Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

Gian lận bầu cử Mỹ: Trump phản công toàn diện

Mình thích đoạn này. Trước cuộc bầu cử, số lượt thích các Twitter của TT. Trump thường từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn lượt. Nhưng sau cuộc tổng tuyển cử, hầu hết lượt thích bắt đầu từ con số 100.000. Twitter “We Will Win” (Chúng ta sẽ thắng) được đăng vào ngày 9/11 của TT. Trump đã nhận được gần 800.000 lượt thích.
Gian lận bầu cử Mỹ: TT. Trump phản công toàn diện
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm nay đã xuất hiện nhiều cáo buộc gian lận, không minh bạch. Trong khi phe của ứng cử viên Joe Biden nóng lòng muốn tuyên bố chiến thắng, thì phía Tổng thống Trump cũng tỏ rõ ý chí phản công đến cùng, không chấp nhận bỏ cuộc.
1. TT. Trump khởi động cuộc chiến pháp lý trên diện rộng
Chiến dịch Trump đã nhanh chóng gây quỹ và đội pháp lý trưng cầu nhân chứng, vật chứng, bắt đầu cuộc chiến pháp lý ở một số bang quan trọng. Hiện tại, ở Alaska, nơi đã kiểm 58% số phiếu bầu, TT. Trump dẫn trước ông Biden 29% với 62% số phiếu bầu. Không có gì ngạc nhiên khi TT. Trump giành được 3 phiếu đại cử tri ở Alaska.

Hơn nữa, Bắc Carolina đã kiểm được 99% số phiếu bầu, TT. Trump dẫn trước ông Biden hơn 70.000 phiếu. Dự kiến ​​TT. Trump sẽ thắng cử ở Bắc Carolina và giành được 15 phiếu đại cử tri. Số phiếu đại cử tri của TT. Trump sẽ tăng lên 232 phiếu.

Ngoài ra, ở Arizona, lợi thế của ông Biden đã dần giảm xuống còn 14.000 phiếu. Ở Georgia, nơi người ta xác định rằng, cuộc bỏ phiếu sẽ được kiểm lại, ông Biden hiện chỉ dẫn trước 12.000 phiếu. Nếu TT. Trump có thể giành được 2 bang này, ông sẽ có 259 phiếu đại cử tri.

Hiện chiến dịch Trump đã khởi kiện ở nhiều bang chiến trường trọng điểm. Nếu đảo ngược bang Pennsylvania hoặc Michigan thông qua một cuộc chiến pháp lý, TT. Trump sẽ có được hơn 270 phiếu đại cử tri và vẫn có cơ hội giành chiến thắng.

2. Điều chỉnh thành viên nội các



TT. Trump đã sa thải chớp nhoáng Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Ông Esper từng phản đối việc TT. Trump triển khai quân đội Hoa Kỳ, nhằm trấn áp tình trạng bất ổn dân sự, do nhóm cực tả “Antifa” gây ra vào tháng 6 năm nay. Mặc dù đã có tin đồn từ lâu rằng, TT. Trump sẽ sa thải ông Esper, nhưng cuối cùng việc này lại được thực hiện vào thời điểm mà cuộc chiến bầu cử đang bất ổn. Phải chăng TT. Trump đã dự đoán, nếu cuộc chiến pháp lý bị trì hoãn hoặc một khi cuộc chiến pháp lý giành chiến thắng, “Antifa” và các nhóm cực tả khác, có thể kích hoạt sự bất ổn dân sự một lần nữa? Do đó, cần bố trí trước một vị bộ trưởng quốc phòng có thể hợp tác với chính quyền Trump, nhanh chóng khôi phục lại luật pháp và trật tự trị an.

Điều này rất đáng được quan tâm. Nhưng trong mọi trường hợp, việc điều chỉnh nội các này ít nhất đã gửi đi một tín hiệu: chính quyền TT. Trump không phải là một chính phủ tầm thường.

3. Phản công lại các kênh truyền thông dòng chính


Khi các kênh truyền thông dòng chính phớt lờ vụ gian lận bầu cử và tự ý tuyên bố ông Biden thắng cử, TT. Trump đã chọn tiếp tục sử dụng Twitter làm kênh thông tin, tiếp tục kêu gọi người ủng hộ, truyền đạt quyết tâm không từ bỏ của ông. Cử tri cũng phản ứng rất tích cực. Trước cuộc bầu cử, số lượt thích các Twitter của TT. Trump thường từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn lượt. Nhưng sau cuộc tổng tuyển cử, hầu hết lượt thích bắt đầu từ con số 100.000. Twitter “We Will Win” (Chúng ta sẽ thắng) được đăng vào ngày 9/11 của TT. Trump đã nhận được gần 800.000 lượt thích.



Đồng thời, đội Trump sẽ khởi động “Hoạt động truyền thông kiểu chiến dịch“ tại nhiều bang quan trọng, định kỳ công bố tin tức vắn tắt, thông báo các thông tin liên quan đến kế hoạch hành động pháp lý. Qua đó phá vỡ việc các kênh truyền thông dòng chính độc quyền dư luận và mở ra nhiều kênh thông tin hơn.

4. Thể hiện chân thực dân ý


Chiến dịch tranh cử của TT. Trump có kế hoạch tổ chức một loạt các buổi mít tinh quy mô lớn, theo phong cách vận động tranh cử, trọng điểm tập trung vào các vụ kiện tụng đang diễn ra. Điều này không chỉ xây dựng niềm tin của người ủng hộ, mà còn thể hiện chân thực dân ý với ngoại giới. Tính đến ngày 10/11, TT. Trump đã giành được hơn 71 triệu phiếu phổ thông, nhiều hơn số phiếu của các tổng thống Đảng Cộng hòa tiền nhiệm và nhiều hơn 2 triệu phiếu so với số phiếu phổ thông cao kỷ lục do ngôi sao chính trị đảng Dân chủ Obama lập năm 2008. Cuộc mít tinh theo phong cách vận động tranh cử cũng cho ngoại giới thấy rằng, lá phiếu bầu cho TT. Trump đến từ những cử tri chân thực, thay vì chỉ nhìn thấy lá phiếu, mà không thấy bóng người.

Về cuộc phản công toàn diện của TT. Trump, các kênh truyền thông cánh tả chỉ trích rằng, đội Trump không sẵn sàng thực hiện một quá trình chuyển giao bình ổn. Việc này có thể sẽ kích hoạt tình trạng bất ổn dân sự hiếm gặp ở Hoa Kỳ trong 100 năm qua.

Nhưng cáo buộc này đã làm mờ đi trọng điểm: Tại sao đội Trump không sẵn sàng ngay lập tức bắt đầu một quá trình chuyển giao bình ổn? Chính vì thủ tục tố tụng chưa kết thúc và sự thật vẫn chưa được phơi bày. Nếu TT. Trump ngại khó và thừa nhận thất bại vào lúc này, thì “chiến thắng” của ông Biden sẽ trở thành sự đã rồi, và sự thật có thể sẽ trở thành một bí ẩn muôn thuở.

Hiện là lúc đấu tranh cho quyết tâm và lòng tin. Hai đảng cánh tả và cánh hữu đều nên tin tưởng vào công lý của Hoa Kỳ, lựa chọn pháp quyền và sự thật để hàn gắn những ý kiến bất đồng và sự hoài nghi. Đối mặt với một lượng lớn các cáo buộc gian lận bầu cử, lựa chọn nhắm mắt làm ngơ cho êm chuyện mới là điều gây tổn hại lớn nhất đối với nền tảng “bầu cử công bằng” của thể chế dân chủ.

https://trithucvn.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét