Tổng bí thư Lê Duẩn dẹp nạn Hoa kiều như thế nào ?
Bài dưới đây nói về công lao vĩ đại của Tổng bí thư Lê Duẩn trong việc thoát Trung qua chiến dịch dẹp nạn Hoa kiều. Tiếc rằng những thế hệ lãnh đạo sau lại thờ 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt; nhờ đó dân Tàu lại ồ ạt kéo sang VN. Chủ Blog mời các bạn tham khảo.Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, khoảng 4% dân số Việt Nam là người gốc Hoa, trong đó có hơn 1,5 triệu Hoa kiều sinh sống chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn, và chỉ có khoảng 300.000 người Việt gốc Hoa sống ở miền Bắc. Ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường miền Nam Việt Nam.
Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn, Với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng uy thế kinh tế của Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình, vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc.
Năm 1978, người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài và coi người Hoa kiều là một tổ chức bí mật hoạt động ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tay với Trung Quốc để phá hoại. Để chấm dứt tình trạng này, Tổng bí thư Lê Duẩn đưa ra biện pháp cứng rắn là quốc hữu hóa tài sản của người Hoa. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Đến năm 1982, người Hoa ở Việt Nam đã lũ lượt rời bỏ Việt Nam vượt biên qua đường biển, đường bộ để đến nước thứ ba.
Đến năm 1989, số người gốc Hoa tại Việt Nam đã giảm từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000. Người gốc Hoa không còn kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và các phong tục, ngôn ngữ gốc Hoa của họ đã mất đi phần lớn. Việt Nam là một ngoại lệ hiếm hoi so với những nước Đông Nam Á khác: người gốc Hoa đã gần như bị đồng hóa bởi người Việt Nam, họ cũng không còn gắn kết thành một cộng đồng tự trị như trước.
Mặc dù đám đông người Việt có thể phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù gia đình thương gia gốc Hoa (trong khi ở các nước Đông Nam Á khác, người Hoa có sức ảnh hưởng rất mạnh: vào cuối thế kỷ 20, người gốc Hoa sở hữu hơn 80% thị trường chứng khoán Thái Lan, 62% ở Malaysia, 50% ở Philippines, trên 70% tổng số tài sản công ty tại Indonesia, và các nước sở tại đều không thể đồng hóa được họ. Ở Thái Lan thì người gốc Hoa thậm chí còn chiếm một tỉ lệ đáng kể trong Chính phủ.
Bài học rút ra từ câu chuyện trên là: "Đừng nghĩ có thể dọa được Nhà nước!"
Nguồn: Hvpcpd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét