Đất hiếm Việt Nam: Mỹ đánh giá trữ lượng thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó
Reuters hôm nay, 01/02/2024, cho hay Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) giảm mạnh thẩm định về trữ lượng đất hiếm của Việt Nam, quốc gia vốn được coi là đứng hàng thứ hai về trữ lượng các kim loại chiến lược của thế giới.Thống kê của USGS cũng cho thấy, mặc dù có trữ lượng lớn thứ hai thế giới, ước tính khoảng 22 triệu tấn quặng đất hiếm quy đổi (REO), Việt Nam chỉ khai thác được 1.200 tấn vào năm 2022, giảm mạnh so với mức 4.300 tấn mà USGS ước tính trước đó cho năm 2022. Việt Nam có kế hoạch tăng sản lượng lên khoảng 20.000-60.000 tấn/năm vào cuối thập niên 2020. Tuy nhiên, theo USGC, Việt Nam chỉ khai thác được 600 tấn năm ngoái 2023.
Trong khi sản lượng đất hiếm của Việt Nam giảm, USGS ước tính sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu đã tăng lên 350.000 tấn năm ngoái so với 300.000 tấn vào năm 2022. Lý do chủ yếu là do sản lượng của Trung Quốc tăng từ 210.000 tấn lên 240.000 tấn. Sản lượng của Miến Điện cũng tăng gấp ba lần lên 38.000 tấn vào năm 2023 từ mức 12.000 tấn năm 2022.
Ước tính của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) được công bố vào cuối tháng 1/2024, chỉ vài tháng sau khi chính quyền Việt Nam bắt giữ một loạt giám đốc điều hành các công ty đang hợp tác với các đối tác phương Tây để khai thác đất hiếm ở Việt Nam..
Đất hiếm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xe ô tô điện, pin và năng lượng tái tạo, cũng như một số ứng dụng trong các sản phẩm điện tử và quân sự. Theo Reuters, Hoa Kỳ đã đồng ý về nguyên tắc sẽ hợp tác với Việt Nam tăng cường khai thác đất hiếm.
--------
Việt Nam có trữ lượng đất hiếm đứng thứ 2 thế giới nhưng khai thác mới đạt 1.000 tấn quặng/năm?
6/11/2023 Việt Nam hiện nay có trữ lượng đất hiếm khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, sản lượng khai thác chỉ có 1.000 tấn quặng/năm, do chưa có công nghệ khai thác thân thiện với môi trường và công nghệ chế biến sâu.
Đất hiếm ở châu Phi: Lối thoát của Mỹ khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc / Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ sụt giảm trong tháng 6/2019 / Việt Nam đang hiện thực hoá kế hoạch khai thác đất hiếm
Đây là vấn đề chất vấn được Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Bình Dương gửi đến Bộ trưởng Bộ KH&ĐT.
Đại biểu Xuân chất vấn: Việt Nam cần có chính sách chiến lược đột phá như thế nào, nhất là về thể chế, chính sách trong thu hút đầu tư, tìm kiếm công nghệ khai thác và chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Trả lời câu hỏi liên quan đến đất hiếm, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, có lẽ Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời chính xác hơn. Việc này cũng không phải là chức năng nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhìn nhận, đất hiếm hiện nay cũng rất cần thiết cho phát triển các ngành công nghệ cao, nhất là ngành công nghệ bán dẫn. Nếu Việt Nam có một trữ lượng như thế thì cần phải tận dụng để khai thác hiệu quả, sử dụng nguồn khoáng sản. Trước hết phải tập trung vào những nước, những nhà đầu tư có trình độ công nghệ cao trong lĩnh vực này, như Nhật hay Hoa Kỳ để kêu gọi đầu tư.
Cùng với đó, Việt Nam phải có chính sách như phải chế biến sâu và không xuất thô khoáng sản này. "Chúng ta phải phát triển được ngành bán dẫn của ở Việt Nam, tham gia vào chuỗi cung ứng, cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có của Việt Nam", ông Dũng nói.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cũng cho rằng cần phải tập trung vào vấn đề nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực này, khai thác, chế biến và sử dụng cũng như đào tạo nguồn nhân lực.
Việt Nam là quốc gia xếp thứ 2 thế giới về trữ lượng đất hiếm. Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. 5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn).
Bộ TN&MT thống kê, ở nước ta, trữ lượng đất hiếm phân bổ chủ yếu ở vùng Tây Bắc với nhiều mỏ được thăm dò, xác định giá trị kinh tế. Cụ thể là trữ lượng đất hiếm tập trung nhiều các mỏ thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận…
Nhật Linh
https://vnbusiness.vn/viet-nam/viet-nam-co-tru-luong-dat-hiem-dung-thu-2-the-gioi-nhung-khai-thac-moi-dat-1-000-tan-quang-nam-1096410.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét