Vấn đề của Việt Nam là thể chế chính trị. Thể chế này quyết định mọi thứ nên khi bàn về cải cách bất cứ lĩnh vực nào mà vẫn trong khuôn khổ thể chế chính trị hiện nay thì đều vô nghĩa. Đọc bài này đúng ngày 20/11 mình thấy buồn qua, đất nước giả dối quá, bánh vẽ nhiều quá. Nhớ ngày xưa đói rét đạn bom mà con người sống với nhau rất tình cảm, bao bọc nhau, không có trộm cắp lừa lọc. Những thầy, cô giáo ngày xưa dạy học trò bằng cả trái tim nhiệt huyết, bằng đạo đức và hành vi chuẩn mực của nhà giáo. Hiện tại, cuộc sống no đủ, sống trong hoà bình mà sao cái tình, cái nếp, cách suy nghĩ và cư xử giữa thầy và trò, giữa thầy với thầy, giữa trò với trò, giữa thầy trò với phụ huynh..., xuống cấp chưa từng thấy. Tất cả đều vô cảm lạnh lùng đối với nhau. Vẫn rủ nhau đi liên hoan, tiệc tùng đấy, nhưng lời nói có phải là thực tâm đâu. Cũng có không ít thày cô biết yêu thương học trò và được các em tôn trọng và kính mến nhưng dù nhiều họ cũng chỉ là thiểu số ít ỏi và thực sự chỉ là những ngôi sao băng trong đêm tối mù mịt dưới bầu trời này! Bây giờ, sau hơn 70 năm xây dựng con người mới và nền văn hóa mới XHCN, từ trẻ đến già, ai ai cũng chỉ nghĩ đến tiền. Phần lớn thầy cô và phụ huynh coi giáo dục là một dịch vụ tiền trao cháo múc theo trào lưu xã hội, do buộc phải bươn chải trong cuộc sống ngặt nghèo vì bát cơm manh áo. Không biết nền giáo dục của chúng ta còn hay đã mất vì nhà trường đã biến thành doanh nghiệp ? Nhưng không chỉ giáo dục, ngành nào ở nước ta cũng xuống cấp trầm trọng, tất cả đều bị đồng tiền trong cơ chế thị trường chi phối và điều khiển ! Nhà luôn luôn dột từ nóc! Khi giới cầm quyền tha hóa, vô đạo thì đất nước và con người chỉ có thế. Cố GS toán học Hoàng Tụy, giám đốc của tôi thời tôi làm ở CIEM, đã nói: "Giáo dục của chúng ta không phải lạc hậu, vì lạc hậu còn có thể đuổi kịp được, mà là lạc hướng". Suy rộng ra, đất nước của chúng ta không phải lạc hậu, vì lạc hậu còn có thể đuổi kịp được, mà là lạc hướng. Ngày trước, tôi treo 5 năm câu hỏi trên FB của tôi: "Thế giới đi theo đằng Đông, VN kiên định đi theo đằng Tây, vậy thì đến bao giờ đất nước mới đuổi kịp thế giới hả cụ Tổng ?". Sau này tham gia tổ chức đấu tranh ở khu Đoàn ngoại giao và phản đối các BOT bẩn, tôi mới gỡ câu hỏi trên để treo những câu hỏi khác cấp bách hơn. Giáo dục: Đứa con bị bỏ rơi
FB Tạ Duy Anh (Lão Tá) 18-11-2022 - Khi tôi học lớp năm thì Mỹ quay trở lại bắn phá miền Bắc lần thứ hai. Do nằm trong vành đai bảo vệ Hà Nội, nên quê tôi rất dễ là mục tiêu oanh kích. Để an toàn, chúng tôi không đến lớp mà học tại nhà. Tôi còn nhớ cô giáo chủ nhiệm tên là Hương, người Thạch Thất, ở trọ trong một gia đình nông dân, ngày nào cũng phải đi bộ hàng chục ki-lô-mét, đến tất cả các nhóm học ở các làng để giao bài cho học trò và kiểm tra xem chúng tôi học hành ra sao. Cô ăn mặc như một phụ nữ nông thôn, nghĩa là rất mộc mạc.

Có bận cô vừa xuất hiện thì cũng là lúc máy bay Mỹ ầm ầm hú hét trên bầu trời. Thế là cô nhanh chóng trở thành người chỉ huy để chúng tôi xuống hầm trú ẩn có trật tự và nhanh nhất. Khi không còn đứa nào trên mặt đất, cô mới chui vào sau cùng và ngồi chắn ngoài cửa hầm. Mặc dù tiếng gầm rú của máy bay, tiếng tên lửa tầm thấp, tiếng đạn pháo thỉnh thoảng khiến cô giật mình, nhưng cô luôn giữ được một nụ cười trên miệng cùng với lời động viên: “Các em đừng sợ”.