Bữa trưa công sở đắt đỏ hơn
Zing 3-6-22 - "Vài tháng trước, tôi ăn trưa với một tô bún 30.000 đồng là đã đủ no. Giờ đây, tôi phải mang theo số tiền gấp đôi như vậy", Bích Phương (sinh năm 1997, quận 7, TP.HCM) nói. "Trước khi nghĩ đến các chi phí giờ trưa ở công sở, tôi đã khá mệt mỏi khi thấy giá thực phẩm tăng chóng mặt. Thịt, rau, trái cây hay chai dầu ăn, tương ớt đều tăng giá. Tôi may mắn vẫn có lương ổn định. Nhưng nếu giá cả cứ tăng mà thu nhập vẫn thế, những nhân viên văn phòng như tôi sớm muộn cũng không thể trụ nổi", cô cho hay.
Bích Phương là một trong rất nhiều nhân viên văn phòng đang đối mặt với mức giá cả leo thang ở hầu hết hạng mục thiết yếu như xăng dầu, đi lại, chi phí giao hàng và thực phẩm.
"Chỉ trong vài tháng, số tiền phải chi hàng ngày của tôi tăng hơn 2 đến 3 lần. Số tiền tích lũy thì ngày càng giảm", Bích Phương chia sẻ với Zing.
Theo CNN, tình trạng này được gọi là "lạm phát giờ trưa", nói đến việc chi tiêu bắt buộc của dân văn phòng đang ngày càng đắt đỏ, trong khi mức lương của họ vẫn chỉ "dậm chân tại chỗ".
Chi phí công sở tăng
Bích Phương hiện làm việc cho một công ty kiểm toán với mức lương cứng 11,5 triệu đồng/tháng. Mỗi ngày đi làm, nhân viên này mua cà phê ở vỉa hè với giá 25.000 đồng/ly. Buổi trưa, cô thường ăn bún, hủ tiếu, bánh canh hoặc cơm tấm, giá từng món dao động 30.000-70.000/suất.
Cô cho biết không có thói quen order đồ uống vào buổi chiều như nhiều đồng nghiệp. Nhưng đôi khi vì "hưởng ứng" lời mời nhiệt tình, cô chung đơn với một trái dừa tươi hoặc sinh tố trái cây, chi phí khoảng 30.000-50.000 đồng.
Công ty của Phương cách nhà không quá xa, chỉ khoảng 10 km cho quãng đường cả đi và về. Mỗi tuần, cô chi khoảng 100.000-120.000 đồng để đổ đầy xăng cho chiếc xe máy tay ga.
"Tôi không có thói quen ghi chép hay tính toán tỉ mỉ từng khoản tiền, nhưng vẫn nhận ra mình đang tiêu nhiều hơn so với trước đây. Dễ nhận thấy nhất là tiền ăn trưa và phí ship của ứng dụng giao hàng. Xung quanh công ty tôi, không còn tiệm nào bán tô bún 30.000 đồng mà đầy đặn như trước đây nữa. Phí giao đồ uống trên các app nhảy lên 32.000-35.000 đồng/đơn, trong khi trước đây chỉ khoảng 20.000 đồng", cô kể.
Nhiều dân công sở cắt giảm bữa cà phê, trà sữa buổi chiều để tiết kiệm.
Bích Phương là một trong rất nhiều nhân viên văn phòng đang đối mặt với mức giá cả leo thang ở hầu hết hạng mục thiết yếu như xăng dầu, đi lại, chi phí giao hàng và thực phẩm.
"Chỉ trong vài tháng, số tiền phải chi hàng ngày của tôi tăng hơn 2 đến 3 lần. Số tiền tích lũy thì ngày càng giảm", Bích Phương chia sẻ với Zing.
Theo CNN, tình trạng này được gọi là "lạm phát giờ trưa", nói đến việc chi tiêu bắt buộc của dân văn phòng đang ngày càng đắt đỏ, trong khi mức lương của họ vẫn chỉ "dậm chân tại chỗ".
Chi phí công sở tăng
Bích Phương hiện làm việc cho một công ty kiểm toán với mức lương cứng 11,5 triệu đồng/tháng. Mỗi ngày đi làm, nhân viên này mua cà phê ở vỉa hè với giá 25.000 đồng/ly. Buổi trưa, cô thường ăn bún, hủ tiếu, bánh canh hoặc cơm tấm, giá từng món dao động 30.000-70.000/suất.
Cô cho biết không có thói quen order đồ uống vào buổi chiều như nhiều đồng nghiệp. Nhưng đôi khi vì "hưởng ứng" lời mời nhiệt tình, cô chung đơn với một trái dừa tươi hoặc sinh tố trái cây, chi phí khoảng 30.000-50.000 đồng.
Công ty của Phương cách nhà không quá xa, chỉ khoảng 10 km cho quãng đường cả đi và về. Mỗi tuần, cô chi khoảng 100.000-120.000 đồng để đổ đầy xăng cho chiếc xe máy tay ga.
"Tôi không có thói quen ghi chép hay tính toán tỉ mỉ từng khoản tiền, nhưng vẫn nhận ra mình đang tiêu nhiều hơn so với trước đây. Dễ nhận thấy nhất là tiền ăn trưa và phí ship của ứng dụng giao hàng. Xung quanh công ty tôi, không còn tiệm nào bán tô bún 30.000 đồng mà đầy đặn như trước đây nữa. Phí giao đồ uống trên các app nhảy lên 32.000-35.000 đồng/đơn, trong khi trước đây chỉ khoảng 20.000 đồng", cô kể.
Nhiều dân công sở cắt giảm bữa cà phê, trà sữa buổi chiều để tiết kiệm.
Theo Phương, chi phí công sở tăng lên hiện chưa gây ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt và khoản tích lũy của mình, nhưng làm cô sốt sắng vì lo sợ giá cả còn tiếp tục tăng. Mới đây, chủ nhà trọ của cô thông báo sẽ tăng giá thuê nhà thêm 5% từ tháng 8, sau khi gia hạn hợp đồng một năm.
"Trước khi nghĩ đến các chi phí giờ trưa ở công sở, tôi đã khá mệt mỏi khi thấy giá thực phẩm tăng chóng mặt. Thịt, rau, trái cây hay chai dầu ăn, tương ớt đều tăng giá. Tôi may mắn vẫn có lương ổn định. Nhưng nếu giá cả cứ tăng mà thu nhập vẫn thế, những nhân viên văn phòng như tôi sớm muộn cũng không thể trụ nổi", cô cho hay.
Đọc tin giá xăng tiếp tục tăng cao, Lê Quang Anh (sinh năm 1990, Hà Nội) lại thêm sốt ruột. Có thu nhập khá ổn định sau nhiều năm đi làm, anh vẫn thấy mình là "nạn nhân" của lạm phát giờ trưa khi mọi chi phí liên tục tăng nhanh chóng mặt.
"Chưa khi nào tôi phải suy nghĩ nhiều về các chi phí công sở như hiện tại. Giá cả mọi thứ đều tăng, rõ rệt nhất chính là tiền xăng. Trước đây, tôi đi xe máy và chỉ tiêu khoảng 10.000-15.000 cho tiền xăng mỗi ngày.
Tháng 1 vừa qua, tôi mua ôtô và sử dụng để đi làm. Mới có vài tháng, giá xăng tăng gần 50%. Tính đơn giản, chiếc xe hơi của tôi ngày mới mua chỉ tốn khoảng 2.000 đồng tiền xăng cho một km di chuyển. Giờ đây, con số này là 3.000 đồng/km. Mỗi tháng, tôi đi trung bình 800 km, như vậy chi phí đội thêm đã là gần một triệu đồng. Số tiền này không phải quá lớn, nhưng với một người đã có gia đình như tôi thì đủ để phải tính toán", anh nói.
Không chỉ tiền xăng, Quang Anh còn nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng của giá đồ ăn, thực phẩm. Cách đây vài tháng, anh thường ăn trưa ở các hàng quán gần công ty với giá 40.000-50.000 đồng/suất.
Giờ đây, các quán ăn vẫn giữ giá cũ, nhưng lượng đồ ăn giảm đi đáng kể. Anh khó có thể no bụng với một tô phở ít ỏi.
"Nếu chỉ ăn một bữa ở ngoài mỗi ngày, tôi không ảnh hưởng quá nhiều bởi giá cả. Nhưng trong tương lai, nếu giá mọi thứ liên tục tăng lên với tốc độ như này, gia đình tôi buộc phải xem xét lại mọi kế hoạch tiêu dùng", anh nói.
Bữa ăn trưa, chi phí di chuyển là thay đổi dễ nhận thấy nhất.
Tăng làm, giảm tiêu
Để đối phó với bão giá và chi phí công sở ngày càng tăng cao, Quang Anh chọn cách cắt giảm chi tiêu.
Theo đó, sau vài tháng đi làm bằng ôtô, anh quay trở lại sử dụng xe máy. Anh cũng mang theo đồ ăn sáng và bữa trưa từ nhà, từ chối hầu hết bữa cà phê, trà sữa buổi chiều cùng đồng nghiệp.
"Gần đây, tôi chỉ đi xe hơi trong một số trường hợp thực sự cần thiết. Thú thật, xe của tôi nằm ở nhà mấy tuần qua trong tình trạng bình xăng cạn đáy. Gia đình tôi hầu hết chỉ còn đi xe máy mà thôi", anh chia sẻ.
Minh Trang (sinh năm 1999, Hà Nội) cũng cho biết phải chấp nhận hạn chế chi tiêu, đồng thời cắt giảm khoản tiết kiệm hàng tháng để bù cho chi phí sinh hoạt.
Theo cô, việc đi lại, ăn trưa hay cà phê là chi phí gần như cố định đối với nhiều nhân viên văn phòng.
Bữa trưa là khoản chi đáng kể nhất đối với Minh Trang tại văn phòng. Ảnh: NVCC.
Dù giá cả tăng cao, mọi người sẽ khó bỏ đi thói quen ăn uống này nhằm đảm bảo sức khỏe và năng lượng làm việc.
Thu nhập còn hạn chế, nhân viên này thấy rõ sự ảnh hưởng khi giá cả cho mỗi đồ ăn, thức uống đều tăng nhanh chóng mặt.
"Trước đây, tôi chỉ cần chi 25.000 đồng là đã có thể ăn trưa gần công ty. Giờ đây, con số này tăng lên 50.000 đồng. Tôi từng có vài ngày mang cơm trưa từ nhà đến văn phòng nhưng không thể duy trì được lâu vì công ty tôi không có văn hóa ăn trưa như vậy", cô chia sẻ.
Giá cả leo thang không chỉ làm ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm mà còn khiến tinh thần của Minh Trang suy sụp. Nhìn số tiền dự trữ vơi dần, cô cho biết mình vừa lo lắng, vừa cảm thấy bất lực.
"Ai cũng mong kiếm tiền nhiều và nhanh hơn để đối phó với giá cả, nhưng chúng ta không thể làm như vậy trong ngày một, ngày hai. Nhiều người bạn của tôi khi tìm việc còn lựa chọn công ty có hỗ trợ bữa trưa. Tôi cũng đang xem xét đến phương án này", Minh Trang nói thêm.
Trong khi đó, đối với Bích Phương, tiết kiệm thôi là chưa đủ. Để không còn phải bận tâm với các chi phí công sở cũng như sinh hoạt thiết yếu, cô quyết định làm thêm việc để kiếm tiền nhiều hơn.
Cụ thể, khoảng 2 tháng qua, cô nhận thêm việc freelance làm tại nhà ngoài giờ hành chính. Mỗi ngày, cô dành khoảng 2-3 tiếng cho công việc này, nhận thêm 5 triệu đồng hàng tháng.
"Tôi đã tiết kiệm tối đa cho các khoản chi nơi công sở khi luôn chủ động đi xe máy thay vì xe công nghệ, ăn uống tại các quán bình dân và hạn chế ăn uống tùy hứng vào buổi xế. Tôi cho rằng giá cả sẽ còn leo thang và sự chuẩn bị là phương án phù hợp nhất", cô bày tỏ.
https://zingnews.vn/bua-trua-cong-so-dat-do-hon-post1322648.html
"Trước khi nghĩ đến các chi phí giờ trưa ở công sở, tôi đã khá mệt mỏi khi thấy giá thực phẩm tăng chóng mặt. Thịt, rau, trái cây hay chai dầu ăn, tương ớt đều tăng giá. Tôi may mắn vẫn có lương ổn định. Nhưng nếu giá cả cứ tăng mà thu nhập vẫn thế, những nhân viên văn phòng như tôi sớm muộn cũng không thể trụ nổi", cô cho hay.
Đọc tin giá xăng tiếp tục tăng cao, Lê Quang Anh (sinh năm 1990, Hà Nội) lại thêm sốt ruột. Có thu nhập khá ổn định sau nhiều năm đi làm, anh vẫn thấy mình là "nạn nhân" của lạm phát giờ trưa khi mọi chi phí liên tục tăng nhanh chóng mặt.
"Chưa khi nào tôi phải suy nghĩ nhiều về các chi phí công sở như hiện tại. Giá cả mọi thứ đều tăng, rõ rệt nhất chính là tiền xăng. Trước đây, tôi đi xe máy và chỉ tiêu khoảng 10.000-15.000 cho tiền xăng mỗi ngày.
Tháng 1 vừa qua, tôi mua ôtô và sử dụng để đi làm. Mới có vài tháng, giá xăng tăng gần 50%. Tính đơn giản, chiếc xe hơi của tôi ngày mới mua chỉ tốn khoảng 2.000 đồng tiền xăng cho một km di chuyển. Giờ đây, con số này là 3.000 đồng/km. Mỗi tháng, tôi đi trung bình 800 km, như vậy chi phí đội thêm đã là gần một triệu đồng. Số tiền này không phải quá lớn, nhưng với một người đã có gia đình như tôi thì đủ để phải tính toán", anh nói.
Không chỉ tiền xăng, Quang Anh còn nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng của giá đồ ăn, thực phẩm. Cách đây vài tháng, anh thường ăn trưa ở các hàng quán gần công ty với giá 40.000-50.000 đồng/suất.
Giờ đây, các quán ăn vẫn giữ giá cũ, nhưng lượng đồ ăn giảm đi đáng kể. Anh khó có thể no bụng với một tô phở ít ỏi.
"Nếu chỉ ăn một bữa ở ngoài mỗi ngày, tôi không ảnh hưởng quá nhiều bởi giá cả. Nhưng trong tương lai, nếu giá mọi thứ liên tục tăng lên với tốc độ như này, gia đình tôi buộc phải xem xét lại mọi kế hoạch tiêu dùng", anh nói.
Bữa ăn trưa, chi phí di chuyển là thay đổi dễ nhận thấy nhất.
Tăng làm, giảm tiêu
Để đối phó với bão giá và chi phí công sở ngày càng tăng cao, Quang Anh chọn cách cắt giảm chi tiêu.
Theo đó, sau vài tháng đi làm bằng ôtô, anh quay trở lại sử dụng xe máy. Anh cũng mang theo đồ ăn sáng và bữa trưa từ nhà, từ chối hầu hết bữa cà phê, trà sữa buổi chiều cùng đồng nghiệp.
"Gần đây, tôi chỉ đi xe hơi trong một số trường hợp thực sự cần thiết. Thú thật, xe của tôi nằm ở nhà mấy tuần qua trong tình trạng bình xăng cạn đáy. Gia đình tôi hầu hết chỉ còn đi xe máy mà thôi", anh chia sẻ.
Minh Trang (sinh năm 1999, Hà Nội) cũng cho biết phải chấp nhận hạn chế chi tiêu, đồng thời cắt giảm khoản tiết kiệm hàng tháng để bù cho chi phí sinh hoạt.
Theo cô, việc đi lại, ăn trưa hay cà phê là chi phí gần như cố định đối với nhiều nhân viên văn phòng.
Bữa trưa là khoản chi đáng kể nhất đối với Minh Trang tại văn phòng. Ảnh: NVCC.
Dù giá cả tăng cao, mọi người sẽ khó bỏ đi thói quen ăn uống này nhằm đảm bảo sức khỏe và năng lượng làm việc.
Thu nhập còn hạn chế, nhân viên này thấy rõ sự ảnh hưởng khi giá cả cho mỗi đồ ăn, thức uống đều tăng nhanh chóng mặt.
"Trước đây, tôi chỉ cần chi 25.000 đồng là đã có thể ăn trưa gần công ty. Giờ đây, con số này tăng lên 50.000 đồng. Tôi từng có vài ngày mang cơm trưa từ nhà đến văn phòng nhưng không thể duy trì được lâu vì công ty tôi không có văn hóa ăn trưa như vậy", cô chia sẻ.
Giá cả leo thang không chỉ làm ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm mà còn khiến tinh thần của Minh Trang suy sụp. Nhìn số tiền dự trữ vơi dần, cô cho biết mình vừa lo lắng, vừa cảm thấy bất lực.
"Ai cũng mong kiếm tiền nhiều và nhanh hơn để đối phó với giá cả, nhưng chúng ta không thể làm như vậy trong ngày một, ngày hai. Nhiều người bạn của tôi khi tìm việc còn lựa chọn công ty có hỗ trợ bữa trưa. Tôi cũng đang xem xét đến phương án này", Minh Trang nói thêm.
Trong khi đó, đối với Bích Phương, tiết kiệm thôi là chưa đủ. Để không còn phải bận tâm với các chi phí công sở cũng như sinh hoạt thiết yếu, cô quyết định làm thêm việc để kiếm tiền nhiều hơn.
Cụ thể, khoảng 2 tháng qua, cô nhận thêm việc freelance làm tại nhà ngoài giờ hành chính. Mỗi ngày, cô dành khoảng 2-3 tiếng cho công việc này, nhận thêm 5 triệu đồng hàng tháng.
"Tôi đã tiết kiệm tối đa cho các khoản chi nơi công sở khi luôn chủ động đi xe máy thay vì xe công nghệ, ăn uống tại các quán bình dân và hạn chế ăn uống tùy hứng vào buổi xế. Tôi cho rằng giá cả sẽ còn leo thang và sự chuẩn bị là phương án phù hợp nhất", cô bày tỏ.
https://zingnews.vn/bua-trua-cong-so-dat-do-hon-post1322648.html
Nguyễn Thị An nữ công nhân đang sống ở Đông Anh, Hà Nội đối phó với “bão giá” bằng cách cắt bỏ thịt bò và tôm ra khỏi khẩu phần ăn cho dù “2 đứa nhỏ rất cần dinh dưỡng”. Rồi đến lượt tiền sữa, mỗi tháng khoảng 2-3 triệu đồng cũng bị “cắt”. Thay vào đó, 2 đứa nhỏ dùng sữa tăng ca của bố.
Giá xăng tăng cao đã đẩy các mặt hàng thực phẩm thiết yếu tăng một cách khủng khiếp. Giá tôm tăng gần gấp đôi. Dầu ăn, tăng gấp đôi. Trứng- món đạm của người nghèo chẳng hạn, cũng tăng gấp đôi.
Không có gì khó hiểu khi cảm giác chung của người lao động là “như mất cắp” khi ra chợ.
Giá xăng tăng cao đã đẩy các mặt hàng thực phẩm thiết yếu tăng một cách khủng khiếp. Giá tôm tăng gần gấp đôi. Dầu ăn, tăng gấp đôi. Trứng- món đạm của người nghèo chẳng hạn, cũng tăng gấp đôi.
Không có gì khó hiểu khi cảm giác chung của người lao động là “như mất cắp” khi ra chợ.
https://baochinhphu.vn/chinh-phu-hop-phien-thuong-ky-thang-5-tap-trung-thao-luan-3-noi-dung-quan-trong-102220604084456857.htm
https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/gia-xang-cao-chua-tung-co-va-nhung-bua-com-bi-cat-khau-phan-1051755.ldo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét