Xe qua đèo Hải Vân để né trạm BOT tăng đột biến
LĐO | 03/05/2021 | Nhiều lái xe chọn cách vượt đường đèo khi phí dịch vụ mới đối với các phương tiện giao thông đường bộ lưu thông qua hầm tăng. Ảnh: Cát Tường. Trong buổi sáng ngày nghỉ lễ cuối cùng dịp 30.4-1.5, lượng xe qua đèo Hải Vân tăng cao đột biến. Nhiều tài xế đến nay vẫn phản đối việc Tập đoàn Đèo Cả - chủ đầu tư hầm Hải Vân 2 áp dụng mức phí dịch vụ mới đối với phương tiện lưu thông qua hầm Hải Vân tăng cao.Ghi nhận của phóng viên trong sáng 3.5, thay vì đi qua đường hầm Hải Vân, nhiều lái xe vẫn lựa chọn cách đi qua đèo dù đoạn đường xa hơn 20km và trắc trở hơn. Nguyên nhân là bởi nhiều tài xế đến nay vẫn phản đối việc Tập đoàn Đèo Cả - chủ đầu tư hầm Hải Vân 2 áp dụng mức phí lưu thông qua hầm Hải Vân tăng.
Hiệp chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Đà Nẵng cho biết, với phí vận tải hàng hoá qua hầm Hải Vân tăng 20%, cá nhân, doanh nghiệp vận chuyển hành khách, hàng hoá là những người phải chịu gánh nặng nhất. Ảnh: Cát Tường
Anh Trần Văn Tuấn - tái xế xe khách Đà Nẵng - TP.Huế cho biết, từ 00h sáng 1.5, Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả áp dụng mức giá dịch vụ mới đối với các phương tiện giao thông đường bộ lưu thông qua hầm. Theo anh Tuấn, nhiều tái xế xe khách không đồng tình với việc tăng giá của chủ đầu tư khi qua hầm Hải Vân, nên mọi người lựa chọn phương án đi qua đèo Hải Vân.
Ông Nguyễn Văn Tố - người dân sống dưới chân đèo Hải Vân thuộc địa phận Đà Nẵng cho biết, trước ngày 1.5, phương tiện đi qua đèo thưa thớt, chủ yếu là các loại xe chở hàng hoá bị cấm lưu thông qua hầm, xe máy đi du lịch, trải nghiệm. Tuy vậy bắt đầu từ ngày 1.5 đến nay, lượng ô tô con, xe khách đi qua đường đeo tăng đột biến.
Anh Trần Văn Tuấn - tái xế xe khách Đà Nẵng - TP.Huế cho biết, từ 00h sáng 1.5, Công ty Hạ tầng giao thông Đèo Cả áp dụng mức giá dịch vụ mới đối với các phương tiện giao thông đường bộ lưu thông qua hầm. Theo anh Tuấn, nhiều tái xế xe khách không đồng tình với việc tăng giá của chủ đầu tư khi qua hầm Hải Vân, nên mọi người lựa chọn phương án đi qua đèo Hải Vân.
Ông Nguyễn Văn Tố - người dân sống dưới chân đèo Hải Vân thuộc địa phận Đà Nẵng cho biết, trước ngày 1.5, phương tiện đi qua đèo thưa thớt, chủ yếu là các loại xe chở hàng hoá bị cấm lưu thông qua hầm, xe máy đi du lịch, trải nghiệm. Tuy vậy bắt đầu từ ngày 1.5 đến nay, lượng ô tô con, xe khách đi qua đường đeo tăng đột biến.
Trạm thu phí Bắc Hải Vân đã 2 lần tăng phí, số tiền mỗi xe tăng lên hơn 3 lần so với trạm BOT thường. Ảnh: Long Tường
Ông Tố cho biết, từ năm 2019 đến nay, trạm thu phí Bắc Hải Vân đã 2 lần tăng phí, số tiền mỗi xe con tăng lên hơn 3 lần, từ 35.000 đồng lên 70.000 đồng và bây giờ là 110.000 đồng/lượt.
"Việc chủ đầu tư hầm Hải Vân lựa chọn phương án tăng phí qua hầm là gây khó cho người dân, đặc biệt trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Thay vào đó, tại sao chủ đầu tư không lựa chọn phương án kéo dài thời gian thu phí để chia sẻ khó khăn với người dân, với các doanh nghiệp vận tải" - ông Tố nêu quan điểm.
Đồng ý quan điểm trên, anh Nguyễn Tiến Tú - chủ một doanh nghiệp vận tải ở Đà Nẵng cho biết thêm, tỉnh Thừa Thiên Huế có công văn gửi Bộ GTVT đề nghị lùi thời điểm áp dụng quyết định tăng phí dời sang ngày 1.6, thay vì ngày 1.5. Lý do mà tỉnh đưa ra là bởi "kinh tế đang trong quá trình phục hồi, cần có lộ trình tăng phí hợp lý".
Ông Tố cho biết, từ năm 2019 đến nay, trạm thu phí Bắc Hải Vân đã 2 lần tăng phí, số tiền mỗi xe con tăng lên hơn 3 lần, từ 35.000 đồng lên 70.000 đồng và bây giờ là 110.000 đồng/lượt.
"Việc chủ đầu tư hầm Hải Vân lựa chọn phương án tăng phí qua hầm là gây khó cho người dân, đặc biệt trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Thay vào đó, tại sao chủ đầu tư không lựa chọn phương án kéo dài thời gian thu phí để chia sẻ khó khăn với người dân, với các doanh nghiệp vận tải" - ông Tố nêu quan điểm.
Đồng ý quan điểm trên, anh Nguyễn Tiến Tú - chủ một doanh nghiệp vận tải ở Đà Nẵng cho biết thêm, tỉnh Thừa Thiên Huế có công văn gửi Bộ GTVT đề nghị lùi thời điểm áp dụng quyết định tăng phí dời sang ngày 1.6, thay vì ngày 1.5. Lý do mà tỉnh đưa ra là bởi "kinh tế đang trong quá trình phục hồi, cần có lộ trình tăng phí hợp lý".
Nhiều tài xế phản đối việc Tập đoàn Đèo Cả áp dụng mức phí lưu thông qua hầm Hải Vân tăng. Ảnh: Hữu Tường
Anh Tú đánh giá động thái của tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được sự ủng hộ cao từ các doanh nghiệp vận tải và người dân. Tuy vậy, ông Tú kiến nghị chính quyền Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cũng cần có những động thái quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để đánh giá tác động của việc tăng mức thu phí qua hầm Hải Vân đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi người.
Theo phí dịch vụ phương tiện giao thông đường bộ qua Trạm thu phí Bắc Hải Vân được quy định theo từng nhóm cụ thể:
Các xe Nhóm 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt chở khách công cộng) có vé lượt 110.000 đồng/vé, vé tháng 3.300.000 đồng, vé quý 8.910.000 đồng.
Nhóm 2 (xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn) có vé lượt là: 160.000 đồng – vé tháng 4.800.0000 đồng – vé quý 12.960.000 đồng.
Nhóm 3 (xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn) có vé lượt 200.000 đồng – vé tháng 6.000.000 đồng – vé quý 16.200.000 đồng.
Nhóm 4 (xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở container 20 feet): có vé lượt là 210.000 đồng – vé tháng 6.300.000 đồng – vé quý 17.010.000 đồng.
Nhóm 5 (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở container 40 feet): có vé lượt 280.000 đồng – vé tháng 8.400.000 đồng – vé quý 22.680.000 đồng.
Anh Tú đánh giá động thái của tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được sự ủng hộ cao từ các doanh nghiệp vận tải và người dân. Tuy vậy, ông Tú kiến nghị chính quyền Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cũng cần có những động thái quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để đánh giá tác động của việc tăng mức thu phí qua hầm Hải Vân đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi người.
Theo phí dịch vụ phương tiện giao thông đường bộ qua Trạm thu phí Bắc Hải Vân được quy định theo từng nhóm cụ thể:
Các xe Nhóm 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt chở khách công cộng) có vé lượt 110.000 đồng/vé, vé tháng 3.300.000 đồng, vé quý 8.910.000 đồng.
Nhóm 2 (xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn) có vé lượt là: 160.000 đồng – vé tháng 4.800.0000 đồng – vé quý 12.960.000 đồng.
Nhóm 3 (xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn) có vé lượt 200.000 đồng – vé tháng 6.000.000 đồng – vé quý 16.200.000 đồng.
Nhóm 4 (xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở container 20 feet): có vé lượt là 210.000 đồng – vé tháng 6.300.000 đồng – vé quý 17.010.000 đồng.
Nhóm 5 (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở container 40 feet): có vé lượt 280.000 đồng – vé tháng 8.400.000 đồng – vé quý 22.680.000 đồng.
HỮU LONG - CÁT TƯỜNG
https://laodong.vn/ban-doc/xe-qua-deo-hai-van-de-ne-tram-bot-tang-dot-bien-904852.ldo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét