Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

Không nhận ra Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Bài này chẳng có gì đáng quan tâm. Mình lưu chỉ vì nhìn ảnh thấy bác Hoàng trông lạ quá, không thể nhận ra dù trước đây đã gặp bác rất nhiều lần. Biết là bác ốm yếu và anh em cơ quan mình vẫn thỉnh thoảng qua nhà thăm bác rồi nói chuyện lại với mình, nhưng không nghĩ bác thay đổi nhiều như thế. Thế mới biết khi tâm có vấn đề thì sức khỏe cũng bị theo. Thế nên các cụ nói rất đúng: Tâm sinh Bệnh. Mình thấy thương bác Hoàng, bản chất là người tốt, nhưng chỉ vì ham chức ham quyền nhắm mắt tuân lệnh Ba Dũng mà đến nông nỗi này. Năm nay bác mới sang tuổi 68, với Tâm như thế, Bệnh như thế, án Tù như thế..., thì không biết còn thọ được bao năm nữa đây ?
Xét xử cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
18/01/2021 VOV.VN - Bị cáo Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM) có đơn xin xét xử vắng mặt trong phiên tòa xử cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Cựu Bộ trưởng Công Thương - 
Vũ Huy Hoàng tại phiên tòa ngày 7/1.
Sáng 18/1, TAND TP Hà Nội sẽ mở lại phiên sơ thẩm xét xử cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và các đồng phạm trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, liên quan đến khu "đất vàng" 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM.

Ngoài ông Vũ Huy Hoàng, 9 bị cáo còn lại gồm: Phan Chí Dũng (sinh năm 1957, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương), Nguyễn Hữu Tín (sinh năm 1957, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM), Lâm Nguyên Khôi (sinh năm 1955, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM), Đào Anh Kiệt (sinh năm 1957, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM), Lê Văn Thanh (sinh năm 1962, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân TP HCM).

Ngoài ra còn có Lê Quang Minh (sinh năm 1957, nguyên Trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM), Nguyễn Thanh Chương (sinh năm 1974, nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng Ủy ban Nhân dân TP HCM), Trương Văn Út (sinh năm 1970, nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM), Nguyễn Lan Châu (sinh năm 1975, nguyên chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM). Các bị cáo bị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Ông Vũ Huy Hoàng trao đổi cùng các bị cáo khác.

Theo thông tin từ luật sư, bị cáo Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM) tiếp tục có đơn xin xét xử vắng mặt trong phiên tòa này vì lý do sức khỏe không đảm bảo. HĐXX có thể căn cứ điểm c, khoản 2, Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để phiên tòa diễn ra bình thường, xét xử vắng mặt với bị cáo Tín hoặc tiếp tục tuyên bố hoãn phiên tòa.

Trước đó, ngày 7/1 HĐXX đã phải tuyên bố hoãn phiên xử sơ thẩm do bị cáo Nguyễn Hữu Tín, Lê Văn Thanh (cựu phó chánh Văn phòng UBND thành phố) và Nguyễn Thanh Chương (cựu trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP HCM) vắng mặt.

Cũng tại phiên tòa lần này, HĐXX tiến hành triệu tập nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải và đại diện Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đến phiên tòa với tư cách là người liên quan đến vụ án./.

Võ Nam/VOV.VN
https://vov.vn/phap-luat/xet-xu-cuu-bo-truong-vu-huy-hoang-bi-cao-nguyen-huu-tin-xin-vang-mat-831289.vov

Cựu bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và 8 người bị xét xử với cáo buộc gây thiệt hại 2.700 tỷ đồng; cựu phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín tiếp tục vắng mặt.

Phiên toà dự kiến diễn ra từ 18/1 đến 26/1 do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ toạ. Thư ký thông báo vắng mặt bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên phó chủ tịch UBND TP HCM và một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đại diện Bộ Công thương, UBND TP HCM có mặt.

8h, ông Hoàng được hai luật sư dìu tay bước từng bậc thang đến khu vực làm thủ tục vào toà. Trong phần thủ tục, là người đầu tiên bị kiểm tra lý lịch, cựu bộ trưởng Hoàng trả lời to, rõ ràng nghề nghiệp "nguyên là cán bộ Bộ Công Thương". Ông đang cư trú tại Hà Nội, vẫn ở toà nhà cũ nhưng đã chuyển sang căn khác do hết thời hạn thuê.

Sau phần trình bày nhân thân, ông Hoàng nói: "Sức khoẻ của tôi không được tốt, đang phải dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên tôi vẫn thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm của một bị cáo theo quy định pháp luật. Tôi xin HĐXX cho phép được ngồi khi trả lời xét xử, được dùng thuốc và nếu có nhu cầu cá nhân thì được ra ngoài".

Chủ toạ sau đó không trả lời đồng ý hay không mà cho ông về chỗ để tiếp tục thẩm tra lý lịch các bị cáo khác.


Ông Vũ Huy Hoàng tại toà án trong sáng 18/1. Ảnh: Phạm Dự.

Chủ toạ thông báo thẩm phán Chử Phương Ngọc vắng mặt do ốm nên có thẩm phán dự khuyết thay. Ngoài bị cáo Tín, một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt như ông Phan Văn Tuất, Võ Thanh Hà, đều là nguyên chủ tịch HĐQT, phụ trách bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco; ông Lê Hồng Xanh, chủ tịch HĐQT Sabeco. HĐXX chấp nhận sự vắng mặt của bị cáo Tín do bệnh viện thông báo không thể di chuyển xa.

Đại diện VKS nhận thấy vắng bị cáo và nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nên đề nghị hoãn phiên toà.

Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang cho biết ông Tín bị suy tim, không thể di chuyển được. Bệnh viện đã kết luận về vấn đề này. Luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc khi hoãn phiên toà bởi có mở lại vào lần sau thân chủ của bà vẫn xin xét xử vắng mặt.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cũng đề nghị hoãn phiên toà nhưng đề nghị HĐXX khi mở lại phải triệu tập ông Phan Văn Tuất, Võ Thanh Hà và Lê Hồng Xanh. Ông Thiệp cho rằng đây là ba người có những lời khai buộc tội bất lợi cho thân chủ ông là cựu bộ trưởng Công Thương.

"Lời khai của ba người này rất quan trọng bởi chứng minh vấn đề mấu chốt của vụ án là chuyển đất công thành đất tư và chuyển hợp đồng nguyên tắc thành hợp đồng hợp tác, chuyển chủ đầu tư", luật sư nói.

Ông Hoàng cùng Phan Chí Dũng (63 tuổi, cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương) bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3 điều 219 Bộ luật Hình sự.

8 bị cáo còn lại nguyên là cán bộ, lãnh đạo TP HCM bị xét xử về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai,theo khoản 3 điều 229.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Hoàng có vai trò chính, trực tiếp gây thiệt hại. Ông có quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thuộc Bộ Công Thương, trong đó có Sabeco.

Từ năm 2008 đến khi nhà nước thoái vốn vào năm 2017, vốn nhà nước tại Sabeco chiếm 89,59% nên đây được coi là "doanh nghiệp nhà nước". Bộ Công Thương là đại diện chủ sở hữu nhà nước với phần vốn góp tại Sabeco, Vụ Công nghiệp nhẹ theo dõi, quản lý chính.

Sabeco quản lý khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng rộng 6.080 m2 được dùng để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nộp tiền thuê đất hàng năm. Từ năm 2012 đến 2016, ông Hoàng chỉ đạo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (đã bỏ trốn) cùng Vụ trưởng Phan Chí Dũng chỉ đạo Sabeco dùng quyền sử dụng khu đất và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân thành lập Sabeco Pearl để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản.

Sau khi góp vốn và Sabeco đứng ra thực hiện xong các thủ tục pháp lý, ông Hoàng không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt, mà chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh để hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân trái pháp luật.

VKS xác định, các bị can đã dùng quyền sử dụng đất hoặc các quyền về tài sản khác của Nhà nước để góp vốn, liên doanh sau đó thoái vốn (chuyển nhượng vốn) không minh bạch, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét