Công lý rất nhân văn để xử lý kẻ tham thì thâm ở Liên Xô
Người ta kể chuyện này xảy ra ở thành phố N. ở Liên Xô vào đầu những năm 1960...
Có một gia đình sống ở đó với 9 người con. Bố và mẹ của gia đình là những người thợ xây dựng bình thường. Họ thực sự muốn sinh đứa con thứ 10 để nhận được, ngoài Huân chương Bà Mẹ anh hùng, sẽ có thêm một căn hộ rộng rãi, một chiếc ô tô, nhiều phúc lợi và đủ thứ tiện ích khác.
Nhưng thật xui xẻo... Người bố đã cạn kiệt khả năng sinh con nên mong muốn sinh con lần thứ 10 này đã không thành công.
Do đó họ quyết định nhờ một người ngòai nào đó giúp đỡ. Hai vợ chồng lựa được người quản đốc tại công trường của họ và đề nghị cho anh ta 1000 rúp (một số tiền đáng kể vào thời điểm đó). Chà, tốt quá. Và anh ấy đã giúp đỡ khá hiệu quả.
Cuối cùng mọi người đều có được thứ họ muốn và có vẻ như lẽ ra tất cả họ phải hài lòng. NHƯNG!..
Người quản đốc tỏ ra khó chịu và ghen tị... rồi anh ta đệ đơn lên tòa án, trong đó anh ta kể lại toàn bộ sự thật. Cuối đơn anh ta cho rằng, những người thợ xây dựng này đã lừa dối nhà nước, chiếm dụng nhà cửa và các chế độ phúc lợi khác, đề nghị pháp luật xử lý nghiêm khắc.
Phòng xử án chật cứng dân chúng, sau khi tuyên án, mọi người cười lăn ra khỏi ghế. Bản án viết:
“Hành động của các bị cáo không có tội. Đứa trẻ được yêu thương và được đón chờ trong gia đình họ. Gia đình họ được hưởng các chế độ phúc lợi dành riêng đặc quyền cho những gia đình có 10 người con.
1000 rúp được ghi nhận là khoản thu nhập bất hợp pháp của người quản đốc và bị tịch thu sung công.
Vì quản đốc thừa nhận đứa trẻ là của anh ta nên anh ta phải chu tiền cấp dưỡng nuôi con anh ta cho đến khi đứa trẻ đủ 18 tuổi.”
Mọi người bất giác nhận ra một sự thật: “Tòa án Xô Viết là tòa án nhân đạo nhất thế giới!".
(sưu tầm trên mạng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét