Nguồn gốc của Tết Nguyên đán ở TQ và VN
Tết Nguyên Đán có một lịch sử lâu dài. Ở Trung Quốc, nó bắt nguồn thời Ân và Thương khi có nhiều các nghi lễ tế Thần linh, tế Tổ tiên trong thời gian chuyển giao năm cũ và năm mới. Sau khi trường kỳ quan sát và tính toán cẩn thận, Vạn Niên đã chế định ra lịch pháp chuẩn xác. Khi ông đem trình lịch pháp cho quốc vương kế vị, lúc này ông đã râu tóc bạc phơ. Để kỷ niệm những công lao của Vạn Niên, vua đã đặt tên cho lịch pháp này là "Lịch Vạn Niên", và phong Vạn Niên là Nhật Nguyệt Thọ Tinh.Năm mới của phương Đông là một lễ hội kéo dài nhiều ngày theo Âm lịch, thường được gọi là "Tết Nguyên Đán". Đây là lễ hội truyền thống long trọng và sống động nhất trong năm.
Trước ngày đầu tiên của năm mới, có lễ đưa ông Táo về Trời, nghi thức tế tổ các loại, như tiền lì xì cho trẻ em, các nghi thức chúc mừng năm mới trong gia đình và thân hữu, phần sau của mùa Tết là Tết Nguyên tiêu, khi đó đèn lồng treo đầy trên đường phố, du khách tấp nập, khi Tết Nguyên tiêu kết thúc chính là hết Tết Nguyên Đán.
Tết Nguyên Đán có một lịch sử lâu dài. Nó bắt nguồn thời Ân Thương, Trung Quốc, thời đó có nhiều các nghi lễ tế Thần linh, tế Tổ tiên trong thời gian chuyển giao năm cũ và năm mới. Cũng có rất nhiều truyền thuyết có liên quan đến nó.
Câu chuyện về sự ra đời của lịch vạn niên
Theo truyền thuyết, cách đây rất lâu, có một chàng trai trẻ tên là Vạn Niên, lúc bấy giờ cách tính thời gian rất lung tung, anh luôn suy nghĩ làm thế nào để xác định thời tiết một cách chính xác. Một ngày nọ, anh lên núi chặt củi, và khi ngồi nghỉ dưới bóng cây, anh nhìn thấy sự chuyển động của bóng cây, được truyền cảm hứng, anh thiết kế một dụng cụ đếm thời gian bằng cách đo bóng của mặt trời. Tuy nhiên, dụng cụ này phụ thuộc vào bóng của mặt trời nên không dễ sử dụng trong những ngày mưa và sương mù. Sau đó, anh lấy cảm hứng từ giọt nước nhỏ ra từ vách đá, và anh đã làm ra một cái đồng hồ nước 5 tầng. Về sau này, anh phát hiện ra rằng cứ sau 360 ngày, thiên thời dài ngắn sẽ lặp lại một lần.
Quốc vương cai trị lúc đó là vua Tổ Ất, vị vua thứ 13 nhà thời nhà Thương, vì thời tiết khó đo lường khiến ông rất phiền muộn. Vạn Niên sau khi biết điều đó, anh ta đã mang chiếc đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước dâng cho quốc vương và giải thích cho quốc vương về quy luật vận hành của năm tháng. Vua Tổ Ất đã rất vui sau khi nghe được điều này, vì vậy đã giữ Vạn Niên lại trong cung, và cho xây dựng Nhật Nguyệt các và Hồ đình. Vua Tổ Ất nói với Vạn Niên: "Ta hy vọng khanh có thể xác định chính xác quy luật của nhật nguyệt, tính toán chính xác thời gian sáng tối, tạo ra lịch pháp, vì lợi ích cho bách tính lê dân thiên hạ mà tạo phúc.”
Vạn Niên đã đem lịch pháp khắc trên bức tường đá bên trên Đền Thiên Đàng:
Nhật xuất nhật lạc tam bách lục,
Chu nhi phục thủy tòng đầu lai.
Thảo mộc khô vinh phân tứ thì,
Nhất tuế nguyệt hữu thập nhị viên.
Tạm dịch:
Mặt trời mọc lặn ba sáu mươi,
Hết vòng lặp lại khởi đầu năm.
Bốn mùa cỏ cây tươi rồi héo,
Mỗi năm trăng tròn mười hai lần.
Một ngày nọ, vua Tổ Ất đến Nhật Nguyệt các để thăm Vạn Niên. Chỉ tay lên bầu trời, Vạn Niên nói với vua Tổ Ất: "Bây giờ đã hết mười hai tháng và năm cũ đã kết thúc, mùa xuân mới lại bắt đầu, xin quốc vương định ra một lễ hội".
Vua Tổ Ất nói: "Mùa xuân là bắt đầu của năm, nên gọi đó là ‘Xuân tiết’ (Tết Xuân)".
Tết Nguyên Đán có một lịch sử lâu dài. Nó bắt nguồn thời Ân Thương, Trung Quốc, thời đó có nhiều các nghi lễ tế Thần linh, tế Tổ tiên trong thời gian chuyển giao năm cũ và năm mới. Cũng có rất nhiều truyền thuyết có liên quan đến nó.
Truyền thuyết về quái thú ‘Niên’
Tương truyền, vào thời cổ đại, có một con quái vật tên là "Niên" với cặp sừng dài trên đầu, hung mãnh dị thường. "Niên" sống dưới đáy biển trong suốt năm và chỉ lên bờ vào mỗi đêm Giao thừa, nó thường ăn thịt súc vật và tấn công làm tổn thương nhân mạng. Do đó, vào đêm Giao thừa, mọi người già trẻ lớn bé dắt díu nhau lên núi cao trốn, để né tránh khỏi bị nó làm hại.
Tương truyền, vào thời cổ đại, có một con quái vật tên là "Niên" với cặp sừng dài trên đầu, hung mãnh dị thường. "Niên" sống dưới đáy biển trong suốt năm và chỉ lên bờ vào mỗi đêm Giao thừa, nó thường ăn thịt súc vật và tấn công làm tổn thương nhân mạng. Do đó, vào đêm Giao thừa, mọi người già trẻ lớn bé dắt díu nhau lên núi cao trốn, để né tránh khỏi bị nó làm hại.
Niên thú. (Ảnh: Miền công cộng)
Có một năm vào đúng đêm Giao thừa, người già trẻ nhỏ trong làng còn đang dắt díu nhau lên núi lánh nạn, thì một ông lão ăn mày từ ngoài thôn đi đến, chỉ thấy ông chống cây gậy dài, tóc bạc trắng, mặt hồng hào, tinh thần quắc thước, uy vũ phi thường.
Trong làng, người thì bận rộn đóng gói hành trang, người thì bận rộn kéo bò đuổi dê, đúng là một cảnh tượng vội vàng hoảng loạn. Lúc này, chẳng có ai quan tâm đến ông lão ăn xin.
Chỉ có một bà lão tốt bụng ở phía đông làng cho ông lão một ít thức ăn và khuyên ông nên lên núi để tránh con thú ‘Niên’. Ông lão nói: “Bà à, nếu bà cho tôi ở lại nhà bà một đêm, tôi nhất định sẽ đuổi được con thú ‘Niên’ ấy”.
Bà lão nghĩ rằng ông lão đang nói đùa, và bà tiếp tục thuyết phục ông lão lên núi, ông lão lắc đầu không đi. Bà lão không còn cách nào khác đành phải rời khỏi nhà lên núi để lánh nạn.
Vào nửa đêm, con thú ‘Niên’ đột nhập vào làng. Nó nhìn thấy tại nhà của bà lão phía Đông làng, cửa dán giấy đỏ thẫm, trong nhà đèn nến đốt sáng trưng. ‘Niên’ giận dữ trừng mắt nhìn nhà bà lão giây lát, rồi lập tức điên cuồng lao tới. Khi nó đến gần cửa, một âm thanh như ‘tiếng sét rền vang’ bất ngờ phát nổ, cháy rực trong sân, con ‘Niên’ toàn thân run rẩy, nó không dám đến gần nữa.
Hóa ra, con thú ‘Niên’ rất sợ màu đỏ, lửa và tiếng nổ. Lúc đó, cửa nhà bà lão rộng mở, chính là ông lão mặc áo choàng đỏ đang đốt trúc trong sân. ‘Niên’ bị dọa sợ chết khiếp, vội quay người bỏ chạy.
Vào ngày hôm sau, ngày mồng một tháng Giêng, dân làng từ núi lánh nạn trở về đã rất ngạc nhiên khi thấy ngôi làng còn nguyên vẹn. Lúc này, bà lão mới chợt nhớ ra, và kể cho dân làng nghe về chuyện ông lão đã hứa khi cầu xin được ở lại nhà của bà.
Mọi người chạy đến nhà bà lão và nhìn thấy trên cửa nhà có dán giấy đỏ, một đống trúc còn đang cháy trong sân và đang nổ “bốp bốp”, mấy cây nến đỏ trong nhà vẫn đang phát sáng...
Mọi người mừng rỡ vui sướng, nhao nhao thay áo mũ mới, đến nhà thân hữu để chúc mừng, ăn mừng được may mắn bình an qua khỏi được ‘Niên’ nạn. Từ đó mỗi năm mọi người đều đã biết được cách đuổi con quái thú “Niên” đến quấy rối.
Kể từ đó, hàng năm vào đêm giao thừa, mọi gia đình đều dán câu đối đỏ, đốt pháo, nhà nhà đốt nến sáng rực, thức suốt đêm đợi năm mới. Sáng sớm ngày mồng một, còn đến nhà người thân và bạn bè để chào hỏi vấn an. Phong tục này đã ngày càng lan rộng và trở thành lễ hội truyền thống dân gian long trọng nhất của Tết Nguyên Đán ở vùng Trung Nguyên, rồi sau đó lan ra nhiều nước Á Đông khác.
Có một năm vào đúng đêm Giao thừa, người già trẻ nhỏ trong làng còn đang dắt díu nhau lên núi lánh nạn, thì một ông lão ăn mày từ ngoài thôn đi đến, chỉ thấy ông chống cây gậy dài, tóc bạc trắng, mặt hồng hào, tinh thần quắc thước, uy vũ phi thường.
Trong làng, người thì bận rộn đóng gói hành trang, người thì bận rộn kéo bò đuổi dê, đúng là một cảnh tượng vội vàng hoảng loạn. Lúc này, chẳng có ai quan tâm đến ông lão ăn xin.
Chỉ có một bà lão tốt bụng ở phía đông làng cho ông lão một ít thức ăn và khuyên ông nên lên núi để tránh con thú ‘Niên’. Ông lão nói: “Bà à, nếu bà cho tôi ở lại nhà bà một đêm, tôi nhất định sẽ đuổi được con thú ‘Niên’ ấy”.
Bà lão nghĩ rằng ông lão đang nói đùa, và bà tiếp tục thuyết phục ông lão lên núi, ông lão lắc đầu không đi. Bà lão không còn cách nào khác đành phải rời khỏi nhà lên núi để lánh nạn.
Vào nửa đêm, con thú ‘Niên’ đột nhập vào làng. Nó nhìn thấy tại nhà của bà lão phía Đông làng, cửa dán giấy đỏ thẫm, trong nhà đèn nến đốt sáng trưng. ‘Niên’ giận dữ trừng mắt nhìn nhà bà lão giây lát, rồi lập tức điên cuồng lao tới. Khi nó đến gần cửa, một âm thanh như ‘tiếng sét rền vang’ bất ngờ phát nổ, cháy rực trong sân, con ‘Niên’ toàn thân run rẩy, nó không dám đến gần nữa.
Hóa ra, con thú ‘Niên’ rất sợ màu đỏ, lửa và tiếng nổ. Lúc đó, cửa nhà bà lão rộng mở, chính là ông lão mặc áo choàng đỏ đang đốt trúc trong sân. ‘Niên’ bị dọa sợ chết khiếp, vội quay người bỏ chạy.
Vào ngày hôm sau, ngày mồng một tháng Giêng, dân làng từ núi lánh nạn trở về đã rất ngạc nhiên khi thấy ngôi làng còn nguyên vẹn. Lúc này, bà lão mới chợt nhớ ra, và kể cho dân làng nghe về chuyện ông lão đã hứa khi cầu xin được ở lại nhà của bà.
Mọi người chạy đến nhà bà lão và nhìn thấy trên cửa nhà có dán giấy đỏ, một đống trúc còn đang cháy trong sân và đang nổ “bốp bốp”, mấy cây nến đỏ trong nhà vẫn đang phát sáng...
Mọi người mừng rỡ vui sướng, nhao nhao thay áo mũ mới, đến nhà thân hữu để chúc mừng, ăn mừng được may mắn bình an qua khỏi được ‘Niên’ nạn. Từ đó mỗi năm mọi người đều đã biết được cách đuổi con quái thú “Niên” đến quấy rối.
Kể từ đó, hàng năm vào đêm giao thừa, mọi gia đình đều dán câu đối đỏ, đốt pháo, nhà nhà đốt nến sáng rực, thức suốt đêm đợi năm mới. Sáng sớm ngày mồng một, còn đến nhà người thân và bạn bè để chào hỏi vấn an. Phong tục này đã ngày càng lan rộng và trở thành lễ hội truyền thống dân gian long trọng nhất của Tết Nguyên Đán ở vùng Trung Nguyên, rồi sau đó lan ra nhiều nước Á Đông khác.
Câu chuyện về sự ra đời của lịch vạn niên
Theo truyền thuyết, cách đây rất lâu, có một chàng trai trẻ tên là Vạn Niên, lúc bấy giờ cách tính thời gian rất lung tung, anh luôn suy nghĩ làm thế nào để xác định thời tiết một cách chính xác. Một ngày nọ, anh lên núi chặt củi, và khi ngồi nghỉ dưới bóng cây, anh nhìn thấy sự chuyển động của bóng cây, được truyền cảm hứng, anh thiết kế một dụng cụ đếm thời gian bằng cách đo bóng của mặt trời. Tuy nhiên, dụng cụ này phụ thuộc vào bóng của mặt trời nên không dễ sử dụng trong những ngày mưa và sương mù. Sau đó, anh lấy cảm hứng từ giọt nước nhỏ ra từ vách đá, và anh đã làm ra một cái đồng hồ nước 5 tầng. Về sau này, anh phát hiện ra rằng cứ sau 360 ngày, thiên thời dài ngắn sẽ lặp lại một lần.
Quốc vương cai trị lúc đó là vua Tổ Ất, vị vua thứ 13 nhà thời nhà Thương, vì thời tiết khó đo lường khiến ông rất phiền muộn. Vạn Niên sau khi biết điều đó, anh ta đã mang chiếc đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước dâng cho quốc vương và giải thích cho quốc vương về quy luật vận hành của năm tháng. Vua Tổ Ất đã rất vui sau khi nghe được điều này, vì vậy đã giữ Vạn Niên lại trong cung, và cho xây dựng Nhật Nguyệt các và Hồ đình. Vua Tổ Ất nói với Vạn Niên: "Ta hy vọng khanh có thể xác định chính xác quy luật của nhật nguyệt, tính toán chính xác thời gian sáng tối, tạo ra lịch pháp, vì lợi ích cho bách tính lê dân thiên hạ mà tạo phúc.”
Vạn Niên đã đem lịch pháp khắc trên bức tường đá bên trên Đền Thiên Đàng:
Nhật xuất nhật lạc tam bách lục,
Chu nhi phục thủy tòng đầu lai.
Thảo mộc khô vinh phân tứ thì,
Nhất tuế nguyệt hữu thập nhị viên.
Tạm dịch:
Mặt trời mọc lặn ba sáu mươi,
Hết vòng lặp lại khởi đầu năm.
Bốn mùa cỏ cây tươi rồi héo,
Mỗi năm trăng tròn mười hai lần.
Một ngày nọ, vua Tổ Ất đến Nhật Nguyệt các để thăm Vạn Niên. Chỉ tay lên bầu trời, Vạn Niên nói với vua Tổ Ất: "Bây giờ đã hết mười hai tháng và năm cũ đã kết thúc, mùa xuân mới lại bắt đầu, xin quốc vương định ra một lễ hội".
Vua Tổ Ất nói: "Mùa xuân là bắt đầu của năm, nên gọi đó là ‘Xuân tiết’ (Tết Xuân)".
Thời gian sau đó, sau khi trường kỳ quan sát và tính toán cẩn thận, Vạn Niên đã chế định ra lịch pháp chuẩn xác. Khi ông đem trình lịch pháp cho quốc vương kế vị, lúc này ông đã râu tóc bạc phơ. Để kỷ niệm những công lao của Vạn Niên, vua đã đặt tên cho lịch pháp này là "Lịch Vạn Niên", và phong Vạn Niên là Nhật Nguyệt Thọ Tinh. Sau này, mọi người đều treo hình Thọ tinh trong dịp Tết. Người ta nói rằng chính đó là để kỷ niệm ông Vạn Niên, những ngày Tết còn được gọi là Tết Nguyên Đán.
PS: Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.
PS: Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.
Tết Nguyên đán ở Việt Nam
Tết Nguyên đán của Việt Nam, hay còn gọi là Tết cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền…do đây là Tết đầu tiên trong năm, để phân biệt với một số dịp lễ khác như Tết Khai hàng, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu…Tết cổ truyền là một trong những dịp lễ quan trọng của đất nước Việt Nam. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn đón chào năm mới như Tết Táo quân (23 tháng Chạp Âm lịch), Tất niên (29,30 tháng Chạp Âm lịch)…
Về mặt chữ thì tên gọi của Tết Nguyên đán được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu còn “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm cho nên ghép lại “nguyên đán” tức là buổi sáng khởi đầu của năm mới. Riêng chữ “Tết” lại được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ “tiết”. Theo lịch của Trung Hoa, xưa kia thường chia 1 năm gồm có 24 tiết và Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên trong năm.
Nhưng cũng có những thuyết cho rằng: văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc “giao thời” trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán.
Rồi về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ “tiết” được Việt hóa thành “Tết” và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.
Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa, Tết Nguyên đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Bởi Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng: Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (tức là Âm lịch) trong khi Tết Nguyên đán của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức là Dương lịch). Cho nên, thực chất Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn.
Với ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên đán đã có những thuyết cho rằng gắn với Việt Nam lại có người nói, đó là bắt nguồn từ Trung Quốc. Vậy còn nguồn gốc Tết Nguyên đán thực sự thì xuất phát từ đâu ?
Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đất Việt
Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời nhất nước ta, đồng thời có phạm vi cực kỳ phổ biến và rộng rãi từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau của Tổ Quốc. Đây được coi là một ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc. Nhưng ít ai biết rằng, từ những thế kỷ trước, bắt đầu từ thời Lý – Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách vô cùng trang trọng và linh thiêng.
Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.
Từ đó, có thể thấy rằng nước Việt ta đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt – với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo. Gạo – sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.
Thực ra, cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác hay thời gian cụ thể xác định cho việc dân tộc ta ăn Tết từ bao giờ. Nhưng lịch sử Trung Quốc lại viết rằng, từ thế kỷ thứ nhất khi Nhâm Diên và Tích Quang – 2 vị quan nước Tàu sang nước ta thì đã truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hóa khác trong đó có cả Tết cổ truyền. Điều đó, hoàn toàn không đúng bởi thực tế đã chứng minh rằng: trước khi có người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt Nam ta đã có sinh hoạt văn hóa vô cùng nề nếp và đặc sắc.
Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc
Khác với thuyết cho rằng, nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đất Việt thì có người lại cho rằng Tết cổ truyền của nước ta xuất phát từ Trung Quốc, có đúng là như vậy không ?
Theo như lịch sử của Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên đán đã có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và được thay đổi theo từng thời kỳ. Ví dụ như đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Dần tức là tháng Giêng làm Tết Nguyên đán, nhà Thương lại thích màu trắng nên lấy tháng chạp (tháng Sửu) làm tháng đầu năm, nhà Chu lại ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý (tháng Mười Một) làm tháng Tết.
Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Nhưng đến đời nhà Tần (TK 3, TCN) Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (tháng 10) làm tháng Tết. Rồi đến nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần tức là tháng Giêng. Từ đó trở đi, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn ai thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng: ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám sinh ra ngũ cốc. Cho nên, ngày Tết thường được kể từ mùng 1 – hết mùng 7 tháng Giêng (8 ngày).
Ngày nay, cùng với người Trung Hoa, người Việt và các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng… cũng tổ chức Tết Âm lịch và nghỉ lễ chính thức.
Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên đán thường đến muộn hơn Tết Dương lịch.
Do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/1 Dương lịch và sau ngày 19/2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài từ 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày của đầu năm mới (tức là từ 23 tháng Chạp – hết mùng 7 tháng Giêng).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét