Cầu Thăng Long - chứng nhân lịch sử của một thời kỳ đầy biến động.
Tuần nào tôi cũng đi dưới gầm cầu để về Vân Nam huyện Phúc Thọ Hà Nội để thăm bố mẹ vợ. Thời tham gia phản đối BOT bẩn Bắc Thăng Long - Nội Bài hầu như ngày nào tôi cũng đi trên cây cầu hữu nghị và thân thiết này.
Ban đầu, cầu Thăng Long được Trung Quốc hứa giúp đỡ viện trợ không hoàn lại. Bản thiết kế cầu đã có từ đầu những năm 1970 dưới tên "Hồng Hà Đại kiều", tuy nhiên chưa thể triển khai do Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc.
Ban đầu, cầu Thăng Long được Trung Quốc hứa giúp đỡ viện trợ không hoàn lại. Bản thiết kế cầu đã có từ đầu những năm 1970 dưới tên "Hồng Hà Đại kiều", tuy nhiên chưa thể triển khai do Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc.
Phải tới sau khi hiệp định Paris được ký kết, cây cầu mới được khởi công. Thế nhưng, do những biến cố lịch sử, quan hệ Việt - Trung nhanh chóng đổ vỡ: năm 1978, Trung Quốc đơn phương cắt viện trợ xây cầu Thăng Long, rút hết chuyên gia về nước, bỏ lại cho Việt Nam một công trình ngổn ngang.
Tuy xây cầu không phải một kĩ thuật quá khó, nhưng với trình độ lúc ấy chưa thể làm chủ công nghệ, Việt Nam đã phải nhờ đến Liên Xô đứng ra tiếp tục chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện cây cầu. Phải nói rằng Liên Xô đã rất hào hiêp, không chỉ hỗ trợ về kĩ thuật mà còn viện trợ không hoàn lại toàn bộ giá trị công trình.
Năm 1985, Cầu Thăng Long chính thức được thông xe. Cho đến nay, đây vẫn là cây cầu đa năng nhất Việt Nam với thiết kế 2 tầng, dùng được cho cả đường sắt, ô tô, xe gắn máy, xe thô sơ.
Đáng nhớ nhất là thông qua giúp xây dựng cầu Thăng Long, Liên Xô đã đào tạo cho Việt Nam thế hệ kỹ sư làm cầu đầu tiên. Mặt khác viện trợ vật chất của Liên Xô rất hào phóng cho phép Việt Nam dư thừa để xây thêm cây cầu Chương Dương.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét