Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

Bàn về ba vấn đề quan trọng Putin trả lời Tucker Carlson

Tôi là người ủng hộ Putin và cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Do đó tôi không tin vào các bình luận trong bài dưới đây; đồng thời tôi cũng có những thông tin khác ủng hộ quan điểm của tôi. Đặc biệt tôi không tin vào kết luận của bài này là "Nga vẫn chưa hài lòng với việc mở rộng diện tích lãnh thổ và muốn chiếm thêm lãnh thổ, thậm chí phải trả giá bằng việc tham gia vào một cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài và quy mô lớn". Tôi luôn luôn cho rằng mục tiêu của các nước phương Tây là: (i) Làm tan rã nước Nga, biến người Nga thành đám nô lệ, để cướp tài nguyên của nước Nga và bóc lột sức lao động của người Nga; và (ii) Đập tan mọi cố gắng lãnh đạo, dẫn đầu các nước đang phát triển trên thế giới đấu tranh lật đổ trật tự kinh tế, chính trị, quân sự do các nước phương Tây thiết lập để duy trì ách áp bức, bóc lột của các nước phương Tây. Do không thể trực tiếp xâm lược cường quốc hạt nhân là Nga, nên các nước phương Tây chọn giải pháp tập hợp, mua chuộc, kết nạp các nước đang phát triển vào phe mình để bao vây, ngăn chặn sự phát triển của Nga đồng thời thực hiện diễn biến hòa bình để làm nước Nga tự tan rã. Khi kẻ thù hung hãn đã vây quanh nước Nga thì Nga không còn con đường nào khác ngoài phải chiến đấu. Khi không đủ lực đấu với tất cả bầy sói thì trước mắt Nga chọn đấu với mắt xích yếu và trực tiếp nhất của bầy sói là Ukraine, dùng Ukraine làm lãnh thổ đệm giữa Nga và các nước phương Tây để giữ bình yên cho nước mình. Đây là cái giá Ukraine phải trả vì theo phương Tây chống Nga.
Ba vấn đề quan trọng Putin trả lời Tucker Carlson
Cuộc phỏng vấn dài hơn hai tiếng đồng hồ giữa nhà báo Mỹ Tucker Carlson và Tổng thống Nga Putin đã được phát sóng trên kênh truyền thông nhà nước Nga, trên trang web cá nhân của ông Carlson và mạng xã hội X vào ngày 6/2 đã thu hút sự chú ý rộng rãi.

Nhiều người có những cách hiểu khác nhau về cuộc phỏng vấn giữa Tổng thống Nga Putin và nhà báo Mỹ Carlson này. Ở đây là bình luận trên mạng về ba quan điểm của Putin.

Thứ nhất, vấn đề lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nga

Xuyên suốt cuộc phỏng vấn, ông Putin dành khoảng 30 phút ôn lại lịch sử quan hệ giữa Nga và Ukraine. Ông Putin nhấn mạnh Ukraine là lãnh thổ của Nga từ xa xưa. Ông muốn sử dụng điều này để chứng minh rằng việc ông phát động cuộc chiến tranh Nga - Ukraine là có tính chính đáng về mặt lịch sử.

Bất kỳ ai đã học qua lịch sử cận đại Trung Quốc đều biết: Vùng lãnh thổ rộng hơn 600.000 km2 nằm ở phía Bắc sông Hắc Long Giang, phía Nam dãy núi Ngoại Hưng An Lĩnh từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào ngày 28/5/1858, Sa hoàng Nga đã buộc triều đình Mãn Thanh ký kết "Hợp đồng Ái Hỗn" (Hiệp ước Aigun), chiếm đoạt hơn 600.000 km2 lãnh thổ của Trung Quốc.

Vùng lãnh thổ rộng hơn 400.000 km2 nằm ở phía Đông sông Ussuri từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào ngày 14/11/1860, Sa hoàng Nga đã buộc triều đình Mãn Thanh ký kết "Hiệp ước Bắc Kinh", chiếm đoạt hơn 400.000 km2 lãnh thổ của Trung Quốc.

Tại vị trí "mào gà" trên bản đồ cực Đông của Trung Quốc, có một hòn đảo Hắc Long Kiều rộng 335 km2, từ xa xưa cũng là lãnh thổ Trung Quốc, nhưng vào ngày 29/9/1929, nó đã bị Hồng quân Liên Xô do Stalin lãnh đạo chiếm đóng.

Ngoài ra, ở Tây Bắc Trung Quốc còn có một số nơi bị Sa hoàng Nga và sau đó là Liên Xô chiếm đóng, từ xa xưa cũng là lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo logic của ông Putin khi xuất binh đánh chiếm Ukraine, liệu Trung Quốc có nên xuất binh thu hồi những nơi từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc như đã nêu trên?

Ngay khi ông Putin tuyên bố rằng "Ukraine là lãnh thổ của Nga từ xa xưa", cựu Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj đã đưa 4 bản đồ lên mạng xã hội X.

Một trong số đó là bản đồ lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ vào năm 1417 sau Công nguyên. Vào thời điểm đó, nước Nga hoàn toàn không tồn tại với tư cách là một quốc gia, nó chỉ là một phần nhỏ của "Đại công quốc Mátxcơva" do Đế quốc Mông Cổ cai trị, hầu hết các lãnh thổ khác hiện nay của Nga đều nằm trong lãnh thổ của Đế chế Mông Cổ.

Theo logic của Putin cho rằng "Ukraine từ xa xưa là lãnh thổ của Nga", thì Mông Cổ nên sở hữu phần lớn lãnh thổ Nga ngày nay.

Tuy nhiên, Elbegdorj viết rằng: "Đừng lo lắng, vì chúng tôi là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và tự do."

Đối với các tranh chấp lãnh thổ lịch sử giữa Trung Quốc và Nga, việc sử dụng vũ lực xâm lược để giải quyết không chỉ khó có thể giải quyết được vấn đề, mà ngay cả khi giải quyết được bằng vũ lực thì cũng sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Tôn trọng sự thật lịch sử, dựa trên nguyện vọng của người dân, giải quyết tranh chấp bằng cách thương lượng hòa bình mới là con đường chính đáng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn người dẫn chương trình trò chuyện Hoa Kỳ Tucker Carlson tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 6/2/2024. (Ảnh của GAVRIIL GRIGOROV/POOL/AFP qua Getty Images)

Thứ hai, quan hệ Trung - Nga

Trong cuộc phỏng vấn, Putin còn đặc biệt đề cập đến: "Tây phương lo sợ một Trung Quốc hùng mạnh hơn là một nước Nga hùng mạnh, bởi Nga có 150 triệu dân, trong khi Trung Quốc có 1,5 tỷ dân, và nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt - tăng hơn 5% mỗi năm, trước đây còn cao hơn nữa. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, con số này đã đủ. Chính trị gia Bismarck từng nói: Điều quan trọng nhất là tiềm năng. Tiềm năng của Trung Quốc là vô cùng to lớn. Xét về sức mua tương đương, hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP đứng đầu thế giới. Đã vượt qua Mỹ từ lâu và tốc độ tăng trưởng vẫn không ngừng tăng nhanh".

Ở đây ông Putin cố ý né tránh một vấn đề quan trọng, đó là Nga là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hàng đầu thế giới. Đây là sức mạnh răn đe chiến lược quan trọng nhất của Nga đối với các nước phương Tây. Về sức mạnh hạt nhân, Nga mạnh hơn Trung Quốc rất nhiều. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các nước phương Tây phải cân nhắc khi xử lý mối quan hệ với Nga.

Thứ hai, quy mô dân số không nhất thiết liên quan đến sức mạnh của đất nước. Israel ở Trung Đông chỉ có hơn 9 triệu dân, nhỏ hơn nhiều so với dân số của nhiều nước Ả Rập xung quanh nhưng Israel lại là quốc gia hùng mạnh nhất ở Trung Đông.

Về nhận định của ông Putin cho rằng "nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt", đây không phải là sự thật. Trong ba năm đại dịch (2020-2022), chính sách ‘Zero Covid’ cực đoan của Trung Quốc đã gây tổn hại nặng nề cho nền kinh tế. Sau khi chính sách ‘Zero Covid’ kết thúc vào năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc đã giảm sút mạnh. Nếu thị trường chứng khoán là thước đo cho nền kinh tế, thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đi xuống và chưa chạm đáy.

Ẩn ý trong lời nói của ông Putin là: Nga không phải là kẻ thù số một của phương Tây, mà là TQ; phương Tây nên nhắm vào TQ chứ không phải Nga.

Nhiều bình luận cho rằng ông Putin đang cố gắng "chuyển rắc rối về phía Đông". Giáo sư Diệp Diệu Nguyên, Giảng viên cao cấp về Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học St. Thomas ở Hoa Kỳ, thẳng thắn nói rằng, những lời của ông Putin rõ ràng là một “cú đâm sau lưng” Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng nói: "Ông Putin là người bạn thân nhất của tôi". Kể từ khi cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ nổ ra vào năm 2018, ông Tập đã cố gắng đoàn kết với Nga để chống lại Mỹ. Nhưng Putin chưa bao giờ coi Tập như một “người bạn thực sự”, mà thay vào đó sử dụng ông Tập ở mức tối đa có thể.

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông Putin từng nói "ngồi trên núi xem hổ chọi". Sau khi đại dịch bùng phát, ông Putin đã thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm khắc nhất đối với Trung Quốc. Sau khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, ông Putin không còn quan tâm đến việc Trung Quốc làm trung gian cho cuộc chiến Nga - Ukraine. Trong suốt quá trình đặc phái viên Trung Quốc Lý Huy thăm Nga, ông Putin vẫn không ngừng ném bom Ukraine, thậm chí còn từ chối gặp Lý Huy khi ông này đến Moscow. Sau khi Tập Cận Bình tái đắc cử ba nhiệm kỳ liên tiếp, ông đã có chuyến thăm đầu tiên tới Nga. Tuyên bố chung Nga - Trung được công bố sau cuộc hội đàm giữa ông Tập - Putin tái khẳng định hai bên cam kết tuân thủ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ngay sau khi Tập Cận Bình trở về nước, ông Putin đã công khai tuyên bố Nga sẽ tiến hành phổ biến vũ khí hạt nhân sang Belarus.

Mặc dù Putin không ưa Trung Quốc từ tận đáy lòng nhưng Trung Quốc vẫn “mơ tưởng” về nước Nga. Trung Quốc luôn muốn tăng cường hợp tác với Nga để chống lại phương Tây. Tuy nhiên, Nga dường như không muốn bị ràng buộc bởi mối quan hệ này.

Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 31/1, ông Đổng Quân (Dong Jun), tân Bộ trưởng Quốc phòng của Trung Quốc, cho biết trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu: “Bất chấp áp lực liên tục từ Mỹ đối với Trung Quốc và Châu Âu, chúng tôi đã hỗ trợ các bạn về vấn đề Ukraine. Ngay cả hợp tác quốc phòng Trung Quốc - EU cũng bị ảnh hưởng, nhưng chúng tôi sẽ không thay đổi hoặc từ bỏ các chính sách đã thiết lập của mình".

Có thể thấy, về vấn đề chiến tranh Nga - Ukraine, ĐCSTQ sẽ tiếp tục đi theo con đường cũ là ủng hộ Nga. Nói cách khác, ĐCSTQ sẽ tiếp tục đối đầu với thế giới tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo về vấn đề này.

Thứ ba, liên quan đến việc mở rộng về phía đông của NATO.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Putin một lần nữa đổ lỗi cho Mỹ và Ukraine về vấn đề mở rộng về phía đông của NATO.

Một lý do quan trọng khiến Putin phát động cuộc chiến Nga - Ukraine là Ukraine đang cố gắng gia nhập NATO, và việc NATO mở rộng về phía Đông là đang đe dọa an ninh của Nga.

Lý do này không có căn cứ.

Nước Nga là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, và trong suốt 75 năm thành lập, NATO chưa bao giờ đe dọa đến an ninh của Nga.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc NATO mở rộng về phía Đông không phải do lỗi của các quốc gia nhỏ muốn gia nhập NATO, cũng không phải do lỗi của Mỹ - quốc gia lãnh đạo NATO, mà là do những quốc gia nhỏ này trong lịch sử từng chịu sự áp bức, bắt nạt, xâm lược và cướp bóc của Sa hoàng Nga và Liên Xô. Về vấn đề này, có rất nhiều tài liệu lịch sử có thể chứng minh. Việc các quốc gia nhỏ này tìm kiếm NATO làm chiếc ô bảo vệ an ninh cho mình là hoàn toàn dễ hiểu.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine đã loại bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ của mình và trao lại cho Nga, trở thành quốc gia phi hạt nhân. Năm 2014, Nga đã vi phạm “Hiến chương Liên hợp quốc”, vi phạm “Bản ghi nhớ đảm bảo an ninh Budapest” được ký bởi Mỹ, Nga, Anh và Ukraine, vi phạm thỏa thuận biên giới Nga - Ukraine, xâm chiếm và sáp nhập Crimea của Ukraine.

Vào tháng 2/2022, ông Putin phát động một cuộc chiến tranh xâm lược vào Ukraine và sáp nhập 4 bang ở miền đông Ukraine là Luhansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson vào lãnh thổ của Nga.

Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraine thực sự bị Nga đe dọa. Ukraine tìm cách gia nhập NATO để đảm bảo an ninh của mình, có gì sai?

Ngay sau khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, ngày 4/4/2023, quốc gia Bắc Âu Phần Lan đã gia nhập NATO và trở thành thành viên thứ 31 của NATO.

Vào ngày 24/1 năm nay, Thủ tướng Hungary, Orban đã nhắc lại rằng chính phủ Hungary ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập NATO. Ông sẽ kêu gọi quốc hội Hungary bỏ phiếu để Thụy Điển gia nhập NATO. Sau khi quá trình này hoàn tất, Thụy Điển sẽ trở thành thành viên thứ 32 của NATO.

Cuộc chiến tranh Nga xâm chiếm Ukraine không những không ngăn cản được sự mở rộng về phía đông của NATO mà còn giúp NATO mở rộng sang một khu vực rộng lớn hơn. Tổng chiều dài biên giới giữa Nga và Phần Lan là 1.340 km, trở thành biên giới dài nhất của Nga ở châu Âu. Ở một khía cạnh nào đó, việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ có tác động lớn hơn đến Nga so với việc Ukraine gia nhập NATO. Nhưng ông Putin không có điều gì đặc biệt để nói về điều này.

Mặc dù Ukraine đã đề xuất gia nhập NATO trước Chiến tranh Nga - Ukraine, một lần nữa nước này lại đề xuất gia nhập NATO trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng cho đến nay NATO vẫn chưa đồng ý. Tại sao? Đó là vì lo ngại Nga là cường quốc có vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Sau khi chiến tranh Nga - Ukraine kết thúc, Ukraine có khả năng sẽ gia nhập NATO. Tuy nhiên, xét đến việc Nga có 5.977 đầu đạn hạt nhân, tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ không gây ra mối đe dọa đối với an ninh của Nga.

Nga tuyên bố rằng việc mở rộng về phía đông của NATO đe dọa an ninh của Nga, đây là một giả định sai lầm.

Kết luận

Nga là quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa hài lòng với việc mở rộng diện tích lãnh thổ và muốn chiếm thêm lãnh thổ, thậm chí phải trả giá bằng việc tham gia vào một cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài và quy mô lớn. Điều này không tốt cho người dân Nga cũng như người dân các nước khác.

Đối với Nga, điều quan trọng nhất là phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế và cải thiện mức sống của người dân chứ không phải mở rộng lãnh thổ thông qua chiến tranh.

Cuộc phỏng vấn của nhà báo Carlson với ông Putin đã gây xôn xao khắp thế giới. Tuy nhiên, độc giả cần thực sự “suy nghĩ kỹ và phân biệt rõ ràng” đúng sai.

xem thêm:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amur

1 nhận xét:

  1. Em ung ho quan diem cua bac .Ukreina chi la con tot trog ban co chinh tri cua Mi va phuong tay .Dan chau au ngan ngam cuoc chien nay roi vi kt xuong doc ma chinh phu cu dem tien vut vao cuoc chien .Nuoc Nga menh mong tai nguyen vo tan ho dau can dat dai tai nguyen nhu phuong tay.Nuoc Nga phai danh Urkreina vi ke cuop da mai phuc ben bo rao ---Mi va Nato da vi pham cam ket khong mo rong ---rat nhieu nguoi Vn ngu ngoc khong hieu gi vi bam dit Mi.Truyen thong phuong tay bay gio cung chi dua tin mot chieu co loi cho gioi tai phiet .

    Trả lờiXóa