Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2022

Đề nghị TW Đảng kỷ luật Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long

Hoan hô Tổng Bí thư cùng Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã có quyết định sáng suốt. Tôi tin là đã đưa ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng để xem xét, thi hành kỷ luật, thì hai ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long sẽ bị khai trừ khỏi Đảng. Dĩ nhiên bên chính quyền thì các ông sẽ mất các chức vụ; nhưng tôi tin là tình hình nghiêm trọng hơn, hai ông này sẽ bị bắt và xử lý hình sự.
Bộ Chính trị đề nghị Trung ương Đảng xem xét, kỷ luật ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long
04-06-2022 (NLĐO)- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ KH-CN nhiệm kỳ 2016-2021, Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021. Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long.

Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long

TRỪNG PHẠT CỦA MỸ LÀ HẠ ĐẲNG, NGANG BẰNG KHỦNG BỐ

Tôi ủng hộ bài viết này, dù có vài đoạn không đồng tình.
CÁC ĐÒN TRỪNG PHẠT VỀ KINH TẾ CỦA MỸ VÀ NATO ĐỐI VỚI NƯỚC NGA LÀ HẠ ĐẲNG, NGANG BẰNG KHỦNG BỐ
FB Đức Thắng Nguyễn - Các tổ chức khủng bố khi căm thù một Vương quyền đã không hạ thủ Vương quyền đó, mà sử dụng biện pháp man rợ là đánh bom tại một đám đông nhằm giết chết thường dân, từ vài chục đến hơn trăm người xung quanh. Điển hình nhất, quy mô nhất là tổ chức Al Qaeda đã cưỡng đoạt 2 máy bay thương mại Mỹ và đâm vào hai tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới (WTC) ở thành phố New York ngày 11/9/2001, làm chết 2.606 người trong tòa tháp và xung quanh, cộng với 157 hành khách trên hai máy bay.

Vương quyền Mỹ, Anh đã không thách đấu đối mặt trực tiếp Vương quyền Nga mà sử dụng các đòn TRỪNG PHẠT KINH TẾ NHẰM VÀO NƯỚC NGA để đánh vào nhân dân Nga, các doanh nghiệp Nga, với hy vọng là nhân dân Nga sẽ vùng lên lật đổ Vương quyền Nga. 

Putin: Lạm phát ở Mỹ là do in tiền nhiều ‘chưa từng có’

Tôi luôn tâm đắc câu của Milton Friedman: "Lạm phát ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào đều là hiện tượng tiền tệ". Theo tôi, Milton Friedman là nhà kinh tế học vĩ đại thứ 2 của thế kỷ XX sau John Maynard Keynes. Và tôi cũng thích nguyên lý thứ 8 của Kinh tế học: "Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền". Vì thế khi đọc được những câu như "Không có gì khó hiểu khi cảm giác chung của người lao động là “như mất cắp” khi ra chợ", thì tôi luôn luôn hiểu ai chính là kẻ cắp.
Putin: Lạm phát ở Mỹ là do in tiền nhiều ‘chưa từng có’
04/06/2022 Nhà lãnh đạo Nga chỉ ra chính sách in tiền với “sản lượng chưa từng có” của Mỹ và chính sách năng lượng “thiển cận” của EU.
Người đứng đầu Điện Kremlin cho rằng lạm phát cao ở Mỹ là kết quả của việc in tiền với 'sản lượng chưa từng có'. Ảnh: Getty Images

Toàn cầu hóa đã gây ra khủng hoảng lạm phát, lương thực...

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa. Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Những người theo chủ nghĩa toàn cầu (Globalism) là  những người đề cao các chính sách can thiệp khắp nơi trên toàn cầu của các nước lớn và các tổ chức quốc tế. Trên thế giới có các trường phái ủng hộ và những trường phái phản đối toàn cầu hóa. Tuy nhiên, thế giới ngày càng chia sẻ những vấn đề và thách thức vượt qua khỏi quy mô biên giới quốc gia, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, và như vậy toàn cầu cần phải chung tay hành động. Do đó, cho dù các lý lẽ của phe chống toàn cầu hoá lúc ban đầu có thể hợp lý thông qua khai thác các yếu điểm của toàn cầu hóa, song sự xuất hiện của một phong trào toàn cầu là không thể chối cãi và do đó chúng ta có thể nói về một tiến trình thực sự hướng tới một xã hội nhân bản ở quy mô toàn cầu của tất cả các xã hội mong muốn hướng tới phát triển và văn minh.
Toàn cầu hóa đã gây ra khủng hoảng lạm phát, lương thực và năng lượng
Patricia Adams - Trái với mục đích tốt đẹp được những người theo chủ nghĩa toàn cầu rao giảng, các chính sách của họ đang đẩy thế giới vào hoàn cảnh nguy hiểm. Các chương trình chống biến đổi khí hậu đã dẫn đến khủng hoảng năng lượng; biện pháp phong tỏa chống COVID-19 gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng; việc in tiền ồ ạt tạo ra lạm phát; quyết định kéo dài cuộc chiến Nga - Ukraine;... tất cả đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới.

Giới tinh hoa toàn cầu đã rời Davos vào tuần trước sau khi cố gắng đưa ra giải pháp cho các cuộc khủng hoảng sâu sắc mà thế giới đang phải đối mặt. Trong khi đó, các cuộc khủng hoảng hoàn toàn là do chính họ tạo ra.

Bữa trưa công sở đắt đỏ hơn

(Chinhphu.vn) - Sáng ngày 4/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022, tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, việc triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, ngân sách nhà nước trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Thủ tướng đánh giá: "Tình hình kinh tế-xã hội trên các lĩnh vực đều khởi sắc. Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp tăng trưởng tốt, dịch vụ du lịch khởi sắc nhanh. Đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19...". Như vậy, đời sống nhân dân được tiếp tục được cải thiện, chỉ có một bộ phận như mấy anh chị em trong bài dưới đây là còn khó khăn. Hahaha..., có lẽ là do họ lười lao động hay không biết cách chi tiêu hợp lý ? Tôi thích câu cuối: "Không có gì khó hiểu khi cảm giác chung của người lao động là “như mất cắp” khi ra chợ". Vậy kẻ đã và đang lấy cắp tiền của người lao động là ai ?
Bữa trưa công sở đắt đỏ hơn
Zing 3-6-22 - "Vài tháng trước, tôi ăn trưa với một tô bún 30.000 đồng là đã đủ no. Giờ đây, tôi phải mang theo số tiền gấp đôi như vậy", Bích Phương (sinh năm 1997, quận 7, TP.HCM) nói. "Trước khi nghĩ đến các chi phí giờ trưa ở công sở, tôi đã khá mệt mỏi khi thấy giá thực phẩm tăng chóng mặt. Thịt, rau, trái cây hay chai dầu ăn, tương ớt đều tăng giá. Tôi may mắn vẫn có lương ổn định. Nhưng nếu giá cả cứ tăng mà thu nhập vẫn thế, những nhân viên văn phòng như tôi sớm muộn cũng không thể trụ nổi", cô cho hay.

Bích Phương là một trong rất nhiều nhân viên văn phòng đang đối mặt với mức giá cả leo thang ở hầu hết hạng mục thiết yếu như xăng dầu, đi lại, chi phí giao hàng và thực phẩm.

Nhóm Thứ Sáu

Như đã nhận xét trong bài vừa đăng, tôi ngạc nhiên thời trước và bây giờ, ai cũng thừa nhận lạm phát ở nước ta trong thập niên 1980-1990 rất cao, nhưng Nhóm Thứ Sáu do một số anh em trí thức ở Sài Gòn lập ra năm 1986 lại cho rằng "không có cơ sở nào nói rằng giá hiện nay cao mà phải có biện pháp kéo xuống", ngược lại chính "giá đã xuống đến mức làm tan rã nền kinh tế Việt Nam". Lục tìm trên mạng, tôi thấy bài dưới đây của ông Phan Chánh Dưỡng, người sáng lập và cũng là người lãnh đạo chủ chốt của nhóm. Ông Dưỡng kể lại, ông Huỳnh Bửu Sơn đã dùng phương pháp so sánh mặt bằng giá tại hai thời điểm khác nhau (1986 va 1973) để thấy mặt bằng giá năm 1986 chỉ bằng 1/2 đến 1/4 so với năm 1973. Cách làm của ông Sơn theo tôi rất khôi hài. Một là cơ sở nào để ông chọn năm 1973 và 1986 để so sánh ? Theo bài, ông chọn vì tại hai năm này, tỷ giá VNĐ/USD ngang nhau (Năm 1973 tỷ giá: 1USD # 493 VNĐ. Năm 1986 tỷ giá: 1USD # 455 VNĐ). Không ai chọn thời điểm so sánh dựa trên các tỷ giá bằng nhau. Khi so sánh, bao giờ cũng phải lấy thời điểm nền kinh tế phát triển ổn định nhất làm chuẩn để so sánh, nói theo kinh tế vĩ mô là lúc nền kinh tế cân bằng (cung bằng cầu trên hầu hết các cân đối vĩ mô và các thị trường chính). Năm 1973, hai miền Nam Bắc bị chia cắt, chiến tranh Bắc Nam vẫn đang diễn ra. Năm 1986, tỷ lệ tăng trưởng chỉ 2,8% trong khi tỷ lệ lạm phát tới 410%, thì chắc chắn không phải là lúc nền kinh tế cân bằng. Mặt khác, tỷ giá năm 1986 1USD = 455 VNĐ nhưng thực chất là bằng 4550 VNĐ hoặc cao hơn nhiều vì lúc đó một đơn vị tiền năm 1986 giá trị bằng 10 đơn vị tiền tệ năm 1985 sau đổi tiền, chứ chưa tính tới năm 1973, tức là đâu phải hai tỷ giá bằng nhau như Nhóm quan niệm. Hai là, ông Sơn dùng giá nào để so sánh ? Năm 1973 đất nước chưa thống nhất, hệ thống giá ở hai miền hoàn toàn khác nhau, làm gì có giá chung để so với giá năm 1986. Thêm nữa trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, trong nền kinh tế nước ta tồn tại song trùng hai nền kinh tế kế hoạch và thị trường, tương đối độc lập với nhau, theo hai cơ chế vận hành kinh tế và hai tỷ giá (nhà nước và chợ đen) hoàn toàn khác nhau. Vậy ông Sơn dùng tỷ giá nào ? Ba là giữa năm 1973 và 1986, có 3 cuộc đổi tiền, đổi tiền năm 1976 sau khi đất nước thống nhất, đổi tiền năm 1978 ở miền Nam để triệt tiêu tài sản của tư sản dân tộc và đổi tiền năm 1985 để "chấm dứt thời kỳ “khủng hoảng, rối như canh hẹ” (lời giáo sư Đặng Phong trong Nhật ký thời bao cấp), chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Mỗi lần đổi tiền như vậy, tiền tệ và giá cả được quy định lại theo kiểu hành chính rất lộn xộn và tùy tiện. Đặc biệt cuộc đổi tiền năm 1985 quy định "một đơn vị tiền mới giá trị bằng 10 đơn vị tiền tệ cũ", làm giá cả trở nên vô cùng hỗn loạn, mỗi người quy đổi giá hàng của mình theo một tỷ lệ khác nhau... Bốn là sau khi thu thập thông tin thấy "Xi măng: 1973 là 1.500 đồng/bao và 1986 là 1.600 đồng/bao. Phân Urê: 1973 là 79.160 đồng/tấn và 1986 là 70.000 đồng/tấn. Xăng: 1973 là: 125 đồng/lít và 1986 là 100 đồng/lít", ông Sơn và Nhóm kết luận "Giá nhóm 2 năm 1986 thấp hơn khoảng 2,5 lần giá năm 1973. Giá nhóm 3 năm 1986 thấp hơn khoảng 3 lần giá năm 1973. Giá nhóm 4 năm 1986 thấp hơn khoảng 4 lần giá năm 1973 và Giá nhóm 5 năm 1986 cao hơn khoảng 4 lần giá năm 1973", tức là "giá xuống quá thấp đã làm cho mọi ngành sản xuất đều lỗ, đều ăn vào vốn, cả nền kinh tế đang tan rã". Tôi thật không hiểu. Nếu xét "một đơn vị tiền mới giá trị bằng 10 đơn vị tiền tệ cũ", thì giá tất cả các nhóm hàng hóa trên đều tăng lên gấp 2,5-4 lần chứ đâu phải như Nhóm quan niệm. Năm là, phải khẳng định trước đổi mới VN là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cơ bản tự cung tự cấp nên vai trò, ảnh hưởng của tỷ giá tới nền kinh tế rất thấp. Vì thế tỷ giá không thể là chuẩn để so sánh nền kinh tế tại hai thời điểm 1986 và 1973. Còn có một số nhận xét khác nhưng đã quá dài nên tôi dừng ở đây. Nhận xét cuối cùng là tôi không hiểu 30 cán bộ cấp Bộ, Thứ trưởng, Vụ trưởng của Ủy ban kế hoạch nhà nước lúc đó có ý kiến nhận xét gì về kết quả nghiên cứu này, trong khi Nhóm tự nhận xét là "Nhóm nghiên cứu Cholimex gây được tiếng vang tại Hà Nội". Cá nhân tôi sau này tôi mới nghe nói về Nhóm Thứ Sáu chứ thời đó hoàn toàn không biết tới nhóm này.
Nhóm Thứ Sáu
Phan Chánh Dưỡng - 15 Tháng Tư, 2010 - Sau khi chính sách giá lương tiền được thực hiện, nền kinh tế lâm vào cảnh xáo trộn, giá cả tăng từng ngày, trong khi đó tiền mặt khan hiếm, chính quyền các cấp kêu gào kéo giá xuống. Thành uỷ đề nghị Nhóm nghiên cứu chuyên đề nghiên cứu biện pháp làm cách nào để kéo giá xuống.

Nhóm Thứ Sáu: Vật vã với Giá – Lương - Tiền

Tôi còn nhớ rõ trong buổi họp, khi tôi nêu yêu cầu này của Thành uỷ với anh em thì anh Hồ Xích Tú đặt câu hỏi: "Ta lấy cơ sở nào nói rằng giá hiện nay cao mà phải có biện pháp kéo xuống!".

Thương tiếc Huỳnh Bửu Sơn, một nhân cách lớn

Bác Sơn, thành viên chủ chốt của Nhóm Thứ Sáu, đã ra đi đúng vào ngày thứ sáu; đúng là duyên phận. Tôi có nghe nói về nhóm này, nhưng không biết gì về nó cũng như chưa đọc một báo cáo kinh tế vĩ mô của nhóm này. Theo quan niệm của tôi, các nhà kinh tế miền Nam chủ yếu nghiên cứu về kinh tế vi mô và dạy học, trong khi các nhà kinh tế miền Bắc ưu tiên nghiên cứu kinh tế vĩ mô và xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô lớn phục vụ trực tiếp cho các kế hoạch phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Đọc bài dưới đây tôi rất ngạc nhiên khi thấy đoạn: "Theo anh Huỳnh Bửu Sơn, nhìn từ kinh tế vĩ mô thì giá cả không phải đang tăng, mà ngược lại đã giảm đến độ nền kinh tế đang tan rã, dẫn đến mọi ngành sản xuất đều thua lỗ, không tái tạo được đồng vốn. Quan điểm phản biện này lập tức được soạn thảo kịp thời bằng một đề án và các anh em đại diện cho Nhóm Thứ Sáu được Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt mời ra trình bày trước nhiều bộ trưởng và chuyên gia hàng đầu của chính phủ. Có thể nói, đó là một trong những yếu tố giúp Trung ương có những chính sách mới, chẳng hạn như xóa bỏ “ngăn sông cấm chợ”, hàng hoá được lưu thông xuyên suốt cả nước, cùng với các chính sách tài chính và tín dụng tiền tệ được ban hành, đã đưa nền kinh tế từng bước bình thường trở lại trong những năm kết tiếp. Ngạc nhiên nên tôi tìm đọc các bài khác liên quan, thì thấy nội dung đoạn này cũng được nhắc lại trong 2 bài khác. Và có lẽ cũng chỉ có mấy bài này đưa tin bác Sơn về trời. Tìm hiểu thêm thì được biết đây là những bài do Nhóm Thứ Sáu gửi tới nhờ đăng. Tôi sẽ đăng nhận xét của tôi về đoạn này trong stt tiếp sau. Tôi không biết bác Sơn dù đôi khi có nghe tên bác. Xin cầu chúc bác siêu thoát và an hưởng thái bình, hạnh phúc nơi cực lạc.
Thương tiếc Huỳnh Bửu Sơn, một nhân cách lớn
Thứ sáu, 03/06/2022 LTS: Theo thông tin từ nhóm bạn thân hữu, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng vào lúc 4 giờ 29 phút sáng nay (3.6.2022), hưởng thọ 76 tuổi. Một “tia nắng tà dương” của Nhóm Thứ Sáu vừa vụt tắt.

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn (1946 - 2022). Ảnh tư liệu: Báo Đầu tư

Giá xăng đang ‘còng lưng’ với bao nhiêu loại thuế và phí?

Hoan hô Kinh tế Sài Gòn Online đăng bài này góp phần cung cấp thông tin để người dân hiểu tại sao giá xăng dầu ở VN rất cao mặc dù tiền lương và các chi phí trong kinh doanh xăng dầu ở VN rất thấp so với thế giới. Bài báo cho biết hiện nay, mặc dù thuế bảo vệ môi trường đã giảm từ 4.000 đồng/lít xuống còn 1.000-2.000 đồng/lít, nhưng 4 loại thuế hiện vẫn chiếm khoảng 38% giá xăng dầu. Thuế ở VN khác với trên thế giới là VN đánh thuế chồng lên thuế, làm cho giá cả tăng lên rất cao. Tôi không biết khi đưa ra con số 38% trên, tác giả đã tính việc thuế chồng lên thuế chưa ? Theo một bài do tôi tính toán và đăng trên Blog và FB cá nhân này năm ngoái, thì thuế chiếm tới 45-47% giá xăng dầu. Điều này cũng có nghĩa là giá xăng dầu ở nước ta gần gấp đôi so với giá nhập khẩu từ thị trường thế giới vì mỗi khi doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng nhập khẩu thì cũng phải nộp vào ngân sách 1 đồng cho nhà nước tiêu xài. Tất nhiên, tổng chi phí này người dân phải ‘còng lưng’ gánh theo ngôn ngữ trong bài báo này. Một số bất cập của giá xăng dầu hiện nay là: (i) Về lý, tiền lương cho người lao động và các chi phí vật tư, thiết bị, nhà xưởng... lấy từ nguồn trong nước đều rất thấp so với thế giới, vậy thì tại sao doanh nghiệp lại bán xăng dầu với giá cao như vậy ? (ii) Cơ sở nào để mỗi lít xăng đều được cộng thêm chi phí kinh doanh định mức (950, 1.050, 1.250 đồng/lít tùy loại) và lợi nhuận định mức (300 đồng/lít) cho doanh nghiệp ? (iii) Xăng dầu được sử dụng phổ biến trong toàn nền kinh tế, vậy tại sao phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt ? Đã có thuế bảo vệ môi trường thì thuế tiêu thụ đặc biệt càng trở nên không cần thiết. (iv) Chính phủ đã có chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%. Tại sao nhóm xăng dầu lại không nằm trong mục được giảm thuế này ?...
Giá xăng đang ‘còng lưng’ với bao nhiêu loại thuế và phí?
L.Hoàng - 03/06/2022 (KTSG Online) – Theo thống kê, 4 loại thuế hiện chiếm khoảng 38% giá xăng dầu như thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế bảo vệ môi trường 1.000-2.000 đồng/lít (áp dụng đến ngày 31-12-2022). Bên cạnh đó, các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, quỹ bình ổn… dẫn đến giá xăng dầu trong nước cao.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Làm chính sách hay tập làm văn

Trong bài này, tác giả muốn nhấn mạnh mấy điều: Một là Quốc hội càng độc lập với Chính phủ càng tốt. Nhưng ở VN thì Quốc hội làm sao độc lập với Chính phủ được vì đa số các đại biểu Quốc hội là cán bộ thuộc bộ máy Chính phủ. Nghe đại biểu QH đọc ý kiến về các dự án luật, cảm thấy như họ là thành viên Chính phủ chứ không phải đại diện của dân. Hơn nữa, ở VN không có tam quyền phân lập mà các cơ quan Đảng, Quốc hội và Chính phủ được Đảng lãnh đạo, phân công nhiệm vụ rồi các bên phối hợp công tác chặt chẽ với nhau để cùng nhau thực hiện. Hàng năm các bên đều họp bàn cải tiến cách thức phối hợp công tác với nhau... Như thế độc lập làm sao được. Hai là, thay vì quy hoạch, luật cần đưa ra những quy phạm rõ ràng để người dân, doanh nghiệp dễ thực hiện. ĐBQH nên tập trung làm chính sách thay vì làm quy hoạch; chính sách quan trọng hơn, nó quyết định luật. Chưa thay đổi về chính sách mà sửa luật thì chỉ làm tập làm văn. Qui phạm và dự thảo luật do các cơ quan chuyên môn, giới khoa học và các tổ chức xã hội dân sự nghiên cứu, thiết kế, soạn thảo; Quốc hội chỉ cần cho ý kiến rồi biểu quyết là đủ. Chỉ khi dân làm luật thì luật mới bảo vệ dân, chứ để cơ quan hành pháp làm luật thì họ sẽ làm luật để cai trị dân. Thực tế ở VN là Bộ Chính trị bàn và quyết định chính sách; Quốc hội chỉ là nơi trình diễn; thảo luận chỉ là diễn trò, nhưng do dàn diễn viên diễn quá dở nên mất tác dụng và chỉ gây cười cho khán thính giả mà thôi.
Làm chính sách hay tập làm văn
FB Huy Đức 2-6-2022 - Từ khóa II đến khóa VII, Quốc hội ta cơ cấu đại biểu bao gồm cả người chăn bò và công nhân vệ sinh. Trong những lần trả lời phỏng vấn tôi, anh Hồ Giáo kể, khi cần ông phát biểu, Văn phòng thường chuẩn bị trước rồi đưa giấy cho ông, ông chỉ cần lên đọc. Bởi thế, ngay cả hồi đó mà cũng có mạng xã hội, chưa chắc đại biểu đã có khả năng “mua vui” như mấy ngày qua.

Lỗi không phải chỉ ở từng đại biểu.

Tôi tìm lại Luật Quy hoạch, Luật được nhắc nhiều nhất mấy ngày họp đầu. Hiếm có văn bản luật nào lại được trình bày một cách tăm tối như Luật này. Tôi cố gắng đọc đi đọc lại cả 59 điều mà không thấy rõ, đâu là “quy phạm”, đâu là “chính sách”. Luật Quy Hoạch không phải là cá biệt, nếu không thay đổi tư duy làm luật thì Quốc hội, nơi lẽ ra phải làm chính sách, chỉ có thể làm tập làm văn.

Tình cảnh của lính Ukraine trên chiến tuyến miền đông

Đây là bài viết trên tờ New York Times của Mỹ chứ không phải là thông tin tuyên truyền ủng hộ Nga của Nhà nước VN hay Nga.
Tình cảnh của lính Ukraine trên chiến tuyến miền đông
3/6/2022 - Khi nghe tiếng rít của đạn pháo Nga trên đầu, trung sĩ Vladislav Goncharenko ép mình xuống chiến hào, mảnh pháo "bay như ruồi" ngay phía trên. "Khi những tiếng nổ rất lớn vang lên, bạn chỉ muốn chui sâu hơn xuống dưới đất", Goncharenko kể lại khi ngồi trong một chiếc xe cấp cứu chất đầy thương binh ở miền đông Ukraine. "Những người lính như chúng tôi chỉ muốn trận pháo kích dừng lại".

Một binh sĩ Ukraine bị thương trong trận pháo kích ở thành phố Kramatorsk, tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine tuần này. Ảnh: NY Times.

TPHCM sẽ có thêm 4 thành phố trực thuộc và 1 quận

Bao nhiêu việc quan trọng liên quan đến cuộc sống của người dân và phục hồi, phát triển kinh tế thành phố, nhưng ban lãnh đạo thành phố không lo làm mà lại lo việc nâng các huyện thành thành phố trực thuộc. Tôi rất phản đối việc này.
TPHCM sẽ có thêm 4 thành phố trực thuộc và 1 quận
02/06/2022 TPO - Theo định hướng của UBND TPHCM, các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh sẽ phát triển thành thành phố trực thuộc TPHCM. Riêng huyện Nhà Bè sẽ phát triển thành quận trước năm 2025.

Nhu cầu chuyển đổi và nâng cấp các đơn vị hành chính từ huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc TPHCM ngày càng trở nên cấp thiết.

VUA GIA LONG: TỘI LỚN HƠN CÔNG NHIỀU

Theo tôi, mỗi người có một số phận. Lịch sử đã chọn Nguyễn Ánh và cho Nguyễn Ánh được làm vua xứ An Nam này. Nếu vua Quang Trung không đột ngột qua đời thì liệu Nguyễn Ánh có làm được điều đó? Tôi tin là không. Theo tôi, nhà Tây Sơn thời vua Quang Trung chưa phải hoàn hảo, nhưng về mặt một thể chế chính trị đại diện cho một nhà nước thì nhà Tây Sơn vẫn luôn luôn là thế lực hùng mạnh, đánh Nam dẹp Bắc chỗ nào cũng thắng và được dân ủng hộ. Thậm chí, vua Quang Trung còn đòi nhà Thanh phải trả lại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây cho Việt Nam và nhà Thanh đã đồng ý. Công lao của vua Quang Trung vẫn được nhân dân ghi nhớ, lập đền thờ khắp nơi. Vua Quang Trung mất thì Gia Long Nguyễn Ánh mới có có cơ hội chiếm được thiên hạ nhưng vẫn phải hạ mình thuần phục nhà Thanh và thực dân Pháp. Thực chất Nguyễn Ánh chưa bao giờ thắng Nguyễn Huệ. Gia Long lấy được thiên hạ khi triều Tây Sơn nội bộ lục đục, vua còn non yếu... Vua Gia Long chắc chắn có tội "Cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ", đây là sự thật lịch sử, được chính sử của nhà Nguyễn ghi lại. Thử tìm trên đất Việt Nam có nơi nào thờ Nguyễn Ánh ? Người ta chỉ có thể tôn vinh Nguyễn Ánh nếu cố tình thay đổi lại lịch sử dân tộc Việt Nam.
VUA GIA LONG: TỘI LỚN HƠN CÔNG NHIỀU
ĐỪNG CỐ LẬT SỬ VÀ TẨY TRẮNG CHO VUA GIA LONG VÌ TỘI LỚN HƠN CÔNG NHIỀU!
Thứ nhất, ai đã đưa rước quân Xiêm vào nước ta?
Thứ hai, ai đã mang gạo cho quân Thanh, gián tiếp hỗ trợ cho 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta? Trong khi quân Thanh là ngoại xâm từ xa đến, bên ngoài thì lấy cớ phò Lê, bên trong thì muốn thôn tính nước ta, là một người muốn đúng đầu quốc gia mà lại đi ủng hộ ngoại xâm công khai? Tức là đề cao thù hằn cá nhân lên trên hơn lợi ích dân tộc. Trong Đệ nhất kỷ - Quyển V - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế - Đại Nam thực lục có ghi rõ việc Nguyễn Ánh cử Phan Văn Trọng và Lâm Đề đem 50 vạn cân gạo giúp lương cho quân.

Đề xuất phục hồi tên vua Gia Long cho các đường phố

Đối với những nhân vật còn nhiều tranh cãi như vua Gia Long, tôi đề nghị không nên tôn vinh họ. Tôi không tán thành việc đặt tên vua Gia Long cho các đường phố, công trình công cộng... Trong bài “Nên học sử ta”, Nguyễn Ái Quốc cực lực chỉ trích việc Gia Long ký Hiệp ước Versailles, đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam để đổi lấy sự trợ giúp của quân Pháp. Nguyễn Ái Quốc xem đó là hành vi bán nước: “Trước khi vua Gia Long bán nước cho Tây, nước ta vẫn là nước độc lập. Vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang san gấm vóc tan tác tiêu điều, con Lạc cháu Hồng hóa làm trâu ngựa”.
Thế nên mới có thơ rằng:
“Bảo Đại là cháu Gia Long
Là con Khải Định, là dòng Việt gian
Gia Long cõng rắn cắn gà
Giầy mả ông bà, Bảo Đại rước voi
Ai ơi phải nhớ lấy lời
Đừng cho kẻ hại giống nòi mọc lên”.
Chưa bao giờ người dân gọi vua Gia Long là anh hùng dân tộc. Người dân nước ta chỉ thờ những vị có công đánh đuổi ngoại xâm, trong đó có hoàng đế Quang Trung, người được coi là anh hùng dân tộc Việt Nam.
Đề xuất phục hồi đặt tên vua Gia Long cho các đường phố, công trình công cộng
Trần Hòe Thứ tư, ngày 01/06/2022 Đó là một trong những đề xuất của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử tại tọa đàm khoa học với chủ đề Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long.

Đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử tham dự tọa đàm khoa học Công lao và những dấu ấn tích cực về lịch sử và văn hóa của Hoàng đế Gia Long. Ảnh: B.N.

Nghị trường QH đang biến thành sân khấu hài ?

Nghị trường Quốc hội đang biến thành sân khấu hài ?
FB Lê Việt Đức - Thời công tác trong cơ quan nhà nước, tôi thường xuyên phải theo dõi các hoạt động của Quốc hội, trong đó có việc có mặt tại Hội trường Quốc hội để dự thính và ghi chép, tổng hợp ý kiến của các Đại biểu Quốc hội đối với các mặt công tác của Chính phủ. Có thời tôi được phân công phụ trách mảng Quan hệ với Quốc hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì dự thảo các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và cử tri cả nước.

Tôi nhận thấy chất lượng họp Quốc hội đang càng ngày càng sa sút, nhất là phát biểu của các vị ĐBQH.

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2022

Tái thiết Ukraine: Lấy tiền ở đâu?

Tái thiết Ukraine: Lấy tiền ở đâu?
Baoquocte.vn. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến 35% nền kinh tế Ukraine ngừng hoạt động, ước tính tổng thiệt hại đến lúc này khoảng 600 tỷ USD. Bài toán tái thiết Ukraine đã được bàn tới, nhưng vấn đề quan trọng là tiền ở đâu? Kiev có thể được sử dụng “chiến lợi phẩm” là tài sản đóng băng ở nước ngoài của Nga hay không?

35% nền kinh tế Ukraine đã bất động
“Theo nhiều ước tính khác nhau, chúng ta đã mất từ 30% đến 50% nền kinh tế. Dự báo về mức giảm GDP cũng là 30-50%. Hiện gần 35% nền kinh tế của chúng ta không hoạt động”, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết.

Mỹ và châu Âu bất đồng về việc tịch thu tài sản của Nga...

Tôi không hiểu nếu Mỹ và châu Âu tịch thu tài sản của Nga để tái thiết Ukraine thì Nga có dám tuyên chiến với những tên cướp này không ?
Mỹ và châu Âu bất đồng về việc tịch thu tài sản của Nga để tái thiết Ukraine
02/06/2022, Ý tưởng tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga để tái thiết Ukraine được một số nước châu Âu công khai ủng hộ nhưng lại vấp phải sự phản đối của Mỹ.
Mỹ và châu Âu bất đồng về việc tịch thu tài sản Nga để tái thiết Ukraine. Ảnh: New York Times

Tướng Mỹ dự đoán kịch bản kết thúc xung đột Nga - Ukraine

Tướng Mỹ dự đoán kịch bản kết thúc xung đột Nga - Ukraine
(Dân trí) - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho rằng các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine là một "lựa chọn hợp lý" để chấm dứt cuộc xung đột đang diễn ra.

Xe tăng của lực lượng thân Nga khai hỏa vào mục tiêu của Ukraine (Ảnh: Sputnik).

Lại tới “mùa” khoe giấy khen

Lại tới “mùa” khoe giấy khen
(PLO)- Hãy cho con em mình nhận thức được giá trị thực sự của việc học, rằng giấy khen, điểm số chỉ là vỏ bọc bên ngoài, giá trị năng lực bản thân mới đi cùng các em suốt đời.

Lễ tổng kết năm học kết thúc cũng là lúc mạng xã hội tràn ngập hình ảnh học sinh (HS) cầm giấy khen được các bậc phụ huynh, thầy cô đăng tải để khoe thành tích học tập của con em mình sau một năm học nỗ lực, cố gắng.

Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger

Bài này viết khá hay, nhưng mình không thích vì tác giả dùng trích dẫn ý kiến đánh giá theo cách áp đặt quan điểm của những người khác nhiều quá mà ít đưa ra những phân tích, chứng minh quan điểm của bản thân mình.
Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger
Nguyễn Quang Dy - “Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum). Henry Kissinger là một cây đại thụ trong lịch sử ngoại giao Mỹ suốt năm thập kỷ qua, đã sống gần 100 tuổi nhưng không chịu ngồi yên. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Davos, 23/5/2022), ông đã một lần nữa làm dư luận dậy sóng khi khuyên Ukraine nhượng đất cho Nga để đổi lấy thỏa thuận hòa bình. Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger? Liệu cây đại thụ Kissinger còn minh mẫn hay đã lỗi thời? Phải chăng Kissinger định bắt chước Neville Chamberlain (thủ tướng Anh, 1937-1940) khi “nhân nhượng” Adolf Hitler (9/1938)?

Neville Chamberlain (L) và Adolf Hitler (R) tại Munich, 9/1938. (Associated Press)

Giá cả tăng cao, giới trẻ cắt giảm nhu cầu ăn chơi

Lạ nhỉ, báo nào cũng đăng tít "bão giá", "giá tăng cao", "giá cả leo thang", thậm chí "lạm phát cao". Vậy mà báo cáo của Chính phủ lúc nào cũng "lạm phát trong tầm kiểm soát", "CPI bình quân cả năm 2021 chỉ tăng 1,84%" và "dự kiến năm nay cũng chỉ 4%". Vậy báo chí tung tin thất thiệt làm dân hoang mang phải cắt giảm chi tiêu hay số liệu của Chính phủ sai ? Đọc bài này thấy giới trẻ phải cắt giảm nhu cầu ăn chơi do giá cả tăng cao thì thương quá. Chính phủ nên làm gì đó để các cháu chỉ cắt giảm nhu cầu chơi, vẫn giữ được mức ăn để duy trì được sức khỏe, chứ đi đâu cũng thấy các cháu sinh viên đại học mà người nhỏ xíu như cái kẹo, nom buồn quá.
Giá cả tăng cao, giới trẻ cắt giảm nhu cầu ăn chơi
Giang Linh (23 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) không còn thường xuyên lui tới những quán bar, pub, bia thủ công đều đặn mỗi tuần vì giá cả tăng cao.

Là fan của đồ uống có cồn, trước đây, Linh hay hẹn bạn bè tới những nơi này để nghe nhạc, nhâm nhi ly cocktail yêu thích. “Mình dần thích uống các loại bia, cocktail kể từ khi bắt đầu đi làm. Ngoài hương vị, đây còn là cách giải khuây mỗi khi gặp stress trong công việc, cuộc sống. Với mình, tới bar là được ‘đi chơi đúng nghĩa’ vì không phải mang theo laptop làm việc như khi đến quán cà phê”, nữ nhân viên làm việc trong ngành tài chính giải thích.

Một số kiến nghị về CS cung cầu và giá xăng dầu ở VN

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH CUNG CẦU VÀ GIÁ XĂNG DẦU Ở VN
Lê Việt Đức - Mấy hôm nay, giá xăng dầu tăng vọt đang trở thành một trong những chủ đề tranh luận nóng tại nghị trường Quốc hội. Rõ ràng giá xăng dầu tăng liên tục, phá vỡ hết kỷ lục này tới kỷ lục khác, có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế, ổn định mặt bằng giá chung và là nguồn gốc của nhiều mâu thuẫn kinh tế xã hội. 
Do đó, dựa trên kinh nghiệm của các nước, chúng tôi khuyến nghị Nhà nước, cụ thể là Chính phủ, nên thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế áp lực của tăng giá xăng dầu thế giới lên giá cả trong nước, đặc biệt bằng các biện pháp giảm tiêu thụ xăng dầu. Việc giảm tiêu thụ xăng dầu không những mang lại nhiều lợi ích kinh tế, ổn định xã hội, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và hạn chế việc trái đất đang ngày càng nóng lên nhanh.

"Ép" giá xăng dầu thật thấp, VN có thể sẽ bị kiện

Tôi không tin chuyện "ép giá xăng dầu thật thấp, Việt Nam có thể sẽ bị kiện". Đó là vì thuế chiếm tỷ trọng rất cao trong giá xăng dầu ở VN nên nếu Chính phủ VN giảm thuế để giảm giá xăng dầu thì thế giới không có quyền kiện; nếu kiện, họ sẽ thua.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: "Ép" giá xăng dầu thật thấp, Việt Nam có thể sẽ bị kiện
Huyền Anh 01/06/2022 Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Việt Nam đang là đối tác thương mại của rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, nếu "ép giá đầu vào", các nước có thể kiện chúng ta về chống bán phá giá, chống trợ cấp, thậm chí là thao túng tiền tệ.

Giá xăng dầu tăng lần thứ 5 liên tiếp.
Chiều nay ngày 1/6, giá xăng E5 RON 92 tăng tiếp 600 đồng/lít, xăng khoáng RON 95 tăng 920 đồng/lít, mức tăng lập kỷ lục mới khiến giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp, đạt đỉnh trên 31.500 đồng/lít.

Ba đặc điểm của tâm lý học về kêu gọi một đám đông

Lê Việt Đức - Chiều qua 1/6/2022, Hà Nội lại chìm trong biển nước sau một cơn mưa hết sức bình thường trong các mùa mưa. Đây là hậu quả của sự lãnh đạo thiên tài của những con bò được phân công làm lãnh đạo thủ đô trong khoảng nửa thế kỷ qua. Một thủ đô cũng như một đất nước, khi không có tự do dân chủ, nhất là trong việc bầu người lãnh đạo, thì những vấn đề hệ trọng liên quan đến cuộc sống và số phận của hàng triệu, hàng chục triệu hay hàng trăm triệu người luôn luôn bị bỏ qua. Sống đã gần hết cuộc đời, tôi thấy thủ đô và đất nước chưa bao giờ thảm hại như bây giờ. Vậy mà có những người già hơn tôi nhiều, học hàm học vị cao hơn tôi nhiều,... nhưng vẫn lú lẫn, liên tục ca ngợi chưa bao giờ đất nước tuyệt vời như ngày hôm nay. Bất hạnh cho thủ đô và đất nước là họ lại làm lãnh đạo của chúng ta.
Ba đặc điểm của tâm lý học về kêu gọi một đám đông
“Tại sao số người biểu tình vì những vấn đề hệ trọng của dân tộc lại không bằng một trận thể thao”? Để hiểu hơn về hiện tượng này chúng ta cần phải hiểu về bản chất tâm lý học đám đông. 
Tôi từng xem một video khá ấn tượng trên mạng xã hội. Một nhóm các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm tại một siêu thị. Ban đầu, họ gồm 5 người nắm tay nhau thành vòng tròn, hò hét inh ỏi và kêu gọi mọi người tham gia. Ban đầu tưởng như không ai chư ý đến nhóm “hooligan” này. Nhưng chỉ vài phút sau có vài người đến nắm tay họ xếp thành vòng tròn. Dần dần, vòng tròn đó ngày càng rộng hơn và càng nhiều người tham gia hơn dù không ai rõ mục đích thực sự của đám đông này.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

Nhìn lại để đi tới và phát triển

Nhìn lại để đi tới và phát triển
TÔN PHƯƠNG LAN - 1. Trong một bài viết gần đây, tôi đồng tình với quan điểm của nhiều người, rằng thế hệ cầm bút chúng ta là những người làm nên lịch sử văn học giai đoạn vừa qua, nhưng phán xét nó như thế nào trong tương lai là không còn tùy thuộc vào ý muốn của mình bởi một tác phẩm văn học khi ra đời có sức sống riêng và sức sống đó lâu bền đến đâu là tùy thuộc vào cảm thụ của người đọc chứ không còn là vào ý muốn của người viết. 

Nói thế là để nhớ lại cái thời chúng tôi còn trẻ, văn chương là mặt trận tư tưởng, bao nhiêu nhà văn khi cầm bút ý thức mình đang cầm vũ khí để bảo vệ Tổ quốc nên văn chương trong thời điểm ấy đến với người đọc và được biến thành lực lượng vật chất. 

Sau này đọc lại nhật kí, hồi kí của Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, cũng như của Ngô Thảo trong Dĩ vãng phía trước ghi lại những buổi trà dư tửu hậu ở cơ quan Tạp chí Văn nghệ quân đội thời sơ tán chống Mĩ..., tôi càng thấm thía hơn hai chữ hi sinh. Hi sinh ở đây cần hiểu không chỉ là hi sinh tính mạng, tuổi trẻ, mà còn là hi sinh nghệ thuật (“Sống đã rồi hãy viết” - Nam Cao); là hi sinh khi ở một trình độ khác nhưng để phục vụ quần chúng công - nông - binh phần nhiều mới qua bình dân học vụ, nhà văn đã chọn hình thức sáng tác phù hợp để văn nghệ dễ đi vào đời sống cách mạng và kháng chiến lúc bấy giờ…

'Chi phí làm cao tốc ở miền Tây gấp 1,5 lần nơi khác'

'Chi phí làm cao tốc ở miền Tây gấp 1,5 lần nơi khác'
31/5/2022, Suất đầu tư ở Đồng bằng sông Cửu Long gấp 1,3-1,5 lần nơi khác khiến khu vực này mới chỉ có 91 km cao tốc, chiếm 7% cả nước, theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải. Thông tin được Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm nói tại hội thảo Xóa trắng cao tốc - phát huy lợi thế Đồng bằng sông Cửu Long, sáng 31/5. Chi phí đầu tư cao là khó khăn khiến số lượng công trình giao thông, xây dựng ở khu vực chưa nhiều, việc kêu gọi nhà đầu tư cũng bị hạn chế...

Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm nói tại hội thảo, sáng 31/5. Ảnh: Gia Minh

Khủng hoảng NL đang đẩy lạm phát ở Mỹ và EU lên mức kỷ lục

Khủng hoảng năng lượng đang đẩy lạm phát ở  Mỹ và EU lên mức kỷ lục
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay “lớn hơn nhiều” và có thể tồn tại lâu hơn so với các cú sốc dầu của những năm 1970. Tuyên bố đưa ra ngay sau khi EU đạt được thoả thuận cấm 90% nhập khẩu dầu [từ sản phẩm thô tới các sản phẩm tinh] từ Nga trong ngày 31/5/2022 vừa qua.

Trong những năm 1970, cú sốc dầu kép khiến lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát ở Hoa Kỳ.

Giám đốc điều hành IEA, ông Fatih Birol cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Der Spiegel của Đức: “Hồi đó [thập kỷ 70], chỉ là cú sốc về [giá] dầu". “Bây giờ chúng ta có một cuộc khủng hoảng dầu mỏ, một cuộc khủng hoảng khí đốt và một cuộc khủng hoảng năng lượng điện đồng thời [xảy ra]”.

Sốc năng lượng đã tồi tệ hơn cả thập kỷ 1970

Sốc năng lượng đã tồi tệ hơn cả thập kỷ 70 của thế kỷ trước
Lạm phát Châu Âu (so cùng kỳ) không chỉ thiết lập kỷ lục mới mà còn cao hơn nhiều so với mức dự báo của thị trường. Sau thoả thuận cấm nhập khẩu dầu từ Moscow, bóng ma khủng hoảng năng lượng và lạm phát đang đè nặng lên lục địa già.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Khu vực đồng Euro đã tăng lên 8,1% vào tháng 5/2022, mức cao kỷ lục mới, từ mức 7,4% trong hai tháng trước đó và cao hơn nhiều so với dự báo của thị trường là 7,7%.

Ước tính sơ bộ cho thấy giá năng lượng tiếp tục đóng góp lớn nhất vào lạm phát cũng đồng thời ghi nhận mức tăng lớn nhất (39,2% so với 37,5% trong tháng 4). Bên cạnh giá năng lượng, xuất hiện mức tăng giá trên diện rộng, bao gồm thực phẩm, rượu và thuốc lá (7,5% so với 6,3%), hàng công nghiệp phi năng lượng (4,2 % so với 3,8%) và dịch vụ (3,5% so với 3,3%).

Không ngờ Bộ trưởng Tài chính Mỹ lại dốt thế !!!

Không ngờ Bộ trưởng Tài chính Mỹ lại dốt thế !!!
Sau nhiều lần khẳng định lạm phát chỉ là tạm thời, thậm chí gói chi tiêu 1,75 nghìn tỷ USD của tổng thống Joe Biden đang làm giảm lạm phát ở Mỹ, bà Janet Yellen - Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ - đã thừa nhận có sai lầm trong nhận định về lạm phát. Dù vậy, bà Yellen vẫn kiên trì theo đuổi lý thuyết kinh tế chưa từng có: chi tiêu khủng từ chính phủ để bù giá giúp giảm lạm phát! Đổ lỗi lạm phát cho Nga và Trung Quốc trong khi lờ đi các vấn đề nội tại của Mỹ...

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết hôm thứ Ba (31/5) rằng bà đã sai trong quá khứ về cách thức lạm phát sẽ xảy ra, nhưng cho biết việc kiềm chế tăng giá là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Joe Biden và ông ủng hộ các hành động của Cục Dự trữ Liên bang để đạt được mục tiêu này, theo Reuters.

Hãy tỏ lòng biết ơn ngay khi có cơ hội

Hãy tỏ lòng biết ơn ngay khi có cơ hội
Roger Bogenschutz - Những người có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn, lúc còn nhỏ hay khi đã trưởng thành, hãy cho người đó biết những suy nghĩ của bạn về họ, trước khi thời gian trôi qua và họ không còn nữa. Một cơ hội bị bỏ lỡ sẽ ám ảnh bạn trong suốt quãng đời còn lại.

Trong suốt cuộc đời mình, tôi đã quan sát những người mà tôi cho rằng họ là người tốt bụng, hiền lành, luôn mỉm cười và không bao giờ phàn nàn, phán xét những gì họ thấy được trong cuộc sống. Tôi thường nghĩ thật tuyệt vời khi sống cuộc sống của một người tận hưởng những điều chúng ta thấy hoặc những người chúng ta gặp gỡ, và không để những điều tiêu cực ảnh hưởng đến cách nhìn, suy nghĩ của chúng ta về cuộc sống.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

5 thức và thở bụng trong bài tập "Suối nguồn tươi trẻ"

5 thức và thở bụng trong bài tập "Suối nguồn tươi trẻ"
“Suối nguồn tươi trẻ” là một bài tập yoga đơn giản nhưng có hiệu quả rất tích cực với sức khỏe nên hiện nay đang được rất nhiều người tìm kiếm và tập theo. 


“Suối nguồn tươi trẻ” là một hình thức yoga có nguồn gốc từ Tây Tạng, được cho là đã xuất hiện từ hơn 2.500 năm trước. Các bài tập này được phổ biến bởi Peter Kelder thông qua cuốn sách “Con Mắt Khải Huyền”, được viết vào năm 1939. Trong cuốn sách, “Suối nguồn tươi trẻ” được coi như một bí quyết màu nhiệm đơn giản, giúp cải thiện sức khỏe và sắc đẹp chỉ với 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

Theo Kelder, loạt bài tập này được sử dụng bởi các tu sĩ Tây Tạng để duy trì năng lượng tích cực và có một cơ thể khỏe mạnh. Ông đã mô tả rằng nó sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm cân, tăng cường trí nhớ, cải thiện thể lực, tăng cường cảm giác khỏe mạnh, thậm chí giảm tốc độ của quá trình lão hóa. Chính vì lý do đó, bài tập này mới được đặt tên là “Suối nguồn tươi trẻ”.

Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết bài tập “Suối nguồn tươi trẻ” gồm 5 thức cực kỳ đơn giản cho bạn có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi.

Cấm vận dầu, Nga thiệt đơn, EU thiệt kép

Cấm vận dầu, Nga thiệt đơn, EU thiệt kép
Một số nhà phân tích cho rằng, lệnh cấm mới của EU sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga nhưng có thể không gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước này. Trái lại, một số nước châu Âu sẽ rất dễ bị tổn thương khi mất khả năng tiếp cận nguồn cung dầu của Nga. Các nước EU khác ít phụ thuộc hơn vào dầu của Nga, nhưng giá dầu tăng cao là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở châu Âu.

Phản ứng trước động thái của EU, Đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Vienna Mikhail Ulyanov tuyên bố: Nga sẽ tìm đến những khách hàng khác, sau khi vào ngày 30/5 đã được các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu nhất trí áp đặt lệnh cấm vận đối với hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào khối này như một phần của các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

Thái Lan đề nghị Việt Nam cùng nhau tăng giá gạo

Thái Lan đề nghị Việt Nam cùng nhau tăng giá gạo
Theo như được Bloomberg trích lời của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha, yêu cầu về một động thái được cho là đe dọa nâng giá lương thực của người tiêu dùng trên toàn thế giới, sau khi Thái Lan và Việt Nam nên cùng nhau tăng giá gạo để tăng quyền thương lượng của họ trên thị trường toàn cầu.

Người phát ngôn của Thủ tướng Thái Lan, Thanakorn Wangboonkongchana, cho hay một bước đi như vậy sẽ mang lại lợi ích cho hàng triệu nông dân trồng lúa ở hai quốc gia đang phải vật lộn với chi phí tăng cao trong khi giá ngũ cốc vẫn ở mức thấp.

Chính phủ Thái Lan cho hay họ đã lên kế hoạch với Việt Nam để thực hiện chiến lược này. Trong khi phía chính phủ Việt Nam chưa khẳng định việc đã bàn thảo với Thái Lan một kế hoạch như vậy, theo Bangkok Post hôm 30/5.

Sợ Nga, Mỹ từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Hehe, Mỹ không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine là phải. Ủng hộ Ukraine nhưng Mỹ và phương Tây cũng cần phải cảnh giác trước phản ứng của gấu Nga đối với chiến lược hiện tại của mình. Nếu Nga cảm thấy bị khiêu khích quá nhiều và cho rằng phương Tây có thể can thiệp quân sự vào cuộc xung đột, hoặc coi trừng phạt là một phần của chính sách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ, thì sẽ có nguy cơ Nga tấn công ngược lại vào chính lãnh thổ Mỹ và phương Tây. Để tránh kịch bản đầy ác mộng này, Mỹ và các đồng minh sẽ đến lúc phải tìm cách đàm phán trực tiếp với Nga, bắt đầu bằng việc thông báo trực tiếp cho Nga rằng mình không có kế hoạch đáp trả quân sự, và các biện pháp trừng phạt hiện nay chỉ là phản ứng đối các hoạt động quân sự của Nga chứ không phải để chống lại chính quyền Moscow. Tiếp đó Mỹ và phương Tây phải công khai đưa ra các điều kiện dỡ bỏ trừng phạt nếu Nga đồng ý dừng chiến dịch quân sự đặc biệt. Mà những điều kiện này phải vừa ý Nga thì Nga mới chấp nhận vì Nga không phải là Việt Nam. Đổi lại, Mỹ và phương Tây cũng phải cam đoan sẽ không bao giờ cho Ukraine vào NATO và nếu Ukraine gia nhập EU thì EU cũng sẽ không bao giờ đóng quân trên lãnh thổ Ukraine... Tấn công Ukraine quả là một nước cờ cao của Putin và dùng Ukraine chống phá Nga quả là nước cờ ngu xuẩn của Biden.
Sợ Nga, Mỹ thẳng thừng từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine
Phản ứng bất ngờ của Ukraine khi Mỹ thẳng thừng từ chối cung cấp tên lửa có thể tấn công Nga. Ông Alexey Arestovich- Trợ lý của Tổng thống Ukraine đã đe dọa Mỹ bằng một "cơn giận dữ" về việc không cung cấp hệ thống pháo tên lửa tầm xa có thể tấn công Nga.

Hệ thống tên lửa phóng nhiều lần M270 (MLRS). Ảnh lockheedmartin

Một phụ tá của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, Kiev sẽ sử dụng đến các "cơn thịnh nộ", nếu Mỹ không cung cấp nhiều bệ phóng tên lửa để chống lại Nga. Phát ngôn của ông Alexey Arestovich đưa ra ngay sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không gửi đến Ukraine các tên lửa tầm xa có thể tấn công Nga.

Nga kiểm soát phần lớn thành phố chiến lược Severodonetsk

Thắng lợi vang dội đang dần dần đến với nước Nga. Zelensky lại ước ao được gặp ông Putin, nhưng tôi tin chắc Putin chẳng có lý do gì để gặp Zelensky trong bối cảnh đang đà chiến thắng hiện nay. Chúc mừng nước Nga.
Nga kiểm soát phần lớn thành phố chiến lược Severodonetsk; Zelensky lại ước ao được gặp ông Putin
Serhiy Haidai, thống đốc Luhansk cho biết "Tình hình vô cùng phức tạp - một phần của Sievierodonetsk do người Nga kiểm soát, chúng tôi không thể di chuyển tự do qua thành phố".

Nga kiểm soát phần lớn thành phố chiến lược Severodonetsk. Trận chiến ở phía đông Ukraine: Các lực lượng Nga đang "tập trung vào việc thiết lập quyền kiểm soát đối với thành phố Severodonetsk", Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong bản cập nhật ngày 31/5 khi giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn trong khu vực.

Ukraine vẫn đang kiểm soát một số khu vực của thành phố Sievierodonetsk nhưng việc sơ tán dân thường hiện không thể thực hiện được, người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết. Người Nga hiện kiểm soát "khoảng một nửa" theo các báo cáo trên truyền hình quốc gia Ukraine.

Khâm phục Tổ Truyền thông BOT Bờ Đậu

Khâm phục Tổ Truyền thông BOT Bờ Đậu
2000 ngày đêm đấu tranh vì quyền tự do lưu thông trên Quốc lộ 3 - Khâm phục Tổ Truyền thông BOT Bờ Đậu.
Hoan hô Tổ Truyền Thông BOT Bờ Đậu và VTC14 đã đưa tin phân tích làm rõ những sai phạm của BOT Bẩn Bờ Đậu để nhân dân cả nước nhận thức rõ những sai trái, bất hợp pháp và hậu quả đau lòng của cái BOT trái phép này.
BOT Bẩn Bờ Đậu tồn tại đã hơn 5 năm trên tuyến quốc lộ 3 lịch sử dẫn tới nhiều di tích cách mạng nổi tiếng của Đảng và Nhân dân. Mặc dù nó chưa vận hành bất kỳ ngày nào và chưa thu được bất kỳ đồng phí nào của người dân vì bị người dân đồng tâm phản đối, nhưng người ta vẫn không chịu dỡ bỏ. Hàng chục vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra ở đây vì BOT Bẩn này nằm ở khúc cua khuất tầm nhìn.

Toàn cầu hóa đang dần thay đổi?

Toàn cầu hóa đang dần thay đổi?
Lê Thiên Hương 30/05/2022 (KTSG) – Sau một số chính sách “nước Mỹ trên hết” phản toàn cầu hóa của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, thì đại dịch Covid-19 và tiếp theo là cuộc chiến Nga – Ukraine đã và đang làm thay đổi bộ mặt của toàn cầu hóa.

Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 1995 phản ánh chính xác mong muốn của nhiều quốc gia sau thời chiến tranh lạnh: xây dựng một thế giới trao đổi thương mại tự do, không rào cản hay phân biệt đối xử.

TỪ VỤ KITTEST VIỆT Á, SOI VÀO GỐC VẤN ĐỀ

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là vậy. Mọi ngành nghề đều thối nát vì hám danh lợi... Mọi ngành nghề đều có Việt Á; chỉ có điều chúng đã lộ hay chưa lộ thôi. Nhưng có một lĩnh vực đặc thù vẫn được nâng cấp; đó là nhà tù. Ngày trước ở tù chỉ toàn những kẻ thiếu học, thất nghiệp. Ngày nay ở tù toàn những giáo sư tiến sỹ hay thiếu tướng trung tướng, thậm chí có cả thượng tướng. Nguyên nhân rất đơn giản: "Cần nhìn thẳng vào sự thật ở xứ này. Khi cái gì không thể làm được bằng năng lực đều có thể mua được bằng tiền".
TỪ VỤ KITTEST VIỆT Á, SOI VÀO GỐC VẤN ĐỀ
Fb Long Chu Mộng - Khi Bộ Công an khởi tố vụ án Kittest Việt Á, tôi chỉ hình dung, nhiều lắm thì tóm vài nhân vật điển hình. Nay vụ án lan rộng đến hầu hết các tỉnh thành. Cứ đà này, không chừng phải có nhà tù riêng cho vụ án?

Nhiều người hả hê, riêng cá nhân tôi thật sự đau buồn. Không phải cái đau buồn do "tính nhân văn" hay sự đau xót cho nhiều "tinh hoa" bị nướng trong lò. Tôi đau buồn vì có truy quét hết 64 tỉnh thành liên quan đến Việt Á cũng chưa phải là nhổ tận gốc cái mầm cặn bã trong tinh thần của những kẻ đã quen "ăn không chừa thứ gì", theo lời bà Phó chủ tịch Doan.

Hỏi để học, mong các bạn bên Học viện KHXH giải đáp

Hỏi để học, mong các bạn bên Học viện KHXH giải đáp
FB 
Chu Mộng Long - Trong số bạn trí thức của tôi, có nhiều người đang là giáo sư, tiến sỹ tại Học viện khoa học xã hội. Đáng yêu nhất là trên trang họ, họ khoe sách, khoe công trình, khoe hội thảo... khoe đủ thứ để làm rạng danh dòng họ và rạng danh cơ quan. Xem khoảng chục bạn như vậy, đủ thấy nước Việt ta đang là cường quốc khoa học, đứng trên Pháp, Mỹ, Úc một cái đầu.

Tôi lại thật sự khâm phục khi Thanh tra chính phủ công khai cái cơ quan đầu não này đào tạo ra hàng ngàn tiến sĩ trong thời gian ngắn. Và chỉ có thể tin mà không hiểu được, trong một ngày, chỉ cần một đến hai hội đồng mà họ nghiệm thu được khoảng vài mươi đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước.

Nga sẽ sớm kết liễu Donbass theo kế hoạch

Nga sẽ sớm kết liễu Donbass theo kế hoạch
1) Tổng thống Zelenskyy: Donbas sẽ sớm gục ngã trước cuộc tấn công 'khắc nghiệt' của người Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết, khu vực Donbas thuộc miền Đông Ukraine có thể sẽ sớm rơi vào tay các lực lượng Nga. Đây được coi là đánh giá 'khó khăn' nhất của ông.

Trong một bài phát biểu trên video vào cuối tuần qua, ông Zelenskyy cho biết điều kiện ở Donbas đã trở nên “khó khăn không thể diễn tả được” và cho rằng khu vực này có thể sẽ rơi vào tay Nga. Kể từ cuộc cách mạng màu (color revolution) nổ ra năm 2014 ở Kyiv, các lực lượng thân Nga đã kiểm soát các khu vực của Donestk và Lugans. Đồng thời, các cuộc giao tranh lẻ tẻ đã nổ ra trong nhiều năm.

Chuyện bố, mẹ và con trai

Chuyện bố, mẹ và con trai

1) Lần đầu tiên tham gia cuộc họp phụ huynh

Lần đầu tiên mẹ tham dự buổi họp phụ huynh là khi con học lớp 3. Mẹ vội vàng từ chợ đầu mối hải sản, đi họp với quần áo lấm lem, tanh mùi cá, tôm, cua. Mặc dù mẹ đã đạp xe rất nhanh, mình đầy mồ hôi, nhưng vẫn đến muộn.

Mẹ bước đến chỗ ngồi bên con, đối mặt với đôi mắt hơi mỉa mai và xa lánh của các phụ huynh, khiến trong lòng mẹ đầy nỗi xấu hổ và áy náy. Con ngẩng khuôn mặt nhỏ của con lên, lau mồ hôi trên trán mẹ, rồi đưa mẹ chai nước và nói: "Mẹ uống nước đi".

Trong tích tắc, sự quan tâm và không chút xem thường của con đã khiến biết bao phụ huynh phải trầm trồ thán phục hai mẹ con chúng ta.

Nhà tiên tri Nhật báo trước Thế chiến thứ 1, 2 và 3

Nhà tiên tri Nhật báo trước Thế chiến thứ 1, 2 và 3
Nhà tiên tri người Nhật Bản Onisaburo Deguchi từng dự đoán chính xác Thế chiến II. Ông còn cảnh báo Thiên hoàng rằng, trong tương lai không xa, Trái đất sẽ xảy ra nhiều thảm họa như động đất, núi lửa phun trào, Thế chiến III. Thậm chí còn nói rằng sau một sự kiện, Tokyo sẽ có “mưa lửa”; 
thế giới sẽ chỉ còn lại 3% dân số.

1) Dự đoán về trận động đất Kobe năm 1995

Nhật Bản là một đất nước được tạo thành từ những hòn đảo, chủ yếu bao gồm 4 hòn đảo lớn và 6.847 hòn đảo nhỏ. Do nằm ở vị trí giao nhau của nhiều mảng lục địa và đại dương nên từ xưa tới nay nơi đây thường xuyên xảy ra động đất.

Theo lý mà nói, một nơi như vậy sẽ không có lợi cho nền văn minh phát triển. Tuy nhiên, Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia hiện đại hàng đầu thế giới nhờ sự đồng tâm đáng kinh ngạc của toàn dân tộc. Nhật Bản không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà còn liên tục đầu tư kinh phí để nghiên cứu khoa học động đất, nhằm ngăn chặn trước các rủi ro do nằm trên đới đứt gãy.

Bộ trưởng hay Chăn bò ?

Bộ trưởng hay Chăn bò ?
Chiều hôm qua khoảng 15h30 - 16h, mình đi xe buýt từ Hà Đông về nhà riêng ở khu đô thị Đoàn ngoại giao phường Xuân Tảo Hà Nội. Trời mưa to nhưng mình cảm thấy lượng mưa cũng bình thường như những lần mưa to khác.
Vậy mà đi đến đường Tố Hữu đã thấy nước ngập 40-50 cm. Xe máy và ô tô chết máy hàng loạt. May xe mình là buýt có gầm và máy cực cao nên vẫn di chuyển được, dù phải luồn lách rất vất vả qua đám ô tô và xe máy đỗ phía trước.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

Nước Mỹ đang nguy to với tên "Đần Độn"

Nước Mỹ đang nguy to với tên "Đần Độn"
Minh Ngọc - Ngày 25/5, một số chuyên gia cảnh báo trong một chương trình đặc biệt của “Just the News – Not Noise” rằng, mối đe dọa lớn nhất mà người Mỹ phải đối mặt hiện nay là Trung Quốc, tuy nhiên các chính sách của Tổng thống Joe Biden lại đang khuyến khích Bắc Kinh ngày càng lấn tới.

Sau khi Biden nhậm chức, chính quyền của ông đã ngừng “chú ý đến Trung Quốc”, Dân biểu Cộng hòa Greg Steube (tiểu bang Florida) của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện nhận xét. Ông giải thích, Biden hiện đang “khuyến khích” Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “tiếp tục hành vi xấu xa của họ”.

Theo ông Steube, chính quyền Trump đã thiết lập chính sách thương mại cứng rắn đối với Trung Quốc và coi ĐCSTQ là “mối đe dọa số một đối với sự an toàn và an ninh của người dân Mỹ”. Ông cũng lưu ý, TT Biden đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận của Mỹ đối với Bắc Kinh.

Lính Ukraine đua nhau tháo chạy tại mặt trận Donbass

Đọc bài này càng hiểu rõ Mỹ và Ukraine đang hết hơi trong cuộc chiến với Nga như thế nào. Lính Ukraine đạn không có, thiết bị liên lạc vô tuyến với tuyến sau cũng không, mỗi người chỉ được ăn một củ khoai tây cầm cự qua ngày; phải ẩn nấp cả ngày trong các chiến hào trong rừng, hoặc dưới các tầng hầm của những ngôi nhà bỏ hoang, không có gì ăn ngoài nước uống và hàng tháng không được tắm. Cha mẹ ơi, liệu có nên tiếp tục nghe theo hai ông tổng thống mê chiến tranh này không nhỉ ? Chắc chắn là đua nhau bỏ chạy rồi.
Lính Ukraine đua nhau buông súng tháo chạy tại mặt trận Donbass
Ngày càng xuất hiện tin tức binh sĩ Ukraine lựa chọn từ chối tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, buông súng đầu hàng hoặc rời bỏ hàng ngũ khi lực lượng Nga đang áp đảo lực lượng Ukraine tại chiến trường rộng lớn ở Donbass.

1) Kháng cự trong tuyệt vọng

Trong những gần đây, các khu vực xung quanh hai thành phố Severodonetsk và Lysychansk, bên kia sông Siverskiy Donets đang bị lực lượng Nga pháo kích dữ dội.

ĐỒNG CHÉN

Đa phần người dân VN tin là có một Thế giới Tâm linh (cõi âm) thật, chỉ là âm dương luôn cách biệt, người cõi âm không thể quay lại dương gian. Có rất nhiều hiện tượng chứng tỏ điều đó; chỉ có điều chúng ta chưa có phương tiện để kiểm chứng một cách khoa học. Tôi thì nghi ngờ không tin. Nếu có cõi âm thật và người âm vẫn có thể tiếp xúc với người dương bằng nhiều cách như chúng ta đã biết, thì tức là có vòng luân hồi, chuyển kiếp theo đúng phật giáo dạy. Từ đây suy ra trước kiếp người của mỗi chúng ta, chúng ta đều có một kiếp trước đó. Vậy tại sao chúng ta lại không bao giờ tiếp xúc được với những ông bà, bố mẹ, con cái... của chúng ta ở kiếp trước mặc dù ông bà, bố mẹ, con cái... của chúng ta ở kiếp này vẫn trở lại tiếp xúc với chúng ta ? Tôi chưa từng thấy ai kể về việc này. Có một dạo phong trào ngoại cảm nở rộ ở VN, nhất là sau bài viết của nguyên Phó thủ tướng Trần Phương về chuyện tìm mộ em gái bằng ngoại cảm. Khắp nơi đi tìm mộ bằng ngoại cảm... Nhưng sau đó trò kiếm tiền này đã bị vạch trần là giả dối. Đặc biệt từ khi kỹ thuật kiểm tra quan hệ huyết thống bằng thử ADN xuất hiện thì nó hoàn toàn bị xóa sổ. Trước khi bác Trần Phương viết bài trên, tôi rất kính trọng bác, nhưng từ sau khi đọc được bài tuyên truyền mê tín dị đoan này của bác, tôi không còn coi bác là nhà khoa học nữa. Bài dưới đây của TS Lê Thành Kiên, con trai trưởng của nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn, đăng trên trang FB của anh, có tới 148 bình luận và gần như 100% tin Thế giới Tâm linh là có thật. Thế này chẳng trách người dân VN chẳng muốn làm gì, chỉ thích thờ cúng rồi ngồi chờ bổng lộc rơi vào mình. Tôi thì không tin nên ngày đêm lao động vì tin rằng chỉ có lao động mới mang lại bổng lộc cho mình. Tôi đi chùa để vãn cảnh chứ không bao giờ cầu xin; nếu có cầu thì chỉ cầu cho vui, đại loại như cầu các cụ hiển linh chặt hết đầu lũ quan tham, cầu mong cho đất nước quay trở lại con đường phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại... Tôi vẫn thờ cúng bố mẹ, nhưng chỉ để tưởng nhớ công đức của bố mẹ và nhớ lại những năm tháng hạnh phúc được sống cùng bố mẹ. Tôi không thờ ông bà vì mỗi thế hệ chỉ có trách nhiệm với thế hệ sinh ra mình và thế hệ do mình sinh ra.
ĐỒNG CHÉN
Fb KT Le (con trai Tổng bí thư Lê Duẩn)
Lúc trước, tôi cứ mơ hồ về một thế giới “ bên kia”, có hay không có, nếu có thì sẽ là thế nào, có khác nhiều với “ bên này”không?

Thế rồi một lần tham gia vào trò chơi gọi “ đồng chén “ và tôi hiểu được nhiều điều.
“ Đồng chén “ là để một tờ giấy kẻ bảng chữ cái, có hai ô “ có “ và “ không “ cho hồn dễ trả lời, thắp hương khấn gọi hồn người mình muốn nói chuyện, hai người cùng đặt tay vào một chiếc chén, hay đồng xu cũng được, và hồn sẽ giao tiếp bằng cách cho chén ( đồng xu ) chạy qua các chữ trên bảng.

Chính sách cấp tiến đã đẩy người Mỹ vào thảm cảnh

Trong bài này, tác giả phê phán chính quyền Biden đang âm thầm "làm suy yếu quyền sở hữu tư nhân, trao cho chính quyền liên bang quyền chỉ đạo việc sản xuất, và điều phối việc phân phối của cải"; đặc biệt đang học tập phát xít Đức cho phép các doanh nghiệp vẫn thuộc sở hữu tư nhân, nhưng chính quyền sẽ yêu cầu họ phải sản xuất cái gì. Thứ hai, tác giả cũng phê phán chính sách phong tỏa để chống Covid của Mỹ hoàn toàn sai lầm (VN thực tế phong tỏa còn ghê rợn hơn Mỹ), dẫn tới "Kết quả chống dịch thật tồi tệ". Thứ ba, "giá xăng dầu tăng vọt là kết quả đau lòng của việc chính quyền Biden nhiệt tình theo đuổi chương trình nghị sự chống lại nhiên liệu hóa thạch và làm giảm nguồn cung. Sự can thiệp sâu rộng của chính quyền vào hoạt động kinh doanh điện ở California đã dẫn đến tình trạng hạn chế dùng điện định kỳ và việc mất điện gần như đã trở thành thông lệ. Thật là một điều đáng kinh ngạc. Vào những năm 1950, tình trạng mất điện hầu như không được biết đến ở Mỹ". 
Chính sách cấp tiến 2 năm qua đã đẩy người dân Mỹ vào thảm cảnh
Mark Hendrickson • Hai năm đại dịch vừa qua cũng là thời gian người dân Mỹ có cơ hội nhìn ra hậu quả của chính sách cấp tiến tại Mỹ. Sự gia tăng can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế khiến người dân phải chịu đựng những biện pháp chống dịch cực đoan, các chính sách giải cứu kinh tế không hiệu quả, tình trạng khan hiếm các mặt hàng cơ bản và mức lạm phát kỷ lục trong 40 năm.

Các chính sách cấp tiến tại Mỹ đang gia tăng sự can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế. Trên tờ The Epoch Times, tác giả Mark Hendrickson, một chuyên gia kinh tế Mỹ, đã có bài phân tích về những hậu quả của việc gia tăng can thiệp như vậy.

Tổng thống Biden sẽ phải kết thúc cuộc chiến này ?

Bài này hay. Có mấy ý chính tôi thích: (i) 75% người dân Mỹ lo Mỹ sẽ hết hơi trong cuộc chiến Nga - Ukraine, và sớm muộn Tổng thống Biden sẽ phải kết thúc cuộc chiến này trong xấu hổ và nhục nhã giống như một số cuộc chiến khác của Mỹ; (ii) Châu Á mới là nơi có mối đe dọa thực sự với Mỹ và thế giới; Mỹ cần dành sức đấu với TQ. (iii) Tác giả chỉ rõ Mỹ muốn "tiêu diệt quân đội Nga và tiến hành lật đổ chế độ ở nước này", đây chính là điều tôi thường viết và một số bạn FB không tin. (iv) "Cái giá phải trả trên chiến trường rất đắt" đối với Mỹ nếu liên minh Mỹ - NATO - Ukraine thua Nga. (v) Nga chắc chắn sẽ chiến thắng dù phải trả giá đắt; "hiện nay, toàn bộ bờ biển dọc phía đông của Ukraine đang nằm trong tay Nga, bao gồm cả cảng trọng yếu Mariupol. Và các lực lượng Nga đã sẵn sàng để chiếm thêm lãnh thổ Ukraine sau khi kết thúc giai đoạn 1 (kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass)". Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) gần đây cũng thừa nhận ngay cả khi có sự hỗ trợ đắc lực từ Mỹ và NATO, tất cả những gì Ukraine có thể hy vọng là một kết quả hoà trong cuộc chiến với Nga. Chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cũng vừa thừa nhận chiến tranh chỉ có thể được giải quyết thông qua "ngoại giao", tức cầu hòa. (vi) Câu kết rất hay: "Như vậy là quá đủ rồi. Chúng ta cần khuyến khích ông Zelenskyy đàm phán, không nên liều lĩnh thúc giục ông ta chiến đấu cho đến khi chỉ còn một binh lính cuối cùng còn sót lại". Hoan hô nước Nga và nhân dân Nga vĩ đại đã vùng lên và chiến thắng, quyết không nằm im chờ ngày bị Mỹ và NATO thịt. Đây có lẽ là cú tát mạnh nhất vào uy tín của Mỹ kể từ đầu thế kỷ 21 đến nay.
Tổng thống Biden sẽ phải kết thúc cuộc chiến này ?
Steven W. Mosher - Theo cuộc thăm dò mới nhất của tờ Quinnipiac, 75% người dân Mỹ lo ngại rằng cuộc chiến Ukraine có thể vượt quá khỏi tầm kiểm soát. Và không ai trong số họ mong muốn một cuộc chiến 'vĩnh cửu', đặc biệt là với một quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Thay vì đẩy mạnh tài trợ cho cuộc chiến, ông Biden, tốt hơn hết hãy kết thúc cuộc chiến này và sau đó xoay trục sang châu Á. Đó mới là nơi có mối đe dọa thực sự.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, được cho là đã mắc sai lầm trong cuộc chiến này, có vẻ như đang mở rộng quy mô của cuộc xung đột với Nga.