Chuyện nữ tướng có tấm lòng trung liệt lưu truyền nghìn đời (phần 1)
Xưa nay lòng trung nghĩa đâu chỉ là khí phách riêng của đấng nam nhi đại trượng phu... xuân này ta hãy cùng xem lại những trang sử ghi chép tấm lòng trung liệt tuyệt vời của một vị nữ tướng mang tên mùa Xuân: nữ tướng Bùi Thị Xuân, người đã cống hiến toàn bộ cuộc đời và tài năng của mình cho sự thành công của triều đại Tây Sơn...Xuân này ta hãy cùng xem lại những trang sử ghi chép tấm lòng trung liệt tuyệt vời của một vị nữ tướng mang tên mùa Xuân.
"Xưa nay khăn yếm vượt mày râu
Bùi thị phu nhân đứng bậc đầu
Chém tướng chặt cờ khoe kiếm sắc
Vào thần ra quỷ tỏ mưa sâu
Quên nhà nợ nước đem toan trước
Vì nước thù nhà để tính sau
Tài đức nghìn thu còn nức tiếng
Non cần chảy ngọc bởi vì đâu?"
(Khuyết danh).
“Trung nghĩa” hay “trung quân ái quốc” là những phẩm chất, giá trị đạo đức hàng nghìn năm qua vẫn được đề cao trong văn hóa truyền thống. Giá trị tốt đẹp này phần lớn bắt nguồn từ Nho giáo. Nó chẳng những là nền tảng tư tưởng để các vĩ nhân xây dựng nên các triều đại huy hoàng, mà còn là tín điều có thể giúp cho quốc gia được bảo vệ trong lúc nguy nan bởi những trung thần nghĩa sĩ lẫm liệt. Có lẽ vì thế mà tấm gương trung nghĩa đã và sẽ luôn là những câu chuyện lay động lòng người, dù cho lịch sử đã trải qua bao nhiêu thế hệ.
Có thể nhiều người Việt không thuộc lịch sử nước nhà, nhưng chắc chắn rất nhiều người vẫn ghi nhớ câu nói hiên ngang của Thái sư Trần Thủ Độ “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo”, hoặc rơi lệ trước lời trăn trối “khoan sức dân” làm “thượng sách giữ nước” đầy trí tuệ của Hưng Đạo Vương.
Tuy nhiên, lòng trung nghĩa đâu chỉ là khí phách riêng của đấng nam nhi đại trượng phu hoặc các anh hùng tài ba cái thế... Xuân này ta hãy cùng xem lại những trang sử ghi chép tấm lòng trung liệt tuyệt vời của một vị nữ tướng mang tên mùa Xuân: nữ tướng Bùi Thị Xuân, người đã cống hiến toàn bộ cuộc đời và tài năng của mình cho sự thành công của triều đại Tây Sơn.
Nữ tướng Bùi Thị Xuân, người đã cống hiến toàn bộ cuộc đời và tài năng của mình cho sự thành công của triều đại Tây Sơn. (Ảnh chụp màn hình Youtube)
Tuổi nhỏ chí cao, xếp bút nghiên theo nghề cung kiếm
Bùi Thị Xuân (1752–1802), là con của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên là chú, vốn người ấp Xuân Hòa, thôn An Hòa, thuộc Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, nay thuộc xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn. Vùng rừng núi ấp Xuân Hòa này phía tây liền với Phú Phong, phía đông lấy suối làm ranh giới, nam cận núi, bắc giáp sông, địa thế hiểm yếu phi thường nên con người ở đây có phần nhiều cá tính mạnh mẽ và chuộng võ hơn văn.
Có lẽ vì thế mà trời khiến cho Bùi Thị Xuân từ nhỏ đã xinh đẹp lại còn có sức mạnh bẩm sinh, là thiên bẩm của một nhân tài hàng đầu cho võ học. Nên dù lớn lên trong gia đình khá giả, được học hành đàng hoàng, đầy đủ công dung ngôn hạnh, nổi tiếng viết chữ đẹp nhưng trong lòng bà chỉ muốn học theo gương Hai Bà Trưng, Bà Triệu chứ không muốn lấy chồng sinh con như những nữ nhân bình thường khác.
Việc phải đến đã đến. Vào năm 12 tuổi khi đến trường làng học, nhân lúc thầy đồ có việc ra ngoài, giao lớp lại cho trưởng tràng coi sóc. Bọn học trò nam muốn đem Bùi Thị Xuân ra giễu cợt bèn ra câu đối : “Ngoài trai trong gái, dưa cải dưa môn”.
Một người trong bọn đối lại: “Đứng Xuân ngồi thung, lá vông lá chóc”.
Cả bọn cười ầm lên. Bà giận đỏ mặt, vung tay ra quyền tới tấp vào hai người ấy rồi bỏ về, từ ấy quyết theo nghiệp võ.
Sau khi bỏ văn học võ, mấy năm sau tài nghệ võ công của Bùi Thị Xuân tăng tiến vượt bậc và nổi danh khắp vùng. Tương truyền Bùi Thị Xuân được một bà lão bí ẩn dạy dỗ rất nhiều năm vào ban đêm.
Trích sử:
“Trước kia không biết Bùi Thị Xuân học võ với ai và học vào lúc nào. Nhưng từ khi bỏ học văn thì đêm đêm có một lão bà đến dạy. Dạy từ đầu hôm đến gà gáy lần thứ nhất thì bà lão lui gót. Không ai hiểu lai lịch ra sao. Suốt ba năm trời, trừ những khi mưa gió, đêm nào bà lão cũng đến cũng đi đúng giờ giấc. Dạy quyền, dạy song kiếm. Rồi dạy cách nhảy cao nhảy xa. Nhảy cao thì cột hai bao cát nơi chân mà nhảy, ban đầu bao nhỏ, rồi đổi bao to dần, cuối cùng mới nhảy chân không. Còn nhảy xa thì ban đầu dùng sào, sau dùng tre tươi ngoài bụi, níu đọt uốn cong xuống thấp rồi nương theo sức bung của cây mà nhảy. Ðêm học ngày tập. Ðến 15 tuổi thì tài nghệ đã điêu luyện.
Một hôm bà lão đến, cầm tay Bùi Thị Xuân khóc và nói:
Bùi Thị Xuân (1752–1802), là con của Bùi Đắc Chí, gọi Bùi Đắc Tuyên là chú, vốn người ấp Xuân Hòa, thôn An Hòa, thuộc Thời Đôn, huyện Tuy Viễn, nay thuộc xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn. Vùng rừng núi ấp Xuân Hòa này phía tây liền với Phú Phong, phía đông lấy suối làm ranh giới, nam cận núi, bắc giáp sông, địa thế hiểm yếu phi thường nên con người ở đây có phần nhiều cá tính mạnh mẽ và chuộng võ hơn văn.
Có lẽ vì thế mà trời khiến cho Bùi Thị Xuân từ nhỏ đã xinh đẹp lại còn có sức mạnh bẩm sinh, là thiên bẩm của một nhân tài hàng đầu cho võ học. Nên dù lớn lên trong gia đình khá giả, được học hành đàng hoàng, đầy đủ công dung ngôn hạnh, nổi tiếng viết chữ đẹp nhưng trong lòng bà chỉ muốn học theo gương Hai Bà Trưng, Bà Triệu chứ không muốn lấy chồng sinh con như những nữ nhân bình thường khác.
Việc phải đến đã đến. Vào năm 12 tuổi khi đến trường làng học, nhân lúc thầy đồ có việc ra ngoài, giao lớp lại cho trưởng tràng coi sóc. Bọn học trò nam muốn đem Bùi Thị Xuân ra giễu cợt bèn ra câu đối : “Ngoài trai trong gái, dưa cải dưa môn”.
Một người trong bọn đối lại: “Đứng Xuân ngồi thung, lá vông lá chóc”.
Cả bọn cười ầm lên. Bà giận đỏ mặt, vung tay ra quyền tới tấp vào hai người ấy rồi bỏ về, từ ấy quyết theo nghiệp võ.
Sau khi bỏ văn học võ, mấy năm sau tài nghệ võ công của Bùi Thị Xuân tăng tiến vượt bậc và nổi danh khắp vùng. Tương truyền Bùi Thị Xuân được một bà lão bí ẩn dạy dỗ rất nhiều năm vào ban đêm.
Trích sử:
“Trước kia không biết Bùi Thị Xuân học võ với ai và học vào lúc nào. Nhưng từ khi bỏ học văn thì đêm đêm có một lão bà đến dạy. Dạy từ đầu hôm đến gà gáy lần thứ nhất thì bà lão lui gót. Không ai hiểu lai lịch ra sao. Suốt ba năm trời, trừ những khi mưa gió, đêm nào bà lão cũng đến cũng đi đúng giờ giấc. Dạy quyền, dạy song kiếm. Rồi dạy cách nhảy cao nhảy xa. Nhảy cao thì cột hai bao cát nơi chân mà nhảy, ban đầu bao nhỏ, rồi đổi bao to dần, cuối cùng mới nhảy chân không. Còn nhảy xa thì ban đầu dùng sào, sau dùng tre tươi ngoài bụi, níu đọt uốn cong xuống thấp rồi nương theo sức bung của cây mà nhảy. Ðêm học ngày tập. Ðến 15 tuổi thì tài nghệ đã điêu luyện.
Một hôm bà lão đến, cầm tay Bùi Thị Xuân khóc và nói:
-Ta có duyên cùng con chỉ bấy nhiêu. Ðêm nay ta đến từ biệt con.
Bùi Thị Xuân khóc theo và nài nỉ xin cho biết tánh danh và quê quán.
Bà lão đáp: - Ta ở gần đây. Trong ba hôm nữa con sẽ biết tin tức. Nhưng con phải giữ bí mật.
Nói rồi, vụt một cái biến mất.
Ba hôm sau, ở thôn An Vinh có một đám ma của một bà lão. Bà lão nhà nghèo, góa bụa, sống với vợ chồng người con gái làm nghề nông. Khi Bùi Thị Xuân được tin, tìm đến thì việc chôn cất đã xong. Biết bà lão đây chính là thầy mình, nhưng nhớ lời thầy dặn, chỉ điếu tang như một người thường. Về nhà mới đợi lúc khuya vắng, thiết hương án nơi vườn dạy võ mà thành phục. Nhưng chỉ để tâm tang”.
(Trích: Nhà Tây Sơn - Quách Tấn Quách Giao).
Đến nay người ta vẫn không biết lai lịch bà lão ấy nhưng qua những chiến tích võ công tung hoành sa trường không địch thủ của Bùi Thị Xuân thì chắc hẳn Sư phụ lão phụ nhân kia cũng là một tuyệt thế cao thủ ẩn danh nơi giang hồ (theo cụ Bùi Sơn Nhi ở Xuân Hòa thì đó là bà cao tổ của ông Hương mục Ngạc, một võ sư trứ danh ở An Vinh, thời Pháp thuộc).
Với những chiến tích võ công tung hoành sa trường không địch thủ của Bùi Thị Xuân thì chắc hẳn Sư phụ lão phụ nhân kia cũng là một tuyệt thế cao thủ ẩn danh nơi giang hồ. (Ảnh chụp màn hình Youtube)
Theo gương Trưng chúa, trai anh kiệt mới xứng thành đôi
Trưng Nữ Vương khi xưa khởi sự có dưới tay một đạo quân các nữ tướng nữ binh hết sức tinh nhuệ làm khiếp vía quân thù. Hơn nghìn năm sau ở đất Tây Sơn nay lại có Bùi Thị Xuân muốn học theo Trưng chúa, thế nên ông Trời cũng an bài cho bà thành lập một đạo quân như thế:
“Một hôm Bùi Thị Xuân ở ngoài về, tình cờ thấy đứa ở gái dùng hai chiếc đũa bếp làm kiếm múa. Múa đúng bài bản phép tắc. Bùi Thị Xuân giật mình! Té ra cô ả ngày ngày thấy tiểu chủ múa kiếm, bắt chước múa theo, lâu thành quen tay. Ðợi cô ả múa hết bài, Bùi Thị Xuân chạy đến ôm chầm, và khen: Em giỏi, em giỏi lắm! Từ ấy cho cô ả dùng gươm thiệt mà tập. Lại rủ chị em trong xóm ai muốn học võ học kiếm thì ban đêm rảnh việc đến nhà, Bùi Thị Xuân dạy cho. Không mấy lúc nhà họ Bùi trở thành trường dạy võ. Ðệ tử từ năm ba người trong xóm vụt nhảy lên hàng chục, hàng vài ba chục”.
(Trích: Nhà Tây Sơn - Quách Tấn Quách Giao).
Lớp võ gia đình của Bùi Thị Xuân ai ngờ được sau này có thể cho ra lò những nữ tướng kiệt xuất nhất cho nhà Tây Sơn, tục gọi là Tây Sơn Ngũ Phụng Thư. Họ gồm Bùi Thị Xuân và:
Trưng Nữ Vương khi xưa khởi sự có dưới tay một đạo quân các nữ tướng nữ binh hết sức tinh nhuệ làm khiếp vía quân thù. Hơn nghìn năm sau ở đất Tây Sơn nay lại có Bùi Thị Xuân muốn học theo Trưng chúa, thế nên ông Trời cũng an bài cho bà thành lập một đạo quân như thế:
“Một hôm Bùi Thị Xuân ở ngoài về, tình cờ thấy đứa ở gái dùng hai chiếc đũa bếp làm kiếm múa. Múa đúng bài bản phép tắc. Bùi Thị Xuân giật mình! Té ra cô ả ngày ngày thấy tiểu chủ múa kiếm, bắt chước múa theo, lâu thành quen tay. Ðợi cô ả múa hết bài, Bùi Thị Xuân chạy đến ôm chầm, và khen: Em giỏi, em giỏi lắm! Từ ấy cho cô ả dùng gươm thiệt mà tập. Lại rủ chị em trong xóm ai muốn học võ học kiếm thì ban đêm rảnh việc đến nhà, Bùi Thị Xuân dạy cho. Không mấy lúc nhà họ Bùi trở thành trường dạy võ. Ðệ tử từ năm ba người trong xóm vụt nhảy lên hàng chục, hàng vài ba chục”.
(Trích: Nhà Tây Sơn - Quách Tấn Quách Giao).
Lớp võ gia đình của Bùi Thị Xuân ai ngờ được sau này có thể cho ra lò những nữ tướng kiệt xuất nhất cho nhà Tây Sơn, tục gọi là Tây Sơn Ngũ Phụng Thư. Họ gồm Bùi Thị Xuân và:
1. Bùi Thị Nhạn (sau này là vợ vua Quang Trung);
2. Nguyễn Thị Dung (vợ tướng Trương Đăng Đồ nhà Tây Sơn);
3. Huỳnh Thị Cúc (nữ tướng dưới quyền Bùi Thị Xuân);
4. Trần Thị Lan (sau này là vợ đô đốc Nguyễn Văn Tuyết);
Năm người phụ nữ tài danh tụ cùng một chỗ đã làm nên kỳ tích. Họ đã cùng nhau tổ chức, huấn luyện và điều khiển một đoàn tượng binh gồm một trăm thớt voi và một đoàn nữ binh trên hai ngàn người cho nhà Tây Sơn. Ai cũng biết tượng binh chính là bảo bối trên chiến trường và uy danh của các danh tướng Tây Sơn từ Trần Quang Diệu đến Nguyễn Huệ đều là được lập nên trên bành voi chiến.
Vì cho rằng chuyện lập gia đình không quan trọng và để chuyên tâm theo nghiệp cung kiếm, nên mặc dù là người có nhan sắc, lại đã hơn 20 tuổi rồi nhưng Bùi Thị Xuân vẫn ở vậy một mình. Có lẽ cũng một phần vì xứ Tây Sơn chưa có anh tài nào đủ khả năng lọt vào mắt xanh của bà.
Nhưng trời cao không phụ người chí lớn, Ngài chẳng những an bài cho Bùi Thị Xuân gặp gỡ và kết duyên cùng một bậc quân tử tài đức vẹn toàn mà còn có thể cùng bà làm nên công nghiệp hiển hách cho nhà Tây Sơn, đó là danh tướng Trần Quang Diệu:
“Một hôm Bùi Thị Xuân cùng vài cô học trò đi săn ở vùng núi Thuận Ninh, xảy gặp một tráng sĩ đương đánh cùng một mãnh hổ. Tráng sĩ mình đầy máu me, sức đã sắp đuối. Hổ hung hăng chụp vấu. Bùi Thị Xuân hét lên một tiếng, rút song kiếm xáp vào cứu tráng sĩ. Hổ bỏ tráng sĩ, đánh cùng Bùi Thị Xuân. Hổ đã lanh, tránh khỏi những nhát kiếm hiểm độc, Bùi Thị Xuân lại càng lanh hơn, tránh khỏi những cái vồ như bão như chớp, khiến mấy phen hổ chụp hụt bị té nhào. Hổ cự địch với tráng sĩ đã lâu, sức đã mỏi, nên động tác chậm dần. Cuối cùng bị một nhát kiếm nơi vai, gầm lên một tiếng bỏ chạy. Bùi Thị Xuân trở lại băng bó cho tráng sĩ. Hỏi tên. Ðáp: - Trần Quang Diệu.
Thoát chết, Trần yêu cầu đưa về Kiên Mỹ, nhà Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc và Bùi Thị Xuân vốn đã từng nghe tiếng nhau, nhưng chưa có dịp làm quen. Nhờ cọp theo gió, gió đưa duyên mà nên nghĩa vườn đào Bùi, Trần, Nguyễn. Rồi để cho nghĩa thêm nặng tình thêm thâm, Nguyễn Nhạc đứng làm mai và làm luôn chủ hôn để Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nên đôi nên lứa”.
(Trích: Nhà Tây Sơn - Quách Tấn Quách Giao)
2. Nguyễn Thị Dung (vợ tướng Trương Đăng Đồ nhà Tây Sơn);
3. Huỳnh Thị Cúc (nữ tướng dưới quyền Bùi Thị Xuân);
4. Trần Thị Lan (sau này là vợ đô đốc Nguyễn Văn Tuyết);
Năm người phụ nữ tài danh tụ cùng một chỗ đã làm nên kỳ tích. Họ đã cùng nhau tổ chức, huấn luyện và điều khiển một đoàn tượng binh gồm một trăm thớt voi và một đoàn nữ binh trên hai ngàn người cho nhà Tây Sơn. Ai cũng biết tượng binh chính là bảo bối trên chiến trường và uy danh của các danh tướng Tây Sơn từ Trần Quang Diệu đến Nguyễn Huệ đều là được lập nên trên bành voi chiến.
Vì cho rằng chuyện lập gia đình không quan trọng và để chuyên tâm theo nghiệp cung kiếm, nên mặc dù là người có nhan sắc, lại đã hơn 20 tuổi rồi nhưng Bùi Thị Xuân vẫn ở vậy một mình. Có lẽ cũng một phần vì xứ Tây Sơn chưa có anh tài nào đủ khả năng lọt vào mắt xanh của bà.
Nhưng trời cao không phụ người chí lớn, Ngài chẳng những an bài cho Bùi Thị Xuân gặp gỡ và kết duyên cùng một bậc quân tử tài đức vẹn toàn mà còn có thể cùng bà làm nên công nghiệp hiển hách cho nhà Tây Sơn, đó là danh tướng Trần Quang Diệu:
“Một hôm Bùi Thị Xuân cùng vài cô học trò đi săn ở vùng núi Thuận Ninh, xảy gặp một tráng sĩ đương đánh cùng một mãnh hổ. Tráng sĩ mình đầy máu me, sức đã sắp đuối. Hổ hung hăng chụp vấu. Bùi Thị Xuân hét lên một tiếng, rút song kiếm xáp vào cứu tráng sĩ. Hổ bỏ tráng sĩ, đánh cùng Bùi Thị Xuân. Hổ đã lanh, tránh khỏi những nhát kiếm hiểm độc, Bùi Thị Xuân lại càng lanh hơn, tránh khỏi những cái vồ như bão như chớp, khiến mấy phen hổ chụp hụt bị té nhào. Hổ cự địch với tráng sĩ đã lâu, sức đã mỏi, nên động tác chậm dần. Cuối cùng bị một nhát kiếm nơi vai, gầm lên một tiếng bỏ chạy. Bùi Thị Xuân trở lại băng bó cho tráng sĩ. Hỏi tên. Ðáp: - Trần Quang Diệu.
Thoát chết, Trần yêu cầu đưa về Kiên Mỹ, nhà Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc và Bùi Thị Xuân vốn đã từng nghe tiếng nhau, nhưng chưa có dịp làm quen. Nhờ cọp theo gió, gió đưa duyên mà nên nghĩa vườn đào Bùi, Trần, Nguyễn. Rồi để cho nghĩa thêm nặng tình thêm thâm, Nguyễn Nhạc đứng làm mai và làm luôn chủ hôn để Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nên đôi nên lứa”.
(Trích: Nhà Tây Sơn - Quách Tấn Quách Giao)
Nguyễn Nhạc đứng làm mai và làm luôn chủ hôn để Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân nên đôi nên lứa. (Ảnh: Soha)
Tận lực phò tá nhà Tây Sơn, xây dựng binh nghiệp, tiến cử hiền tài
Nhìn lại lịch sử nhà Tây Sơn từ trước lúc khởi nghĩa đến khi diệt vong, ta sẽ dễ dàng nhận ra sự đóng góp to lớn của vợ chồng Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu cho triều đại này. Có thể nói không ngoa rằng họ chính là các vì phúc tướng mà trời ban cho anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Có lẽ vì thế mà trong 18 tướng lãnh trụ cột, thì hai vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân được anh em Tây Sơn coi như cật ruột.
Giai đoạn tiền khởi nghĩa, bà chẳng những một tay lo việc kinh tế tài chính mà còn huấn luyện nghĩa quân, khai phá đồn điền, thành lập tượng binh…
“Ở bên Phú An nay hãy còn một đám đất gọi là Trường Võ, đó là nơi bà mở trường dạy võ nghệ cho các nghĩa sĩ trong quân đội Tây Sơn.
Thuở ấy, bà Bùi Thị Xuân còn là một nữ tướng trẻ tuổi, xinh đẹp. Ngoài tài năng võ nghệ, cầm binh, huấn luyện voi rừng (nghe đâu dãy gò Dinh, sông Côn là bãi tập voi của bà)... bà còn giỏi cả việc đi buôn trầu ở An Khê, có tài thuyết phục người ở miền Thượng hơn cả Nguyễn Nhạc, giỏi cả việc khai hoang, làm thủy lợi như biến lòng một con suối khô, chỉ toàn là cát đá thành vùng đất màu mỡ "nhất đẳng điền" tên là ruộng Trại, rộng hơn hai chục hécta để lấy lúa nuôi quân…”
(Trích: Bút Ký - Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Ngoài các nữ võ sinh trường võ của bà sau này đều là tướng lãnh, chỉ huy quan trọng như đã dẫn ở trên, bỏ qua luôn cả ông chồng danh tướng - Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân còn chứng tỏ mình rất “mát tay” khi giới thiệu một số anh tài về đầu quân dưới trướng Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc. Tiêu biểu như:
Phi Vân Báo Lý Văn Bưu nổi danh với tài kỵ xạ bách phát bách trúng và gia đình truyền đời nuôi chiến mã, huấn luyện ngựa chiến. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng năng lực kỵ binh Tây Sơn và lập công trong chiến dịch Thăng Long năm Kỷ Dậu.
Lũy Tiệp tướng quân Đặng Xuân Phong gia nhập năm 1775, người Dũng Hòa, lập công đầu trong trận Quảng Nam giết chết Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân, cùng Nguyễn Văn Tuyết trấn thủ Quảng Nam. Sau đó ông tham gia trận Phú Yên đánh bại Tống Phước Hiệp, bắn chết tướng Nguyễn Văn Hiền. Ông làm quan đến Thái phó, huyện công Tuy Viễn.
(còn nữa).
Mĩ nhân cứu anh hùng: Giữa đường hết hổ, lấy được lang quân!
Mĩ nhân cứu anh hùng: Giữa đường hết hổ, lấy được lang quân!
Lưu Thủy | 13/01/2017 Có lẽ từ thời Hai Bà Trưng, thì phải rất lâu sau đó mới xuất hiện một cặp vợ chồng mà cả hai đều là võ tướng nổi danh. Đó chính là cặp vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân.
Cặp đôi trai tài gái sắc
Trần Quang Diệu là một trong "Tây Sơn thất hổ tướng". Ông vốn tên là Trần Văn Đạt, người Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Vốn giỏi võ từ nhỏ, lại thêm mến mộ danh tiếng Quang Trung nên ông đã gia nhập quân Tây Sơn.
Chẳng bao lâu, ông đã trở thành một vị mãnh tướng lập nhiều chiến công, rồi lần lượt giữ các chức: Đô đốc, Đại Đô đốc, Đại Tổng quản, Trấn thủ Nghệ An, Thiếu phó.
Khi Quang Trung mất, Quang Toản lên thay, Trần Quang Diệu cùng với Nguyễn Văn Huấn, Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Danh trở thành tứ trụ đại thần, cùng nhau gánh đỡ vương triều Tây Sơn bắt đầu suy yếu.
Bùi Thị Xuân là cháu vợ Quang Trung, từ nhỏ bà đã nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, ham thích võ nghệ không kém gì con trai. Trước khi gia nhập quân Tây Sơn, bà đã tự phong là "Tây Sơn nữ tướng".
Sau này, bà hội kiến với Quang Trung, Quang Trung cũng công nhận bà xứng đáng với danh hiệu này và ban tặng thêm 4 chữ "Cân quắc anh hùng". Bà nổi tiếng với việc huấn luyện đội nữ binh và sử dụng voi chiến. Người đời phong bà là một trong "Tây Sơn ngũ phụng thư".
Tượng thờ Bùi thị Xuân.
Mối lương duyên nhờ con hổ
Bùi Thị Xuân là cô gái xinh đẹp, nhưng lại rất cá tính, không giống với hình tượng "thục nữ" của thời phong kiến. Vịnh về bà, cụ Nghè Trì có viết:
"Hoàng hôn thành dốc bi già động
Hữu nhân diện tỷ phù dung kiều".
Tuy rằng cũng có nhiều người dạm hỏi, nhưng Bùi Thị Xuân vẫn không vừa mắt, bà thường vặn hỏi người ta về văn, về võ, khiến kẻ đến thấy bí mà xấu hổ, phải từ bỏ ý định.
Vì vậy, hơn 20 tuổi mà người con gái này vẫn chưa có chồng, trong khi thời đó, con gái 17, 18 tuổi đều đã thành gia thất, thậm chí có con bồng con bế cả rồi. Khi cha mẹ tỏ ý lo ngại, thì Trần Thị Xuân đã cười mà trả lời đầy khí phách rằng:
- Bà Trưng có chồng chứ Bà Triệu có chồng đâu, nào ai dám cười chê!
Một trong những sở thích của Bùi Thị Xuân chính là săn bắn. Một lần, khi bà đi săn thì thấy một chàng trai đang vật nhau với một con hổ. Người kia đã bị thương, đối phó với con hổ có phần khó khăn. Thấy vậy, Bùi Thị Xuân liền rút kiếm, xông tới chém chết thú dữ.
Trong lúc băng bó, bà mới biết người con trai đó tên là Trần Quang Diệu, đang trên đường gia nhập quân Tây Sơn. Trần Quang Diệu thì khôi ngô. Bùi Thị Xuân thì xinh đẹp. Hai người có thiện cảm với nhau ngay từ những giây phút đầu gặp gỡ.
Thế rồi khi cùng nhau kề vai chiến đấu dưới lá cờ Tây Sơn, tình cảm giữa hai người càng thêm tiến triển. Thấy vậy, đích thân anh em nhà Tây Sơn đứng ra mai mối, giúp cặp đôi trai tài gái sắc kết lương duyên.
Kết thúc đáng buồn của cuộc đời hai vị võ tướng
Tuy rằng cuộc đời hai vợ chồng Bùi Thị Xuân đã có những tháng ngày oanh liệt gắn liền với Tây Sơn, nhưng rồi khi vua Quang Trung mất thì Tây Sơn cũng bắt đầu suy yếu, đến khi vương triều này sụp đổ, hai vợ chồng phải chịu một cái kết rất bi thảm.
Sử cũ chép rằng: Sau khi quân Tây Sơn bị đánh bại, Trần Quang Diệu cùng Võ Văn Dũng đem 3000 quân cùng 80 thớt voi, theo đường sạn dạo sang Lào để ra Nghệ An vào thượng tuần tháng 3 năm Nhâm Tuất (1802).
Đường đi khó khăn, Lam Sơn chướng khí đầy rẫy, khiến cho đoàn quân càng ngày càng hao hut, khi đến được Nghệ An thì đoàn quân mười phần giảm còn ba, bốn phần, tượng binh chỉ còn mươi thớt. Tại Hương Sơn, hai ông Diệu và Dũng đều bị tướng nhà Nguyễn là Võ Văn Doãn và Lê Đức Định bắt sống.
Ở Diễn Châu, Bùi Thị Xuân hay hung tin liền đem nữ binh đi giải cứu. Tuy rằng cứu được, nhưng rồi khi chạy đến Thành Chương thì hai vợ chồng bị bắt trở lại. Sau đó, Võ Văn Dũng cũng bị bắt, ba người bị đóng cũi giải về Nghệ An.
Dọc đường, Võ Văn Dũng phá cũi thoát được, ông cũng giải cứu cho hai vợ chồng Trần, Bùi, nhưng hai chân của Trần Quang Diệu bị sưng phù, không thể chạy được. Bùi Thị Xuân quyết ở lại cùng chồng.
Cuối cùng, trong cuộc trả thù của Nguyễn Ánh, Trần Quang Diệu đã bị chém chết. Bùi Thị Xuân cùng đứa con gái độc nhất 15 tuổi bị xử voi giày năm 1802.
Lời bàn :
Nhân duyên ban đầu có thể là do trời định, nhưng ăn ở cả đời là do người định. Bùi Thị Xuân và chồng cùng sống cùng chết, đó không chỉ là tình, còn là nghĩa, là trung.
Cuộc đời của họ là một câu chuyện cảm động về những chiến công và tình nghĩa, là một áng văn hùng tráng, một nét thơ trữ tình trong lịch sử Việt Nam.
*Tư liệu tham khảo:
- Đại Nam thực lục
- Danh tướng trong lịch sử Việt Nam ( NXB Khoa học Xã hội_2013) trang 217,218,219
- Những liệt nữ trong lịch sử Việt Nam (NXB Lao Động_2013) trang 93,94
https://soha.vn/mi-nhan-cuu-anh-hung-giua-duong-het-ho-lay-duoc-lang-quan-20170109223139293.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét