Giai cấp vô sản đáy và bị trị ở đô thị Trung Quốc
Marx và Engels dùng thuật ngữ giai cấp vô sản đáy [Lumpenproletariat] chủ yếu theo cách mô tả, miệt thị, và biện luận. Thuật ngữ “giai cấp dưới” [underclass] cũng chiếm vị trí tương tự trong diễn ngôn chính trị và kinh tế hiện nay, trong khi “những người việc làm thu nhập bấp bênh” [precariat] thì mang một cảm nhận tích cực hơn. Dân lao động Trung Quốc ăn cơm
trưa ngoài vỉa hè tại thủ đô Bắc Kinh
Bài viết này dựa trên ý tưởng của Gramsci về các giai cấp “dưới” [subaltern] hay “bị trị” [subordinate], nhằm nắm bắt bản chất đa chiều của bóc lột, áp bức, và đẩy ra lề các nhóm bị trị đa dạng và việc họ thiếu một cách tương đối tính tự trị dưới sự bá quyền của những nhóm xã hội thống trị.
Nghiên cứu trường hợp của tôi xem xét trải nghiệm sống nghèo khổ và bất bình đẳng của một tầng lớp nghèo đô thị đặc thù ở Trung Quốc sau khủng hoảng tài chính 2008 được phản ánh như thế nào trong sự phát triển một bản sắc mới - diaosi - họ dùng mạng xã hội để tạo nên những tự sự cá nhân [personal narratives] cũng như tạo nên một tiểu văn hóa nó đảo ngược các giá trị và chuẩn mực thống trị thành một cách tự trào [self-mocking].
BẢN SẮC NGƯỜI BỊ TRỊ DIAOSI (KẺ THUA CUỘC) Ở TRUNG QUỐC
Khủng hoảng tài chính 2008 khiến hoàn cảnh của giai cấp dưới đô thị tồi tệ thêm, trước hết là mất việc làm và sau đó là những tác động của siêu dự án đô thị dựa trên vay nợ và sự bùng nổ bất động sản nhờ vào chương trình kích thích tràn lan của Chính phủ.
Bùng nổ bất động sản thông qua vay nợ dẫn đến tăng giá nhà, giá cho thuê nhà, và các thị trấn ma; tăng lượng người lao động nhập cư nghèo làm nhiều giờ mà tiền công thấp, không có quyền hộ khẩu đô thị và những ích lợi phúc lợi liên quan. Những người không có chỗ ở do nhà máy cung cấp thì phải trả tiền thuê cao hơn cho nơi cư ngụ dưới chuẩn ở vùng ven đô, hoặc sống trong những chỗ tạm bợ (như balcony, cơi nới trên mái, container, hoặc tầng hầm) ở các trung tâm đô thị.
Chẳng hạn Beijing năm 2014, gần một triệu dân nhập cư phải thuê chung những phòng nhỏ giá khoảng 65 dollar/ tháng trong các hầm trú ẩn chống bom và nhà kho, không có ánh sáng tự nhiên, dùng chung bếp và nhà vệ sinh. Đó là những người lao động dịch vụ lương thấp, như phục vụ bàn, làm tóc, gác cổng, phụ bán hàng, bán dạo, nấu bếp, bảo vệ, và thợ xây dựng.
Sim Chi-Yin gọi những nhóm bên dưới này là “bộ lạc chuột” [a rat tribe] trong video của mình năm 2015, có phụ đề Anh ngữ (http://creativetimereports.org/2015/01/24/sim-chi-yin-rat-tribe-beijing-underground-apartments/).
Cuối 2011, nhiều công nhân nhập cư trẻ làm xây dựng hay trong nhà máy công nghệ số, vốn tham gia tích cực vào văn hóa đại chúng internet và mạng xã hội, phản ứng với cảm xúc bản thân về bất bình đẳng và bất công đã viết những tự sự về thân phận ngoài lề và bị trị của mình theo nghĩa/ thuật ngữ một bản sắc mới.
Cuối 2011, nhiều công nhân nhập cư trẻ làm xây dựng hay trong nhà máy công nghệ số, vốn tham gia tích cực vào văn hóa đại chúng internet và mạng xã hội, phản ứng với cảm xúc bản thân về bất bình đẳng và bất công đã viết những tự sự về thân phận ngoài lề và bị trị của mình theo nghĩa/ thuật ngữ một bản sắc mới.
Diaosi – nghĩa đen ban đầu là “fan của cầu thủ bóng đá nổi tiếng” – nổi lên trong các trận chiến online giữa các fan đối đầu nhau. Bản sắc này sau đó được diễn giải một cách tự chế nhạo [self-mockingly] thành fan của cái dương vật [fans of penis], một từ đồng âm [a close homonym]. Cái chuyển vị ấy lập tức lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Hai tháng sau khi bản sắc ấy được đặt tên, nó đã lôi cuốn 41,1 triệu người tìm kiếm trên mạng google và 2,2 triệu blog đưa lên Weibo, một mạng ở Trung Quốc giống như Twitter. Những người bình dân [subaltern] trẻ bắt đầu tuyên bố mình là diaosi và thành lập đủ các kiểu chatroom và mạng xã hội (như mạng chat YY và QQ).
Những ý nghĩa mới được thêm thắt vào thành diễn ngôn và bản sắc lan tràn trên mạng xã hội. Ngay lập tức kết tụ cảm xúc của người lao động nhập cư về bất bình đẳng, ngoài lề, loại trừ, vất vả kinh tế, thất vọng, đau đớn xã hội, cũng như những ước muốn tiêu dùng và tình cảm mà không được thỏa mãn.
Những ý nghĩa mới được thêm thắt vào thành diễn ngôn và bản sắc lan tràn trên mạng xã hội. Ngay lập tức kết tụ cảm xúc của người lao động nhập cư về bất bình đẳng, ngoài lề, loại trừ, vất vả kinh tế, thất vọng, đau đớn xã hội, cũng như những ước muốn tiêu dùng và tình cảm mà không được thỏa mãn.
Họ thể hiện mình như là người không có gốc gác đặc quyền, tiền công ít ỏi, tiêu dùng nghèo nàn, và không có quan hệ xã hội. Thu nhập và tiêu dùng chật vật, khả năng vay mượn cũng như uy thế xã hội thấp, đi kèm cảm xúc xã hội về một cuộc đời vô giá trị: làm việc nhiều giờ, chỗ ở tồi tệ, triển vọng bấp bênh, nhớ nhà, cảm thấy có lỗi với cha mẹ ở quê, và một đời sống tình cảm và cảm xúc trống rỗng.
Những cảm xúc trên thường được minh họa trong những tự sự của diaosi về việc họ trải nghiệm thế nào Ngày Valentine, Noel, lễ hội, và những giờ ít ỏi ban đêm trông chờ bạn đồng hành trên internet. Những diễn ngôn xúc cảm từ những người bên lề ấy thể hiện trải nghiệm xã hội tập thể cắm rễ sâu trong những bất bình đẳng của đời sống kinh tế và xã hội đô thị hàng ngày.
Cái hiện sinh đời thường của diaosi dưới đáy cũng thể hiện trong sự phân đôi sinh học chính trị [biopolitical binary] nó miêu tả hai kiểu giới tính có tiếp cận không bình đẳng tới thu nhập, cơ hội tiêu dùng, mạng lưới quyền lực, tình yêu, sự lãng mạn và thân mật riêng tư.
Cái hiện sinh đời thường của diaosi dưới đáy cũng thể hiện trong sự phân đôi sinh học chính trị [biopolitical binary] nó miêu tả hai kiểu giới tính có tiếp cận không bình đẳng tới thu nhập, cơ hội tiêu dùng, mạng lưới quyền lực, tình yêu, sự lãng mạn và thân mật riêng tư.
Đàn ông diaosi tự hạ thấp bản thân [self-deprecate] như là những kẻ thua cuộc “nghèo, lùn, xấu trai”. Thu nhập ít và thể hình không bắt mắt, họ kiến tạo bản thân như là người không có khả năng hấp dẫn các cô gái bằng quà tặng vật chất và/ hoặc sự quyến rũ. Là kẻ “không nhà cửa, không ô tô, và không hôn thê/ bạn gái”, ru rú trong nhà, dùng mobilephone rẻ tiền, lướt internet, và chơi những trò game như DOTA. Lối kiến tạo ấy rồi cũng lan sang phụ nữ bị trị.
Sau đó thì có gaofushuai. Thành viên của cái nhóm xã hội ưu quyền này thì (1) “cao, giàu, và bảnh trai” và (2) “những công tử” [princelings] có những mối liên hệ đảng và nhà nước đặc biệt tạo cho họ điều kiện được ưu ái trong việc làm và tài sản. Họ sở hữu “ba bảo vật” (iPhone, ô tô thể thao, và đồng hồ hiệu) và có thể thu hút các cô trẻ đẹp. Cái cách nhị phân ấy bao hàm một sự pha trộn giữa phê phán ngầm, tự trào, tự bảo vệ, tự làm trò cười [self-mockery, self-protection, self-entertainment].
Đó là một cách đời thường của sự phản kháng và giải tỏa đối với tình trạng bấp bênh ở Trung Quốc tư bản chủ nghĩa Nhà nước [state-capitalist China]. Khoảng cách giữa hai nhóm tưởng tượng ấy còn thêm nổi bật trên mạng nhờ phim hoạt hình châm biếm, tranh ảnh, show truyền hình, tám chuyện tưởng tượng, v.v.
Hai nhóm có cách di chuyển khác nhau (xe bus công cộng đối nghịch với BMW), điện thoại thông minh khác nhau (Nokia đối nghịch với iPhone), chỗ ăn khác nhau (quán lề đường đối nghịch với hiệu ăn sang chảnh), và bạn tình khác nhau.
Nói ngắn gọn, tự sự của diaosi phản ánh cái tự trào [self-mockery] về một thân phận không tương lai vô vọng; cảm xúc trống rỗng trong đời sống tình cảm; sự thù ghét ngấm ngầm đối với giới thượng lưu xã hội thể hiện ở bọn công tử; và nỗi tuyệt vọng vì không được chấp nhận trong một xã hội bất bình đẳng.
Sum Ngai-Ling
Bùi Thế Cường chuyển ngữ
[1] Sum Ngai-Ling (Đại học Lancaster, Anh Quốc). Bùi Thế Cường (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ).
Bài đã đăng ở Tạp chí Khoa học xã hội (TPHCM), Số 5(261)/2020: 81-83. Nguyên tác: “Lumpenproletariat and Urban Subalterns in China”. Global Dialogue, International Sociological Association, Vol. 9 Issue 1 April 2019. Dịch và xuất bản đã được tác giả và tạp chí cho phép.
Sum Ngai-Ling
Bùi Thế Cường chuyển ngữ
[1] Sum Ngai-Ling (Đại học Lancaster, Anh Quốc). Bùi Thế Cường (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ).
Bài đã đăng ở Tạp chí Khoa học xã hội (TPHCM), Số 5(261)/2020: 81-83. Nguyên tác: “Lumpenproletariat and Urban Subalterns in China”. Global Dialogue, International Sociological Association, Vol. 9 Issue 1 April 2019. Dịch và xuất bản đã được tác giả và tạp chí cho phép.
Bản dịch là sản phẩm của Đề tài “Cơ cấu giai tầng xã hội vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2010-2020” do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt tài trợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét