Khi người Mỹ trải nghiệm cách mạng màu...
(Quan hệ quốc tế) - Bạo loạn ở Quốc hội Mỹ ngỡ như chỉ xảy ra ở những nơi mà Mỹ dù ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đã gây ra cho các nước khác. Theo giới phân tích, để xác nhận chiến thắng của ông Biden, các chiến lược gia đảng Dân chủ đã đi theo cách thông thường là tiến hành khiêu khích bằng cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật thao túng xã hội. Cuộc tấn công vào quốc hội Mỹ đã khiến ông Trump mất đi rất nhiều thứ.Cảnh tượng khó tin đã xảy ra tại Đồi Capitol ngày 6/1
Cách mạng màu ở Đồi Capitol?Những người ủng hộ đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump, đòi xét lại cuộc bầu cử ngày 3/11/2020, đã từ mọi miền của nước Mỹ tập trung về Washington trong “ngày phán quyết” 6/1. Họ đã tràn vào Quốc hội Mỹ và gây ra vụ bạo loạn được mô tả chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
Các nghị sĩ Mỹ, từ “bà đầm thép” Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho tới Phó Tổng thống Mike Pence đã phải sơ tán khẩn cấp. Không ít nghị sĩ Mỹ sau đó đã cho biết họ thực sự lo lắng cho tính mạng của mình trong vụ hỗn loạn ở Đồi Capitol, câu chuyện ngỡ như chỉ xảy ra ở những nơi mà nước Mỹ dù ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đã gây ra các cuộc cách mạng màu.
Giới phân tích cho rằng những gì đã diễn ra ở Mỹ vào đêm 6/1 gợi nhớ những sự kiện về thay đổi quyền lực ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Các sự kiện tương tự trong không gian hậu Xô Viết như từng xảy ra ở Gruzia, Kyrgyzstan và Ukraine với các cuộc biểu tình Maidan cũng được liên hệ tới.
Mặc dù không có một cuộc “lật đổ” và ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden đã được chính thức xác nhận giành chiến thắng, trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ khi lưỡng viện quốc hội Mỹ nhóm họp trở lại sau đó, song sự kiện ở Đồi Capitol đã phần nào cho thấy “kỹ nghệ” cách mạng màu được áp dụng ở chính nước Mỹ.
Theo giới phân tích, để xác nhận chiến thắng của ông Biden, các chiến lược gia đảng Dân chủ đã đi theo cách thông thường là tiến hành khiêu khích bằng cách sử dụng các công nghệ kỹ thuật thao túng xã hội. Cuộc tấn công vào quốc hội Mỹ đã khiến ông Trump mất đi rất nhiều thứ.
Người biểu tình tìm mọi cách tràn vào bên trong Quốc hội Mỹ
Sau cuộc bạo loạn đêm 6/1, hàng loạt quan chức cấp cao trong nội các của ông Trump từ chức. Phe dân chủ đồng loạt lên tiếng cáo buộc ông Trump kích động bạo lực và đòi kích hoạt Tu chính án thứ 25 nhằm phế truất ông.
Hiện có thông tin lan truyền rằng trong ngày 6/1, các “kiến trúc sư” của sự kiện này đã cài người vào đám đông. Những người này đã kích hoạt cơ chế phản xạ tiềm thức của đám đông (lây nhiễm và bắt chước), kích động những người biểu tình chiếm tòa nhà Quốc hội. Những người kích động đã trà trộn vào đám đông và thể hiện là những người ủng hộ ông Trump nhiệt thành nhất.
Điểm đáng chú ý là theo đúng “kịch bản” kiểu Mỹ, người được coi là “nạn nhân” chính trong sự kiện này đã không thể lên tiếng, không thể thanh minh. Các mạng xã hội lớn của Mỹ gồm Youtube, Facebook đã xóa các dòng trạng thái của “nạn nhân”, còn Twitter thì khóa tài khoản tạm thời.
Cảnh sát và lực lượng an ninh cố thủ bên trong tòa nhà Quốc hội Mỹ
Ngoài thông tin về 5 người thiệt mạng trong vụ bạo loạn ở Đồi Capitol, kênh CNN của Mỹ còn cho biết các binh sĩ Vệ binh Quốc gia đã tìm thấy và tháo dỡ một thiết bị nổ trước khi tòa nhà bị người biểu tình chiếm giữ. Thời điểm tìm thấy thiết bị này rất quan trọng bởi không loại trừ khả năng một ai đó đã cố tình cài sẵn thiết bị nổ để “chờ” người biểu tình tràn vào.
Một công cụ khác có thể đã được sử dụng khi ai cũng hiểu rằng phía Dân chủ có ảnh hưởng đối với giới truyền thông. Bản thân ông Trump trong suốt 4 năm qua cũng luôn trong một cuộc chiến với hàng loạt “ông lớn” truyền thông, cả chính thức và xã hội ở nước Mỹ. Có vẻ như những “kỹ nghệ” cách mạng màu từng được thử nghiệm ở các nước khác giờ đây được áp dụng cho chính nước Mỹ.
Nước Mỹ đã lỗi thời?
Hiện có nhiều góc nhìn khác nhau về sự kiện đêm 6/1 tại Quốc hội Mỹ. Có không ít ý kiến tập trung vào cá nhân Tổng thống Trump song giới phân tích đưa ra cái nhìn bao quát hơn. Theo đó, đám đông ở Đồi Capitol là kết quả của sự chia rẽ nghiêm trọng trong lòng xã hội Mỹ. Việc phe thua cuộc liên tục phủ nhận và công kích kết quả bầu cử sẽ để lại dấu hằn về lâu dài, đặt ra thách thức đối với thẩm quyền của chính quyền ông Biden.
Nếu như các cuộc tấn công mạng do giới chức Mỹ cáo buộc đến từ “bên ngoài” thì sự kiện bạo loạn ở Đồi Capitol là cuộc tấn công đến từ “bên trong”, từ chính những mâu thuẫn của nước Mỹ. Thậm chí có ý kiến cho rằng hệ thống chính trị Mỹ đã “xuống cấp”.
Những mồi lửa mâu thuẫn trong lòng nước Mỹ sẽ tiếp tục bùng cháy?
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng vấn đề thực sự khiến Mỹ đau đầu là giới tinh hoa của nước này quá “kiêu ngạo”, tự tin rằng nền dân chủ của Mỹ vẫn vượt trội hơn so với hệ thống chính trị của các nước khác. Trong khi đó, giới chính trị gia Mỹ được cho là “ích kỷ” vì không sẵn sàng đi đầu trong thúc đẩy cải cách. Thay vào đó, họ chỉ hô những hiệu sáo rộng về “thay đổi” hay “chúng ta có thể”.
Điều “đáng kinh ngạc” được tờ báo Trung Quốc mô tả là việc giới tinh hoa Mỹ không có ý định suy ngẫm về sự hỗn loạn thể chế trong nước mà vẫn quan tâm đến việc tấn công các nước khác. Theo tờ báo này thì nước Mỹ cần cải tổ, cần phải “táo bạo và hướng nội” hơn.
Ngày 8/1, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) thông báo treo thưởng lên tới 50.000 USD cho thông tin có thể giúp dẫn đến vị trí, bắt giữ và kết án thủ phạm đặt bom ống trong trụ sở của các chính đảng lớn của Mỹ ở thủ đô Washington.
Trong khi đó, tuyên bố của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đăng trên Twitter ngày 8/1 cho biết, lực lượng thực thi pháp luật đã nhận được báo cáo ngày 6/1 về hai thiết bị đáng ngờ, một tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa và một tại Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Thông báo đính kèm hình ảnh một nghi phạm đeo mặt nạ, găng tay và mặc áo trùm, mang theo một vật thể. FBI thông báo treo thưởng lên tới 50.000 USD cho thông tin có thể giúp dẫn đến vị trí, bắt giữ và kết án thủ phạm đặt bom ống trong trụ sở của các chính đảng lớn của Mỹ ở thủ đô Washington.
Hình ảnh cuộc biểu tình bạo lực Maidan ở Ukraine hồi tháng 2/2014
Trước đó, ngày 7/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã phản bác lại những nhận định của các nhà phê bình nước ngoài và cựu Tổng thống George W. Bush cáo buộc rằng cuộc tấn công vào Đồi Capitol cho thấy Mỹ là một "nước cộng hòa chuối". Đây là một thuật ngữ khoa học chính trị dùng để chỉ quốc gia có nền chính trị bất ổn ở Mỹ Latinh với nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào việc xuất khẩu một loại sản phẩm hữu hạn nhất định nào đó, ví dụ như chuối, khoáng sản, có phân hóa xã hội nghiêm trọng với tầng lớp lao động nghèo khó và tầng lớp tinh hoa giàu có. Ngoại trưởng Mỹ có bài viết trên Twitter, cho biết: "Lời vu khống đó cho thấy sự hiểu biết sai lầm về các nền cộng hòa chuối và nền dân chủ ở Mỹ".
Cùng ngày 7/1, phát biểu với hãng TASS, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow coi các sự kiện ở Washington hôm 6/1 là vấn đề nội bộ của Mỹ và mong người dân Mỹ vượt qua giai đoạn lịch sử đầy kịch tính này.
Bà Zakharova nhấn mạnh: "Đây là chuyện nội bộ của Mỹ. Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm đến thực tế rằng hệ thống bầu cử ở Mỹ đã lỗi thời và không đáp ứng các tiêu chuẩn dân chủ hiện đại, tạo kẽ hở cho nhiều vi phạm và các hãng truyền thông Mỹ đã trở thành công cụ của hoạt động đấu đá chính trị. Đó là lý do dẫn đến sự chia rẽ trong xã hội hiện đang được thấy ở Mỹ. Chúng tôi mong người dân Mỹ giữ được phẩm giá, vượt qua khoảnh khắc kịch tính này trong lịch sử của chính họ".
Đông Triều
https://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/khi-nguoi-my-trai-nghiem-cach-mang-mau-3425691/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét