Bắc Kinh tăng cường các hành động thách thức ở Biển Đông
Bị đánh giá là “hung thần” trên Biển Đông, lực lượng hải cảnh của Trung Quốc lại không ngừng được chính quyền nước này quân sự hóa dẫn đến nhiều quan ngại.Việc thông qua luật mới được xem là bước mới nhất trong quá trình quân sự hóa lực lượng hải cảnh của Trung Quốc. Trước đó, vào tháng 6.2020, Trung Quốc sửa đổi luật để đưa lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân nằm dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung ương (CMC). Hải cảnh (CCG) là một bộ phận của lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc nên có thể cùng quân đội tham gia chiến đấu, tập luyện chung khi xảy ra chiến tranh.
Mang danh là lực lượng chấp pháp “dân sự”, nhưng hải cảnh được biên chế nhiều tàu cỡ lớn, một số tàu có độ choán nước tương đương tàu khu trục. Nhiều tàu hải cảnh của Trung Quốc còn được trang bị cả pháo cỡ lớn cùng nhiều loại súng máy, pháo cỡ nhỏ, như tàu hải cảnh 3901 có cả pháo cỡ lớn loại 76 mm. Đặc biệt, một số tàu hải cảnh của Trung Quốc còn có nhà chứa, bãi đáp máy bay trực thăng và mang theo trực thăng chiến đấu đa nhiệm.
Hải cảnh cùng với tàu dân quân về bản chất là lực lượng “quân sự” bán chính thức mà Trung Quốc điều động tiến hành hoạt động để củng cố cái mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền” trên biển. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên có hành vi như một “lực lượng hung thần” chuyên gây rối ở Biển Đông.
Năm 2019, tàu hải cảnh 3901 là một trong những tàu liên tục xuất hiện để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương 08 tiến hành các hành vi xâm phạm chủ quyền và thềm lục địa Việt Nam. Đầu năm 2020, 1 tàu hải cảnh của Trung Quốc đã vô cớ đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.
Những năm qua, CCG khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại. Trong sự kiện căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc vào những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020 tại khu vực phía nam Biển Đông, chính CCG đã hiện diện và có nhiều dấu hiệu “manh động” khiến Indonesia phải điều động tàu chiến cùng máy bay ra hiện trường.
Cụ thể thời điểm trên, phía Trung Quốc sử dụng nhiều tàu cá và kèm theo là 3 tàu hải cảnh.Tháng 3.2019, khi phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Philip Davidson khẳng định các tàu CCG “thường xuyên quấy nhiễu và đe dọa tàu cá Philippines hoạt động gần bãi cạn Scarborough cũng như đội tàu cá của những nước khác trong khu vực”.
Từ năm 2013, CCG được thống nhất dựa trên sự sáp nhập các lực lượng hải giám (CMS), hải cảnh (cảnh sát biển của Cục Quản lý biên phòng - BCD), ngư chính (Cơ quan Đảm bảo thực thi pháp luật ngư nghiệp - FLEC), Tổng cục Hải quan và Cơ quan Hải dương Trung Quốc (GAC).
TS James R.Holmes (Đại học Hải chiến Mỹ) cho rằng tuy sử dụng các lực lượng này ra tuyến đầu, nhưng Trung Quốc còn có thêm quân đội phía sau. Nếu các nước khác dùng tàu quân sự phản ứng lại các tàu của CCG thì Trung Quốc sẽ lấy cớ để đưa hải quân vào cuộc.
nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét