Thụy Sĩ "trả lương cho toàn dân" như thế nào ?
04/02/2016 Dư luận Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ, thậm chí ganh tỵ khi hay thông tin đất nước Thuỵ Sĩ sẽ có thể trả lương cho toàn dân, bất kể già hay trẻ, giàu hay nghèo, chăm chỉ hay lười nhác, mỗi người từ từ 2500-4000 USD/tháng. Nhưng ít người được biết rằng, chiến dịch lương cơ bản này đã bắt đầu từ năm 2013 và liệu nó có thành hiện thực hay không vẫn chưa rõ ràng.
Một xe tải chở 8 triệu franc tiền xu đổ trước toà nhà Quốc hội Thuỵ Sĩ hồi năm 2013. Đây là sự kiện mừng chiến thắng của những người ủng hộ sáng kiến lương cơ bản toàn dân vô điều kiện.
Dân chủ kiểu Thuỵ Sĩ
Trước khi đề cập chi tiết về chiến dịch lương cơ bản nói trên, có một số thông tin thú vị về nền dân chủ của Thuỵ Sĩ - một trong những đất nước giàu có nhất hành tinh chúng ta nên biết.
Theo mô tả của báo Business Insider, Thuỵ Sĩ có một nền dân chủ trực tiếp. Sáng kiến của người dân có thể được đưa ra trưng cầu dân ý nếu thu được hơn 100.000 chữ ký. Do vậy, người dân hoàn toàn có thể đề xuất thay đổi hiến pháp (còn gọi là sáng kiến phổ thông – "popular initiatives"). Nếu được đưa ra trưng cầu dân ý và có đa số phiếu và các bang đồng ý thì đề xuất đó sẽ trở thành luật.
Chẳng hạn, người dân Thuỵ Sĩ có thể bỏ phiếu uống bia miễn phí nếu họ muốn. Hay như người dân Thuỵ Sĩ đã bỏ phiếu tán thành đề xuất của doanh nhân Thomas Minder về hạn chế lương lãnh đạo doanh nghiệp (ông gọi là những con mèo béo) niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhiều người cho rằng thật phi lý khi các lãnh đạo doanh nghiệp được hưởng lương thưởng khổng lồ bất chấp báo cáo kinh doanh thua lỗ tồi tệ.
Tựu trung, hệ thống này không chỉ cho phép cá nhân mỗi công dân có quyền kiểm soát luật ở mức độ cao nhất mà còn có ý nghĩa là những ý tưởng không chính thống có thể trở thành vấn đề trưng cầu dân ý.
Trả lời trên BBC hồi tháng 12/2013, ông Enno Schmidt, một hoạ sĩ gốc Đức và là lãnh đạo chiến dịch lương toàn dân nói: "Thuỵ sĩ là nước duy nhất ở châu Âu, và có thể trên toàn thế giới, là nơi người dân có quyền biến bất kỳ điều gì thành hiện thực thông qua nền dân chủ trực tiếp".
Sáng kiến lương toàn dân vô điều kiện (UBI)
Thu nhập cơ bản nghe rất cấp tiến nhưng thực ra không phải là mới. Hồi thế kỷ 16, trong tác phẩm Utopia của mình, Thomas More đã đề cập đến vấn đề này. Năm 1967, Martin Luther King Jr. đã viết giải pháp xoá đói là thu nhập được đảm bảo cho mọi người.
Theo Wikipedia, thảo luận về lương cơ bản cho toàn dân vô điều kiện ở Thuỵ Sĩ bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980, xuất phát từ ý kiến của các nhà học giả như các nhà xã hội học, nghệ sĩ, nhà văn, trong đó có các nhà xã hội học cho rằng thu nhập toàn dân là biện pháp xoá đói, giảm bất bình đẳng tốt nhất. Nhưng cho đến những năm 1990 thì vẫn chưa có những cuộc tranh luận công chúng lớn nào về vấn đề này. Tuy nhiên, vào đầu những năm 2000, mọi thứ dần dần thay đổi do ảnh hưởng của sự lan toả từ cuộc tranh luận ở Đức. Hai tổ chức thu nhập cơ bản ở Thuỵ Sĩ được thành lập, gồm "Initiative Grundeinkommen" và BIEN-Switzerland. Những tổ chức này đã đạt được một số thành công, trong đó có thu hút dư luận trong và ngoài nước.
Thỉnh nguyện kêu gọi trưng cầu dân ý về thu nhập cơ bản (UBI) là một quyền theo hiến pháp đã được bắt đầu từ tháng Tư năm 2012. Sau 6 tháng đã có 42 nghìn người ký và thu hút khoảng 70 nghìn chữ ký tính đến tháng 4/2013. Đến tháng 10/2013, có hơn 126.000 công dân đã ký vào thỉnh nguyện này, có nghĩa phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Những người ủng hộ sáng kiến này đã ăn mừng bằng việc đổ đống 8 triệu franc loại đồng 5 xu bên ngoài toà nhà Quốc hội, hàm ý mỗi đồng xu cho mỗi công dân Thuỵ Sĩ.
Từ kết quả cuộc thỉnh nguyện, người dân Thuỵ Sĩ sẽ bỏ phiếu luật hoá việc mỗi tháng, mỗi người dân Thuỵ Sĩ sẽ nhận một tấm séc từ chính phủ, bất kể là giàu hay nghèo, bất kể làm việc cần cù chăm chỉ hay lười biếng, bất kể già hay trẻ. Cụ thể, mỗi tháng người lớn sẽ được nhận 2.500 franc Thuỵ Sĩ (tương đương 2.700 USD hay hơn 60 triệu đồng), còn trẻ em nhận 625 franc.
Tuy nhiên, mãi đến đầu tháng Hai năm nay (2016), chính phủ mới định ngày trưng cầu dân ý cho UBI – ngày 5/6/2016. Chính phủ liên bang Thuỵ Sĩ dự tính nếu được thực hiện, đề xuất này sẽ tiêu tốn 208 tỷ franc mỗi năm.
Xoá đói, giảm bất bình đẳng hay không tưởng?
Năm 2008, hai ông Daniel Häni và Enno Schmidt (một lãnh đạo phong trào UBI) đã sản xuất một bộ phim nói về thất nghiệp và tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Đây là các lý do để thực thi thu nhập cơ bản vô điều kiện (UBI).
Trong một trả lời phỏng vấn The Real News Network hồi tháng 11/2013, ông Schmidt nói: "Thu nhập cơ bản có nghĩa là đủ tiền để sống. Và ở Thuỵ Sĩ, chỉ có một con số đó là 2.500 franc. Nó không phải là để giàu. Nói đơn giản, ngày nay chúng ta đủ giàu và có đủ hàng hoá để mỗi người cần có một thu nhập để sống".
Những người ủng hộ sáng kiến này quan ngại về mức độ bất bình đẳng thu nhập gia tăng ở Thuỵ Sĩ. Từ năm 1996-2010, các nghiệp đoàn thương mại Thuỵ Sĩ cho biết thu nhập của 1% người có thu nhập hàng top tăng đến 39% trong khi những người có thu nhập ở "đáy" thì chỉ tăng chưa đến 10%.
Các công dân Thuỵ Sĩ cũng tức giận với việc gia tăng chênh lệch về mức thụ hưởng giữa lãnh đạo và nhân viên được trả lương thấp nhất trong doanh nghiệp.
"Nhìn chung, người dân cảm thấy sự độc lập của họ bị mất mát liên quan đến các quyền kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia", ông Ralph Kundig, một lãnh đạo của tổ chức mạng lưới Basic Income Earth Network (BIEN)nói với phóng viên Business Insider.
Trong khi đó, những người chỉ trích sáng kiến này đưa ra rất nhiều lý do nó có thể tác động tiêu cực tới kinh tế xã hội.
Theo New York Times, chính phủ và các đảng phái Thuỵ Sĩ đều phản đối ý tưởng này, với nhiều chỉ trích từ cho rằng nó nguy hiểm và có hại cho đến tranh luận rằng không thể cấp tài chính cho nó. Các quan ngại khác bao gồm rủi ro nhập cư gia tăng, tăng thuế, nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ biến mất nếu nhiều người không cần phải làm việc để kiếm sống nữa. Nói chung, nó triệt tiêu động lực làm việc, triệt tiêu sáng tạo.
Hồi tháng 7/2015, Uỷ ban các vấn đề xã hội thuộc Quốc hội Thuỵ Sĩ đã bỏ phiếu phản đối sáng kiến này vì tin rằng việc chấp nhận nó có thể thách thức sự tồn tại của hệ thống an sinh xã hội hiện tại và gây khó khăn cho nền kinh tế. Đến cuối tháng 9/2015, Quốc hội Thuỵ Sĩ bỏ phiếu kêu gọi dân chúng phản đối sáng kiến thu nhập cơ bản vô điều kiện.
Tuy nhiên, những người bảo vệ thu nhập cơ bản vô điều kiện lập luận tác động có thể nhỏ hơn nhiều. Thu nhập cơ bản có thể đủ để sống như không đủ để sống rất thoải mái. Thu nhập này được thiết kế để chấm dứt đói nghèo mà vẫn không tạo ra một quốc gia những người lười biếng. "Ý tưởng cung cấp khoản thu nhập cá nhân cho mọi công dân vô điều kiện và để sống là đơn giản và công bằng. Đó là một dự án về tự do xã hội và tập trung vào tài năng của mỗi người. Đó không phải là cánh tả hay hữu mà là về những giá trị xã hội cốt lõi. Những lý tưởng chuyển động cả thế giới. Nhưng thật không may, chúng ta, những chính trị gia bị điều khiển bởi chủ nghĩa dân tuý và những nỗi sợ hãi. Chúng ta không cho phép có dư địa cho những điều không tưởng", ông Liliane Maury Pasquier, thành viên chính phủ liên bang, thuộc đảng Dân chủ xã hội nói. Mặc dù nói vậy, ông Pasquier cùng nhiều thành viên chính phủ khác không đồng ý với sáng kiến này, theo thông tin đăng trên website chính thức của BIEN.
Dù thế nào chăng nữa đến ngày 5/6/2016 tới cuộc trưng cầu dân ý về thu nhập cơ bản vô điều kiện sẽ diễn ra tại Thuỵ Sĩ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng sáng kiến này khó được thông qua. Nguyên nhân là do người dân nhìn chung bỏ phiếu rất thực dụng và ngoài ra, nó còn phải đối mặt với rào cản "đa số kép". Có nghĩa là nếu được thông qua, nó phải giành được đa số phiếu bầu của cuộc bỏ phiếu quốc gia và đa số phiếu bầu của 26 bang.
Theo báo Local của Thuỵ Sĩ, cuộc thăm dò gần đây cho thấy số đông người Thụy Sĩ cho hay vẫn sẽ tiếp tục làm việc và tìm việc làm ngay cả khi được nhận thu nhập đảm bảo và chỉ 2% người được khảo sát trả lời rằng họ sẽ ngừng làm việc, trong khi 8% nói họ "có thể cân nhắc khả năng này tùy theo hoàn cảnh thực tế".
Vài nét về Thuỵ Sĩ
Dân số 8,1 triệu người (2019), mật độ 181 người/km² (hạng 66)
Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là Genève và Zurich.
GDP bình quân đầu người của Thụy Sĩ khoảng 80.000 USD/năm/người (năm 2020). Xếp vị trí thứ 8 hoặc thứ 9 thế giới.
Diện tích 41.285 km² (hạng 132)
Tuổi thọ bình quân của người Thụy Sĩ là khoảng 83 tuổi. xếp vị trí thứ 10 trong bảng danh sách những quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người Thụy Sĩ làm việc trung bình 35,2 giờ trên một tuần. Trong khi đó số giờ làm việc trung bình ở Anh là 36,4, ở Tây Ban Nha là 38, ở Hy Lạp là 42,1 và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 48,9 giờ.
Thanh Xuân
https://vnreview.vn/goc-nhin-vnreview/-/view_content/content/1756148/thuy-si-tra-luong-cho-toan-dan-nhung-dieu-chung-ta-chua-biet
Một xe tải chở 8 triệu franc tiền xu đổ trước toà nhà Quốc hội Thuỵ Sĩ hồi năm 2013. Đây là sự kiện mừng chiến thắng của những người ủng hộ sáng kiến lương cơ bản toàn dân vô điều kiện.
Dân chủ kiểu Thuỵ Sĩ
Trước khi đề cập chi tiết về chiến dịch lương cơ bản nói trên, có một số thông tin thú vị về nền dân chủ của Thuỵ Sĩ - một trong những đất nước giàu có nhất hành tinh chúng ta nên biết.
Theo mô tả của báo Business Insider, Thuỵ Sĩ có một nền dân chủ trực tiếp. Sáng kiến của người dân có thể được đưa ra trưng cầu dân ý nếu thu được hơn 100.000 chữ ký. Do vậy, người dân hoàn toàn có thể đề xuất thay đổi hiến pháp (còn gọi là sáng kiến phổ thông – "popular initiatives"). Nếu được đưa ra trưng cầu dân ý và có đa số phiếu và các bang đồng ý thì đề xuất đó sẽ trở thành luật.
Chẳng hạn, người dân Thuỵ Sĩ có thể bỏ phiếu uống bia miễn phí nếu họ muốn. Hay như người dân Thuỵ Sĩ đã bỏ phiếu tán thành đề xuất của doanh nhân Thomas Minder về hạn chế lương lãnh đạo doanh nghiệp (ông gọi là những con mèo béo) niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhiều người cho rằng thật phi lý khi các lãnh đạo doanh nghiệp được hưởng lương thưởng khổng lồ bất chấp báo cáo kinh doanh thua lỗ tồi tệ.
Tựu trung, hệ thống này không chỉ cho phép cá nhân mỗi công dân có quyền kiểm soát luật ở mức độ cao nhất mà còn có ý nghĩa là những ý tưởng không chính thống có thể trở thành vấn đề trưng cầu dân ý.
Trả lời trên BBC hồi tháng 12/2013, ông Enno Schmidt, một hoạ sĩ gốc Đức và là lãnh đạo chiến dịch lương toàn dân nói: "Thuỵ sĩ là nước duy nhất ở châu Âu, và có thể trên toàn thế giới, là nơi người dân có quyền biến bất kỳ điều gì thành hiện thực thông qua nền dân chủ trực tiếp".
Sáng kiến lương toàn dân vô điều kiện (UBI)
Thu nhập cơ bản nghe rất cấp tiến nhưng thực ra không phải là mới. Hồi thế kỷ 16, trong tác phẩm Utopia của mình, Thomas More đã đề cập đến vấn đề này. Năm 1967, Martin Luther King Jr. đã viết giải pháp xoá đói là thu nhập được đảm bảo cho mọi người.
Theo Wikipedia, thảo luận về lương cơ bản cho toàn dân vô điều kiện ở Thuỵ Sĩ bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980, xuất phát từ ý kiến của các nhà học giả như các nhà xã hội học, nghệ sĩ, nhà văn, trong đó có các nhà xã hội học cho rằng thu nhập toàn dân là biện pháp xoá đói, giảm bất bình đẳng tốt nhất. Nhưng cho đến những năm 1990 thì vẫn chưa có những cuộc tranh luận công chúng lớn nào về vấn đề này. Tuy nhiên, vào đầu những năm 2000, mọi thứ dần dần thay đổi do ảnh hưởng của sự lan toả từ cuộc tranh luận ở Đức. Hai tổ chức thu nhập cơ bản ở Thuỵ Sĩ được thành lập, gồm "Initiative Grundeinkommen" và BIEN-Switzerland. Những tổ chức này đã đạt được một số thành công, trong đó có thu hút dư luận trong và ngoài nước.
Thỉnh nguyện kêu gọi trưng cầu dân ý về thu nhập cơ bản (UBI) là một quyền theo hiến pháp đã được bắt đầu từ tháng Tư năm 2012. Sau 6 tháng đã có 42 nghìn người ký và thu hút khoảng 70 nghìn chữ ký tính đến tháng 4/2013. Đến tháng 10/2013, có hơn 126.000 công dân đã ký vào thỉnh nguyện này, có nghĩa phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Những người ủng hộ sáng kiến này đã ăn mừng bằng việc đổ đống 8 triệu franc loại đồng 5 xu bên ngoài toà nhà Quốc hội, hàm ý mỗi đồng xu cho mỗi công dân Thuỵ Sĩ.
Từ kết quả cuộc thỉnh nguyện, người dân Thuỵ Sĩ sẽ bỏ phiếu luật hoá việc mỗi tháng, mỗi người dân Thuỵ Sĩ sẽ nhận một tấm séc từ chính phủ, bất kể là giàu hay nghèo, bất kể làm việc cần cù chăm chỉ hay lười biếng, bất kể già hay trẻ. Cụ thể, mỗi tháng người lớn sẽ được nhận 2.500 franc Thuỵ Sĩ (tương đương 2.700 USD hay hơn 60 triệu đồng), còn trẻ em nhận 625 franc.
Tuy nhiên, mãi đến đầu tháng Hai năm nay (2016), chính phủ mới định ngày trưng cầu dân ý cho UBI – ngày 5/6/2016. Chính phủ liên bang Thuỵ Sĩ dự tính nếu được thực hiện, đề xuất này sẽ tiêu tốn 208 tỷ franc mỗi năm.
Xoá đói, giảm bất bình đẳng hay không tưởng?
Năm 2008, hai ông Daniel Häni và Enno Schmidt (một lãnh đạo phong trào UBI) đã sản xuất một bộ phim nói về thất nghiệp và tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Đây là các lý do để thực thi thu nhập cơ bản vô điều kiện (UBI).
Trong một trả lời phỏng vấn The Real News Network hồi tháng 11/2013, ông Schmidt nói: "Thu nhập cơ bản có nghĩa là đủ tiền để sống. Và ở Thuỵ Sĩ, chỉ có một con số đó là 2.500 franc. Nó không phải là để giàu. Nói đơn giản, ngày nay chúng ta đủ giàu và có đủ hàng hoá để mỗi người cần có một thu nhập để sống".
Những người ủng hộ sáng kiến này quan ngại về mức độ bất bình đẳng thu nhập gia tăng ở Thuỵ Sĩ. Từ năm 1996-2010, các nghiệp đoàn thương mại Thuỵ Sĩ cho biết thu nhập của 1% người có thu nhập hàng top tăng đến 39% trong khi những người có thu nhập ở "đáy" thì chỉ tăng chưa đến 10%.
Các công dân Thuỵ Sĩ cũng tức giận với việc gia tăng chênh lệch về mức thụ hưởng giữa lãnh đạo và nhân viên được trả lương thấp nhất trong doanh nghiệp.
"Nhìn chung, người dân cảm thấy sự độc lập của họ bị mất mát liên quan đến các quyền kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia", ông Ralph Kundig, một lãnh đạo của tổ chức mạng lưới Basic Income Earth Network (BIEN)nói với phóng viên Business Insider.
Trong khi đó, những người chỉ trích sáng kiến này đưa ra rất nhiều lý do nó có thể tác động tiêu cực tới kinh tế xã hội.
Theo New York Times, chính phủ và các đảng phái Thuỵ Sĩ đều phản đối ý tưởng này, với nhiều chỉ trích từ cho rằng nó nguy hiểm và có hại cho đến tranh luận rằng không thể cấp tài chính cho nó. Các quan ngại khác bao gồm rủi ro nhập cư gia tăng, tăng thuế, nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ biến mất nếu nhiều người không cần phải làm việc để kiếm sống nữa. Nói chung, nó triệt tiêu động lực làm việc, triệt tiêu sáng tạo.
Hồi tháng 7/2015, Uỷ ban các vấn đề xã hội thuộc Quốc hội Thuỵ Sĩ đã bỏ phiếu phản đối sáng kiến này vì tin rằng việc chấp nhận nó có thể thách thức sự tồn tại của hệ thống an sinh xã hội hiện tại và gây khó khăn cho nền kinh tế. Đến cuối tháng 9/2015, Quốc hội Thuỵ Sĩ bỏ phiếu kêu gọi dân chúng phản đối sáng kiến thu nhập cơ bản vô điều kiện.
Tuy nhiên, những người bảo vệ thu nhập cơ bản vô điều kiện lập luận tác động có thể nhỏ hơn nhiều. Thu nhập cơ bản có thể đủ để sống như không đủ để sống rất thoải mái. Thu nhập này được thiết kế để chấm dứt đói nghèo mà vẫn không tạo ra một quốc gia những người lười biếng. "Ý tưởng cung cấp khoản thu nhập cá nhân cho mọi công dân vô điều kiện và để sống là đơn giản và công bằng. Đó là một dự án về tự do xã hội và tập trung vào tài năng của mỗi người. Đó không phải là cánh tả hay hữu mà là về những giá trị xã hội cốt lõi. Những lý tưởng chuyển động cả thế giới. Nhưng thật không may, chúng ta, những chính trị gia bị điều khiển bởi chủ nghĩa dân tuý và những nỗi sợ hãi. Chúng ta không cho phép có dư địa cho những điều không tưởng", ông Liliane Maury Pasquier, thành viên chính phủ liên bang, thuộc đảng Dân chủ xã hội nói. Mặc dù nói vậy, ông Pasquier cùng nhiều thành viên chính phủ khác không đồng ý với sáng kiến này, theo thông tin đăng trên website chính thức của BIEN.
Dù thế nào chăng nữa đến ngày 5/6/2016 tới cuộc trưng cầu dân ý về thu nhập cơ bản vô điều kiện sẽ diễn ra tại Thuỵ Sĩ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng sáng kiến này khó được thông qua. Nguyên nhân là do người dân nhìn chung bỏ phiếu rất thực dụng và ngoài ra, nó còn phải đối mặt với rào cản "đa số kép". Có nghĩa là nếu được thông qua, nó phải giành được đa số phiếu bầu của cuộc bỏ phiếu quốc gia và đa số phiếu bầu của 26 bang.
Theo báo Local của Thuỵ Sĩ, cuộc thăm dò gần đây cho thấy số đông người Thụy Sĩ cho hay vẫn sẽ tiếp tục làm việc và tìm việc làm ngay cả khi được nhận thu nhập đảm bảo và chỉ 2% người được khảo sát trả lời rằng họ sẽ ngừng làm việc, trong khi 8% nói họ "có thể cân nhắc khả năng này tùy theo hoàn cảnh thực tế".
Vài nét về Thuỵ Sĩ
Dân số 8,1 triệu người (2019), mật độ 181 người/km² (hạng 66)
Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là Genève và Zurich.
GDP bình quân đầu người của Thụy Sĩ khoảng 80.000 USD/năm/người (năm 2020). Xếp vị trí thứ 8 hoặc thứ 9 thế giới.
Diện tích 41.285 km² (hạng 132)
Tuổi thọ bình quân của người Thụy Sĩ là khoảng 83 tuổi. xếp vị trí thứ 10 trong bảng danh sách những quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), người Thụy Sĩ làm việc trung bình 35,2 giờ trên một tuần. Trong khi đó số giờ làm việc trung bình ở Anh là 36,4, ở Tây Ban Nha là 38, ở Hy Lạp là 42,1 và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 48,9 giờ.
Thanh Xuân
https://vnreview.vn/goc-nhin-vnreview/-/view_content/content/1756148/thuy-si-tra-luong-cho-toan-dan-nhung-dieu-chung-ta-chua-biet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét