Vì sao Tết năm nay, dân Việt đóng cửa ít đi thăm nhau ?
Ông Tấn kém ông Minh 3 tuổi, Tết nào mùng 2 cũng đến nhà ông Minh chúc Tết gọi là “kính lão đắc thọ”, mình ít tuổi hơn đi chúc Tết các cụ trước là phải đạo. Năm nay, như thường lệ, ông Tấn lại gọi điện cho ông Minh để đến thăm.Ông Minh là người hay rượu, lúc nào cũng có rượu ngon trong nhà, nhưng ông không bao giờ uống rượu một mình, rượu ngon phải có bạn hiền, nhâm nhi chén rượu nói chuyện trên trời dưới biển nó mới bốc, mới xuất thần điều hay, ý lạ. Uống rượu một mình nó không vào, uống xong lẩn thẩn một mình rồi đi ngủ phí cả rượu.
Ông Minh biết thói quen của ông Tấn nên đã chuẩn bị đâu vào đấy, rượu ngon, đồ nhấm đã sẵn sàng.
10 giờ trưa ông Tấn đi con xe 82 supe Cup phành phạch đến nhà ông Minh.
Nhìn rượu, đồ nhắm bày ra, ông Tấn nghẹn ngào rưng rưng, không phải ông cảm động vì sự thịnh tình của ông Minh mà ông đau, ông phải xin từ chối nâng cốc rượu mừng xuân do ông Minh rót.
Ông Minh thấy ông Tấn nâng cốc rượu lên không uống, rồi lại đặt cốc rượu xuống, bèn hỏi:
- Ông ốm, hay có chuyện gì mà mặt mày buồn như ma bắt thế?
Ông Tấn lắc đầu, mắt rớm lệ nói:
- Ơ hay, ông sao cũng lạc hậu với thời sự thế nhỉ. Một cốc rượu bây giờ có giá gần chục triệu hơn cả tháng lương người đi làm đấy.
Ông Minh giật mình nhớ ra.
- Ừ đúng rồi, cuối năm công an ra quân thổi nồng độ cồn khắp nơi, nghe nói dữ lắm, quan hệ đến ông trời cũng bị thịt hết.
Hai ông đành uống nước trà, uống mà mồm thấy nhạt thếch, Tết nhất không có chén rượu chúc nhau thì tết để làm gì?
Chỉ béo mấy con ruồi, vo ve đậu lên đậu xuống đồ nhấm rượu chẳng ai đụng tới, não hết cả gan ruột.
Chơi một lúc, ông Tấn về, ông Minh ngồi một mình nghĩ ngợi, rồi lấy điện thoại ra nhắn tin cho mấy ông bạn.
Ông thấy đã hơn chục tin nhắn đỏ lòm cả máy, các cụ nhắn chúc Tết ông, báo tin không thể đến nhà, lý do cũng chỉ vì đầu Xuân ngồi với nhau không có chén rượu nó nhạt, chuyện chẳng ra chuyện, trò chẳng ra trò.
Đi bằng taxi vào mấy hôm tết gọi hết cả hơi, đợi cả tiếng có khi vẫn không có xe, chưa kể đi thăm vài nhà mất một khoản kha khá, nên đành chúc Tết qua công nghệ.
Thời hiện đại, thực tế ảo, chúc tết ảo, qua tin nhắn, qua “phêi” thấy nó làm sao, con người đối với nhau như khúc gỗ, que củi.
Không chỉ rượu bia ế ẩm, cả đào quất cũng ế ẩm vứt đầy đường, tin đưa cả lên mạng.
Tết truyền thống, mua đào, mua quất, mua rượu mà không được uống để ngắm và bình luận với bạn thì mua làm gì ? Chẳng nhẽ uống rượu, ngắm đào, ngắm quất một mình?
Tết năm nay hàng hoá hoa quả ế ẩm, buồn như chấy cắn, nhà nào nhà ấy đóng cửa im ỉm vì khách uống với con cháu ở nhà nên ngại đi xe đến thăm. Đến thăm nhau mà uống cốc nước chè nhạt với dăm ba câu chuyện đãi bôi vì thiếu rượu, thì bữa cơm Tết còn có ý nghĩa gì?
Tết truyền thống bây giờ thực tế đang chết; có lẽ chỉ còn là Tết ảo.
----------------------
Thanh Hóa và Hà Tĩnh kiến nghị bỏ ngưỡng 0 trong xử lý vi phạm nồng độ cồn
Thanh Hóa và Hà Tĩnh kiến nghị bỏ ngưỡng 0 trong xử lý vi phạm nồng độ cồn
30/01/2024 - Cho ý kiến về dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị bỏ quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn bằng 0.
Thời gian qua, vấn đề xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng chức năng được triển khai quyết liệt, nhận sự đồng thuận cao từ người dân.
Mới đây, cho ý kiến về dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị bỏ quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn bằng 0.
Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, khoản 1 (Điều 8) trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định về hành vi "điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Theo quy định này được hiểu là nồng độ cồn trong máu ở mức trên 0 miligam/100 mililít máu hoặc trên 0 miligam/1 lit khí thở là đã vi phạm. Dự thảo Luật không quy định cụ thể nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở ở mức bao nhiêu thì vi phạm là chưa phù hợp với thực tiễn.
Vì vậy, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị xem xét quy định cụ thể nội dung này.
Trong khi đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho ý kiến, khoản 1 (Điều 8) dự thảo Luật đề nghị bổ sung nội dung "vượt quá mức quy định" vào cuối câu, viết lại thành "Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định". Theo đó, cần quy định mức tối thiểu nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của công dân. Đồng thời, bổ sung khoản quy định "Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này".
Tiếp thu ý kiến của UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Công an cho rằng, việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở không có nồng độ cồn đang thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là rất hiệu quả, phòng ngừa tai nạn giao thông.
Được biết, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ dự kiến sẽ thông qua vào tháng 5.2024.
Tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị bỏ quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn bằng 0. Ảnh: PLVN
Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, việc xử lý chuyên đề về nồng độ cồn là liên tục, không có ngày nghỉ và không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thanh-hoa-va-ha-tinh-kien-nghi-bo-nguong-0-trong-xu-ly-vi-pham-nong-do-con-172240130190031726.htm
Thời gian qua, vấn đề xử lý vi phạm nồng độ cồn của lực lượng chức năng được triển khai quyết liệt, nhận sự đồng thuận cao từ người dân.
Mới đây, cho ý kiến về dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị bỏ quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn bằng 0.
Cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, khoản 1 (Điều 8) trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định về hành vi "điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Theo quy định này được hiểu là nồng độ cồn trong máu ở mức trên 0 miligam/100 mililít máu hoặc trên 0 miligam/1 lit khí thở là đã vi phạm. Dự thảo Luật không quy định cụ thể nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở ở mức bao nhiêu thì vi phạm là chưa phù hợp với thực tiễn.
Vì vậy, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị xem xét quy định cụ thể nội dung này.
Trong khi đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho ý kiến, khoản 1 (Điều 8) dự thảo Luật đề nghị bổ sung nội dung "vượt quá mức quy định" vào cuối câu, viết lại thành "Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định". Theo đó, cần quy định mức tối thiểu nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của công dân. Đồng thời, bổ sung khoản quy định "Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này".
Tiếp thu ý kiến của UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Công an cho rằng, việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở không có nồng độ cồn đang thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là rất hiệu quả, phòng ngừa tai nạn giao thông.
Được biết, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ dự kiến sẽ thông qua vào tháng 5.2024.
Tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị bỏ quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn bằng 0. Ảnh: PLVN
Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, việc xử lý chuyên đề về nồng độ cồn là liên tục, không có ngày nghỉ và không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thanh-hoa-va-ha-tinh-kien-nghi-bo-nguong-0-trong-xu-ly-vi-pham-nong-do-con-172240130190031726.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét