghĩa bay Công lý / Đồng khởi vùng lên mất Tự do " ( rất đặc trưng cho văn hóa vỉa hè Sài gòn !) ứng với một số Tên đường phố mới được thay .Reply
Cầu Công lý gắn vớí vụ án nổi tiếng Nguyễn văn Trỗi từ năm 1964 , mà NVT là Cách mạng ,một khi Cách mạng đã thắng thì hiển nhiên 1/2 Công lý phải thuộc về anh Trỗi ( đường Nguyễn văn Trỗi ) . Còn 1/2 Công lý kia là dành cho dân Nam kỳ nghe ( đường Nam kỳ khỡi nghĩa ) , ai biểu có một nửa dân số đi theo Mỹ-Ngụy !
Sau khi Miền Nam giải phóng , chúng dân nô nức hò nhau TỰ DO vượt biên trái phép ghê gớm quá , điều này làm ngứa mắt Cách mạng ( cần phải loại bỏ ngay cái kiểu tư do vô tổ chức đó đi ! ) họ muốn toàn dân thống nhất ĐỒNG ( cùng ) KHỞI ( bắt đầu ) xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước , vì vậy thay Tự Do bằng Đồng Khởi là điều quá hợp với ý Cách mạng , ý dân ! - Một bài phân tích quá hay về nợ xấu, tuy nhiên theo thiển ý của em thì có vài điểm như sau:Reply
- Đối với các doanh nghiệp giải thể do không vay được tiền để tiếp tục đầu tư sản xuất, thì có 2 lý do: 1 là chưa thể thanh toán nổi nợ cũ nên chưa thu hồi được tài sản thế chấp để vay tiếp. Có 1 cách là đảo nợ, tuy nhiên chi phí đảo nợ cũng không phải là nhỏ và DN nhắm không kham nổi.
- Đối với các doanh nghiệp giải thể do không có đầu ra: với 1 nước gia công để xuất khẩu như VN thì có rất nhiều DN nhỏ gia công hàng để xuất khẩu, khi các đơn hàng giảm sút thì họ tự nhiên giải thể để cắt giảm chi phí. Khi nào đơn hàng khởi sắc lại họ sẽ mở lại DN khác.
- Đối với các DN ăn bám đầu tư công, khi không còn việc do nhà nước cắt giảm các công trình đầu tư tràn lan thì họ cũng tự nhiên mất việc và giải thể.
Như vậy, không phải DN nào giải thể cũng từ lý do là không vay được tiền.
Tuy nhiên, nợ xấu có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế? Nó làm cho hệ thống NH không thu hồi được tiền và cầm cố 1 đống tài sản cố định mà không thể phát mãi, vì nếu phát mãi sẽ làm cho giá nó rớt không kiểm soát, ngân hàng sẽ chịu lỗ nặng nề. Do lãi suất tiết kiệm của VND khá ca trong thời gian qua, người dân rất tích cực gửi tiền ở NH, báo VNeconomy có cho biết lượng tiền gửi của dân cư là hơn 1,4 triệu tỷ. Nếu NH hạ lãi suất cho vay, đồng nghĩa với hạ lãi suất huy động, có khả năng dẫn đến việc dân rút tiền khỏi hệ thống làm thiếu thanh khoản. Việc cấm buôn ngoại tệ và vàng là nhằm mục tiêu ngăn người dân rút tiền đi mua vàng và đô, trong bối cảnh kinh tế không có gì để đầu tư thì họ vẫn tiếp tục gửi ngân hàng.
- Việc giải quyết nợ xấu bây giờ không phải là vấn đề của DN, vì họ đã bó tay chịu chết. Vấn đề là của NH. Khi anh cho vay 100 USD thì người lo lắng là người đi vay, nhưng nếu anh cho vay 1 triệu USD, thì người lo lắng là chính người cho vay.
Nếu nợ xấu kéo dài thì sao? DN đương nhiên là không kham nổi tiền phạt chậm thanh toán + lãi + vốn. Càng không thể kiếm ra 1 khoản vay nóng rất lớn trong thời điểm này để đảo nợ. DN chấp nhận phá sản, tài sản về tay NH. Một vài DN như vậy thì vấn đề là của DN, nhưng hàng ngàn DN như vậy sẽ khiến vấn đề là của NH. Cái mà các bác đang tính toán là lập công ty mua bán nợ để cứu NH chứ ko phải DN. DN đã mất tài sản (đã chết), công ty mua nợ là mua tài sản xiết nợ của NH. Đây gọi là kền kền ăn xác thối, nhưng kền kền này là loại kền Việt, vì đáng lẽ ra kền chỉ cần bỏ ra 4 đồng để ăn cái xác, kền Việt bỏ ra 10 đồng. Tải sản DN như vậy là bị quốc hữu hóa.
Cũng có 1 số DN gặp may, bán luôn dự án cho kền kền và có tiền trả NH. Như vậy là tam bên đều có lợi, kền kền được ăn no, NH lấy được tiền, DN thoát khỏi nợ nần, nhưng mà về bản chất thì DN vẫn bị mất tài sản đã thế chấp. Nếu khéo co kéo, chắc cũng gỡ lại được chút ít so với mất trắng vào tay NH.
NH khi lấy lại tiền được rồi thì phải cho vay thôi, chứ giữ trong két sắt cũng chẳng làm gì.
Như vậy thì khả năng là lãi suất sẽ phải hạ xuống, lạm phát tăng lên. Chuyện ở xứ Việt cũng chỉ vậy thôi. - Cảm ơn VT đã có nhận xét chi tiết về vấn đề nợ xấu,Reply
Ở VN có đặc thù là DN vay tiền đề đầu tư liều lĩnh cũng chính là các ngân hàng. Hay nói chính xác là các đại gia lập ngân hàng để huy động vốn, đầu tư kiếm lãi kép.
Và ở VN cũng không có gì khác để đầu tư ngoài BĐS bởi những lý do:
- Năng suất lao động thấp, làm gì cũng giá thành cao hơn thiên hạ
- Khuyến khích đầu tư BĐS bằng chính sách Sở hữu BĐS không phải chịu thuế
- BĐS là cái mà người cầm quyền có thể ban phát được, qua đó cũng kiếm lợi lộc từ đó.
Có thể cứu kinh tế VN được không. Có, bằng cách đánh thuế BĐS. Nhưng, cứu kinh tế mà không cứu đại gia thì không ổn, trái với chủ trương kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Vấn đề là vài năm nữa nhà nào điều khiển thời điểm cung tiền hay loạn cào cào.Reply
Cụ Lý,đời sau vẫn"chuyên chính" - Chả ai tin được trong căn nhà cấp 4 xập xệ nằm nép sau ga Gia lâm của lão Hồ lại có chứa cả tỷ Đô , và lại còn bị kẻ trộm vào khoắng hết , âu đó cũng là món " nợ xấu " của lão với xã hội , và lão đã phải trả giá . Còn lão Khai Sơn tây nham hiểm , âu cũng là món " nợ xấu " đối với lão Hồ , và kết cục lão cũng khuynh gia tán sản !Reply
- Thầy Lý .Reply
Về tiêu chuẩn đề bạt , Thầy nên xem xét thêm vài tiêu chí ( Reference ) :
- Về Chủ Thể : còn khỏe ko , nói năng có dẻo ko , đã lo đủ bằng cấp chưa ?
- Về Đối nội : có nhiều xeèng ko , có nhiều BĐS ko , có người chống lưng ko ?
- Về Đối ngoại : quan hệ fe cánh , tổ nhóm ra sao , chơi có đẹp ko ?
- Về nợ xấu : quan hệ xã hội có phức tạp ko , có cùi bắp ko ? ...
- Về Hình hài : ẩn tướng thế nào ? ( làm Quan có dạng , làm Đĩ có hình ! ) ... - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang sở hữu Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), nhưng Eximbank đồng thời đang sở hữu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank). Ngoài ra, ACB cũng đang sở hữu các ngân hàng khác như Đại Á, Kiên Long, Việt Nam Thương Tín.Reply
Bác nào mà khỏe vậy rứa.nguồn ở đây. - Lý Toét cho mình spam cái nhá. Càng ngày giọng văn của Lytoetblog càng thấy "đểu"Reply
Đúng rồi mọi chiện vẫn bình thường "như cân đường hộp sữa" thôi mà. Ngoài đường băng rôn biểu ngữ vẫn đỏ rợp trời,trong các hội trường vữn chém gió vù vù và vỗ tay rào rào. Có chi mô mà phải "lo bò trắng răng" hề hề...
Trích :"người vay không trả thì ngân hàng có quyền tịch biên tài sản thế chấp, phát mãi để thu hồi vốn, quyết toán công nợ với người vay".
Thưa chú Lý:
Ngân hàng sẽ làm gì với khối tài sản thế chấp của người vây.Trong khi đó vẫn phải trả lãi ( có thể là cả gốc)cho người gửi tiền tại ngân hàng. Rõ ràng là nợ xấu người vay đã trở thành nợ xấu của ngân hàng. Một điều cần chú ý nữa là:" Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu đến từ các hoạt động tín dụng, chiếm đến 80%.Đã ko thể thu hồi được nợ cũ thì làm sao có tiền mà cho vay tiếp, chưa kể các khoản phải trích lập dự phòng.
Với tỉ lệ nợ xấu chiếm 8,6% của tổng dư nợ ( tổng dư nợ khoảng 2,5 triệu tỷ đồng). Tính ra con số nợ xấu đã chiếm hết vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Nói cách khác, về mặt kỹ thuật, các ngân hàng Việt Nam đã phá sản