Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Gã cũng khác gì tiếng loa kia?

Mình rất không tán thành các chính sách của Nhà nước đối với người nghèo, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Hầu hết các chính sách trợ giúp người nghèo của nhà nước là hình thức, là giả vờ, với mục tiêu duy nhất là để quốc tế và người dân không kêu ca được là tại sao thế giới có mà VN không có. Ví dụ trợ cấp người già cô đơn không nguồn thu nhập 500 nghìn đồng một tháng. Chỉ với 500 nghìn đồng một tháng thì họ làm sao sống nổi, đây không phải là hình thức, là giả vờ thì là cái gì ? Trong bài này, bác Lưu Trọng Văn viết về "chiếc loa từ Nhà thờ cổ liên tục oang oang yêu cầu khách du lịch không được mua hàng hay cho tiền lũ nhỏ vì làm vậy các bà mẹ ông bố lũ nhỏ sẽ không xua, ép lũ nhỏ đứng đường trong đêm giá rét nữa", làm mình nhớ tới bác Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 Sài Gòn, dọn dẹp vỉa hè, rồi được dư luận gọi là "Hải Cẩu". Tất cả đều là giải quyết cái ngọn. Dọn sạch Sapa, dọn sạch vỉa hè Sài Gòn chỉ giúp người giầu có nơi du lịch vui vẻ và giúp quan chức, doanh nhân lớn hơn kinh doanh kiếm bộn tiền chứ không giúp gì cho xã hội hay người dân. Vấn đề gốc rễ là phải tạo môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội thuận lợi cho người nghèo và phải có nhiều giải pháp giúp đỡ người nghèo có công ăn việc làm và đời sống ổn định. Nhưng đây không phải mối bận tâm của quan chức chính quyền vốn đang lười biếng và quen tham nhũng, ăn chơi hưởng lạc. Đặc biệt với người nghèo là dân tộc thiểu số có những tập quán riêng thì càng không thể áp dụng những biện pháp cưỡng bức, ngăn chặn như với người Kinh được; cần phải có những chính sách đặc thù. Mỗi khi nghĩ tới đồng bào dân tộc thiểu số, người Kinh chúng ta phải biết trân trọng họ vì chúng ta đang ngày đêm cướp bóc tài nguyên của họ để thỏa mãn nhu cầu bản thân và phát triển miền xuôi chúng ta đấy. Thương họ lắm, vì họ đang sống yên lành trên mảnh đất ngàn đời của tổ tiên họ thì bị đám người Kinh mang súng đạn lên chiếm đóng, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động nhưng họ không thể chống lại được...
Gã cũng khác gì tiếng loa kia?
FB Lưu Trọng Văn - Không còn nhớ lần này là lần thứ bao nhiêu gã đến Sapa. Duy nhất cái không thay đổi trong gã là nỗi sợ hãi khi gặp những đứa trẻ người H Mong, người Dao bé tẹo chèo kéo khách mua những sợi dây, túi thổ cẩm trong giá rét hay mù mịt sương.
Hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và ngoài trời
Và lần này vẫn vậy. Chỉ khác chiếc loa từ Nhà thờ cổ liên tục oang oang yêu cầu khách du lịch không được mua hàng hay cho tiền lũ nhỏ vì làm vậy các bà mẹ ông bố lũ nhỏ sẽ không xua, ép lũ nhỏ đứng đường trong đêm giá rét nữa.

Tiếng loa...
Và chỉ vậy thôi.
Những đứa trẻ mặc áo quần thổ cẩm người H Mong, người Dao muôn màu sặc sỡ vẫn trong mù sương, trong đêm giá rét dưới 10 độ chìa những bàn tay nhỏ xíu, nhỏ xíu.
Gã không thể không nắm lấy bàn tay ấy khi nó chìa ra.

Lạnh. Lạnh. Lạnh.
Gã chỉ muốn phả hơi ấm cho đứa trẻ.
Tiếng loa...
Và chỉ vậy thôi.
Và nếu chỉ chìa tay phả hơi ấm thì gã cũng khác gì tiếng loa kia?

Hình ảnh có thể có: 1 người, đang khiêu vũ, đang đứng, trên sân khấu, đêm và ngoài trời
Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, đêm và ngoài trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét