Hãy cho đi. Cho đi là sẽ còn mãi mãi !
Có lẽ trong cuộc đời mình chưa có năm nào thế giới hỗn độn như năm 2020 vừa rồi. Đầu năm thì đại dịch Covid do Tàu gây ra, cuối năm thì gian lận bầu cử quy mô lớn ở Mỹ để lật đổ vị Tổng thống D. Trump được người dân Mỹ và thế giới yêu quý, kính trọng. Trong hỗn độn đó, rất cần một tâm hồn ổn định và một chữ tâm. Điều này làm mình nghĩ đến luật NHÂN QUẢ và câu chuyện nhân quả xuyên quốc gia giữa Mỹ và Ba Lan. Xin kể tóm tắt lại như sau. Vào năm 1892 tại trường Đại học danh tiếng Stanford ở Mỹ có một cậu sinh viên 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học phí. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, đến từ Ba Lan, tiếng Mỹ còn chưa thạo và không biết làm gì để kiếm ra tiền. Nghĩ mãi, cuối cùng cậu cũng nảy ra một sáng kiến. Cậu quyết định cùng một người bạn khác đứng ra tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Hai người tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài người Ba Lan tên là Ignacy J. Paderewski. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông chấp nhận biểu diễn. Sau khi thỏa thuận xong, hai sinh viên bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị cho buổi trình diễn thành công.
Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã buổi diễn rất thành công tại Đại học Stanford. Thế nhưng không may là vé bán không được nhiều. Sau khi tổng kết số tiền bán vé, hai cậu sinh chỉ thu được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ ở của Paderewski rồi trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với tờ cam kết nợ $400, và hứa rằng sẽ tìm mọi cách để trả số nợ ấy sớm nhất có thể.
“Không”, Paderewski nói - “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông xé tờ cam kết đồng thời trả lại $1,600 cho hai chàng sinh viên và nói: “Cầm lại 1600 đô đi, hãy trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn, và thanh toán cho xong các chi phí và học phí, nếu dư thì mới đưa cho tôi”. Hai cậu sinh viên vô cùng bất ngờ, xúc động và liên tục cảm ơn Paderewski...
Một việc làm nhỏ, nhưng chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Rất mừng là người nghệ sĩ dương cầm Paderewski hôm nào sau này đã trở thành Thủ tướng của Ba Lan, một lãnh đạo tài năng được nhân dân quý mến. Thế nhưng, không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có thời điểm hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang lâm vào nguy cơ chết đói, mà chính phủ của ông không còn tiền để có thể cứu giúp họ. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ trong bối cảnh Châu Âu đổ nát vì chiến tranh. Ông chợt nghĩ ra và quyết định tìm đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.
Người đứng đầu cơ quan đó là Herbert Hoover (sau này ổng trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ). Ông Hoover đã đồng ý tất cả các đề nghị của Paderewski. Nước Mỹ rất nhanh đã gửi hàng nghìn tấn lương thực sang cứu giúp những người Ba Lan đang lâm cảnh thảm họa.
Ba Lan vượt qua được thảm họa và nạn đói. Sau khi chiến tranh kết thúc, Thủ tướng Paderewski quyết định sang Mỹ để tự mình cảm ơn Herbert Hoover vì cử chỉ cao đẹp của ông và sự hào phóng của nhân dân Mỹ đã kịp thời giúp đỡ người dân Ba Lan trong lúc khó khăn.
Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã buổi diễn rất thành công tại Đại học Stanford. Thế nhưng không may là vé bán không được nhiều. Sau khi tổng kết số tiền bán vé, hai cậu sinh chỉ thu được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ ở của Paderewski rồi trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với tờ cam kết nợ $400, và hứa rằng sẽ tìm mọi cách để trả số nợ ấy sớm nhất có thể.
“Không”, Paderewski nói - “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông xé tờ cam kết đồng thời trả lại $1,600 cho hai chàng sinh viên và nói: “Cầm lại 1600 đô đi, hãy trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn, và thanh toán cho xong các chi phí và học phí, nếu dư thì mới đưa cho tôi”. Hai cậu sinh viên vô cùng bất ngờ, xúc động và liên tục cảm ơn Paderewski...
Một việc làm nhỏ, nhưng chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Rất mừng là người nghệ sĩ dương cầm Paderewski hôm nào sau này đã trở thành Thủ tướng của Ba Lan, một lãnh đạo tài năng được nhân dân quý mến. Thế nhưng, không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có thời điểm hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang lâm vào nguy cơ chết đói, mà chính phủ của ông không còn tiền để có thể cứu giúp họ. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ trong bối cảnh Châu Âu đổ nát vì chiến tranh. Ông chợt nghĩ ra và quyết định tìm đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.
Người đứng đầu cơ quan đó là Herbert Hoover (sau này ổng trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ). Ông Hoover đã đồng ý tất cả các đề nghị của Paderewski. Nước Mỹ rất nhanh đã gửi hàng nghìn tấn lương thực sang cứu giúp những người Ba Lan đang lâm cảnh thảm họa.
Ba Lan vượt qua được thảm họa và nạn đói. Sau khi chiến tranh kết thúc, Thủ tướng Paderewski quyết định sang Mỹ để tự mình cảm ơn Herbert Hoover vì cử chỉ cao đẹp của ông và sự hào phóng của nhân dân Mỹ đã kịp thời giúp đỡ người dân Ba Lan trong lúc khó khăn.
Khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng Paderewski. Không biết ngài còn nhớ không, vào nhiều năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy”.
Thế giới này đúng là quá tuyệt vời phải không bạn ? Khi bạn cho đi, chắc chắn bạn không hề mong nhận lại, nhưng biết đâu đến thời điểm bất ngờ nào đó, không những bạn mà có khi cả dân tộc bạn sẽ nhận lại được những thứ vô cùng quý giá và tuyệt vời giống như ông Paderewski và nhân dân Ba Lan!
Hãy cho đi. Cho đi là sẽ còn mãi mãi ! Đây là câu thường dùng của chị Hoa Nguyễn mà tôi rất thích. Địa chỉ FB của chị dưới đây.
https://www.facebook.com/profile.php?id=100026509642592
https://en.wikipedia.org/wiki/Ignacy_Jan_Paderewski
tam bay --lam gi co ong nao ten la Herbert Hoover lam tong thong My.
Trả lờiXóaĐừng nói mà chưa kiểm chứng.Ông ấy Herbert Clark Hoover (10 tháng 8 năm 1874 - 20 tháng 10 năm 1964), là một kỹ sư, doanh nhân, chính trị gia, và làTổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Wikipedia
Xóa