Phiên chợ đời người
FB Nguyễn Quốc Văn • Sau Tết, nhằm chiều mồng bảy, tôi vừa giong trâu từ ngoài đồng về tới lối rẽ về nhà đã thấy bố tôi đứng đợi sẵn ở bến nước ven sông. Bên cạnh người, cái cày và cái bừa vừa được đánh sáng loáng, xếp cạnh nhau trên một vạt cỏ xanh.Chợ Viềng. (Chụp video)
Vẫy tay ra ý bảo tôi họ trâu lại, người khẽ nói: "Con lấy bòng bong tắm cho trâu. Nhớ kì cọ thật sạch sẽ. Mai bố con ta dắt nó đi chợ Viềng chơi một buổi!".
Thấy tôi ớ người ra, bố tôi cười: "Cho nó lấy may ấy mà! Nó vất vả cả năm, hưởng một ngày vui, cũng là xứng đáng thôi!".
Dặn tôi xong, bố tôi - vai vác cày, vai khoác bừa - chậm rãi đi về nhà. Bóng người cong cong lẫn vào bóng tre nghiêng trong chiều mờ mờ mưa bụi bay.
Nước sông quê đầu xuân âm ấm. Con trâu như cảm nhận được điều đó, vui vẻ lội tòm xuống bến. Vừa kì lưng cho trâu, tôi vừa nựng nó: "Sướng nhé! Mai được đi chợ Tết. Rồi thế nào mày cũng được bố tao thưởng cho một cái bánh chưng rõ to. Cứ gọi là nhất mày đấy!".
Suốt đêm mồng bảy, mặc dù đã được tôi lót ổ nằm cho ấm, con vật chốc chốc lại đứng dậy, gõ sừng, khua gióng cồng cộc. Hình như nó cũng mong trời chóng sáng tựa tôi vậy. Ờ, một năm mới có một lần, ai mà chẳng mong, chẳng đợi?
Vào khoảng canh tư, một bàn tay ấm nóng vỗ vỗ nhẹ vào mông tôi. Tôi thức cùng tiếng bố gọi khẽ: "Dậy thôi con! Cơm nước xong, ta phải đi ngay mới kịp chợ!".
U tôi đã dậy từ lúc nào không rõ, cơm đã nấu xong, bát đũa đã sắp sẵn trên chiếc mâm đồng gia bảo quý.
Ngoài chái nhà, hai chồng rổ rá bố tôi đan suốt trong tháng Chạp mới được đem xuống từ gác bếp, xếp bên cạnh cái bừa của bố tôi.
Từ bên kia giậu, bà tôi đã gọi với sang: "Nhà Mão cơm nước xong chưa thì đi rỗi, kẻo chẳng còn chỗ mà bày hàng đâu".
Bố tôi vội đặt bát cơm xuống mâm, nói to: "Xong rồi u ạ. U chờ nhà con đi một thể cho vui".
Bà tôi giục: "Dưng mà nhanh nhanh lên nhá! Lâu quá, tôi chả đợi đâu đấy!".
Một lát sau, cả nhà tôi đã hòa vào dòng người đi chợ. Bà tôi đi trước, áo lương màu nâu, thắt lưng màu tím, thúng đội trên đầu, hai tay vung vẩy giống như đang múa. Tôi biết trong cái thúng bà đang đội chỉ có vài bơ gạo nếp cái hoa vàng, mấy bó rau muống cằn bà mới hái ngoài vườn chiều hôm qua. Tôi chỉ lấy làm lạ là: Từ hôm mồng ba Tết, bà đã đi tới ba bốn phiên chợ quanh vùng như chợ Thượng, chợ Yên, chợ Cổ Gia, chợ Chùa mà chẳng bán được lấy một bơ gạo nào cho gọi là có duyên bán, có duyên buôn... Vậy mà bà vui lắm! Đội gạo về đến nhà, bà gọi ngay anh em tôi sang, cho mỗi đứa một cái bánh đa vừng. Rồi cứ chép miệng chèm chẹp: "Năm nay được mùa, chợ chẳng có ai mua gạo nếp nấu cháo".
U tôi quảy hai chồng rổ rá, gánh nhẹ tênh tênh mà cái đòn tre bánh tẻ cũng cứ nhún lên nhún xuống, trông thật vui mắt. Bố tôi đi bên cạnh u, vai trái khoác bừa, nách phải cắp chiếc mâm đồng. U tôi nói với bà rằng: trông bố tôi giống cái hôm ra ở riêng ngày xưa quá. Ngày xưa tôi không biết thế nào, chứ hôm nay thì vẻ mặt bố tôi tươi roi rói.
Tôi cưỡi trên lưng trâu, thỏa mắt nhìn dòng người nườm nượp, áo quần đủ mọi màu sắc. Kia, một đôi vợ chồng trẻ, chồng áo nâu sồng, vợ quần lĩnh, áo phin nõn, chồng bặm môi kéo cái xe bò chất đầy vôi cục, vợ vịn hờ vào thành xe, miệng cứ giục chồng đi nhanh nhanh hơn nữa kẻo mà chợ trưa. Và đây nữa, một ông lão buông quần lá tọa, vai vác một bó giấy hồng, bên hông lủng lẳng cái tráp khảm trai. Ông đồ đấy! Trong cái tráp kia, mực tàu, bút lông đủ để viết một trăm câu đối, bài thơ.
Chợ Viềng năm nay đông quá! Nhiều người sợ phải chen chúc, ngả hàng ngay ở quán Giáp Nhất bán. Người mang hàng nhẹ, thế nào cũng cố len vào được chợ Chùa mới chịu.
Bà tôi rỉ thầm vào tai bố và u tôi. Cả nhà cố đến được quán Đôi thì rẽ phải, theo đường bờ ruộng sang Giáp Ba, Giáp Tư, rồi đi vòng ra sau làng Vân Tràng mà đến chợ Viềng.
Chợ Viềng được mở trên một khu đất trống, ngay bên cạnh bãi tha ma ở phía tây tỉnh lộ số năm mươi lăm, cách thành phố Nam Định chín cây số. Cách đó hai cây số về phía bắc là chợ Xám. Chợ Chùa, chợ Rin ở phía nam, cách cái chợ độc đáo này trên dưới một cây. Các chợ quanh vùng họp tháng sáu phiên, bán đủ các thứ vật dụng thường ngày. Riêng chợ Viềng, năm duy nhất có một phiên, nghiêng về hội hơn là chợ. Tôi biết điều này là nhờ đi chợ nhiều lần, lần nào tôi cũng để ý thấy phần đông người đi chợ không nhằm mục đích mua bán, hình như, đối với họ, đi chợ chỉ để du xuân mà thôi.
Rồi cả nhà tôi cũng vào được một góc chợ. Bà tôi đặt mấy bó rau trên một tấm ni lon trải trên mặt đất, thúng gạo nếp cái bà để ở phía trong. Người ta hỏi mua gạo, giá mỗi bơ chỉ có tám hào, không hiểu sao bà cứ đòi đồng tám.
U tôi thì bán rổ rá như thể cho không. Tám hào hay một đồng, muốn lấy rổ hoặc rá, xin cứ tuỳ ý... Rổ rá hết, bố tôi bảo u tôi số may, năm mới đã phát tài to, bây giờ thử bán con trâu xem sao! Dặn dò u tôi xong, bố kẹp cái mâm đồng vào nách, vẫy tôi len vào khu bán đồ cổ.
Năm nay bố tôi chọn chỗ ngồi cạnh một ông lão trưng lư đồng. Cái lư to quá! Tôi ước chừng mình vòng tay ôm không xuể. Chiều cao của chiếc lư xấp xỉ tới tai tôi. Người đến ngắm chen chúc ở đằng trước, đằng sau. Chỉ có một người dám hỏi: "Thưa cụ, chiếc lư quý này độ bao nhiêu thì cụ để lại ạ?".
Ông lão nheo mắt, ngắm người mua, hóm hỉnh nói: "Thế bao nhiêu thì ông mua được?".
"Dạ, con không dám. Nhưng xin được mạo muội trả cụ một tiếng, nếu có gì thất lễ, cũng mong cụ xá cho!".
Ông lão vuốt râu, cười: "Không hề gì phải khách sáo thế! Xin ông cứ trả một tiếng lấy may".
Người kia ngồi xuống, khẽ khàng: "Ba nghìn, nếu được thì xin cụ để cho con. Biết thứ của này quý báu hơn cả vàng ngọc, ở đời hỏi còn được mấy người, cụ nhỉ!".
Ông cụ lại cười. Nụ cười, khiến khuôn mặt vốn đã hồng hào của cụ, sáng rỡ lên trong tiết xuân.
Lúc người ngắm chiếc lư đã vãn, ông lão quay sang hỏi bố tôi chiếc mâm quý có bán thật không. Bố tôi lễ phép, đáp: "Cũng như cụ, con chỉ đem đi khảo chơi thôi. Đồ ông cha truyền lại, mỗi năm chỉ đem trưng để lấy hơi người, điều đó ai mà chẳng biết hả cụ!".
Bố tôi thành thật quá. Bởi thế, khi thấy có bốn người mắt như dán vào cái mâm đồng nhà tôi, trả giá lên, trả giá xuống, ông lão bán lư cứ tủm tỉm cuời... Lúc họ đi sang dãy hàng bán các bức tranh cổ, ông lão nói khẽ vào tai bố tôi: "Nhìn mấy người đến định mua mâm của ông, tay người nào cũng xách một xâu thịt bê thui, tôi biết đó không phải là những người biết chơi đồ cổ sành. Họ nghĩ đơn giản cái mâm của ông mà xếp vài bát thịt bò xào rau cần, bên cạnh có thêm hũ rượu nếp nữa, thì tuyệt lắm đây".
Bố tôi bảo: "Cụ không biết đấy thôi, nghe giọng họ, con biết không phải người vùng ta. Tiếng nhẹ lắm. Dân buôn chính gốc giả ngây đấy cụ ạ!".
Mặt trời dần dần đứng bóng. Bố tôi mời: "Trưa rồi, con xin phép đãi cụ bữa rượu nhạt, liệu có được chăng?".
Ông lão xua xua tay: "Tôi có cơm nếp nắm đây, nếu ông không chê, ta cùng ăn cho vui".
Bố tôi từ chối khéo rồi dẫn tôi đến một quầy phở quen. "Phở chú Lềnh nhá", bố nói và chẳng chờ tôi đồng ý, kéo tôi ngồi xuống ghế. Người hàng phở nhận ra bố tôi trước, chào: "Ông cho cháu đi chơi chợ ạ? Quý hóa quá. Ông vẫn lấy phở trâu ạ!".
Rồi chú Lềnh thoăn thoắt băm băm thái thái trên một cái thớt. Âm thanh của tiếng dao thớt trong phiên chợ Viềng náo nức lạ, nghe y như một lời mời mọc xoắn xuýt của người hiếu khách. Loáng một cái đã thấy chú Lềnh bê phở tới. Bố tôi gọi thêm cút rượu Kiên Lao. Tôi húp xùm xụp, mũi ngây ngất hít vị phở quê. Ngon ơi là ngon! Thấy vậy, bố tôi nháy mắt, ra ý bảo chú Lềnh làm thêm cho tôi một bát nhỏ. Còn bố tôi, người chậm rãi rót rượu vào cái ly mắt trâu màu da lươn, đưa lên mắt ngắm. Rồi người khum tay che miệng, mặt hơi ngửa lên trời, uống cạn một lần.
Về sau, đi nhiều nơi, ăn nhiều chốn, kể cả những chốn có tiếng tăm, tôi vẫn không sao tìm được hương phở chú Lềnh bán ở phiên chợ Viềng. Nước dùng trong veo, bánh thái to, mỏng trắng, trên xếp những lát thịt trâu luộc mỏng tang chen những cọng lá mùi cằn. Có lúc, tôi cố tưởng tượng mình đang ngồi trong một túp lều dựng vội, xung quanh kẻ đứng người ngồi, chan chan húp húp, í ới gọi thêm đồ nhắm song vẫn không thể nào tóm được kỉ niệm cũ! Nghe nói chú Lềnh đã dọn lên tỉnh ở. Tiếc rằng tôi không rõ là lên tỉnh nào.
Ăn uống xong, hai bố con chen chúc mãi mới tới được nơi bà và u tôi bán hàng. Hai người đang ngồi bên một mẹt bánh đúc chấm mắm tôm. Bà tôi hỏi hai bố con đã ăn gì chưa. Dù bố tôi nói là đã cho tôi ăn no uống đủ rồi, bà vẫn mua cho tôi một đệp cháy bánh đúc. Tôi đưa đệp bánh lên miệng, cắn từng miếng nhỏ. Mùi vôi nồng nồng, ngai ngái.
Chờ cho u tôi ăn xong, bố tôi hỏi: "Trâu nhà ta năm nay có được giá không?".
U tôi bảo: "Được giá, tôi bán rồi!".
"Sao lại bán? Mà tôi có dặn u nó bán đâu!".
U tôi cười: "May mà tôi không nghe ông. Ông bảo cứ được ba nghìn thì bán. Người ta trả con trâu nhà ta tới những bốn nghìn cơ...".
"Thế con trâu đâu?", bố tôi hỏi. "Nó kia. Bà mua cho nó cái bánh chưng. Ăn hết, nó cư nghé ọ, nghé ọ mãi. Tôi đành vơ cả đống lá dong đem đến cho nó nhai, nó mới chịu nằm yên một chỗ đấy".
Bà tôi nói: "U mỏi chân rồi. Con trâu cứ để đấy u coi cho. Các con nên dẫn thằng cu dạo thêm một vòng chợ nữa, kẻo năm có một lần, nó phí đi".
Nghe bà nói phải, u tôi cầm tay tôi đi hết hàng này đến hàng nọ. Bố tôi tủm tỉm cười đi bên cạnh, nhắc u tôi mua cho bà cái khăn mỏ quạ, sắm cho tôi đôi dép cao su. Lúc sắp trở về, bố đến bên quầy bán thịt bê thui mua ngay miếng lớn nhất.
Cho mãi đến khi trời tối mịt, cả nhà tôi và con trâu thân thuộc mới về tới nhà. U tôi lội vội xuống ao nhổ một mớ rau cần. Tôi được bố sai đi mời cụ đồ Bỉnh (thầy dạy chữ nho của bố) và mấy người chú họ sang uống rượu.
Mảnh trăng non đã hé. Buổi uống rượu họa thơ duy nhất trong năm cũng bắt đầu. Bóng cụ đồ nghiêng xuống bóng bố tôi. Bóng các chú tôi nghiêng xuống bóng tôi, cái bóng như còn cả hơi hướng của chợ Viềng mồng tám tháng Giêng.
Cuộc đời dâu bể. Rồi những năm tháng cả nước có chiến tranh. Chợ Viềng bẵng đi đến hơn mười năm không họp.
Cho đến khi đất nước tắt tiếng súng, tôi trở về trường đại học, học hết năm thứ ba mới thấy chợ được mở trở lại. Và tôi lại háo hức đi chơi chợ, du xuân.
Ít lâu sau, tôi vào Nam dạy học. Cũng từ đó, chẳng mấy khi được cùng bạn bè dan díu chợ Viềng. Đường xá quan hà cách trở, đồng lương lại bé, giấc mộng du quê trở nên xa vời vợi.
Đêm giao thừa, vào khoảng thời gian đất và trời rẽ lối, tôi bỗng nghe vẳng từ bên kia sông Sài Gòn chim kêu bảy tiếng. Người ta bảo chim kêu bảy tiếng là vận may. Tiếng chim "bảy hồn" đủ cả khí dương của muà xuân. Rồi sang năm mới, ra đường gặp ai, cũng sẽ thấy mặt hồng tươi hạnh phúc!
Riêng tôi, tiếng chim kia khiến nao lòng. Nao lòng bởi "Nhớ ngày mồng Tám về chơi chợ Viềng". Nao lòng bởi nhớ phiên chợ Viềng cuối cùng được dự. Thả hồn về với quê cha đất tổ, tôi lặng lẽ cúi đầu, mắt ươn ướt đỏ vì hơi men, đi chợ một mình trong tâm tưởng.
Chợ Viềng tôi đi cách đây mười năm vẫn như xưa. Khác chăng là đã dời địa điểm. Bây giờ, chợ cũ chẳng còn. Thay vào đó, người ta dời bãi tha ma đi nơi khác, dựng lên ở đây một xí nghiệp cơ khí cỡ huyện lẻ. Dấu vết của chợ xưa, vẫn còn hiện diện trong một cây đa xum xuê cành lá. Riêng cái quán lợp rạ và hình ảnh bà lão tóc bạc trắng "nước thời gian" trong thơ Đoàn Văn Cừ, chỉ còn là hoài niệm.
Còn nhớ những năm nào đi chợ, tôi như bị chết mê chết mệt, chỉ quẩn quanh bên những món đồ cổ. Tôi dư biết chẳng bao giờ có thể mua nổi những món hàng quý giá ấy. Thôi thì mỗi năm được thỏa thích nhìn ngắm một lần, chết cũng không còn ân hận.
Bố tôi thành thật quá. Bởi thế, khi thấy có bốn người mắt như dán vào cái mâm đồng nhà tôi, trả giá lên, trả giá xuống, ông lão bán lư cứ tủm tỉm cuời... Lúc họ đi sang dãy hàng bán các bức tranh cổ, ông lão nói khẽ vào tai bố tôi: "Nhìn mấy người đến định mua mâm của ông, tay người nào cũng xách một xâu thịt bê thui, tôi biết đó không phải là những người biết chơi đồ cổ sành. Họ nghĩ đơn giản cái mâm của ông mà xếp vài bát thịt bò xào rau cần, bên cạnh có thêm hũ rượu nếp nữa, thì tuyệt lắm đây".
Bố tôi bảo: "Cụ không biết đấy thôi, nghe giọng họ, con biết không phải người vùng ta. Tiếng nhẹ lắm. Dân buôn chính gốc giả ngây đấy cụ ạ!".
Mặt trời dần dần đứng bóng. Bố tôi mời: "Trưa rồi, con xin phép đãi cụ bữa rượu nhạt, liệu có được chăng?".
Ông lão xua xua tay: "Tôi có cơm nếp nắm đây, nếu ông không chê, ta cùng ăn cho vui".
Bố tôi từ chối khéo rồi dẫn tôi đến một quầy phở quen. "Phở chú Lềnh nhá", bố nói và chẳng chờ tôi đồng ý, kéo tôi ngồi xuống ghế. Người hàng phở nhận ra bố tôi trước, chào: "Ông cho cháu đi chơi chợ ạ? Quý hóa quá. Ông vẫn lấy phở trâu ạ!".
Rồi chú Lềnh thoăn thoắt băm băm thái thái trên một cái thớt. Âm thanh của tiếng dao thớt trong phiên chợ Viềng náo nức lạ, nghe y như một lời mời mọc xoắn xuýt của người hiếu khách. Loáng một cái đã thấy chú Lềnh bê phở tới. Bố tôi gọi thêm cút rượu Kiên Lao. Tôi húp xùm xụp, mũi ngây ngất hít vị phở quê. Ngon ơi là ngon! Thấy vậy, bố tôi nháy mắt, ra ý bảo chú Lềnh làm thêm cho tôi một bát nhỏ. Còn bố tôi, người chậm rãi rót rượu vào cái ly mắt trâu màu da lươn, đưa lên mắt ngắm. Rồi người khum tay che miệng, mặt hơi ngửa lên trời, uống cạn một lần.
Về sau, đi nhiều nơi, ăn nhiều chốn, kể cả những chốn có tiếng tăm, tôi vẫn không sao tìm được hương phở chú Lềnh bán ở phiên chợ Viềng. Nước dùng trong veo, bánh thái to, mỏng trắng, trên xếp những lát thịt trâu luộc mỏng tang chen những cọng lá mùi cằn. Có lúc, tôi cố tưởng tượng mình đang ngồi trong một túp lều dựng vội, xung quanh kẻ đứng người ngồi, chan chan húp húp, í ới gọi thêm đồ nhắm song vẫn không thể nào tóm được kỉ niệm cũ! Nghe nói chú Lềnh đã dọn lên tỉnh ở. Tiếc rằng tôi không rõ là lên tỉnh nào.
Ăn uống xong, hai bố con chen chúc mãi mới tới được nơi bà và u tôi bán hàng. Hai người đang ngồi bên một mẹt bánh đúc chấm mắm tôm. Bà tôi hỏi hai bố con đã ăn gì chưa. Dù bố tôi nói là đã cho tôi ăn no uống đủ rồi, bà vẫn mua cho tôi một đệp cháy bánh đúc. Tôi đưa đệp bánh lên miệng, cắn từng miếng nhỏ. Mùi vôi nồng nồng, ngai ngái.
Chờ cho u tôi ăn xong, bố tôi hỏi: "Trâu nhà ta năm nay có được giá không?".
U tôi bảo: "Được giá, tôi bán rồi!".
"Sao lại bán? Mà tôi có dặn u nó bán đâu!".
U tôi cười: "May mà tôi không nghe ông. Ông bảo cứ được ba nghìn thì bán. Người ta trả con trâu nhà ta tới những bốn nghìn cơ...".
"Thế con trâu đâu?", bố tôi hỏi. "Nó kia. Bà mua cho nó cái bánh chưng. Ăn hết, nó cư nghé ọ, nghé ọ mãi. Tôi đành vơ cả đống lá dong đem đến cho nó nhai, nó mới chịu nằm yên một chỗ đấy".
Bà tôi nói: "U mỏi chân rồi. Con trâu cứ để đấy u coi cho. Các con nên dẫn thằng cu dạo thêm một vòng chợ nữa, kẻo năm có một lần, nó phí đi".
Nghe bà nói phải, u tôi cầm tay tôi đi hết hàng này đến hàng nọ. Bố tôi tủm tỉm cười đi bên cạnh, nhắc u tôi mua cho bà cái khăn mỏ quạ, sắm cho tôi đôi dép cao su. Lúc sắp trở về, bố đến bên quầy bán thịt bê thui mua ngay miếng lớn nhất.
Cho mãi đến khi trời tối mịt, cả nhà tôi và con trâu thân thuộc mới về tới nhà. U tôi lội vội xuống ao nhổ một mớ rau cần. Tôi được bố sai đi mời cụ đồ Bỉnh (thầy dạy chữ nho của bố) và mấy người chú họ sang uống rượu.
Mảnh trăng non đã hé. Buổi uống rượu họa thơ duy nhất trong năm cũng bắt đầu. Bóng cụ đồ nghiêng xuống bóng bố tôi. Bóng các chú tôi nghiêng xuống bóng tôi, cái bóng như còn cả hơi hướng của chợ Viềng mồng tám tháng Giêng.
Cuộc đời dâu bể. Rồi những năm tháng cả nước có chiến tranh. Chợ Viềng bẵng đi đến hơn mười năm không họp.
Cho đến khi đất nước tắt tiếng súng, tôi trở về trường đại học, học hết năm thứ ba mới thấy chợ được mở trở lại. Và tôi lại háo hức đi chơi chợ, du xuân.
Ít lâu sau, tôi vào Nam dạy học. Cũng từ đó, chẳng mấy khi được cùng bạn bè dan díu chợ Viềng. Đường xá quan hà cách trở, đồng lương lại bé, giấc mộng du quê trở nên xa vời vợi.
Đêm giao thừa, vào khoảng thời gian đất và trời rẽ lối, tôi bỗng nghe vẳng từ bên kia sông Sài Gòn chim kêu bảy tiếng. Người ta bảo chim kêu bảy tiếng là vận may. Tiếng chim "bảy hồn" đủ cả khí dương của muà xuân. Rồi sang năm mới, ra đường gặp ai, cũng sẽ thấy mặt hồng tươi hạnh phúc!
Riêng tôi, tiếng chim kia khiến nao lòng. Nao lòng bởi "Nhớ ngày mồng Tám về chơi chợ Viềng". Nao lòng bởi nhớ phiên chợ Viềng cuối cùng được dự. Thả hồn về với quê cha đất tổ, tôi lặng lẽ cúi đầu, mắt ươn ướt đỏ vì hơi men, đi chợ một mình trong tâm tưởng.
Chợ Viềng tôi đi cách đây mười năm vẫn như xưa. Khác chăng là đã dời địa điểm. Bây giờ, chợ cũ chẳng còn. Thay vào đó, người ta dời bãi tha ma đi nơi khác, dựng lên ở đây một xí nghiệp cơ khí cỡ huyện lẻ. Dấu vết của chợ xưa, vẫn còn hiện diện trong một cây đa xum xuê cành lá. Riêng cái quán lợp rạ và hình ảnh bà lão tóc bạc trắng "nước thời gian" trong thơ Đoàn Văn Cừ, chỉ còn là hoài niệm.
Còn nhớ những năm nào đi chợ, tôi như bị chết mê chết mệt, chỉ quẩn quanh bên những món đồ cổ. Tôi dư biết chẳng bao giờ có thể mua nổi những món hàng quý giá ấy. Thôi thì mỗi năm được thỏa thích nhìn ngắm một lần, chết cũng không còn ân hận.
Có đến tám năm liền, tôi chết lặng bên một bức tranh vẽ bằng nhọ nồi đun củi trầm hương và đất hoàng thổ núi Tản Viên (ông lão chủ tranh bảo thế) vẽ hình một ông lão mắt lơ đễnh nhìn trời thu, buông câu bên trúc, liễu. Khuôn mặt ông như thoát tục đã thành Tiên, sao đôi bàn chân, lạ quá, giống chân bố tôi, một lão nông, như tạc: mười ngón chân bám nhiều trên đường trơn nên cứ như tãi thưa ra. "Chân người Giao Chỉ xưa", bạn tôi nói nhỏ vào tai.
Đến năm thứ chín, ghé chỗ xưa không thấy người và tranh nữa, tôi ngồi nhìn xuống cỏ, bỗng một cô gái ném cho một mảnh giấy hồng. Tôi ngơ ngác nhìn quanh, giở ra đọc. Những bài thơ tình thời Xuân Diệu viết bằng thứ chữ học trò bỗng xôn xao, từ ngữ xưa tưởng đã nhàm, ai ngờ vào tiết xuân, tự nhiên động cựa xôn xao. Tôi bỏ cả bạn bè đuổi theo tiếng cười tinh nghịch kia. Ô, cô em gái của một người bạn! Từ đấy, cho đến hôm nay, chúng tôi vẫn viết tiếp những vần xuân. Cũng là duyên nợ cả! Chỉ tại cái chợ đa tình kia!
Đến năm thứ chín, ghé chỗ xưa không thấy người và tranh nữa, tôi ngồi nhìn xuống cỏ, bỗng một cô gái ném cho một mảnh giấy hồng. Tôi ngơ ngác nhìn quanh, giở ra đọc. Những bài thơ tình thời Xuân Diệu viết bằng thứ chữ học trò bỗng xôn xao, từ ngữ xưa tưởng đã nhàm, ai ngờ vào tiết xuân, tự nhiên động cựa xôn xao. Tôi bỏ cả bạn bè đuổi theo tiếng cười tinh nghịch kia. Ô, cô em gái của một người bạn! Từ đấy, cho đến hôm nay, chúng tôi vẫn viết tiếp những vần xuân. Cũng là duyên nợ cả! Chỉ tại cái chợ đa tình kia!
Chợ Viềng. (Chụp video)
Có một lần, tôi hỏi bố sao tên chợ lại là chợ Viềng. Bố tôi trách: "Bố những tưởng anh học cao thì biết rộng. Thế đến cái tên chợ cũng không biết đến gốc thật a?".
Tôi thú thật: chúng tôi học nhiều quá, biết nhiều quá, đến nỗi, nhiều cái nhỏ, cái cụ thể, không biết nữa!
Có một lần, tôi hỏi bố sao tên chợ lại là chợ Viềng. Bố tôi trách: "Bố những tưởng anh học cao thì biết rộng. Thế đến cái tên chợ cũng không biết đến gốc thật a?".
Tôi thú thật: chúng tôi học nhiều quá, biết nhiều quá, đến nỗi, nhiều cái nhỏ, cái cụ thể, không biết nữa!
Lạ lắm thay? Giận đấy, nhưng khi thấy tôi tỏ ra thành thật với sự dốt nát của mình, bố tôi cũng giải thích để tôi rõ. Vì thế, cho đến bây giờ, tôi cũng không biết ông cụ dựa vào sách vở nào. Đại ý thế này: Vào khoảng đời Lý, sư Không Lộ cho xây chùa Cổ Lễ, chùa Bi, chùa Thượng ở Nam Trân. Chùa xây xong vào mồng Tám tháng Giêng. Dân chúng đến mừng, đông quá, tụ lại cách chùa Bi cả cây số mà thành chợ. Chợ họp vào tháng Giêng, gọi chệch tên mà thành.
"Thế chợ Viềng ở Vụ Bản, chợ Viềng ở Viềng, Mỹ Lộc thì sao hả bố?".
Bố tôi bảo: "Chợ Viềng Nam Trân người đến hàng năm dài như rồng như rắn, đen một góc trời. Từ Vụ Bản qua, từ Mỹ Lộc xuống phải đi đò. Đò chở không hết người. Người đi chợ tụ lại mà thành chợ Viềng mới là vậy. Cũng có người nói Viềng là từ Chiềng, tức là bày ra, khoe ra, phô ra con ạ. Nên sản vật, đồ vật trong chợ tuy bày ra đấy mà có cái bán lấy may, có cái chỉ chưng ra để chơi thôi".
Nghe rất có lý. Tôi thấy có lý vì chưa tìm được một chứng cớ gì về nguồn gốc xưa. Mặt khác, giải thích như bố tôi cũng đã là quá đẹp. Về sau, hỏi một số cụ già trong vùng, tôi cũng chỉ được trả lời tương tự thế.
Thường những dịp ấy, khuya lắm tôi và lũ bạn nhỏ mới kéo nhau về, vừa chạy trên đường, vừa hò hét bắt chước giọng điệu của một gánh chèo hay một gánh tuồng diễn không bán vé vào đêm có chợ.
Đêm tháng Giêng tối trời, lất phất mưa bụi bay. Lúc này mới thấy rét. Sớm mai, vẫn chẳng thiếu một đứa nào trên sân đu ngoài diệc mạ gần chợ Thượng.
Ô kìa, bố tôi hôm nay áo chùng the đen, tay lại cầm ô đi trước, u tôi áo lương dài khăn mỏ quạ, xách tay nải đi sau. Tôi biết ấy là lúc hát chèo văn có kèm lên đồng ở các nhà thờ họ đã bắt đầu.
Năm tháng qua đi, đất nước trải qua chiến tranh, rồi trở lại thanh bình. Chúng tôi như chim bay khắp phương trời, dự vào những cuộc hội lớn của công cuộc tái tạo đất nước. Kẻ xuôi Nam, người ngược Bắc.
Có điều, tôi biết, trước mùa xuân, chẳng mấy ai quên lời:
"Thế chợ Viềng ở Vụ Bản, chợ Viềng ở Viềng, Mỹ Lộc thì sao hả bố?".
Bố tôi bảo: "Chợ Viềng Nam Trân người đến hàng năm dài như rồng như rắn, đen một góc trời. Từ Vụ Bản qua, từ Mỹ Lộc xuống phải đi đò. Đò chở không hết người. Người đi chợ tụ lại mà thành chợ Viềng mới là vậy. Cũng có người nói Viềng là từ Chiềng, tức là bày ra, khoe ra, phô ra con ạ. Nên sản vật, đồ vật trong chợ tuy bày ra đấy mà có cái bán lấy may, có cái chỉ chưng ra để chơi thôi".
Nghe rất có lý. Tôi thấy có lý vì chưa tìm được một chứng cớ gì về nguồn gốc xưa. Mặt khác, giải thích như bố tôi cũng đã là quá đẹp. Về sau, hỏi một số cụ già trong vùng, tôi cũng chỉ được trả lời tương tự thế.
Thường những dịp ấy, khuya lắm tôi và lũ bạn nhỏ mới kéo nhau về, vừa chạy trên đường, vừa hò hét bắt chước giọng điệu của một gánh chèo hay một gánh tuồng diễn không bán vé vào đêm có chợ.
Đêm tháng Giêng tối trời, lất phất mưa bụi bay. Lúc này mới thấy rét. Sớm mai, vẫn chẳng thiếu một đứa nào trên sân đu ngoài diệc mạ gần chợ Thượng.
Ô kìa, bố tôi hôm nay áo chùng the đen, tay lại cầm ô đi trước, u tôi áo lương dài khăn mỏ quạ, xách tay nải đi sau. Tôi biết ấy là lúc hát chèo văn có kèm lên đồng ở các nhà thờ họ đã bắt đầu.
Năm tháng qua đi, đất nước trải qua chiến tranh, rồi trở lại thanh bình. Chúng tôi như chim bay khắp phương trời, dự vào những cuộc hội lớn của công cuộc tái tạo đất nước. Kẻ xuôi Nam, người ngược Bắc.
Có điều, tôi biết, trước mùa xuân, chẳng mấy ai quên lời:
"Nhắn ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày mồng Tám về chơi chợ Viềng
Chợ Viềng năm có một phiên".
Vợ tôi bảo năm nay tôi đâu có đi chợ Viềng một mình. Trong cái thành phố lắm chợ này, liệu tôi có tìm được cho mình một chợ Viềng?
Nguyễn Quốc Văn
Vợ tôi bảo năm nay tôi đâu có đi chợ Viềng một mình. Trong cái thành phố lắm chợ này, liệu tôi có tìm được cho mình một chợ Viềng?
Nguyễn Quốc Văn
https://blog.mytour.vn/bai-viet/cho-vieng-nam-dinh-phien-cho-mua-may-ban-rui.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét