Rất nhiều thanh niên nông thôn Trung Quốc không muốn kết hôn
Hiện nay, có rất nhiều thanh niên ở Trung Quốc chọn không kết hôn, không sinh con, tỷ lệ kết hôn ngày càng thấp. Một đại biểu Quốc hội của nước này cho biết, làn sóng không kết hôn đang lan rộng đến các vùng nông thôn, tỷ lệ nam nữ ở nông thôn mất cân bằng nghiêm trọng.Ông Lý Thụ Lâm (Li Shulin), đại biểu Nhân đại Toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) đến từ huyện Doanh Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, cho biết, nghiên cứu cho thấy dân số ở nông thôn Trung Quốc đã giảm mạnh và ngày càng có nhiều "người độc thân". Tại một ngôi làng gần huyện lỵ, có 25, 26 nam nữ thanh niên trên 30 tuổi chưa lập gia đình, trong đó có tới 20 người là nam.
Ông Lý nói: "Ngày càng có nhiều người độc thân, ai sẽ sinh con?".
Tờ The Cover của Trung Quốc ngày 29/2 dẫn lời ông Lý Thụ Lâm cho hay: "Không lấy được vợ chỉ là một khía cạnh, phần lớn là họ không muốn kết hôn"; "Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng áp lực sau hôn nhân quá lớn, như mua nhà mới, giáo dục con cái, chu cấp cho cha mẹ…, những điều này đã khiến giới trẻ sợ kết hôn".
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã chỉ trích ông Lý Thụ Lâm là không hiểu thực trạng hiện nay ở nông thôn:
“Không phải không muốn kết hôn, mà là không tìm được vợ, sính lễ quá cao”.
“Người này không hiểu hoàn cảnh ở nông thôn chút nào, hầu như không có ai là không muốn lấy vợ, chỉ là có rất nhiều người không lấy được vợ!”.
“Thứ nhất, người ở nông thôn không kết hôn thường là bởi vì có quá nhiều người độc thân, nam nhiều nữ ít, không có chuyện chạy theo trào lưu đâu. Thứ hai, ở nông thôn không có mấy người [trẻ], hơn một nửa là người già".
"Bởi vì người trẻ ở nông thôn hoặc là đi học đại học rồi, hoặc là đang phiêu bạt ở thành phố nào đó".
Cũng có những cư dân mạng khác bình luận như sau:
Cũng có những cư dân mạng khác bình luận như sau:
"Người ta bị bóp cổ gần như ngạt thở rồi, rõ ràng biết vấn đề là gì nhưng vẫn không chịu nới lỏng tay".
“Chạy theo trào lưu?? Lẽ nào không phải vì nhiều yếu tố bên ngoài khiến người ta không dám kết hôn hoặc không kết hôn được hay sao?".
“Nỗ lực bao nhiêu năm nhưng vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Lương tăng rồi, nhưng vật giá còn tăng nhanh hơn. Nhiều người cảm thấy mờ mịt về tương lai”.
Hiện nay ở Trung Quốc, tỷ lệ nam nữ mất cân bằng nghiêm trọng do trước đây chính quyền nước này thực hiện chính sách “một con”. Việc nam giới ở nông thôn khó kết hôn đã trở thành hiện tượng phổ biến.
Theo "Niên giám Thống kê Trung Quốc 2021" được công bố trên trang web chính thức của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, ở nông thôn của nước này, số nam nhiều hơn nữ gần 20 triệu người. Điều này đã phản ánh rõ sự mất cân bằng về tỷ số giới tính ở khu vực nông thôn Trung Quốc.
Theo số liệu từ "Niên giám thống kê" trên, tỷ số giới tính ở nông thôn Trung Quốc lúc bấy giờ là 107,91, tức là cứ 100 nữ thì có 107,91 nam. Sự mất cân bằng này ở Thượng Hải và Bắc Kinh là nghiêm trọng nhất, lần lượt là 130,93 và 120,21.
Năm 1979, chính quyền Trung Quốc ban hành chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc, còn được biết đến với tên gọi “chính sách một con”. Chính sách này chỉ cho phép các cặp vợ chồng có duy nhất một người con. Bắc Kinh tuyên truyền chính sách này là để nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống bằng cách kiềm chế gia tăng dân số.
Chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc đã gây ra hơn 330 triệu ca phá thai trong 4 thập kỷ. Chính sách này cưỡng ép phụ nữ phải triệt sản, phá thai và thậm chí giết chết trẻ sơ sinh. Nó là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nhân khẩu học hiện nay và đang đe dọa sự sụp đổ của Trung Quốc.
Sau khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình kéo dài 4 thập kỷ khiến tỷ lệ sinh giảm mạnh trong những năm gần đây, TQ đã ngừng chính sách một con vào năm 2013, thay vào đó, đã cho phép sinh hai con.
Tỷ lệ sinh của Trung Quốc là 1,16 vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 2,1 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để có được dân số ổn định; đây cũng là con số thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.
Hiện nay ở Trung Quốc, tỷ lệ nam nữ mất cân bằng nghiêm trọng do trước đây chính quyền nước này thực hiện chính sách “một con”. Việc nam giới ở nông thôn khó kết hôn đã trở thành hiện tượng phổ biến.
Theo "Niên giám Thống kê Trung Quốc 2021" được công bố trên trang web chính thức của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, ở nông thôn của nước này, số nam nhiều hơn nữ gần 20 triệu người. Điều này đã phản ánh rõ sự mất cân bằng về tỷ số giới tính ở khu vực nông thôn Trung Quốc.
Theo số liệu từ "Niên giám thống kê" trên, tỷ số giới tính ở nông thôn Trung Quốc lúc bấy giờ là 107,91, tức là cứ 100 nữ thì có 107,91 nam. Sự mất cân bằng này ở Thượng Hải và Bắc Kinh là nghiêm trọng nhất, lần lượt là 130,93 và 120,21.
Năm 1979, chính quyền Trung Quốc ban hành chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc, còn được biết đến với tên gọi “chính sách một con”. Chính sách này chỉ cho phép các cặp vợ chồng có duy nhất một người con. Bắc Kinh tuyên truyền chính sách này là để nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống bằng cách kiềm chế gia tăng dân số.
Chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc đã gây ra hơn 330 triệu ca phá thai trong 4 thập kỷ. Chính sách này cưỡng ép phụ nữ phải triệt sản, phá thai và thậm chí giết chết trẻ sơ sinh. Nó là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nhân khẩu học hiện nay và đang đe dọa sự sụp đổ của Trung Quốc.
Sau khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình kéo dài 4 thập kỷ khiến tỷ lệ sinh giảm mạnh trong những năm gần đây, TQ đã ngừng chính sách một con vào năm 2013, thay vào đó, đã cho phép sinh hai con.
Tỷ lệ sinh của Trung Quốc là 1,16 vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 2,1 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để có được dân số ổn định; đây cũng là con số thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.
Do đó, vào tháng 5/2021, TQ còn thông báo các gia đình có thể có ba con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét