Tại sao thanh niên Trung Quốc hết 'nằm thẳng' lại '10 không' ?
Do nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục trì trệ, cạnh tranh trên thị trường việc làm khốc liệt, cộng thêm sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính quyền, giới trẻ Trung Quốc đang vô cùng chán chường. Có thể thấy rõ điều này qua các từ lóng đang phổ biến trên Internet nước này như "nằm thẳng", "mặc nó thối rữa", “thanh niên 4 không” và gần đây đã phát triển thành “thanh niên 10 không”.“Nằm thẳng” có nghĩa là giới trẻ giảm bớt tiêu dùng và ham muốn vật chất, không chạy theo xu hướng và kỳ vọng của xã hội, duy trì tiêu chuẩn sinh tồn ở mức thấp nhất và đối mặt với các bất công trong xã hội một cách tiêu cực. Sau đó là cụm từ “thanh niên 4 không”, bao gồm: không yêu đương, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con.
1. ‘Thanh niên 10 không’ là gì, vì sao nên nỗi?
Gần đây, "thanh niên 10 không" được lan truyền rộng rãi trên Internet ở Trung Quốc, bao gồm: không hiến máu, không quyên góp tiền, không kết hôn, không sinh con, không mua nhà, không mua xổ số, không tham gia thị trường chứng khoán, không mua quỹ, không giúp người già, không cảm động.
Ngay khi vừa xuất hiện, cụm từ "thanh niên 10 không" đã nhanh chóng nhận được hơn 10.000 lượt thích.
Đằng sau mỗi tiếng "không" này đều có một câu chuyện.
a) "Không hiến máu" là vì mới đây sau khi một phụ nữ Thượng Hải gặp tai nạn ô tô ở khu Ngari, Tây Tạng, người này đã buộc một công chức địa phương phải hiến máu cho mình. Người ta lo ngại rằng người hiến máu thậm chí có thể bị cướp nội tạng và “bị tự sát" như Hồ Hâm Vũ.
Ngày 14/10/2022, một thiếu niên 15 tuổi ở Trung Quốc tên là Hồ Hâm Vũ (Hu Xinyu) đã mất tích một cách bí ẩn khi đi bộ trên con đường chính trong khuôn viên trường học, nơi có lắp đặt 119 camera. Sau 106 ngày, ngày 29/1/2023, chính quyền mới thông báo đã tìm thấy thi thể của cậu ở cách trường học không xa.
Hồ Hâm Vũ chết như thế nào vẫn là một bí ẩn và gây ra nhiều đồn đoán. Có quan điểm cho rằng Hồ Hâm Vũ có thể đã bị giết và nội tạng của cậu đã bị buôn bán.
Ngay từ thời gian đầu khi Hồ Hâm Vũ mới mất tích, Internet Trung Quốc đã lan truyền tin cậu bị “mổ cướp nội tạng” và rằng: Có một quan lớn ở Bắc Kinh có nhóm máu hiếm bị ốm nặng, và nhóm máu của Hồ Hâm Vũ vừa hay trùng khớp.
Giáo sư vật lý đã nghỉ hưu James J.Y. Hsu viết trên tờ Thời báo Đài Bắc vào ngày 30/1 rằng, Hồ Hâm Vũ đã biến mất trong khuôn viên trường vào tháng 10 năm ngoái. Nhóm máu hiếm của cậu ấy giống với nhóm máu của một quan chức cấp cao...
Trong khi đó lại có câu chuyện về Cao Chiêm Tường (Gao Zhanxiang), một quan chức ĐCSTQ đã nghỉ hưu, vừa qua đời vì COVID-19 vào ngày 9/12/2022. Trong bài viết bày tỏ lòng thương tiếc về cái chết của Cao Chiêm Tường đăng trên tài khoản cá nhân, ông Chu Vĩnh Tân (Zhu Yongxin), Phó tổng thư ký Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đã nói rõ rằng: “Nhiều năm qua, … nội tạng trên người đã được thay rất nhiều, ông ấy (Cao Chiêm Dương) nói đùa rằng có rất nhiều linh kiện trên cơ thể không phải của bản thân nữa rồi”.
b) “Không quyên góp tiền” là vì họ lo lắng rằng tiền sẽ chảy vào túi những người như Quách Mỹ Mỹ (Guo Meimei).
Vụ việc Quách Mỹ Mỹ như sau: Cô này đã dùng tên thật và xác thực danh tính trên Weibo cá nhân với tư cách là "Tổng giám đốc thương mại của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc". Năm 2011, cô này đăng một bài trên tài khoản Weibo “Quách Mỹ Mỹ baby” để khoe sự giàu có của mình: ở biệt thự, lái xe Maserati và Lamborghini, đeo đồng hồ nổi tiếng, sở hữu hơn chục chiếc túi Hermès, v.v. Vụ việc này đã gây náo động và khiến uy tín của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc bị tụt dốc.
Mặc dù Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã công khai tuyên bố rằng Quách Mỹ Mỹ không có mối quan hệ nào với Hội Chữ thập đỏ, nhưng danh tiếng của Hội Chữ thập đỏ kể từ đó đã bị hoen ố, uy tín của Hội đã hoàn toàn sụp đổ và số tiền quyên góp cho Hội cũng giảm mạnh. Năm 2011, số tiền quyên góp mà họ nhận được thấp hơn khoảng 60% so với năm 2010.
Sau trận động đất Nhã An ở tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 21/4/2013, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã ngay lập tức kêu gọi quyên góp tiền trên mạng xã hội Weibo, nhưng chưa đầy hai ngày đã nhận được hơn 140.000 chữ "cút". Sau đó, Hội Chữ thập đỏ tỏ ý sẽ điều tra lại vụ Quách Mỹ Mỹ, cô này đáp lại: Ai dám động vào một sợi tóc của tôi, tôi sẽ ngay lập tức tiết lộ nội tình.
Sau đó, Quách Mỹ Mỹ không bị xử lý dưới bất kỳ hình thức nào, và Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc còn chủ động từ bỏ việc điều tra “Vụ việc Quách Mỹ Mỹ". Giới quan sát cho rằng cô này có người chống lưng.
c) “Không giúp đỡ người già” là vì họ lo lắng sẽ ‘làm ơn mắc oán’, giúp người nhưng lại bị phạt tiền.
Gần đây nhất là vụ việc ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Theo truyền thông địa phương, vào khoảng 1h chiều ngày 10/12, tại một ngã ba ở thành phố Hợp Phì, có một chiếc ô tô màu đen đang giảm tốc độ và rẽ phải bình thường. Lúc này, một cụ già khoảng 70 tuổi đi xe đạp điện đi ngược chiều phóng nhanh rồi ngã xuống gần chiếc ô tô màu đen này, không hề có va chạm giữa hai xe.
Người điều khiển ô tô là một thanh niên, thấy cụ già ngã xuống nên đã dừng xe bước tới đỡ cụ, không ngờ lòng tốt của thanh niên này lại khiến bản thân anh gặp rắc rối.
Gia đình cụ già muốn anh thanh niên chịu trách nhiệm và chi trả một phần chi phí cho ca phẫu thuật. Cảnh sát giao thông đã xử lý vụ tai nạn này, cuối cùng xác định người điều khiển ô tô phải chịu một phần trách nhiệm.
Bà Trần (Chen), mẹ của tài xế trên, bày tỏ sự bất bình và đăng lên mạng xã hội: "Con trai tôi lái xe và rẽ phải một cách bình thường. Khi nhìn thấy cụ già ngã xuống, nó không trực tiếp lái xe bỏ đi mà có lòng tốt xuống xe giúp đỡ. Kết quả là bên kia còn bắt con trai tôi phải chịu trách nhiệm. Đúng là trò đùa”.
Những vụ án tương tự như trên thường được cư dân mạng Trung Quốc gọi là “vụ án Bành Vũ”. Sự việc bắt nguồn từ năm 2006, một bà cụ ở Nam Kinh bị ngã bên đường và bị gãy xương, anh Bành Vũ (Peng Yu) đã tốt bụng cứu bà cụ nhưng bà cụ lại nói rằng chính anh Bành là người đâm vào bà. Tòa sơ thẩm nhận định anh Bành Vũ không có lỗi/không cố tình phạm lỗi nhưng vẫn tuyên phạt anh này phải bồi thường cho cụ bà hơn 40.000 nhân dân tệ (theo tỷ giá hiện giờ là khoảng 135 triệu VND).
Hay vào năm 2009, một chủ xe ở Thiên Tân tên là Hứa Vân Hạc (Xu Yunhe) đã bị đưa ra tòa và bị buộc phải bồi thường 100.000 nhân dân tệ (khoảng 340 triệu VND) vì đã đỡ bà Vương (Wang) dậy sau khi bà này trèo lan can trái luật qua đường và bị ngã.
Những bản án nêu trên đều do cơ quan tư pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra, chúng đã gây tổn hại nghiêm trọng đến đạo đức xã hội Trung Quốc, từ đó xuất hiện hiện tượng người già bị ngã nhưng không ai dám bước tới để giúp đỡ vì ai cũng sợ phải chịu trách nhiệm.
2. Sự chán chường của giới trẻ Trung Quốc được thể hiện rõ qua các từ lóng trên mạng
Những từ ngữ như trên bắt đầu xuất hiện trong giới trẻ Trung Quốc từ năm 2021, mở đầu là “nằm thẳng”, hay còn gọi “nằm ngửa”, tức là không cố gắng phấn đấu nữa, chỉ duy trì những nhu cầu sinh tồn tối thiểu;
Tiếp đến là “mặc nó thối rữa”, ý nói một sự việc gì đó cứ phát triển theo hướng mục nát, thối rữa và không có cách nào cứu vãn, thay đổi nữa thì người ta cũng mặc nó như vậy luôn, không gắng sức tìm cách khắc phục hay khống chế tốc độ thối rữa của nó nữa;
Sau đó là cụm từ “thanh niên 4 không”, bao gồm: không yêu đương, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con;
Hiện tại là “thanh niên 10 không”. Những cụm từ này đại diện cho sự tuyệt vọng của những người trẻ trước cuộc sống hiện thực.
Trên thực tế, trước đây có rất nhiều người trẻ tuổi cũng từng phấn đấu nhưng rồi cũng bại trận sau các cuộc “vật lộn trong vòng xoáy” - ý chỉ là sự canh tranh kịch liệt với nhau trong vòng xoáy xã hội Trung Quốc.
Anh Tôn Kha (Sun Ke), 27 tuổi, từng nói với BBC rằng anh đến từ một thị trấn nhỏ ở miền đông Trung Quốc, gia đình khá giả, nhưng anh muốn tự thân nỗ lực để mua nhà mua xe ở một thành phố lớn, tự đứng vững trên đôi chân của mình. Anh Tôn nghĩ rằng việc đó không khó.
Cuối năm 2018, ngay sau khi tốt nghiệp, anh này cùng bạn bè đầu tư 650.000 nhân dân tệ (khoảng 2,2 tỷ VND) để mở một cửa hàng bán đồ xiên que gần một trường đại học ở Thượng Hải. Rất nhanh sau đó anh Tôn đã nhận ra rằng thị trường đã bão hòa và mức độ cạnh tranh gay gắt hơn dự đoán, “một cửa hàng mới muốn thành công thì thực sự khó như lên Trời".
Anh Tôn Kha thức dậy lúc 6 - 7 giờ sáng và về nhà lúc 3 - 4 giờ đêm, nhưng công việc kinh doanh vẫn không khởi sắc. Năm 2020, đối mặt với thực tế lỗ hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ VND), cuối cùng anh Tôn quyết định đóng cửa hàng. Anh này nói: “Thực sự giống như một cơn ác mộng”, “kết quả ai cũng là kẻ thua cuộc”.
Cô Sophie 29 tuổi, hiện đang làm việc tại một trong những công ty Internet hàng đầu Trung Quốc, cho biết: “Bây giờ có ít dự án tốt nên sẽ có nhiều người đến tranh giành những module mà bạn phụ trách độc lập. Mọi người đều muốn lấy đi một miếng bánh". Cô này cho biết hoàn cảnh của mình không phải là trường hợp cá biệt, "Tôi vật lộn trong vòng xoáy, những người cấp dưới tôi cũng vậy, sếp của tôi cũng vậy, thậm chí cả sếp của sếp cũng phải vật lộn".
Anh Hoàng Ý Thành (Huang Yichen), một thanh niên Trung Quốc bị bức hại vì tham gia “Phong trào Giấy trắng”, nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng giới trẻ ở Trung Quốc hiện nay không nhìn thấy tia hy vọng nào, họ cũng không thấy được tương lai. Có không ít người tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã trở về Trung Quốc nhưng lại đang ở nhà và trở thành “thanh niên 4 không”.
4. Không có môi trường khởi nghiệp, sáng tạo
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, trong 11 tháng đầu năm 2023, số lượng người di cư ra nước ngoài của Trung Quốc đã vượt 310.000 người; khi nền kinh tế Trung Quốc đang bùng nổ vào năm 2022, con số này là 125.000 người.
Có những người thậm chí còn chọn cách mạo hiểm mạng sống của mình để sang Mỹ. Những người khác chọn ở lại nhưng sống theo cách của riêng họ. Vì quá căng thẳng, cô Huang Xialu đã từ bỏ công việc giám đốc sản phẩm tại một công ty phát trực tuyến lớn ở Trung Quốc để tập trung hơn vào việc nâng cao sức khỏe tinh thần.
Cô Huang nói với tờ The Wall Street Journal: “Tôi có cảm giác rất cấp thiết rằng, bây giờ mà không nghỉ việc và làm theo trái tim mình mách bảo, cũng như khám phá những điều mà tôi thực sự có thể làm trên thế giới này, thì sẽ không còn kịp nữa”.
Tại sao giới trẻ Trung Quốc chuyển từ “nằm thẳng” sang “mặc nó thối rữa”, rồi từ “4 không” lên “10 không”? Ông Vương Hách (Wang He), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, phân tích ở bất kỳ quốc gia nào, động lực của nền kinh tế cũng luôn là thúc đẩy nền kinh tế tiến lên thông qua hoạt động đổi mới và sáng tạo, mà lực lượng chủ yếu để thực hiện hoạt động này lại là thanh niên.
Tuy nhiên, ông Vương thấy rằng, "Toàn bộ môi trường làm việc ở Trung Quốc hiện đang hỗn loạn, không có chỗ cho bạn khởi nghiệp. Trước đây, họ (chính quyền Trung Quốc) nói nào là toàn dân sáng tạo, toàn dân khởi nghiệp, nhưng bây giờ chẳng còn gì ngoài lông gà vỏ tỏi (ý chỉ những thứ vô giá trị), đã có quá nhiều bài học đau đớn trong quá khứ".
Ông Vương nói: "Trong môi trường Trung Quốc, nếu bạn khởi nghiệp, bạn chính là đang tìm cái chết cho mình. Những người trẻ tuổi kia không thể khởi nghiệp, họ không tìm được việc làm và cũng không có chỗ trên thị trường lao động, vậy họ phải làm sao? Họ có thể làm gì khác ngoài ‘nằm thẳng’ và ‘mặc nó thối rữa’ không?”.
Vụ việc Quách Mỹ Mỹ như sau: Cô này đã dùng tên thật và xác thực danh tính trên Weibo cá nhân với tư cách là "Tổng giám đốc thương mại của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc". Năm 2011, cô này đăng một bài trên tài khoản Weibo “Quách Mỹ Mỹ baby” để khoe sự giàu có của mình: ở biệt thự, lái xe Maserati và Lamborghini, đeo đồng hồ nổi tiếng, sở hữu hơn chục chiếc túi Hermès, v.v. Vụ việc này đã gây náo động và khiến uy tín của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc bị tụt dốc.
Mặc dù Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã công khai tuyên bố rằng Quách Mỹ Mỹ không có mối quan hệ nào với Hội Chữ thập đỏ, nhưng danh tiếng của Hội Chữ thập đỏ kể từ đó đã bị hoen ố, uy tín của Hội đã hoàn toàn sụp đổ và số tiền quyên góp cho Hội cũng giảm mạnh. Năm 2011, số tiền quyên góp mà họ nhận được thấp hơn khoảng 60% so với năm 2010.
Sau trận động đất Nhã An ở tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 21/4/2013, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã ngay lập tức kêu gọi quyên góp tiền trên mạng xã hội Weibo, nhưng chưa đầy hai ngày đã nhận được hơn 140.000 chữ "cút". Sau đó, Hội Chữ thập đỏ tỏ ý sẽ điều tra lại vụ Quách Mỹ Mỹ, cô này đáp lại: Ai dám động vào một sợi tóc của tôi, tôi sẽ ngay lập tức tiết lộ nội tình.
Sau đó, Quách Mỹ Mỹ không bị xử lý dưới bất kỳ hình thức nào, và Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc còn chủ động từ bỏ việc điều tra “Vụ việc Quách Mỹ Mỹ". Giới quan sát cho rằng cô này có người chống lưng.
c) “Không giúp đỡ người già” là vì họ lo lắng sẽ ‘làm ơn mắc oán’, giúp người nhưng lại bị phạt tiền.
Gần đây nhất là vụ việc ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Theo truyền thông địa phương, vào khoảng 1h chiều ngày 10/12, tại một ngã ba ở thành phố Hợp Phì, có một chiếc ô tô màu đen đang giảm tốc độ và rẽ phải bình thường. Lúc này, một cụ già khoảng 70 tuổi đi xe đạp điện đi ngược chiều phóng nhanh rồi ngã xuống gần chiếc ô tô màu đen này, không hề có va chạm giữa hai xe.
Người điều khiển ô tô là một thanh niên, thấy cụ già ngã xuống nên đã dừng xe bước tới đỡ cụ, không ngờ lòng tốt của thanh niên này lại khiến bản thân anh gặp rắc rối.
Gia đình cụ già muốn anh thanh niên chịu trách nhiệm và chi trả một phần chi phí cho ca phẫu thuật. Cảnh sát giao thông đã xử lý vụ tai nạn này, cuối cùng xác định người điều khiển ô tô phải chịu một phần trách nhiệm.
Bà Trần (Chen), mẹ của tài xế trên, bày tỏ sự bất bình và đăng lên mạng xã hội: "Con trai tôi lái xe và rẽ phải một cách bình thường. Khi nhìn thấy cụ già ngã xuống, nó không trực tiếp lái xe bỏ đi mà có lòng tốt xuống xe giúp đỡ. Kết quả là bên kia còn bắt con trai tôi phải chịu trách nhiệm. Đúng là trò đùa”.
Những vụ án tương tự như trên thường được cư dân mạng Trung Quốc gọi là “vụ án Bành Vũ”. Sự việc bắt nguồn từ năm 2006, một bà cụ ở Nam Kinh bị ngã bên đường và bị gãy xương, anh Bành Vũ (Peng Yu) đã tốt bụng cứu bà cụ nhưng bà cụ lại nói rằng chính anh Bành là người đâm vào bà. Tòa sơ thẩm nhận định anh Bành Vũ không có lỗi/không cố tình phạm lỗi nhưng vẫn tuyên phạt anh này phải bồi thường cho cụ bà hơn 40.000 nhân dân tệ (theo tỷ giá hiện giờ là khoảng 135 triệu VND).
Hay vào năm 2009, một chủ xe ở Thiên Tân tên là Hứa Vân Hạc (Xu Yunhe) đã bị đưa ra tòa và bị buộc phải bồi thường 100.000 nhân dân tệ (khoảng 340 triệu VND) vì đã đỡ bà Vương (Wang) dậy sau khi bà này trèo lan can trái luật qua đường và bị ngã.
Những bản án nêu trên đều do cơ quan tư pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra, chúng đã gây tổn hại nghiêm trọng đến đạo đức xã hội Trung Quốc, từ đó xuất hiện hiện tượng người già bị ngã nhưng không ai dám bước tới để giúp đỡ vì ai cũng sợ phải chịu trách nhiệm.
2. Sự chán chường của giới trẻ Trung Quốc được thể hiện rõ qua các từ lóng trên mạng
Những từ ngữ như trên bắt đầu xuất hiện trong giới trẻ Trung Quốc từ năm 2021, mở đầu là “nằm thẳng”, hay còn gọi “nằm ngửa”, tức là không cố gắng phấn đấu nữa, chỉ duy trì những nhu cầu sinh tồn tối thiểu;
Tiếp đến là “mặc nó thối rữa”, ý nói một sự việc gì đó cứ phát triển theo hướng mục nát, thối rữa và không có cách nào cứu vãn, thay đổi nữa thì người ta cũng mặc nó như vậy luôn, không gắng sức tìm cách khắc phục hay khống chế tốc độ thối rữa của nó nữa;
Sau đó là cụm từ “thanh niên 4 không”, bao gồm: không yêu đương, không kết hôn, không mua nhà, không sinh con;
Hiện tại là “thanh niên 10 không”. Những cụm từ này đại diện cho sự tuyệt vọng của những người trẻ trước cuộc sống hiện thực.
Trên thực tế, trước đây có rất nhiều người trẻ tuổi cũng từng phấn đấu nhưng rồi cũng bại trận sau các cuộc “vật lộn trong vòng xoáy” - ý chỉ là sự canh tranh kịch liệt với nhau trong vòng xoáy xã hội Trung Quốc.
Anh Tôn Kha (Sun Ke), 27 tuổi, từng nói với BBC rằng anh đến từ một thị trấn nhỏ ở miền đông Trung Quốc, gia đình khá giả, nhưng anh muốn tự thân nỗ lực để mua nhà mua xe ở một thành phố lớn, tự đứng vững trên đôi chân của mình. Anh Tôn nghĩ rằng việc đó không khó.
Cuối năm 2018, ngay sau khi tốt nghiệp, anh này cùng bạn bè đầu tư 650.000 nhân dân tệ (khoảng 2,2 tỷ VND) để mở một cửa hàng bán đồ xiên que gần một trường đại học ở Thượng Hải. Rất nhanh sau đó anh Tôn đã nhận ra rằng thị trường đã bão hòa và mức độ cạnh tranh gay gắt hơn dự đoán, “một cửa hàng mới muốn thành công thì thực sự khó như lên Trời".
Anh Tôn Kha thức dậy lúc 6 - 7 giờ sáng và về nhà lúc 3 - 4 giờ đêm, nhưng công việc kinh doanh vẫn không khởi sắc. Năm 2020, đối mặt với thực tế lỗ hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ VND), cuối cùng anh Tôn quyết định đóng cửa hàng. Anh này nói: “Thực sự giống như một cơn ác mộng”, “kết quả ai cũng là kẻ thua cuộc”.
Cô Sophie 29 tuổi, hiện đang làm việc tại một trong những công ty Internet hàng đầu Trung Quốc, cho biết: “Bây giờ có ít dự án tốt nên sẽ có nhiều người đến tranh giành những module mà bạn phụ trách độc lập. Mọi người đều muốn lấy đi một miếng bánh". Cô này cho biết hoàn cảnh của mình không phải là trường hợp cá biệt, "Tôi vật lộn trong vòng xoáy, những người cấp dưới tôi cũng vậy, sếp của tôi cũng vậy, thậm chí cả sếp của sếp cũng phải vật lộn".
Anh Hoàng Ý Thành (Huang Yichen), một thanh niên Trung Quốc bị bức hại vì tham gia “Phong trào Giấy trắng”, nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng giới trẻ ở Trung Quốc hiện nay không nhìn thấy tia hy vọng nào, họ cũng không thấy được tương lai. Có không ít người tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng ở Mỹ đã trở về Trung Quốc nhưng lại đang ở nhà và trở thành “thanh niên 4 không”.
3. Đội quân ‘nằm thẳng’ ngày càng mở rộng
Kể từ đầu năm 2023, tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Dữ liệu chính thức từ chính quyền Trung Quốc cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong nửa đầu năm nay đã tăng từ 17,3% trong tháng Một lên 21,3% trong tháng Sáu, lập kỷ lục lịch sử. Kể từ đó, chính quyền Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu này.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu vào tháng Bảy của bà Trương Đan Đan (Zhang Dandan), Phó giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, nếu khoảng 16 triệu người không làm việc, chẳng hạn như những người “nằm thẳng” hoặc “ăn bám bố mẹ”, được coi là thất nghiệp, thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế của thanh niên Trung Quốc trong tháng Ba phải lên tới 46,5%, cao hơn nhiều so với con số 19,7% mà chính quyền công bố vào tháng đó.
Có rất nhiều người lựa chọn “nằm thẳng”. Năm 2022, một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu Tsingyan Group cho thấy khoảng 96% trong số gần 6.000 người được hỏi ở Trung Quốc cho biết, xung quanh họ có những người đang “nằm thẳng” ở các mức độ khác nhau. Khái niệm “nằm thẳng” khá hấp dẫn đối với những người từ 26 đến 40 tuổi.
Có nhiều người đang làm việc cũng lựa chọn từ chức. Từ tháng 1-10/2022, theo khảo sát của Maimai - một công ty nhân lực của Trung Quốc, có khoảng 28% trong số 1.554 người được hỏi đã từ chức, và tỷ lệ người được hỏi muốn từ chức nhưng không nói ra thậm chí còn cao hơn gấp đôi.
Trong nửa đầu năm 2023, theo dữ liệu của công ty Maimai, khoảng 34% số người được hỏi ở độ tuổi trên 20 đã bỏ việc hoặc cân nhắc bỏ việc trong ngành kinh doanh trực tuyến, đây là lĩnh vực việc làm chính của giới trẻ Trung Quốc.
Gần đây, “tiệc nghỉ việc” cũng trở nên phổ biến trong giới trẻ. Anh Tiểu Lương (Xiaoliang), 27 tuổi, ban đầu làm việc tại một ngân hàng ở tỉnh Chiết Giang và đã từ chức vào tháng 5 năm nay. Vào ngày anh này nghỉ việc, bạn bè đã tổ chức một bữa tiệc cho anh, họ đánh cồng đánh trống để chúc mừng anh và còn viết chữ “song hỷ”, y như tổ chức một buổi hôn lễ truyền thống.
Anh Tiểu Lương nói với CNN rằng khi làm việc trong bộ phận quan hệ công chúng của ngân hàng này, anh đã rơi vào một công việc máy móc, lặp đi lặp lại và tiêu tốn rất nhiều sức lực: "Những ý tưởng sáng tạo của bạn cuối cùng sẽ luôn bị từ chối và rồi biến mất".
Kể từ đầu năm 2023, tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Dữ liệu chính thức từ chính quyền Trung Quốc cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong nửa đầu năm nay đã tăng từ 17,3% trong tháng Một lên 21,3% trong tháng Sáu, lập kỷ lục lịch sử. Kể từ đó, chính quyền Trung Quốc đã ngừng công bố số liệu này.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu vào tháng Bảy của bà Trương Đan Đan (Zhang Dandan), Phó giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, nếu khoảng 16 triệu người không làm việc, chẳng hạn như những người “nằm thẳng” hoặc “ăn bám bố mẹ”, được coi là thất nghiệp, thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế của thanh niên Trung Quốc trong tháng Ba phải lên tới 46,5%, cao hơn nhiều so với con số 19,7% mà chính quyền công bố vào tháng đó.
Có rất nhiều người lựa chọn “nằm thẳng”. Năm 2022, một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu Tsingyan Group cho thấy khoảng 96% trong số gần 6.000 người được hỏi ở Trung Quốc cho biết, xung quanh họ có những người đang “nằm thẳng” ở các mức độ khác nhau. Khái niệm “nằm thẳng” khá hấp dẫn đối với những người từ 26 đến 40 tuổi.
Có nhiều người đang làm việc cũng lựa chọn từ chức. Từ tháng 1-10/2022, theo khảo sát của Maimai - một công ty nhân lực của Trung Quốc, có khoảng 28% trong số 1.554 người được hỏi đã từ chức, và tỷ lệ người được hỏi muốn từ chức nhưng không nói ra thậm chí còn cao hơn gấp đôi.
Trong nửa đầu năm 2023, theo dữ liệu của công ty Maimai, khoảng 34% số người được hỏi ở độ tuổi trên 20 đã bỏ việc hoặc cân nhắc bỏ việc trong ngành kinh doanh trực tuyến, đây là lĩnh vực việc làm chính của giới trẻ Trung Quốc.
Gần đây, “tiệc nghỉ việc” cũng trở nên phổ biến trong giới trẻ. Anh Tiểu Lương (Xiaoliang), 27 tuổi, ban đầu làm việc tại một ngân hàng ở tỉnh Chiết Giang và đã từ chức vào tháng 5 năm nay. Vào ngày anh này nghỉ việc, bạn bè đã tổ chức một bữa tiệc cho anh, họ đánh cồng đánh trống để chúc mừng anh và còn viết chữ “song hỷ”, y như tổ chức một buổi hôn lễ truyền thống.
Anh Tiểu Lương nói với CNN rằng khi làm việc trong bộ phận quan hệ công chúng của ngân hàng này, anh đã rơi vào một công việc máy móc, lặp đi lặp lại và tiêu tốn rất nhiều sức lực: "Những ý tưởng sáng tạo của bạn cuối cùng sẽ luôn bị từ chối và rồi biến mất".
4. Không có môi trường khởi nghiệp, sáng tạo
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, trong 11 tháng đầu năm 2023, số lượng người di cư ra nước ngoài của Trung Quốc đã vượt 310.000 người; khi nền kinh tế Trung Quốc đang bùng nổ vào năm 2022, con số này là 125.000 người.
Có những người thậm chí còn chọn cách mạo hiểm mạng sống của mình để sang Mỹ. Những người khác chọn ở lại nhưng sống theo cách của riêng họ. Vì quá căng thẳng, cô Huang Xialu đã từ bỏ công việc giám đốc sản phẩm tại một công ty phát trực tuyến lớn ở Trung Quốc để tập trung hơn vào việc nâng cao sức khỏe tinh thần.
Cô Huang nói với tờ The Wall Street Journal: “Tôi có cảm giác rất cấp thiết rằng, bây giờ mà không nghỉ việc và làm theo trái tim mình mách bảo, cũng như khám phá những điều mà tôi thực sự có thể làm trên thế giới này, thì sẽ không còn kịp nữa”.
Tại sao giới trẻ Trung Quốc chuyển từ “nằm thẳng” sang “mặc nó thối rữa”, rồi từ “4 không” lên “10 không”? Ông Vương Hách (Wang He), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, phân tích ở bất kỳ quốc gia nào, động lực của nền kinh tế cũng luôn là thúc đẩy nền kinh tế tiến lên thông qua hoạt động đổi mới và sáng tạo, mà lực lượng chủ yếu để thực hiện hoạt động này lại là thanh niên.
Tuy nhiên, ông Vương thấy rằng, "Toàn bộ môi trường làm việc ở Trung Quốc hiện đang hỗn loạn, không có chỗ cho bạn khởi nghiệp. Trước đây, họ (chính quyền Trung Quốc) nói nào là toàn dân sáng tạo, toàn dân khởi nghiệp, nhưng bây giờ chẳng còn gì ngoài lông gà vỏ tỏi (ý chỉ những thứ vô giá trị), đã có quá nhiều bài học đau đớn trong quá khứ".
Ông Vương nói: "Trong môi trường Trung Quốc, nếu bạn khởi nghiệp, bạn chính là đang tìm cái chết cho mình. Những người trẻ tuổi kia không thể khởi nghiệp, họ không tìm được việc làm và cũng không có chỗ trên thị trường lao động, vậy họ phải làm sao? Họ có thể làm gì khác ngoài ‘nằm thẳng’ và ‘mặc nó thối rữa’ không?”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét