ĐH13: Sẽ không có “bất ngờ”, nhưng tập trung quyền lực càng cao, chuyển giao càng thách thức
TS. Phạm Quý Thọ - Lý thuyết về khoa học chính trị của Bruce Bueno de Mesquita và Alastair Smith đã chỉ ra quy tắc chính trị thực sự cho các nhà cai trị là: các nhà lãnh đạo làm bất cứ điều gì để họ duy trì quyền lực. “Ngồi trên ngai vàng để cai trị thì ngai vàng sẽ cai trị bạn.” Thực tế vận hành chế độ cộng sản toàn trị cho thấy càng nắm giữ quyền lực lâu, quyền lực càng tập trung thì việc chuyển giao quyền lực càng trở nên thách thức. Chế độ theo đuổi quyền lực, nhân dân ở đâu?Sau nhiều hội nghị trung ương về công tác cán bộ đảng, Hội nghị 15 là cuối cùng của khoá 12 đã kết thúc chóng vánh với một ngày rưỡi làm việc sau khi đã xác định được “các trường hợp đặc biệt” tham gia Ban chấp hành trung ương nhiệm kỳ 13, trong đó có dự kiến “tứ trụ”: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ và Chủ tịch Quốc hội. Theo thông lệ, Đại hội Đảng toàn quốc 13, được tổ chức vào 25/1/2021 và Quốc hội khoá 15, dự kiến vào nửa năm sau, sẽ chính thức hoá về nhân sự lãnh đạo cao cấp và hợp pháp hoá các chức danh nhà nước theo cách “đảng cử, dân bầu”.
Sau những “bất ổn” của Đại hội 12 quyền lực đã tập trung cao độ vào Tổng Bí thư như hiện nay. “Bất ngờ” khó có thể xảy ra tại Đại hội 13, những “băn khoăn” về tiêu chuẩn hay quy chế sẽ được biện minh, tuy nhiên thực tế vận hành chế độ đảng toàn trị cho thấy khi tập trung quyền lực càng cao, chuyển giao càng thách thức.
Điều sẽ được biện minh
Thông thường, dư luận chung chỉ quan tâm “bất ngờ” đối với danh sách “tứ trụ” dự kiến bởi Ban Chấp hành khoá trước trình trong Đại hội nhưng không được đồng thuận. Theo thông tin rò rỉ chức danh Tổng Bí thư sẽ do ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm giữ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được dự kiến là Chủ tịch nước. Đây là hai trường hợp đặc biệt vừa được giới thiệu. Chức danh Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội sẽ do hai ông Phạm Minh Chính, đương kim Trưởng ban Tổ chức Trung ương và Vương Đình Huệ, đương kim Bí thư Thành uỷ Hà Nội, những người còn đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Đảng hoạt động theo Điều lệ và các nhà phân tích chính trị cho rằng Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cần giải thích về “trường hợp đặc biệt”, khi ông Nguyễn Phú Trọng người đã nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư hai khoá 11 và 12, bởi vì trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam hiện hành do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011, tại Điều 17 quy định: “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Sẽ luôn có lý do trong những tình huống “cấp bách”. Hơn thế, Quyết định 244-QĐ/TW năm 2014 về quy chế bầu cử trong đảng đảm bảo cho ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tại vị ở nhiệm kỳ 3. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng được nhiều đại biểu tham dự Đại hội 12 giới thiệu, nhưng ông vẫn phải rút lui, không thể phá vỡ các quyết định tập thể lãnh đạo về nhân sự đảng.
Tuy nhiên, vấn đề là liệu có phương án chỉnh sửa, bổ sung Điều lệ khi “các trường hợp đặc biệt” xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong những nhiệm kỳ gần đây?
Các đại biểu đảng
Theo thông báo từ ông Trưởng Ban Đối ngoại trung ương, Đại hội 13 sẽ có 1.587 đại biểu (ĐB) tham dự, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên, trong đó, ĐB đương nhiên là 191 (các Ủy viên T.Ư Đảng đương nhiệm), chiếm tỷ lệ 12,03%; ĐB được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc T.Ư là 1.381 (87,01%); ĐB chỉ định là 15 (0,94%)...
Gắn với thực tế chỉnh đốn đảng và chống tham nhũng trong nhiệm kỳ, họ đa số là những đảng viên được “sàng lọc” từ các đại hội cấp tỉnh, thành phố và tương đương vừa kết thúc vào tháng cuối tháng 10/2020 và các ủy viên T.Ư Đảng khoá 12 còn lại, trừ những kẻ bị “khai trừ” do bị phát hiện về suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống và vi phạm pháp luật.
Trong nhiệm kỳ 12 ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn “trăn trở” về cán bộ đảng. Theo Cương lĩnh và Điều lệ đảng các đảng viên là đội ngũ “tiên phong”, được liên kết bởi lý tưởng cộng sản, sẵn sàng chấp nhận hệ thống giá trị, tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và “kiên định” với nó, tuyệt đối trung thành với đảng và phục tùng cái kỉ luật toàn trị, và “hy sinh lợi ích cá nhân” vì đảng…
Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và bị cám dỗ bởi quyền và tiền, không phải chỉ là lãnh đạo đảng viên cấp thấp, mà cả những “đồng chí” cấp cao cùng ông trong Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương… Ông đã từng nêu nghi vấn: “Đừng “nhìn gà hoá cuốc”, đừng “thấy đỏ tưởng là chín”, đừng chỉ thấy “cái mã bền ngoài che đậy cái sơ sài bên trong”.
Chưa thể đồng thuận về người kế vị ông có lẽ là một trong những lý do ông được Hội nghị trung ương 15 khoá 12 tiếp tục giới thiệu với cương vị Tổng Bí thư để bầu tại Đại hội 13.
Chính sách dở dang
Kết quả bầu tại đại hội, không thể khác trong cơ chế, được dự đoán trước, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba là Tổng Bí thư.
Điều mà giới phân tích chính trị quan tâm là những chính sách, đặc biệt là chống tham nhũng và chỉnh đốn nội bộ mà ông đã phát động, nhưng còn dở dang, được tiếp tục như thế nào. Ngoài ra, việc tìm người kế nhiệm ông cũng phức tạp với cơ chế tập thể lãnh đạo. Họ suy đoán rằng ai sẽ là Tổng Bí thư kế tiếp với những rủi ro có thể.
Lý thuyết về khoa học chính trị của Bruce Bueno de Mesquita và Alastair Smith đã chỉ ra quy tắc chính trị thực sự cho các nhà cai trị là: các nhà lãnh đạo làm bất cứ điều gì để họ duy trì quyền lực. Cách thức mà quy tắc vận hành được khái quát như sau: không “vị vua” nào cai trị một mình mà cần phải có những “chiếc chìa khoá” giúp việc. Chìa khóa đến quyền lực là một vị trí quyền lực. Bởi vậy, trước hết, phải kéo những chìa khóa về phe bạn, sau đó phải kiểm soát nguồn lực, “quyền và tiền” để giữ họ ủng hộ và trung thành với bạn, và đồng thời cần loại bỏ những “chiếc chìa khoá” không tuân lệnh.
“Ngồi trên ngai vàng để cai trị thì ngai vàng sẽ cai trị bạn.”
Thực tế vận hành chế độ cộng sản toàn trị cho thấy càng nắm giữ quyền lực lâu, quyền lực càng tập trung thì việc chuyển giao quyền lực càng trở nên thách thức.
Chế độ theo đuổi quyền lực, nhân dân ở đâu?
TS. Phạm Quý Thọ
(RFA)
Chưa thể đồng thuận về người kế vị ông có lẽ là một trong những lý do ông được Hội nghị trung ương 15 khoá 12 tiếp tục giới thiệu với cương vị Tổng Bí thư để bầu tại Đại hội 13.
Chính sách dở dang
Kết quả bầu tại đại hội, không thể khác trong cơ chế, được dự đoán trước, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba là Tổng Bí thư.
Điều mà giới phân tích chính trị quan tâm là những chính sách, đặc biệt là chống tham nhũng và chỉnh đốn nội bộ mà ông đã phát động, nhưng còn dở dang, được tiếp tục như thế nào. Ngoài ra, việc tìm người kế nhiệm ông cũng phức tạp với cơ chế tập thể lãnh đạo. Họ suy đoán rằng ai sẽ là Tổng Bí thư kế tiếp với những rủi ro có thể.
Lý thuyết về khoa học chính trị của Bruce Bueno de Mesquita và Alastair Smith đã chỉ ra quy tắc chính trị thực sự cho các nhà cai trị là: các nhà lãnh đạo làm bất cứ điều gì để họ duy trì quyền lực. Cách thức mà quy tắc vận hành được khái quát như sau: không “vị vua” nào cai trị một mình mà cần phải có những “chiếc chìa khoá” giúp việc. Chìa khóa đến quyền lực là một vị trí quyền lực. Bởi vậy, trước hết, phải kéo những chìa khóa về phe bạn, sau đó phải kiểm soát nguồn lực, “quyền và tiền” để giữ họ ủng hộ và trung thành với bạn, và đồng thời cần loại bỏ những “chiếc chìa khoá” không tuân lệnh.
“Ngồi trên ngai vàng để cai trị thì ngai vàng sẽ cai trị bạn.”
Thực tế vận hành chế độ cộng sản toàn trị cho thấy càng nắm giữ quyền lực lâu, quyền lực càng tập trung thì việc chuyển giao quyền lực càng trở nên thách thức.
Chế độ theo đuổi quyền lực, nhân dân ở đâu?
TS. Phạm Quý Thọ
(RFA)
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/no-big-change-in-party-congress-13-01212021064751.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét