Thứ Bảy, 10 tháng 4, 2021

“TỨ TRỤ”

Bác Chính cho rằng cách gọi “tứ trụ” của ta là sai vì trong “tứ trụ” có cả vua, trong khi thời phong kiến, vua nằm ngoài và đứng trên “tứ trụ”. Tuy nhiên, chúng ta đều biết ở VN không có một người làm vua mà có một tập thể làm vua (nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách), được gọi là vua tập thể, nên vẫn có thể dùng từ “tứ trụ” được. “Tứ trụ” là 4 người làm trụ đỡ, rường cột cho cả quốc gia.
“TỨ TRỤ”
FB Dương Quốc Chính - Người ta hay dùng từ “tứ trụ” để chỉ 4 ông Tổng bí thư (TBT), Chủ tịch nước (CTN), Thủ tướng (TTG) và Chủ tịch Quốc hội (CTQH). Thực ra cách gọi này là rất sai nếu muốn mượn khái niệm tứ trụ thời phong kiến. Tứ trụ thời phong kiến chỉ là 4 ông Thượng thư hàm Chánh nhất phẩm (quan to nhất) với tước vị Đại học sỹ. Nhưng ông vua vẫn ngồi trên cả tứ trụ. Đây trong tứ trụ lại có cả “vua”, nên so sánh không tương đồng.

Kết quả kiện toàn nhân sự vừa rồi không làm người dân bất ngờ. Vì ông “trưởng ban tổ chức TƯ hải ngoại” là Hiếu gió đã công bố vị trí này từ trước khi ĐH đảng được tổ chức (thực tế người đầu tiên công bố là FB Lê Nguyễn Hương Trà)! Thực ra, khả năng lớn là ông đó nhận được tin từ nội bộ tung ra để thăm dò dư luận.

Nhưng việc ông PMC lên làm TTg vẫn là 1 bất ngờ đối với đa số người quan sát. Tin đồn về việc này mới chỉ xuất hiện ở hội nghị TƯ 13, tức là trước khi ĐH đảng diễn ra tầm 3 tháng. Trước đó thì hoàn toàn không ai biết. Bởi vì ông Chính chưa từng làm Phó Thủ tướng, ông cũng không xuất thân từ vị trí kinh tài (kinh nghiệm, đào tạo) mà hầu hết sự nghiệp là ở ngành tình báo Bộ CA, thực ra cũng có liên quan đến kinh tài của Bộ CA khi ông nắm vị trí lãnh đạo ở Cục Hậu cần. Có nghĩa là ông không có xuất phát điểm hay kinh nghiệm nhiều để làm thủ tướng, vì thế khó ai đoán được ông sẽ ngồi ở vị trí này.

Khi ông Chính làm thủ tướng rồi thì nhiều người mới nêu lý do là bởi vì ông đã có những thành công khi làm bí thư Quảng Ninh. Nhưng thực ra ông ở vị trí đó còn chưa trọn 1 nhiệm kỳ, chưa tới 4 năm (3 năm 8 tháng). Mà vị trí bí thư cũng không phải hoàn toàn quyết định về sự phát triển kinh tế mà còn có vai trò của chủ tịch tỉnh nữa. Hơn nữa, khởi sắc đột biến của QN là giai đoạn 2015 tới nay, sau khi ông Chính đã đi khỏi.

Ngoài cái được cho là thành tích đó, không còn lý do gì khác khiến ông Chính trở thành TTg. Nhưng đó là những lý do bề nổi. Ở VN thì lý do luôn không chỉ ở bề nổi.

Với vị trí Trưởng ban Tổ chức TƯ, rõ ràng là vị trí chơi cờ người. Chắc chắn ông hiểu rất rõ về tất cả các UV TƯ và các doanh nghiệp đứng sau họ. Vì thế nên khả năng vận động hành lang của ông sẽ là số 1. Là 1 người Thanh Hoá (đất có nhiều vua chúa nhất), cộng với kinh nghiệm là tình báo và công tác tổ chức, ông Chính phải là người quyền mưu hàng đầu. Vì thế, có lẽ ưu thế đó là yếu tố quyết định để ông có thể ngồi ở vị trí đứng đầu hành pháp, chứ còn kinh nghiệm bí thư QN chỉ là yếu tố làm màu.

Trước đây mình đã dự, cũng giống nhiều người, là vị trí TTg có lẽ thuộc về ông VĐH hay THB. Vì xét về kinh nghiệm thì 2 ông này có vẻ sẵn sàng với vị trí thủ tướng hơn. Nhưng cả 2 ông này đều thua tố chất nói trên của ông Chính.

Với ông Huệ, việc ông lên chức không làm mình bất ngờ, vì từ lúc ông đảo qua làm bí thư HN thì mình đã dự là để lấy kinh nghiệm lãnh đạo địa phương cho vị trí cao hơn (mà mình đoán là TTg), là vị trí mà ông đang thiếu. Chả hiểu sao cái tút đó của mình lại bị FB chặn IP và VTV vác ra đấu tố là xuyên tạc!? Thằng cha căng chú kiết đoán trúng hay trượt thì có gì sai?

Nhưng việc ông Huệ ngồi ghế CT QH chưa chắc đã là không hay khi tuột ghế TTG (nhiều quyền lực hơn). Ông Huệ là người được học hành bài bản về kinh tế, từng làm thầy giáo, nói chung là đạo mạo, ít có điều tiếng, so với các chính trị gia khác. Thực tế từ các khoá trước thì CT QH rất dễ lên làm TBT, chính ông Mạnh và ông Trọng đều qua con đường đó. Vì thế, ông Huệ vẫn hoàn toàn có thể hoan hỉ ngồi làm CT QH làm đẹp CV trong khoá này (đúng ra phải gọi là khoá sắp tới).

Việc nhắc tới vị trí TBT không phải quá sớm khi ông Trọng vừa mới tái cử. Bởi vì:
“Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thẳng thắn chia sẻ, bản thân mình không được khoẻ, tuổi cũng cao và đã xin nghỉ, nhưng đại hội tin tưởng bầu và là đảng viên thì phải chấp hành nhiệm vụ.” (Báo Thanh Niên ngày 1/2/2021). Việc ông Trọng tiếp tục làm TBT, theo mình, là việc chẳng thể đừng, để duy trì sự ổn định trong đảng và để tiếp tục cầm lái con tàu tiến lên CNXH. Thời điểm này, khi so bó đũa chọn cột cờ thì chưa ai đủ điều kiện làm thay ông. Chính vì thế, ở khoá tới, mình cho là CT QH sẽ có vai trò mạnh mẽ hơn các khoá cũ. Trên thực tế, TBT và CT QH thường là vị trí kiềm chế hành pháp chạy đúng con đường mà đảng đã vạch ra. Còn vị trí TTg thì lại dễ bẻ lái gấp, như ông Trọng đã từng phải lo ngại!

Nhưng CT QH không phải là vị trí duy nhất có thể kế vị chức TBT. TTg và CTN đều có thể cạnh tranh. Nhưng TTg, với kinh nghiệm bẻ lái, sẽ khó cạnh tranh hơn với phe bảo thủ, CTN có vẻ dễ dàng hơn. Vì thế, ông Phúc mới chấp nhận ngồi ghế CTN, rõ ràng là ít quyền lực hơn vị trí cũ, quyền lực mới (có thể đề xuất vị trí Thủ tướng cho QH bầu) nhưng lại chỉ mang tính hình thức. Nhưng đó vẫn là chỗ tốt để ngồi chờ chức vụ TBT.

Tóm lại, 1 cách khách quan, mình cho rằng “tứ trụ” lần này là sự sắp xếp khá hợp lý với tình hình hiện tại và phù hợp với tố chất và năng lực của mỗi cá nhân. Hi vọng là hai nhân tố mới là ông Chính và ông Huệ có thể tạo nên những thay đổi lớn cho VN.

Mình dự là ông PMC sẽ còn mạnh hơn ông NTD trong việc điều hành CP bởi 2 ông vốn có điểm tương đồng là xuất thân công an, nhưng 1 chính trị gia dân miền Tây sẽ không bao giờ quyền biến được như 1 người Thanh Hoá!

Hi vọng tút này không bị chặn IP VN và không bị vu cho là xuyên tạc đường lối!

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Thanh Hieu Bui 13 tháng 1 lúc 08:43 Chố‘t kèo, tỷ lệ Ä‘á» mỗi ghế là 10 ăn 10. Tức nhà cái ra độ, ai bảo vị trí nào không đúng thì bỏ 10 đồng ăn 10 đồng. Tổng bí thư Nguyán Phú Trọng Chủ t»ch nước Nguyá»n Xuân Phúc Thủ tưởng Phạm Minh Chính Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ.'
Có thể là hình ảnh về văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét