Vì sao đến giờ Việt Nam mới hỗ trợ nửa triệu USD cho Ukraine?
Bùi Thư BBC News 6 tháng 5 2022 - Việc Việt Nam hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine nửa triệu USD đặt ra câu hỏi về chính sách ngoại giao cũng như quan điểm của Việt Nam về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Đây là số tiền đầu tiên Việt Nam tuyên bố gửi cho Ukraine kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02.ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio
'Thuyết phục' của Nhật, 'khéo léo' Việt Nam
Trong cuộc hội đàm 1/5 ở Hà Nội giữa Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Phạm Minh Chính, một trong những vấn đề được nêu ra là tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền quốc gia, khi cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Thông cáo song phương nói: "Việt Nam đã bày tỏ quan điểm toàn diện về vấn đề nhân đạo tại Ukraine; sẵn sàng đóng góp tích cực cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo, tiến trình ngoại giao, đối thoại và đàm phán. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ hỗ trợ nhân đạo 500.000 USD cho Ukraine thông qua các tổ chức nhân đạo quốc tế."
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương tại Đại học New South Wales, Úc nêu đánh giá với BBC News Tiếng Việt:
"Nhật Bản là một quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam về kinh tế, chính trị, lịch sử. Đồng thời đây là một trong những quốc gia đồng minh quan trọng của Mỹ và của các nước phương tây ở khu vực châu Á."
"Việc Việt Nam tuyên bố hỗ trợ nhân đạo Ukraine 500.000 USD cho thấy dường như giới lãnh đạo Nhật Bản đã có thể thuyết phục được Việt Nam phần nào đó trong việc thay đổi tư duy cứng nhắc về vấn đề Ukraine, thay vì chỉ hướng về Nga như nhiều người nhận xét," ông Nguyễn Thế Phương nói.
Ngoài ra, ông Phương cũng suy đoán lý do thứ hai cho tuyên bố trên là do giới lãnh đạo Việt Nam dần chủ động thay đổi thái độ, thông qua nhu cầu tự thân của chính Việt Nam.
"Sức ép này tới từ nguyên tắc "độc lập" về ngoại giao. Ví dụ như Tướng Nguyễn Chí Vịnh từng nói rằng, độc lập phải dựa trên những nguyên tắc và giá trị quốc tế. Việc đồng ý viện trợ cho Ukraine cũng sẽ 'điều chỉnh' lại hình ảnh Việt Nam, đi đúng với nguyên tắc ngoại giao của quốc gia."
"Bên cạnh đó, trong vài năm gần đây Việt Nam cũng dần dần tự gọi mình là một quốc gia tầm trung (middle power) với định hướng ngoại giao chuyên biệt, dựa vào các nguyên tắc và thể chế quốc tế. Điều chỉnh lại quan điểm cho phù hợp hơn với các nguyên tắc này cũng là điều dễ hiểu", theo ông Nguyễn Thế Phương.
Nhưng nhà nghiên cứu này cũng lưu ý, việc viện trợ nhân đạo nằm trong tuyên bố chung chứ không phải là tuyên bố độc lập, cho thấy sự khéo léo khi Việt Nam lồng quan điểm vào một cuộc họp chung với Nhật Bản.
Trước đó vào đầu tháng Ba, Trung Quốc cho biết lô hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên của nước này cho Ukraine đã được gửi đi.
Lô hàng viện trợ đầu tiên này trị giá 5 triệu Nhân dân tệ (791.300 USD) và được gửi tới Ukraine thông qua Hội Chữ thập đỏ của Trung Quốc.
Ngày 21/3, Chính phủ Trung Quốc nói sẽ viện trợ thêm một lô vật tư nhân đạo trị giá 10 triệu Nhân dân tệ cho Ukraine.
Yếu tố Hoa Kỳ
Ông Nguyễn Thế Phương phân tích thêm, quyết định viện trợ cho Ukraine của Việt Nam cũng mang tính thời điểm vì 12-13/5 tới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington DC.
"Dường như Việt Nam cũng muốn làm cho mối quan hệ với Hoa Kỳ, vốn là một đối tác quan trọng, có ấn tượng tốt hơn. Tức Việt Nam cũng đóng góp một phần vào giá trị chung, cụ thể là ủng hộ về mặt nhân đạo cho Ukraine."
Tuy nhiên, ông Phương tiên đoán trọng tâm của cuộc gặp sắp tới vẫn xoay quanh quan hệ Mỹ-ASEAN và tình hình khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Hai bên sẽ thảo luận kỹ về khuôn khổ hợp tác kinh tế mới của Mỹ ở khu vực (điều chỉnh chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, bền vững,...); tình hình an ninh khu vực nhất là Biển Đông; tình hình Myanmar...
Đáng theo dõi là những chuyển động song phương giữa Mỹ với từng nước ASEAN, chẳng hạn Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CISIS) ở Mỹ.
Nhà nghiên cứu phân tích, thông qua các cuộc gặp song phương cũng có thể phần nào nhận ra được các dịch chuyển đa phương ở khu vực, vì hiện nay xuất hiện nhiều thiết chế "tiểu đa phương" mà không đặt trọng tâm vào ASEAN, nhưng có ý nghĩa quan trọng với khu vực
Mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam ký kết năm 2013.
Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020.
Tính "độc lập" của Việt Nam bị chất vấn
Kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine ngày 24/2, đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA).
Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược; Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường; Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là tạm thời đưa Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; Việt Nam bỏ phiếu chống.
Quan điểm của Việt Nam trong mỗi lần biểu quyết này giống hệt Trung Quốc và Lào. Một số người đã hỏi về tính "độc lập" của Việt Nam trong việc bỏ phiếu.
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương giải thích:
"Việt Nam và Trung Quốc cùng đưa ra một quyết định giống nhau chỉ cho thấy thái độ, chính sách cũng như tư duy của Việt Nam và Trung Quốc đối với vấn cuộc chiến của Nga và Ukraine là tương đồng chứ không thể nói Trung Quốc ép Việt Nam quyết định theo mình."
"Về mặt chính thống, từ trước tới nay, Việt Nam vẫn xoay quanh chính sách đối ngoại gọi là "độc lập", nghĩa là Việt Nam đưa ra các quyết định chính sách dựa trên lợi ích quốc gia là chủ đạo. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia cũng như các chính sách có liên quan về mặt đối ngoại, các cuộc biểu quyết ở LHQ chẳng hạn, lại phụ thuộc vào lịch sử đối ngoại và văn hoá chính trị của Việt Nam từ trước đến nay." ông Phương biện giải.
Một số chính trị gia, tướng lĩnh về hưu như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từng nói: "Việt Nam không trung lập, Việt Nam độc lập."
Một nhà lý luận của Đảng, Pgs, Ts Phan Trọng Hào (Hội đồng Lý luận Trung ương), đã từng chỉ ra lập trường 'bốn không' và 'bốn tránh': "Cùng với thực hiện chính sách quốc phòng "bốn không", Việt Nam cũng chủ trương "bốn tránh": (1) Tránh xung đột về quân sự; (2) Tránh bị cô lập về kinh tế; (3) Tránh bị cô lập về ngoại giao; (4) Tránh bị lệ thuộc về chính trị."
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương giải thích:
"Độc lập nghĩa là Việt Nam sẽ không dựa vào quan điểm của phương Tây, của Nga hay Trung Quốc để đưa ra quyết định mà dựa vào lợi ích của Việt Nam. Nhiều quan điểm cho rằng sự độc lập này mang tính thực dụng về chính trị."
"Hướng độc lập thứ hai đó là việc Việt Nam không chọn phe. Sự độc lập còn thể hiện ở chính sách quốc phòng bốn không: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đây là độc lập về mặt quốc phòng và an ninh," ông Phương lý giải.
Tuy nhiên, ông Phương cũng chỉ ra rằng, về mặt lý thuyết, để Việt Nam "độc lập" hoàn toàn về mặt chính trị là rất khó:
"Mỗi nước luôn có bản sắc văn hóa chính trị và điều này sẽ kéo quốc gia đó về một xu hướng nhất định nào đó. Trong trường hợp Nga và Ukraine, với văn hóa chính trị của Việt Nam, với giới lãnh đạo từng học ở Liên Xô cũ và có cảm tình với với nước Nga rất lớn thì Việt Nam có xu hướng gần Nga hơn là điều dễ hiểu."
"Văn hóa chính trị tác động tới cách thức Việt Nam suy nghĩ về thế giới xung quanh về ai là bạn, là thù, ai là đối tác, là đối tượng và rõ ràng Việt Nam coi Nga là đối tác chiến lược truyền thống."
"Những gì Việt Nam đang làm, từ việc biểu quyết ở LHQ đến tuyên bố viện trợ nhân đạo cho Ukraine là tương đối khéo léo. Việt Nam cân bằng được quan hệ với Nga vì Nga là đối tác an ninh quốc phòng cực kỳ quan trọng và khó có thể thay thế trong thời gian gần," ông Phương kết luận.
Vai trò của khối ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) là tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, được thành lập năm 1967.
ASEAN được lập ra nhằm gắn kết các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Từ năm 1999 tới nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên.
Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, giám đốc của Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế tại đại học Chulalongkorn viết trên Nikkei Asia rằng, ASEAN đã bị chia rẽ từ năm 2012.
GS viết: "Điểm mấu chốt là các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông bị Philippines và Việt Nam phản đối, và ASEAN vẫn phân cực về sự hung hăng trên biển của Trung Quốc kể từ đó."
Ông Thitinan cũng phân tích, khối ASEAN ngày càng bị thách thức bởi sự đụng độ giữa hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc.
Khi Nga xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, theo ông Thitinan, khối này phản ứng "một cách qua loa và không thỏa đáng, kêu gọi biện pháp ngoại giao và giải pháp hòa bình mà không lên án cuộc xâm lược và cuối cùng làm suy yếu các nguyên tắc cốt lõi của khối về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ".
Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương cho rằng, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine giúp các nước bên ngoài sẽ thấy được bên trong ASEAN, nước nào có chính sách đối ngoại rõ ràng về vấn đề rất trừu tượng - đó là hệ giá trị. Ông Phương cũng nêu tên Singapore là quốc gia nổi bật.
"Nhưng thực tế, nhìn vào khủng hoảng Ukraine, hầu như các quốc gia Đông Nam Á không khác biệt gì mấy vì họ chỉ biểu quyết, ủng hộ Ukraine, chứ không trực tiếp tham gia vào các chính sách cấm vận do Mỹ hay các nước phương Tây dẫn dắt."
"Họ vẫn mua dầu, vẫn giao thương như thường nên về thực tiễn, các nước ASEAN khá thực dụng. Điều này thể hiện khủng hoảng Ukraine không ảnh hưởng nhiều đến khối ASEAN về an ninh khu vực, trừ lo ngại về mối liên hệ giữa bài học Ukraine với bài học an ninh Biển Đông và Đài Loan."
"Vai trò của ASEAN thể hiện rõ ràng hơn trong các vấn đề sát sườn như Biển Đông, Trung Quốc hay Đài Loan. Còn về vấn đề Ukraine, nó không bộc lộ được quá nhiều về vai trò của khối này," ông Phương nhận định.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61318033
'Thuyết phục' của Nhật, 'khéo léo' Việt Nam
Trong cuộc hội đàm 1/5 ở Hà Nội giữa Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Phạm Minh Chính, một trong những vấn đề được nêu ra là tầm quan trọng của việc tôn trọng chủ quyền quốc gia, khi cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Thông cáo song phương nói: "Việt Nam đã bày tỏ quan điểm toàn diện về vấn đề nhân đạo tại Ukraine; sẵn sàng đóng góp tích cực cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo, tiến trình ngoại giao, đối thoại và đàm phán. Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ hỗ trợ nhân đạo 500.000 USD cho Ukraine thông qua các tổ chức nhân đạo quốc tế."
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương tại Đại học New South Wales, Úc nêu đánh giá với BBC News Tiếng Việt:
"Nhật Bản là một quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam về kinh tế, chính trị, lịch sử. Đồng thời đây là một trong những quốc gia đồng minh quan trọng của Mỹ và của các nước phương tây ở khu vực châu Á."
"Việc Việt Nam tuyên bố hỗ trợ nhân đạo Ukraine 500.000 USD cho thấy dường như giới lãnh đạo Nhật Bản đã có thể thuyết phục được Việt Nam phần nào đó trong việc thay đổi tư duy cứng nhắc về vấn đề Ukraine, thay vì chỉ hướng về Nga như nhiều người nhận xét," ông Nguyễn Thế Phương nói.
Ngoài ra, ông Phương cũng suy đoán lý do thứ hai cho tuyên bố trên là do giới lãnh đạo Việt Nam dần chủ động thay đổi thái độ, thông qua nhu cầu tự thân của chính Việt Nam.
"Sức ép này tới từ nguyên tắc "độc lập" về ngoại giao. Ví dụ như Tướng Nguyễn Chí Vịnh từng nói rằng, độc lập phải dựa trên những nguyên tắc và giá trị quốc tế. Việc đồng ý viện trợ cho Ukraine cũng sẽ 'điều chỉnh' lại hình ảnh Việt Nam, đi đúng với nguyên tắc ngoại giao của quốc gia."
"Bên cạnh đó, trong vài năm gần đây Việt Nam cũng dần dần tự gọi mình là một quốc gia tầm trung (middle power) với định hướng ngoại giao chuyên biệt, dựa vào các nguyên tắc và thể chế quốc tế. Điều chỉnh lại quan điểm cho phù hợp hơn với các nguyên tắc này cũng là điều dễ hiểu", theo ông Nguyễn Thế Phương.
Nhưng nhà nghiên cứu này cũng lưu ý, việc viện trợ nhân đạo nằm trong tuyên bố chung chứ không phải là tuyên bố độc lập, cho thấy sự khéo léo khi Việt Nam lồng quan điểm vào một cuộc họp chung với Nhật Bản.
Trước đó vào đầu tháng Ba, Trung Quốc cho biết lô hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên của nước này cho Ukraine đã được gửi đi.
Lô hàng viện trợ đầu tiên này trị giá 5 triệu Nhân dân tệ (791.300 USD) và được gửi tới Ukraine thông qua Hội Chữ thập đỏ của Trung Quốc.
Ngày 21/3, Chính phủ Trung Quốc nói sẽ viện trợ thêm một lô vật tư nhân đạo trị giá 10 triệu Nhân dân tệ cho Ukraine.
Yếu tố Hoa Kỳ
Ông Nguyễn Thế Phương phân tích thêm, quyết định viện trợ cho Ukraine của Việt Nam cũng mang tính thời điểm vì 12-13/5 tới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington DC.
"Dường như Việt Nam cũng muốn làm cho mối quan hệ với Hoa Kỳ, vốn là một đối tác quan trọng, có ấn tượng tốt hơn. Tức Việt Nam cũng đóng góp một phần vào giá trị chung, cụ thể là ủng hộ về mặt nhân đạo cho Ukraine."
Tuy nhiên, ông Phương tiên đoán trọng tâm của cuộc gặp sắp tới vẫn xoay quanh quan hệ Mỹ-ASEAN và tình hình khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Hai bên sẽ thảo luận kỹ về khuôn khổ hợp tác kinh tế mới của Mỹ ở khu vực (điều chỉnh chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, bền vững,...); tình hình an ninh khu vực nhất là Biển Đông; tình hình Myanmar...
Đáng theo dõi là những chuyển động song phương giữa Mỹ với từng nước ASEAN, chẳng hạn Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CISIS) ở Mỹ.
Nhà nghiên cứu phân tích, thông qua các cuộc gặp song phương cũng có thể phần nào nhận ra được các dịch chuyển đa phương ở khu vực, vì hiện nay xuất hiện nhiều thiết chế "tiểu đa phương" mà không đặt trọng tâm vào ASEAN, nhưng có ý nghĩa quan trọng với khu vực
Mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam ký kết năm 2013.
Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020.
Tính "độc lập" của Việt Nam bị chất vấn
Kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine ngày 24/2, đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA).
Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược; Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường; Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là tạm thời đưa Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc; Việt Nam bỏ phiếu chống.
Quan điểm của Việt Nam trong mỗi lần biểu quyết này giống hệt Trung Quốc và Lào. Một số người đã hỏi về tính "độc lập" của Việt Nam trong việc bỏ phiếu.
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương giải thích:
"Việt Nam và Trung Quốc cùng đưa ra một quyết định giống nhau chỉ cho thấy thái độ, chính sách cũng như tư duy của Việt Nam và Trung Quốc đối với vấn cuộc chiến của Nga và Ukraine là tương đồng chứ không thể nói Trung Quốc ép Việt Nam quyết định theo mình."
"Về mặt chính thống, từ trước tới nay, Việt Nam vẫn xoay quanh chính sách đối ngoại gọi là "độc lập", nghĩa là Việt Nam đưa ra các quyết định chính sách dựa trên lợi ích quốc gia là chủ đạo. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia cũng như các chính sách có liên quan về mặt đối ngoại, các cuộc biểu quyết ở LHQ chẳng hạn, lại phụ thuộc vào lịch sử đối ngoại và văn hoá chính trị của Việt Nam từ trước đến nay." ông Phương biện giải.
Một số chính trị gia, tướng lĩnh về hưu như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từng nói: "Việt Nam không trung lập, Việt Nam độc lập."
Một nhà lý luận của Đảng, Pgs, Ts Phan Trọng Hào (Hội đồng Lý luận Trung ương), đã từng chỉ ra lập trường 'bốn không' và 'bốn tránh': "Cùng với thực hiện chính sách quốc phòng "bốn không", Việt Nam cũng chủ trương "bốn tránh": (1) Tránh xung đột về quân sự; (2) Tránh bị cô lập về kinh tế; (3) Tránh bị cô lập về ngoại giao; (4) Tránh bị lệ thuộc về chính trị."
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương giải thích:
"Độc lập nghĩa là Việt Nam sẽ không dựa vào quan điểm của phương Tây, của Nga hay Trung Quốc để đưa ra quyết định mà dựa vào lợi ích của Việt Nam. Nhiều quan điểm cho rằng sự độc lập này mang tính thực dụng về chính trị."
"Hướng độc lập thứ hai đó là việc Việt Nam không chọn phe. Sự độc lập còn thể hiện ở chính sách quốc phòng bốn không: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đây là độc lập về mặt quốc phòng và an ninh," ông Phương lý giải.
Tuy nhiên, ông Phương cũng chỉ ra rằng, về mặt lý thuyết, để Việt Nam "độc lập" hoàn toàn về mặt chính trị là rất khó:
"Mỗi nước luôn có bản sắc văn hóa chính trị và điều này sẽ kéo quốc gia đó về một xu hướng nhất định nào đó. Trong trường hợp Nga và Ukraine, với văn hóa chính trị của Việt Nam, với giới lãnh đạo từng học ở Liên Xô cũ và có cảm tình với với nước Nga rất lớn thì Việt Nam có xu hướng gần Nga hơn là điều dễ hiểu."
"Văn hóa chính trị tác động tới cách thức Việt Nam suy nghĩ về thế giới xung quanh về ai là bạn, là thù, ai là đối tác, là đối tượng và rõ ràng Việt Nam coi Nga là đối tác chiến lược truyền thống."
"Những gì Việt Nam đang làm, từ việc biểu quyết ở LHQ đến tuyên bố viện trợ nhân đạo cho Ukraine là tương đối khéo léo. Việt Nam cân bằng được quan hệ với Nga vì Nga là đối tác an ninh quốc phòng cực kỳ quan trọng và khó có thể thay thế trong thời gian gần," ông Phương kết luận.
Vai trò của khối ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) là tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, được thành lập năm 1967.
ASEAN được lập ra nhằm gắn kết các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Từ năm 1999 tới nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên.
Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, giám đốc của Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế tại đại học Chulalongkorn viết trên Nikkei Asia rằng, ASEAN đã bị chia rẽ từ năm 2012.
GS viết: "Điểm mấu chốt là các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông bị Philippines và Việt Nam phản đối, và ASEAN vẫn phân cực về sự hung hăng trên biển của Trung Quốc kể từ đó."
Ông Thitinan cũng phân tích, khối ASEAN ngày càng bị thách thức bởi sự đụng độ giữa hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc.
Khi Nga xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, theo ông Thitinan, khối này phản ứng "một cách qua loa và không thỏa đáng, kêu gọi biện pháp ngoại giao và giải pháp hòa bình mà không lên án cuộc xâm lược và cuối cùng làm suy yếu các nguyên tắc cốt lõi của khối về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ".
Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương cho rằng, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine giúp các nước bên ngoài sẽ thấy được bên trong ASEAN, nước nào có chính sách đối ngoại rõ ràng về vấn đề rất trừu tượng - đó là hệ giá trị. Ông Phương cũng nêu tên Singapore là quốc gia nổi bật.
"Nhưng thực tế, nhìn vào khủng hoảng Ukraine, hầu như các quốc gia Đông Nam Á không khác biệt gì mấy vì họ chỉ biểu quyết, ủng hộ Ukraine, chứ không trực tiếp tham gia vào các chính sách cấm vận do Mỹ hay các nước phương Tây dẫn dắt."
"Họ vẫn mua dầu, vẫn giao thương như thường nên về thực tiễn, các nước ASEAN khá thực dụng. Điều này thể hiện khủng hoảng Ukraine không ảnh hưởng nhiều đến khối ASEAN về an ninh khu vực, trừ lo ngại về mối liên hệ giữa bài học Ukraine với bài học an ninh Biển Đông và Đài Loan."
"Vai trò của ASEAN thể hiện rõ ràng hơn trong các vấn đề sát sườn như Biển Đông, Trung Quốc hay Đài Loan. Còn về vấn đề Ukraine, nó không bộc lộ được quá nhiều về vai trò của khối này," ông Phương nhận định.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61318033
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét