Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

5 hiểm họa của nhiều ham muốn

Nhiều ham muốn thì nản chí, hẹp hòi, bận bịu, hiểm độc và lo âu. Ít ham muốn thì mạnh mẽ, rộng mở, nhàn nhã, bình hòa và an lạc. Rất may là từ bé tôi không có nhiều ham muốn, khi đi học không quan tâm đến điểm số, khi đi làm không quan tâm tới lương bổng, chức tước, bằng cấp... Đời cho cái gì một cách tự nhiên thì đón nhận cái đấy chứ không tranh chấp vì tự biết năng lực bản thân hạn chế, muốn nhiều hơn cũng không được. 
Ngay khi tốt nghiệp đại học rồi đi làm tôi đã nói anh em cơ quan (trong đó có một số người thường xuyên đọc trang Blog và FB này) là cứ sống ở mức như người trung bình trong xã hội là tốt nhất: Thông minh trung bình, thu nhập trung bình, học hành trung bình, ăn uống sinh hoạt trung bình...
Tôi luôn quan niệm mình được nhiều thì con mình mất nhiều; đời cha ăn mặn thì đời con khát nước; giầu không quá ba họ, khó không quá ba đời (ba đời có nghĩa là đời trước, đời hiện tại và đời sắp đến - vị lai). Do đó mình cứ sống trung bình thì con cái cũng được trung bình; thế là tốt rồi.
Tôi đã chứng kiến nhiều gia đình phá gia bại sản, con cái hư hỏng, bố mẹ sống cuối đời như một cực hình chỉ vì bố mẹ có quá nhiều tham vọng, ham muốn mà ra. Những người giàu có, nhất là giầu có nhờ mắc ngoặc, tham nhũng, thường không quan tâm tới luật nhân quả, không dạy con về luật nhân quả, thường chiều con, mua đủ thứ ngon vật lạ cho con cháu hưởng thụ. Giáo dục con cháu theo cách này sẽ khiến chúng tiếp nhận rất nhiều thói hư tật xấu. Người xưa đã dạy muốn gia tộc hưng thịnh thì cần giáo dục con cái thật nghiêm khắc, dạy cho con biết coi trọng đạo đức, coi làm điều thiện là lẽ sống tự nhiên...
Cũng đừng sống theo kiểu “Tôi không ăn của người, nhưng đừng hòng ai ăn được của tôi”, mà phải biết quan tâm đến những người tốt với mình và tới những người yếu thế trong xã hội.
Tôi thường dạy cho sinh viên con người ngay từ khi sinh ra đã trong hoàn cảnh bất bình đẳng. Nếu bạn được trời phú cho thông minh, khỏe mạnh, giỏi giang hơn người, biết sử dụng tài nguyên (là của chung của tất cả mọi người) để làm giầu, thì phải biết chia sẻ cho người nghèo, người yếu thế mà do hoàn cảnh (đều không phải lỗi tại họ), họ không thể sử dụng tài nguyên của chung đó để được giầu sang như bạn.
Hôm qua chúng tôi họp và liên hoan tổng kết hoạt động năm 2020 của Hội phát triển hợp tác kinh tế VN - ASEAN (do tôi và 4 bác bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng sáng lập năm 2008) rất vui. Châm ngôn ghi trong biểu tượng của Hội do chính tôi tự thiết kế và đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ là "Hạnh phúc là Sẻ chia".
HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN: Tích cực đồng hành cùng  Doanh nghiệpÔng Nguyễn Thế Phương - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội VASEAN
5 hiểm họa của nhiều ham muốn
Rất nhiều người hiện đại luôn cảm giác thấy bản thân mình tâm bận ý loạn, vì vậy mà ghen tị với những người khác thong dong tự tại? Truy cứu nguyên nhân, tất cả đều là bởi vì nội tâm bản thân dục vọng quá nhiều.


Con người sống trên đời, chắc chắn sẽ có các loại dục vọng. Trong đó, có dục vọng tốt, có dục vọng xấu, có dục vọng mạnh, có dục vọng nhẹ. Nhưng bất kể ham muốn dục vọng tốt xấu đậm nhạt ra sao, chỉ cần không chú ý, người ta rất dễ dàng bị dục vọng nuốt chửng.

Vì vậy, Mạnh Tử nói: “Dưỡng tâm mạc thiện ư quả dục" (Dưỡng tâm không gì tốt bằng ít ham muốn). Ý là muốn tu dưỡng tâm tính, không có gì bằng ít ham muốn đi. Mà cái gọi là ít ham muốn, chính là khống chế tốt dục vọng của mình, coi nhẹ nó và không chấp trước vào nó.

Người xưa cũng dùng năm câu nói sau đây để nhắc nhở mọi người về ưu điểm của “ít ham muốn” và nhược điểm của “nhiều ham muốn”, để nhắc nhở mọi người nên ghi nhớ.

1. Nhiều ham muốn thì hẹp hòi, ít ham muốn thì rộng mở


Khi một người suy nghĩ quá nhiều, cái này cũng lo lắng, cái kia cũng âu lo, liền giống như trong lòng chất đầy tảng đá lớn, cũng giống như trong gian phòng chất đầy tạp vật. Điều này khiến cho người ta dù thế nào cũng cảm thấy không thoải mái, như thể đang ở trong một thung lũng gập ghềnh, nhìn không thấy phương xa, không phân rõ được phương hướng.

Vì vậy, phải biết bỏ qua và buông xuống, thì lòng dạ mới có thể rộng lớn. Đặc biệt làm người đàn ông cần có khí phách, có thể đối với rất nhiều việc nhỏ nhặt cần vô tình tuyệt tình, bởi dù sao thì nhi nữ thường tình cũng không phải là điều mà đại trượng phu nên có.

2. Nhiều ham muốn thì bận bịu, ít ham muốn thì nhàn nhã

Rất nhiều người hiện đại luôn cảm giác thấy bản thân mình tâm bận ý loạn, vì vậy mà ghen tị với những người khác thong dong tự tại? Truy cứu nguyên nhân, tất cả đều là bởi vì nội tâm bản thân dục vọng quá nhiều. Đối với mỗi người, thời gian và tinh lực dù sao cũng có hạn, cho nên dục vọng quá nhiều, sẽ chỉ làm bản thân mình cả đời tầm thường. Vì vậy, phải học được có việc nên làm có việc không nên làm, không ngừng làm phép trừ cho cuộc sống.

Người có thể ngồi xem mây cuốn mây bay, nhàn nhã nhìn hoa nở hoa tàn, tuyệt không phải cuộc đời của họ không có việc gì, chỉ là họ biết phân rõ việc quan trọng và không quan trọng, việc cấp bách và việc bình thường, từ đó buông bỏ được rất nhiều sự tình không cần thiết. Kiểu người này, trong lòng dục niệm tự nhiên càng ít, tâm cảnh cũng sẽ càng bình thản, cuộc sống tự nhiên vô cùng phong phú, đủ đầy.

3. Nhiều ham muốn thì hiểm độc, ít ham muốn thì bình hòa


Trong xã hội ngày nay, do ảnh hưởng của thuyết vô Thần và triết học đấu tranh, người tranh kẻ đoạt, kẻ lừa người dối chỉ vì lợi ích vật chất. Rất nhiều tư duy biến dị đã dưỡng thành con người với rất nhiều tâm thuật bất chính, quỷ kế đa đoan. Nhiều người cả ngày chỉ muốn cướp lấy lợi ích như thế nào? Đạp trên trèo lên trên người khác ra sao? Kiểu người này, cuối cùng đều sẽ đứng trước bức tường nghiêng sắp đổ vỡ. Bởi vì cổ nhân sớm đã nói rằng: "Việc đời tính rất thông minh, còn mình, mình tính phận mình vẫn sai" (Cơ quan toán tận thái thông minh, phản ngộ liễu khanh khanh tính mệnh)

Khi một người ban ngày không làm việc trái với lương tâm, nửa đêm gõ cửa tâm không sợ hãi. Đối với mọi người xung quanh, không nên hoa ngôn xảo ngữ, đùa bỡn quyền mưu, mà nên thiện chí giúp người, lấy chân thành đối đãi.

4. Nhiều ham muốn thì lo âu, ít ham muốn thì an lạc

Người hiện đại luôn luôn suy nghĩ quá nhiều, mà nghĩ quá nhiều, liền dễ dàng cảm thấy rã rời mệt mỏi. Đừng tiếc nuối quá khứ, bởi vì vô luận đúng sai được mất, những sự tình kia cũng đã trôi qua, không cách nào lại đến.

Thiên hạ vốn vô sự, chỉ có con người tự khuấy rối, tự chuốc lấy ưu phiền. Người sống một đời, không cần vướng bận những chuyện đã qua, hãy tự làm cho mình vui hơn một chút, thống khổ liền sẽ vơi một chút.

5. Nhiều ham muốn thì nản chí, ít ham muốn thì mạnh mẽ


Đạo gia giảng "vô dục tắc cương", tại sao lại nói như vậy? Bởi vì một người nếu như dục vọng quá nhiều, vừa muốn lấy được cái này, lại nghĩ đến cái kia, làm như vậy sự tình tất nhiên lo trước lo sau, khuyết thiếu lực lượng, lộ ra không quả quyết. Còn một người không bị lợi ích dụ hoặc, anh ta tự nhiên cái gì cũng không còn sợ.

“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Giàu sang không phóng đãng, nghèo hèn không đổi lòng, vũ lực không khuất phục, thế mới là đại trượng phu. Làm người phải có cốt khí, không thể bị các loại dục vọng trên đời mê hoặc tâm hồn, nếu không rất dễ dàng đánh mất nhân cách, ấy là nỗi bi ai lớn nhất của cuộc đời. Chỉ có khống chế tốt dục vọng của mình, không mặc kệ chúng tràn lan, nhân sinh mới không túng dục thành hoạ, không bị ngã vào vực sâu vạn kiếp bất phục.

Mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, có thể ghi nhớ 5 câu nói ở trên, thời thời khắc khắc ước thúc kiềm chế ham muốn dục vọng của bản thân mình, thì tâm tình thoáng đãng, sống một đời ung dung tự tại!

Quỳnh Chi
Theo Vision Times

https://mekongsean.vn/hoi-phat-trien-hop-tac-kinh-te-viet-nam-asean-tich-cuc-dong-hanh-cung-doanh-nghiep.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét