Time: Một cuộc suy thoái toàn cầu mới đang đến
Ian Bemer, Time 08/11/20 - Hãy quên chuyện phục hồi nhanh chóng. Covid-19 sẽ mang lại một cơn đau kinh tế kéo dài. Ngày nay, việc thiếu vai trò lãnh đạo quốc tế làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nếu Covid-19 có thể dạy cho các nhà lãnh đạo thế giới giá trị của việc hợp tác cùng nhau để tránh những thảm họa chung, thì các trường hợp khẩn cấp toàn cầu trong tương lai sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để quản lý vì lợi ích chung. Thật không may, đó không phải là con đường mà chúng ta đang đi.
Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động ở giữa Manhattan,
Thế giới đang bị hoang mang và sợ hãi. Số ca nhiễm Covid-19 trên đà gia tăng khắp nước Mỹ và quanh thế giới, ngay cả ở những nước có lúc đã tưởng họ khống chế được virus. Triển vọng tốt nhất cho năm tới vẫn là bất định; các quốc gia đang gấp rút sản xuất và phân phối vắc xin với tốc độ choáng váng, một số quốc gia quyết định bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm quan trọng. Trong khi đó, con số thất nghiệp vẫn ở mức cao chóng mặt, ngay cả khi thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục bất chấp trọng lực. Chúng ta đang rơi vào tình trạng đại suy thoái toàn cầu — một thời kỳ kinh tế khốn khó mà rất ít người phải trải qua.
Chúng tôi không nói về Hoovervilles. (ND: Hoovervilles: tên một khu phố của những kẻ vô gia cư thời Đại Khủng hoảng 1930s). Ngày nay, Hoa Kỳ và hầu hết thế giới có một tầng lớp trung lưu vững chắc.
Chúng ta có mạng lưới an toàn xã hội không tồn tại cách đây 9 thập kỷ. May mắn thay, điều đó đúng ngay cả với các nước đang phát triển. Hầu hết các chính phủ ngày nay đều chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc về kinh tế giữa các quốc gia được tạo ra bởi nhiều thập kỷ toàn cầu hóa thương mại và đầu tư. Nhưng những người mong đợi cái gọi là sự phục hồi kinh tế hình chữ V, một kịch bản trong đó các nhà sản xuất vắc xin chinh phục Covid-19 và mọi người quay trở lại làm việc ngay lập tức, hoặc thậm chí là một sự phục hồi suôn sẻ và ổn định trong dài hạn như kịch bản theo sau nền tài chính toàn cầu cuộc khủng hoảng một thập kỷ trước, sẽ rất thất vọng.
Hãy bắt đầu với từ đại suy thoái (depression).
Không có định nghĩa chung nào được chấp nhận về thuật ngữ này. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, vì hiếm khi chúng ta gặp phải những thảm họa lớn như thế này. Nhưng có ba yếu tố tách biệt suy thoái kinh tế thực sự với suy thoái (recession) đơn thuần. Thứ nhất, tác động là toàn cầu. Thứ hai, nó cắt giảm sinh kế sâu sắc hơn bất kỳ cuộc đình trệ nào mà chúng ta đã phải đối mặt trong cuộc đời của mình. Thứ ba, những tác động xấu của nó sẽ kéo dài dai dẳng hơn.
Đại suy thoái không phải là một giai đoạn kinh tế bị suy giảm liên tục. Có thể có những giai đoạn tiến triển tạm thời bên trong nó tạo ra cái vẻ của sự phục hồi. Cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) những năm 1930 bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào tháng 10 năm 1929 và tiếp tục kéo dài sang đầu những năm 1940, khi Chiến tranh thế giới thứ hai tạo cơ sở cho sự tăng trưởng mới. Giai đoạn đó bao gồm hai đợt sụt giảm kinh tế riêng biệt: đầu tiên là từ năm 1929 đến năm 1933, và sau đó là từ tháng 5 năm 1937 đến năm 1938. Như trong những năm 1930, chúng ta có thể thấy những khoảnh khắc tăng trưởng trong thời kỳ đại suy thoái này.
Các đại suy thoái không chỉ tạo ra các thống kê xấu và đưa người mua và người bán vào trạng thái ngủ đông (hibernation). Chúng thay đổi cách chúng ta sống. Cuộc Đại khủng hoảng đã tạo ra rất ít thay đổi lâu dài. Một số nhà lãnh đạo được bầu chọn trên khắp thế giới giờ đây thường xuyên nói về bất bình đẳng giàu nghèo, nhưng ít người đã làm được nhiều để giải quyết vấn đề này. Các bộ phận lớn trong xã hội, đặc biệt là những người chưa chuẩn bị nghỉ hưu, đã có thể khép mình và quay trở lại sau đó với phương cách cũ để tiết kiệm và đầu tư như họ đã thực hiện trước cuộc khủng hoảng. Họ đã được tưởng thưởng bằng một khoảng thời gian phục hồi lâu dài và vững chắc. Điều đó rất khác với cuộc khủng hoảng hiện tại.
Nỗi sợ hãi Covid-19 sẽ mang lại những thay đổi lâu dài đối với thái độ của công chúng đối với tất cả các hoạt động có sự tham gia của đám đông và cách chúng ta làm việc hàng ngày; nó cũng sẽ thay đổi vĩnh viễn vị thế cạnh tranh của Mỹ trên thế giới và làm gia tăng sự bất định sâu sắc về quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn chức năng chính trị - ở Hoa Kỳ và trên thế giới - còn nghiêm trọng hơn so với năm 2008–2009. Khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra, không có cuộc tranh luận nào giữa các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa về việc liệu tình trạng khẩn cấp có thực hay không. Vào năm 2020, có rất ít sự đồng thuận về những việc cần làm và cách làm.
Quay trở lại định nghĩa của chúng tôi về đại suy thoái kinh tế. Đầu tiên, sự trì trệ hiện nay không còn nghi ngờ gì nữa là chuyện toàn cầu. Hầu hết các cuộc suy thoái của Hoa Kỳ thời hậu chiến đã hạn chế những tác động tồi tệ nhất của chúng đối với nền kinh tế nội địa. Nhưng hầu hết là kết quả của lạm phát trong nước hoặc thắt chặt thị trường tín dụng quốc gia. Đó không phải là trường hợp của Covid-19 và sự trì trệ toàn cầu hiện nay. Đây là một cuộc khủng hoảng đồng bộ, và cũng giống như sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc trong bốn thập kỷ qua đã nâng đỡ nhiều con thuyền ở các nước giàu hơn và nghèo hơn, vì vậy sự chậm lại ở Trung Quốc, Mỹ và châu Âu sẽ có tác động toàn cầu đến thế giới toàn cầu hóa của chúng ta. Dịch coronavirus này đã tàn phá mọi nền kinh tế lớn trên thế giới. Tác động của nó được cảm nhận ở khắp mọi nơi.
Mạng lưới an toàn xã hội hiện đang được thử nghiệm hơn bao giờ hết. Một số sẽ bị vỡ. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở các nước nghèo hơn, đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng. Khi họ phải vật lộn để đối phó với thiệt hại về người của sự suy giảm này, các chính phủ sẽ vỡ nợ. Vì tất cả những lý do này, các nước thu nhập trung bình và đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương, nhưng gánh nặng nợ nần và khả năng vỡ nợ sẽ gây áp lực lên toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu.
Đặc điểm thứ hai của đại suy thoái: tác động kinh tế của COVID-19 sẽ khoét sâu hơn bất kỳ sự đình trệ nào trong ký ức sống. Báo cáo chính sách tiền tệ do Cục Dự trữ Liên bang đệ trình lên Quốc hội vào tháng 6 lưu ý rằng “mức độ nghiêm trọng, phạm vi và tốc độ của sự đình trệ tiếp theo trong theo trong hoạt động kinh tế tồi tệ hơn đáng kể so với bất kỳ cuộc suy thoái nào kể từ Thế chiến thứ hai.” Số người làm việc ăn lương giảm chưa từng có ở số 22 triệu trong tháng 3 và tháng 4, trước khi tăng thêm 7,5 triệu việc làm bị mất vào tháng 5 và tháng 6. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 14,7% vào tháng 4, mức cao nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng, trước khi phục hồi lên 11,1% vào tháng 6.
Và đây là các tin xấu. Đầu tiên, dữ liệu đó phản ánh các điều kiện từ giữa tháng 6 — trước đợt tăng đột biến gần đây nhất về số ca nhiễm Covid-19 trên khắp miền Nam và miền Tây Hoa Kỳ đã gây ra ít nhất một sự đình trệ tạm thời trong quá trình khôi phục. Các dấu hiệu của suy thoái kinh tế doanh nghiệp đang gia tăng. Và đợt nhiễm coronavirus thứ hai và thứ ba có thể khiến nhiều người mất việc hơn.
Nói tóm lại, sẽ không có sự phục hồi bền vững cho đến khi vi rút được kiềm chế hoàn toàn. Điều đó có thể có nghĩa là một loại vắc-xin. Ngay cả khi có vắc-xin, nó sẽ không đơn giản như bật cái công tắc để đưa thế giới trở lại bình thường. Một số sẽ được chủng ngừa trước những người khác. Một số người được cung cấp vắc-xin lại có thể không chịu chích. Sự phục hồi sẽ đến một cách dần dần.
Bỏ qua vấn đề đơn nhất trong việc đo lường tỷ lệ thất nghiệp trong một đại dịch đời-người-một-lần, vẫn có một dấu hiệu cảnh báo quan trọng hơn ở đây. Báo cáo của Cục Thống kê Lao động cũng lưu ý rằng tỷ lệ mất việc được phân loại là "tạm thời" đã giảm từ 88,6% trong tháng 4 và tháng 5 xuống còn 78,6% vào tháng 6. Nói cách khác, một tỷ lệ lớn hơn trong số những người lao động mắc kẹt trong tỷ lệ thất nghiệp (vẫn còn cao trong lịch sử) đó sẽ không có việc làm để trở lại. Xu hướng đó có thể sẽ kéo dài bởi vì Covid-19 sẽ buộc nhiều doanh nghiệp khác phải đóng cửa vĩnh viễn và các chính phủ sẽ không tiếp tục viết các chi phiếu cứu trợ họ mãi.
Những yếu tố này dẫn chúng ta đến định nghĩa thứ ba về đại suy thoái: một sự đình trệ sẽ kéo dài hơn những cuộc suy thoái trong 80 năm qua. Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn ở mức cao trong thập kỷ tới, và sản lượng kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm trong nhiều năm trừ khi có những thay đổi về cách đánh thuế và chi tiêu của chính phủ. Những thay đổi đó sẽ phụ thuộc vào sự công nhận rộng rãi rằng các biện pháp khẩn cấp gần như không đủ để khôi phục nền kinh tế Hoa Kỳ trở lại trạng thái khỏe mạnh. Điều gì đúng ở Hoa Kỳ sẽ đúng ở mọi nơi khác.
Trong những ngày đầu của đại dịch, các chính phủ G-7 và các ngân hàng trung ương của họ đã nhanh chóng hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp với hỗ trợ thu nhập và hạn mức tín dụng với hy vọng sẽ giúp họ vượt qua cho đến khi họ có thể tiếp tục kinh doanh bình thường một cách an toàn. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa kỳ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Nhật Bản đã gạt các luật lệ sang một bên để bổ sung các hỗ trợ chưa từng có để đảm bảo thị trường có thể tiếp tục hoạt động.
Sự hỗ trợ thanh khoản này (cùng với sự lạc quan về vắc-xin) đã thúc đẩy thị trường tài chính và có thể tiếp tục nâng giá cổ phiếu. Nhưng cầu nối tài chính này không đủ lớn để vượt qua khoảng cách từ sức sống kinh tế quá khứ đến tương lai vì Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng cho nền kinh tế thực. Cả cung và cầu đều bị thiệt hại đột ngột và sâu sắc. Và sẽ ngày càng khó về mặt chính trị để áp đặt các việc đóng cửa lần thứ hai và thứ ba.
Đó là lý do tại sao hình dạng của sự phục hồi kinh tế sẽ là một loại “hình chữ nhật lởm chởm” xấu xí, một hình dạng phản ánh quá trình phục hồi sau khi bắt đầu kéo dài nhiều năm và nền kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ mở cửa trở lại theo từng giai đoạn cho đến khi vắc xin được sản xuất và phân phối trên toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo thế giới có thể làm gì để rút ngắn tình trạng đại suy thoái toàn cầu này? Họ có thể chống lại sự thôi thúc muốn nói với mọi người rằng những ngày tươi sáng hơn đang đến gần. Mọi người cần những người lãnh đạo chịu trách nhiệm về những quyết định khó khăn.
Từ quan điểm thực tế, các chính phủ có thể làm nhiều hơn để điều phối các kế hoạch ngăn chặn vi rút. Nhưng họ cũng có thể chuẩn bị cho nhu cầu giúp đỡ các nước nghèo nhất và bị thiệt hại nặng nề nhất tránh được điều tồi tệ nhất của virus và sự suy giảm kinh tế bằng cách đầu tư số tiền cần thiết để giữ cho các nước này đứng vững. Ngày nay, việc thiếu vai trò lãnh đạo quốc tế làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nếu Covid-19 có thể dạy cho các nhà lãnh đạo thế giới giá trị của việc hợp tác cùng nhau để tránh những thảm họa chung, thì các trường hợp khẩn cấp toàn cầu trong tương lai sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để quản lý vì lợi ích chung. Thật không may, đó không phải là con đường mà chúng ta đang đi./.
Người dịch: Một số thuật ngữ kinh tế được dịch như sau:
Recession: suy thoái. Đây là sự sụt giảm kinh tế có tính chu kỳ thường xảy ra mỗi 10 năm và kéo dài không quá 18 tháng.
Depression: đại suy thoái. Đây là sự sụt giảm kinh tế có tính dài lâu và toàn cầu. Đây là chủ đề mà tác giả bàn luận về tình hình kinh tế sau đại dịch.
Great Depression: Đại khủng hoảng. Đây là cuộc đại suy thoái vào thập niên 1930s, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân Mỹ và khắp thế giới. Nó cũng ảnh hưởng đến chính sách kinh tế Mỹ trong nhiều thập niên.
NMGV
https://time.com/5876606/economic-de...n-coronavirus/
Đại suy thoái không phải là một giai đoạn kinh tế bị suy giảm liên tục. Có thể có những giai đoạn tiến triển tạm thời bên trong nó tạo ra cái vẻ của sự phục hồi. Cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) những năm 1930 bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào tháng 10 năm 1929 và tiếp tục kéo dài sang đầu những năm 1940, khi Chiến tranh thế giới thứ hai tạo cơ sở cho sự tăng trưởng mới. Giai đoạn đó bao gồm hai đợt sụt giảm kinh tế riêng biệt: đầu tiên là từ năm 1929 đến năm 1933, và sau đó là từ tháng 5 năm 1937 đến năm 1938. Như trong những năm 1930, chúng ta có thể thấy những khoảnh khắc tăng trưởng trong thời kỳ đại suy thoái này.
Các đại suy thoái không chỉ tạo ra các thống kê xấu và đưa người mua và người bán vào trạng thái ngủ đông (hibernation). Chúng thay đổi cách chúng ta sống. Cuộc Đại khủng hoảng đã tạo ra rất ít thay đổi lâu dài. Một số nhà lãnh đạo được bầu chọn trên khắp thế giới giờ đây thường xuyên nói về bất bình đẳng giàu nghèo, nhưng ít người đã làm được nhiều để giải quyết vấn đề này. Các bộ phận lớn trong xã hội, đặc biệt là những người chưa chuẩn bị nghỉ hưu, đã có thể khép mình và quay trở lại sau đó với phương cách cũ để tiết kiệm và đầu tư như họ đã thực hiện trước cuộc khủng hoảng. Họ đã được tưởng thưởng bằng một khoảng thời gian phục hồi lâu dài và vững chắc. Điều đó rất khác với cuộc khủng hoảng hiện tại.
Nỗi sợ hãi Covid-19 sẽ mang lại những thay đổi lâu dài đối với thái độ của công chúng đối với tất cả các hoạt động có sự tham gia của đám đông và cách chúng ta làm việc hàng ngày; nó cũng sẽ thay đổi vĩnh viễn vị thế cạnh tranh của Mỹ trên thế giới và làm gia tăng sự bất định sâu sắc về quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn chức năng chính trị - ở Hoa Kỳ và trên thế giới - còn nghiêm trọng hơn so với năm 2008–2009. Khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra, không có cuộc tranh luận nào giữa các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa về việc liệu tình trạng khẩn cấp có thực hay không. Vào năm 2020, có rất ít sự đồng thuận về những việc cần làm và cách làm.
Quay trở lại định nghĩa của chúng tôi về đại suy thoái kinh tế. Đầu tiên, sự trì trệ hiện nay không còn nghi ngờ gì nữa là chuyện toàn cầu. Hầu hết các cuộc suy thoái của Hoa Kỳ thời hậu chiến đã hạn chế những tác động tồi tệ nhất của chúng đối với nền kinh tế nội địa. Nhưng hầu hết là kết quả của lạm phát trong nước hoặc thắt chặt thị trường tín dụng quốc gia. Đó không phải là trường hợp của Covid-19 và sự trì trệ toàn cầu hiện nay. Đây là một cuộc khủng hoảng đồng bộ, và cũng giống như sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc trong bốn thập kỷ qua đã nâng đỡ nhiều con thuyền ở các nước giàu hơn và nghèo hơn, vì vậy sự chậm lại ở Trung Quốc, Mỹ và châu Âu sẽ có tác động toàn cầu đến thế giới toàn cầu hóa của chúng ta. Dịch coronavirus này đã tàn phá mọi nền kinh tế lớn trên thế giới. Tác động của nó được cảm nhận ở khắp mọi nơi.
Mạng lưới an toàn xã hội hiện đang được thử nghiệm hơn bao giờ hết. Một số sẽ bị vỡ. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở các nước nghèo hơn, đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng. Khi họ phải vật lộn để đối phó với thiệt hại về người của sự suy giảm này, các chính phủ sẽ vỡ nợ. Vì tất cả những lý do này, các nước thu nhập trung bình và đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương, nhưng gánh nặng nợ nần và khả năng vỡ nợ sẽ gây áp lực lên toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu.
Đặc điểm thứ hai của đại suy thoái: tác động kinh tế của COVID-19 sẽ khoét sâu hơn bất kỳ sự đình trệ nào trong ký ức sống. Báo cáo chính sách tiền tệ do Cục Dự trữ Liên bang đệ trình lên Quốc hội vào tháng 6 lưu ý rằng “mức độ nghiêm trọng, phạm vi và tốc độ của sự đình trệ tiếp theo trong theo trong hoạt động kinh tế tồi tệ hơn đáng kể so với bất kỳ cuộc suy thoái nào kể từ Thế chiến thứ hai.” Số người làm việc ăn lương giảm chưa từng có ở số 22 triệu trong tháng 3 và tháng 4, trước khi tăng thêm 7,5 triệu việc làm bị mất vào tháng 5 và tháng 6. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 14,7% vào tháng 4, mức cao nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng, trước khi phục hồi lên 11,1% vào tháng 6.
Và đây là các tin xấu. Đầu tiên, dữ liệu đó phản ánh các điều kiện từ giữa tháng 6 — trước đợt tăng đột biến gần đây nhất về số ca nhiễm Covid-19 trên khắp miền Nam và miền Tây Hoa Kỳ đã gây ra ít nhất một sự đình trệ tạm thời trong quá trình khôi phục. Các dấu hiệu của suy thoái kinh tế doanh nghiệp đang gia tăng. Và đợt nhiễm coronavirus thứ hai và thứ ba có thể khiến nhiều người mất việc hơn.
Nói tóm lại, sẽ không có sự phục hồi bền vững cho đến khi vi rút được kiềm chế hoàn toàn. Điều đó có thể có nghĩa là một loại vắc-xin. Ngay cả khi có vắc-xin, nó sẽ không đơn giản như bật cái công tắc để đưa thế giới trở lại bình thường. Một số sẽ được chủng ngừa trước những người khác. Một số người được cung cấp vắc-xin lại có thể không chịu chích. Sự phục hồi sẽ đến một cách dần dần.
Bỏ qua vấn đề đơn nhất trong việc đo lường tỷ lệ thất nghiệp trong một đại dịch đời-người-một-lần, vẫn có một dấu hiệu cảnh báo quan trọng hơn ở đây. Báo cáo của Cục Thống kê Lao động cũng lưu ý rằng tỷ lệ mất việc được phân loại là "tạm thời" đã giảm từ 88,6% trong tháng 4 và tháng 5 xuống còn 78,6% vào tháng 6. Nói cách khác, một tỷ lệ lớn hơn trong số những người lao động mắc kẹt trong tỷ lệ thất nghiệp (vẫn còn cao trong lịch sử) đó sẽ không có việc làm để trở lại. Xu hướng đó có thể sẽ kéo dài bởi vì Covid-19 sẽ buộc nhiều doanh nghiệp khác phải đóng cửa vĩnh viễn và các chính phủ sẽ không tiếp tục viết các chi phiếu cứu trợ họ mãi.
Những yếu tố này dẫn chúng ta đến định nghĩa thứ ba về đại suy thoái: một sự đình trệ sẽ kéo dài hơn những cuộc suy thoái trong 80 năm qua. Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã cảnh báo rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ vẫn ở mức cao trong thập kỷ tới, và sản lượng kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm trong nhiều năm trừ khi có những thay đổi về cách đánh thuế và chi tiêu của chính phủ. Những thay đổi đó sẽ phụ thuộc vào sự công nhận rộng rãi rằng các biện pháp khẩn cấp gần như không đủ để khôi phục nền kinh tế Hoa Kỳ trở lại trạng thái khỏe mạnh. Điều gì đúng ở Hoa Kỳ sẽ đúng ở mọi nơi khác.
Trong những ngày đầu của đại dịch, các chính phủ G-7 và các ngân hàng trung ương của họ đã nhanh chóng hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp với hỗ trợ thu nhập và hạn mức tín dụng với hy vọng sẽ giúp họ vượt qua cho đến khi họ có thể tiếp tục kinh doanh bình thường một cách an toàn. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa kỳ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Nhật Bản đã gạt các luật lệ sang một bên để bổ sung các hỗ trợ chưa từng có để đảm bảo thị trường có thể tiếp tục hoạt động.
Sự hỗ trợ thanh khoản này (cùng với sự lạc quan về vắc-xin) đã thúc đẩy thị trường tài chính và có thể tiếp tục nâng giá cổ phiếu. Nhưng cầu nối tài chính này không đủ lớn để vượt qua khoảng cách từ sức sống kinh tế quá khứ đến tương lai vì Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng cho nền kinh tế thực. Cả cung và cầu đều bị thiệt hại đột ngột và sâu sắc. Và sẽ ngày càng khó về mặt chính trị để áp đặt các việc đóng cửa lần thứ hai và thứ ba.
Đó là lý do tại sao hình dạng của sự phục hồi kinh tế sẽ là một loại “hình chữ nhật lởm chởm” xấu xí, một hình dạng phản ánh quá trình phục hồi sau khi bắt đầu kéo dài nhiều năm và nền kinh tế toàn cầu chắc chắn sẽ mở cửa trở lại theo từng giai đoạn cho đến khi vắc xin được sản xuất và phân phối trên toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo thế giới có thể làm gì để rút ngắn tình trạng đại suy thoái toàn cầu này? Họ có thể chống lại sự thôi thúc muốn nói với mọi người rằng những ngày tươi sáng hơn đang đến gần. Mọi người cần những người lãnh đạo chịu trách nhiệm về những quyết định khó khăn.
Từ quan điểm thực tế, các chính phủ có thể làm nhiều hơn để điều phối các kế hoạch ngăn chặn vi rút. Nhưng họ cũng có thể chuẩn bị cho nhu cầu giúp đỡ các nước nghèo nhất và bị thiệt hại nặng nề nhất tránh được điều tồi tệ nhất của virus và sự suy giảm kinh tế bằng cách đầu tư số tiền cần thiết để giữ cho các nước này đứng vững. Ngày nay, việc thiếu vai trò lãnh đạo quốc tế làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nếu Covid-19 có thể dạy cho các nhà lãnh đạo thế giới giá trị của việc hợp tác cùng nhau để tránh những thảm họa chung, thì các trường hợp khẩn cấp toàn cầu trong tương lai sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để quản lý vì lợi ích chung. Thật không may, đó không phải là con đường mà chúng ta đang đi./.
Người dịch: Một số thuật ngữ kinh tế được dịch như sau:
Recession: suy thoái. Đây là sự sụt giảm kinh tế có tính chu kỳ thường xảy ra mỗi 10 năm và kéo dài không quá 18 tháng.
Depression: đại suy thoái. Đây là sự sụt giảm kinh tế có tính dài lâu và toàn cầu. Đây là chủ đề mà tác giả bàn luận về tình hình kinh tế sau đại dịch.
Great Depression: Đại khủng hoảng. Đây là cuộc đại suy thoái vào thập niên 1930s, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân Mỹ và khắp thế giới. Nó cũng ảnh hưởng đến chính sách kinh tế Mỹ trong nhiều thập niên.
NMGV
https://time.com/5876606/economic-de...n-coronavirus/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét