Câu hỏi ‘hóc búa’ của lãnh đạo Lào: Chơi với VN hay TQ?
FB Thiện Nhân • Khi bước vào vai trò là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Lào (ĐCSL), Tổng Bí thư Thongloun Sisoulith phải đối mặt với một “khúc quanh” trong ngoại giao, với câu hỏi thường trực: Việt Nam hay Trung Quốc? Có vẻ như vị Tổng bí thư mới của Lào sẽ nghiên về “người cho vay lớn nhất” là Bắc Kinh, bất chấp mối quan hệ chặt chẽ với Hà Nội. Các nhà quan sát chính trị kỳ cựu của Lào nói rằng đó là một hành động cân bằng tinh tế ở sân sau mà ông Thongloun đã có tiên liệu.Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chào mừng Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith khi ông đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia cho Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS-6) tại Hà Nội ngày 31 tháng 3 năm 2018 (Ảnh: KHAM / AFP qua Getty Images)
Rốt cuộc, trong nhiệm kỳ 5 năm của ông với tư cách là người đứng đầu nhà nước Lào, thì Trung Quốc đã đánh bật Việt Nam để trở thành nhà cho vay, nhà đầu tư và xây dựng hàng đầu của Lào. Trung Quốc cũng vượt Việt Nam với tư cách là đối tác thương mại song phương của Lào, đứng thứ hai sau Thái Lan.
Tình anh em bền chặt Lào-Việt lung lay?
Công việc của ông Thongloun - 75 tuổi - đã được định ra, sau khi ông được bầu làm Tổng bí thư của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào vào tuần trước - tại đại hội đảng toàn quốc thường niên kéo dài ba ngày ở thủ đô Vientiane. Việc ông Thongloun thăng tiến lên vị trí chính trị quyền lực nhất trong Đảng Cộng sản Lào (ĐCSL) đã mở đường cho việc ông bổ nhiệm người thay thế ông làm Thủ tướng của đất nước này trong năm nay.
Ông Thongloun từng giữ chức Ngoại trưởng, trước khi bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng vào năm 2016, kế nhiệm Chủ tịch nước Bounnhang Vorachi. Thế hệ của ông Bounnhang đã chiến đấu bên cạnh các đồng minh ở Việt Nam trong cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Đông Dương - đặt nền tảng cho mối quan hệ anh em bền chặt giữa các nước láng giềng thời hậu chiến.
Không có gì đáng ngạc nhiên về mối thâm giao lâu đời giữa hai nước láng giềng - với vai trò thống trị của Việt Nam trong mối quan hệ "anh em" Việt-Lào. Một nhà quan sát chính trị người Lào nói với Nikkei Asia: “Đây là thế hệ lãnh đạo mới, và họ đều tốt nghiệp cao đẳng lý luận chính trị ở Việt Nam. Đào tạo lý luận chính trị ở Việt Nam là điều bắt buộc để trở thành lãnh đạo quốc gia Lào”.
Tuy nhiên, Lào là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người là 2.500 USD/năm, vẫn được xếp hạng là một trong 47 quốc gia kém phát triển nhất thế giới, theo một bảng xếp hạng của Liên hợp quốc về các quốc gia ở cuối thang đo phát triển. Do đó, nguồn tiền dồi dào Bắc Kinh đổ vào Lào có thể làm lung lay vị thế của Việt Nam.
Trước sức ép kinh tế từ Bắc Kinh, Hà Nội mất thế độc quyền tại Lào
Trước sức ép kinh tế từ Trung Quốc, Việt Nam đã mất thế độc quyền của mình tại Lào. Năm 2013, Việt Nam vẫn là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào - đã rót 4,9 tỷ USD tài trợ cho 420 dự án kể từ năm 1989,;tiếp theo là Thái Lan, vốn đầu tư là 4 tỷ USD vào thời điểm đó; và Trung Quốc, với 3,9 tỷ USD. Đến năm 2020, Trung Quốc đã lật ngược thế cờ khi bơm hơn 12 tỷ USD để hỗ trợ 785 dự án, kéo dài từ các đặc khu kinh tế đến các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ Nhân dân vào ngày 1 tháng 12 năm 2016 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Nicolas Asouri - Pool / Getty Images)
Trung Quốc cũng đã làm điều tương tự trên hai mặt trận kinh tế khác để làm lu mờ vị thế của Việt Nam. Đến năm 2020, Trung Quốc là nước cho vay lớn nhất đối với nền kinh tế 20 tỷ USD của Lào - chiếm 5,9 tỷ USD trong tổng số nợ nước ngoài ước tính 12,6 tỷ USD của nước này. Vào năm 2019, ngay trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc được xếp hạng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Lào sau Thái Lan, với thương mại song phương trị giá 3,5 tỷ USD, theo báo cáo chính thức.
Mặc dù hỗ trợ của các nhà tài trợ phương Tây đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua, điều này không tạo ra tác động hoặc ảnh hưởng lớn đến Lào, so với các khoản tài trợ của Trung Quốc, một nhà phân tích kỳ cựu về hỗ trợ phát triển ở Lào cho biết.
Chuyên gia Yamada nói: “Việt Nam cảm thấy không thoải mái khi chứng kiến Lào phát triển mối quan hệ sâu sắc với Trung Quốc, nhưng cho rằng các nhà lãnh đạo Lào đang ‘cân bằng một cách khéo léo [quan hệ] giữa Việt Nam và Trung Quốc, và [họ] đã không thất bại trong việc cứu vãn thể diện cho Việt Nam”.
Supalak Ganjanakhundee, một nhà phân tích Đông Nam Á và theo dõi Lào, có trụ sở tại Bangkok, đã phát hiện ra rằng các ủy viên bộ chính trị ĐCSL phải đối mặt với sự giằng co giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Ông nói: “Nhiều nhà lãnh đạo và quan chức Lào mà tôi đã nói chuyện trong những năm qua ám chỉ rằng họ coi Trung Quốc là hình mẫu để phát triển, mặc dù họ đã được đào tạo và giáo dục tại Việt Nam. Những gì Lào cố gắng làm là không khiến phía Việt Nam cảm thấy khó chịu".
Thiện Nhân
Theo Nikkei Asia
Trung Quốc cũng đã làm điều tương tự trên hai mặt trận kinh tế khác để làm lu mờ vị thế của Việt Nam. Đến năm 2020, Trung Quốc là nước cho vay lớn nhất đối với nền kinh tế 20 tỷ USD của Lào - chiếm 5,9 tỷ USD trong tổng số nợ nước ngoài ước tính 12,6 tỷ USD của nước này. Vào năm 2019, ngay trước đại dịch COVID-19, Trung Quốc được xếp hạng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Lào sau Thái Lan, với thương mại song phương trị giá 3,5 tỷ USD, theo báo cáo chính thức.
Mặc dù hỗ trợ của các nhà tài trợ phương Tây đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua, điều này không tạo ra tác động hoặc ảnh hưởng lớn đến Lào, so với các khoản tài trợ của Trung Quốc, một nhà phân tích kỳ cựu về hỗ trợ phát triển ở Lào cho biết.
Chuyên gia Yamada nói: “Việt Nam cảm thấy không thoải mái khi chứng kiến Lào phát triển mối quan hệ sâu sắc với Trung Quốc, nhưng cho rằng các nhà lãnh đạo Lào đang ‘cân bằng một cách khéo léo [quan hệ] giữa Việt Nam và Trung Quốc, và [họ] đã không thất bại trong việc cứu vãn thể diện cho Việt Nam”.
Supalak Ganjanakhundee, một nhà phân tích Đông Nam Á và theo dõi Lào, có trụ sở tại Bangkok, đã phát hiện ra rằng các ủy viên bộ chính trị ĐCSL phải đối mặt với sự giằng co giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Ông nói: “Nhiều nhà lãnh đạo và quan chức Lào mà tôi đã nói chuyện trong những năm qua ám chỉ rằng họ coi Trung Quốc là hình mẫu để phát triển, mặc dù họ đã được đào tạo và giáo dục tại Việt Nam. Những gì Lào cố gắng làm là không khiến phía Việt Nam cảm thấy khó chịu".
Thiện Nhân
Theo Nikkei Asia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét